Tào Tặc

Tào Bằng phản ứng như vậy làm cho Quách Gia cảm thấy giật mình.

Có lẽ là xuất phát từ ý thức tự bảo vệ, Quách Gia lùi về sau một bước, tinh thần hơi căng thẳng.

Y nhìn Tào Bằng một hồi, càng cảm thấy khó hiểu.

Mà Tào Bằng sau khi thất lễ đã nhanh chóng phản ứng.

Hắn biết hành vi của mình vừa rồi có chút hơi thái quá, nhưng cũng có thể giải thích là hắn được gặp thần tượng trong mộng, khó trách sẽ thất lễ. Quách Gia chính là nhân vật hàng đầu của tập đoàn Tào ngụy.

Đồng thời Quách Gia gặp bất hạnh. Trong tập đoàn Tào Ngụy có hai nhân vật bi kịch. một người là Quách Gia, một người là Tuân Úc, Tuân Úc thân tại tào doanh nhưng tâm tại Hán thất,

Mâu thuẫn từ đó mà