Tàn Bào

Tả Đăng Phong vốn định đi vung tiền, giờ lại đổi ý, muốn tới xem diển xuất, xem xong vung tiền cũng chưa muộn.

Nhạc hội được tổ chức trên quảng trường lớn nhất thành Tế Nam. Quảng trường này dài cả mấy chục mét, trải thảm đỏ. Trên sân khấu đã có người đang hát, bên dưới sân khấu là người Nhật và quan chức chính phủ bù nhìn, phía sau là rất nhiều người địa phương, không dưới một vạn. Để không bị phản cảm, lực lượng duy trì trật tự là ngụy quân chứ không phải quân Nhật.

Triều Nguyên là do người Mông Cổ thành lập. Lúc ban đầu người Tống không chấp nhận họ, nhưng thống trị được một thời gian thì người ta bắt đầu thích ứng. Thanh triều là do người dân tộc Mãn lập ra, lúc ban đầu người Hán cũng không chấp nhận họ, nhưng sau một thời gian là cũng từ từ thích ứng. Quỷ Nhật có lẽ cũng muốn bắt chước triều Nguyên và Thanh triều. Chúng gọi tên khu vực mình chiếm đóng là Đại Đông á chung quang vinh, nỗ lực dùng chính sách dụ dỗ, theo thời gian dần tiêu trừ thái độ căm thù của người Trung quốc đối với họ, buổi nhạc hội này chính là một hoạt động nhằm che đậy bản chất xâm lược của họ. 

Nhà thơ Đỗ Mục thời Đường từng viết: "Thương nữ không biết vong quốc hận/ Cách giang còn hát ** hoa." Trào phúng những dân chúng quên đi mối hận vong quốc. Những người dân đang đứng xem biểu diễn này chính là như thế, trên mặt của họ không nhìn thấy sự địch ý hay tôn nghiêm, mà chỉ có nông cạn và vui vẻ.

Trong vòng mười trượng trước sân khấu là quan chức bù nhìn và người Nhật ngồi, bên ngoài mới là dân chúng đứng theo hình quạt bao quanh sân khấu, ba tầng trong ba tầng ngoài.

Người Trung Quốc rất thích chen chúc. Chính xác là đàn ông Trung Quốc thích chen chúc. Vì chen chúc có thể cơ hội mò mẫm sờ soạng các cô nương, nhưng bây giờ đang là mùa đông, ai cũng mặc đồ dày cui, mò được cái quái gì, hơn nữa, các cô nương kia chắc gì đã đoan chính, thật không biết tại sao họ còn muốn mò làm gì.

Vì các cô nương kia hình như chẳng có vẻ gì là căm ghét cái loại quấy rầy ấy, dù mặc áo bông cũng vẫn phát hiện được hành vi của đám đàn ông, nhưng chẳng ai la lối gì cả, thậm chí còn không tránh né, xem ra các cô cũng khoái cái cảnh ‘chen chúc’ này.

Cổ ngữ có nói ‘ăn no tất mò dâm dục’, ăn uống no đủ sẽ sinh ra dục tâm, xem ra những người này không đói bụng mấy.

Khổng Tử ba mươi tuổi là hoàn toàn tự lập, nhưng mãi đến tận bốn mươi tuổi mới chính thức nhìn thấu nhân sinh. Tả Đăng Phong chưa tới cái tuổi không ấy, chắc vì vậy hắn vẫn còn chưa hiểu rõ nhiều chỗ trong nhân sinh. Hắn muốn lúc còn sống cố gắng nhìn thấu con người, như vậy hắn sẽ không còn quá nhiều hiếu kỳ và lưu luyến.

Tả Đăng Phong tỉ mỉ quan sát, rất nhanh phát hiện ra một hiện tượng thú vị. Đám đàn ông mò mẫm đàn bà kia đều ra tay rất mạnh, nào nắm nào véo. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, lớp quần áo của các cô dầy quá, sờ nhè nhẹ chả thấy được cái gì, hơn nữa những cô gái này đâu phải là sở hữu của họ, nên cứ thoải mái mà ra tay, vì họ không cần quý trọng.

Tả Đăng Phong quay sang phân tích tâm lí các cô nương bị quấy rầy. Tại sao đám đàn ông ra tay mạnh bạo vậy mà các cô không phản kháng đây. Ngoài mặt thì biện bạch là các cô thẹn thùng, không tiện phản kháng, nhưng có lẽ bản thân các cô cũng thích cảm giác được người ta sờ mó, các cô không cần nhẹ nhàng trìu mến, các cô muốn được đàn ông đối xử với mình mạnh tay, tàn nhẫn.

Bình thường đàn ông không nỡ lòng dằn vặt người phụ nữ của mình, nên cảm thấy người phụ nữ của mình không thú vị. Còn đàn bà không chiếm được người đàn ông của mình thì sẽ dằn vặt, cảm thấy anh ấy không thú vị. Hóa ra sống chung thật sự lại là dằn vặt lẫn nhau hay sao!

Đạo gia phân chia con người ba bảy loại, cho rằng có vài loại người nên bị khổ, và có loại người nên được cao cao tại thượng. Lý luận này là có nguyên nhân. Con người xác thực nên chia làm ba bảy loại. Những cô nương khoái bị quấy rầy kia thì khỏi nói, các cô không bao giờ với được cảnh giới và độ cao của Vu Tâm Ngữ và Thôi Kim Ngọc. Một là do huyết thống có ưu khuyết, hai là do nhân phẩm có cao thấp.

Nên lý luận này của Đạo gia chính xác nhưng quá mức tàn nhẫn, quá mức bản chất. Không ai thừa nhận mình kém hơn người khác. Họ càng muốn tin con người là bình đẳng, nên lý luận của Phật giáo hợp khẩu vị của họ hơn, họ trở nên tin tưởng Phật giáo.

Đạo gia sở dĩ không hưng thịnh như Phật gia không phải vì Ngô Thừa Ân cho đệ tử đạo môn Tôn Hầu Tử đi đầu quân Phật giáo. Lão Ngô chỉ có thể nói dối một số người mà thôi. Nguyên nhân Đạo gia suy sụp căn bản là vì đạo gia đã phân chia con người thành nhiều loại, lý luận này không sai nhưng nghe lại không lọt tai, nên chẳng ai thích. Người ta chỉ thích nghe lời khen, không thích nghe lời nói thật.

"Thập Tam. Cho tao một gốc bồ đề, tao cũng sẽ biến thành tiên thành Phật, mày tin không? " Tả Đăng Phong cúi xuống nhìn Thập Tam.

Thập Tam ngẩng đầu nhìn Tả Đăng Phong, không đáp.

"Mày là nghe không hiểu hay là không tin?" Tả Đăng Phong lại hỏi.

"Miêu ~" Thập Tam kêu một tiếng. Nó biết Tả Đăng Phong đang nói chuyện với nó, nhưng nó không hiểu Tả Đăng Phong nói gì, mà dù có hiểu, nó cũng sẽ không tin Tả Đăng Phong có thể thành tiên thành Phật, vì gần đây hành vi của Tả Đăng Phong rất kỳ quái. Hắn có khả năng trở thành người điên hơn là trở thành Thần Tiên.

"Mẹ nó!" Ngay lúc ấy, trong đám người vang lên tiếng mắng của phụ nữ, “Tay chân sạch sẽ tí đi! "

Tả Đăng Phong quay sang nhìn, thấy một người phụ nữ chừng ba mươi đang trừng mắt mắng một tên đàn ông, tên kia bụm mặt chui vào đoàn người.

"Xem ra tao phân tích cũng không hoàn toàn đúng. Quên đi. Xem trò vui nào." Tả Đăng Phong nhún vai. Thập Tam lập tức nhảy phốc lên vai hắn.

Tả Đăng Phong không giấu đầu lòi đuôi, nhún chân lướt tới sân khấu

Tả Đăng Phong nhanh chóng xẹt qua đoàn người hạ xuống sau khán đài. Đám lính ngụy quân phụ trách bảo vệ lập tức chĩa súng vào hắn, đám quan chức bù nhìn và quan quân Nhật cũng quay lại.

"Tao chỉ tới xem trò vui thôi, không định tới giết người." Tả Đăng Phong bước tới.

"Đứng lại. Bước thêm bước nữa sẽ nổ súng." Một ngụy quân kéo cò súng. 

"Bắn thử xem." Tả Đăng Phong đi ngay về phía hắn.

"Tôi . . ." ngụy quân kia nhận ra tên ăn mày lưng cõng rương, vai cõng mèo kia và Tàn Bào giết người như ngóe trong truyền thuyết, lập tức kinh hãi, bối rối.

"Một con chó ngoan không chỉ phải hiểu được làm sao bày tỏ được lòng trung với chủ nhân, mà còn phải biết không được cắn những người mà chủ nhân nó không dám đắc tội." Tả Đăng Phong đi qua, vỗ nhẹ vai đối phương.

Trong đám người vang lên tiếng xì xào, "Đó chính là Tàn Bào." "Hắn chính là Tả Đăng Phong." "Mặc áo choàng rách. Con mèo to. Chính là hắn, không sai được".

Tên tuổi của Tả Đăng Phong đã lấn át ngũ đại Đại Huyền môn Thái Đẩu. Có ba nguyên nhân. Một là hắn nổi danh hỉ nộ vô thường, giết người không cần lý do. Hai là hình tượng của hắn quái dị. Trên người mặc tàn bào (áo choàng rách nát), có mèo to đi theo. Ba là Huyền Âm chân khí của hắn cực độ âm tà, đông cứng hồn phách, không ai cản được. 

Đám quan Nhật và bù nhìn đều đứng cả dậy, mặt tái mét. Họ đều biết Tả Đăng Phong là ai, biết Tả Đăng Phong và người Nhật không hợp nhau.

"Tất cả ngồi xuống đi. Tôi chỉ đến xem ca nhạc thôi." Ghế ngồi xem phân làm hai bên, dãy bên trái gần ra giữa sân có một ghế trống. Tả Đăng Phong tới đó ngồi xuống.

"Hôm nay không đánh nhau, coi văn nghệ xong tao sẽ đi. " Tả Đăng Phong nói tiếng Nhật với đám quan Nhật đang dợm rút đao ra.

Trên sân khấu đang hát kinh kịch, là đoạn Bá Vương Biệt Cơ. Xem ra văn nghệ lần này là đông tây kết hợp.

Hát kinh kịch nguyên tắc là một khi lên sân khấu là nhất định phải hát cho xong mới được xuống. Tuổi của "Ngu Cơ" không lớn, cô đang kéo áo chậm mắt, khóc lóc đau thương, không biết là không nỡ lòng bỏ Hạng Vũ hay vì cảnh ở dưới đài doạ khóc.

Ngu Cơ trong kinh kịch thường do các cô gái trẻ thủ vai, là một nhân vật trực diện, là loại nhân vật quần chúng thích xem nhất, một là vì hát êm tai. Hai là quần áo trang phục đẹp đẽ. Tả Đăng Phong rất ít nghe kinh kịch. Hồi còn làm văn hóa, hắn thích ở quán trà hơn, vì tốn ít tiền hơn, mà quan trọng hơn là đám cấp trên luôn bắt hắn phải coi nhà nên có muốn đi cũng không đi được, sau đó thì hắn liên tục vào nam ra bắc, không có thời gian nghe kinh kịch.

Bá Vương Biệt Cơ là thể loại bi, rất hợp với tâm tình của Tả Đăng Phong hiện giờ, nên hắn nghe đến xuất thần, không còn để ý đến ai. 

Người Nhật tuy trước mặt mọi người rút đao, nhưng trong lòng tên nào cũng sợ Tả Đăng Phong muốn chết. Để đối phó Tả Đăng Phong, thập đại Ninja của Nhật đã kéo nhau tới Trung Quốc. Chuyện này người Nhật nào cũng biết. Họ không tin Tả Đăng Phong thật sự đến nghe văn nghệ, nhưng ở trước mặt mọi người họ cũng không thể rời đi, vì nếu đi có nghĩa là họ sợ Tả Đăng Phong, nên ai cũng gồng mình cố mà ngồi cho nghiêm chỉnh.

Đám quan chức hán gian cũng đã sớm muốn chạy, nhưng chủ nhân người Nhật không chạy, họ đâu dám chạy, nên cũng nơm nớp nhấp nhổm ngồi tại chỗ.

Người dân tới xem văn nghệ lại càng không đi. Coi văn nghệ thôi mà, có gì to tát. Họ còn muốn được xem tận mắt Tả Đăng Phong và người Nhật đánh nhau, để sau này tha hồ mà đi tám chuyện. 

Ở chỗ đông người đương nhiên không thiếu người tinh tường. Tả Đăng Phong có thật tới coi văn nghệ hay không chú ý nhìn là biết ngay. Hắn ngồi nghe Bá Vương Biệt Cơ cực kỳ xuất thần. Đến khi hát xong, Tả Đăng Phong mở rương gỗ, nắm một nắm đại dương ném lên sân khấu, con hát cảm ơn rời đi, sau đó có tạp dịch lên sân khấu nhặt tiền.

Đám quan binh Nhật và hán gian thấy vậy thì thở phào, một tên quan Nhật đánh bạo đưa một quả trái cây cho Tả Đăng Phong. Tả Đăng Phong dùng tiếng Nhật nói cám ơn, cầm lấy cắn ăn.. . .


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui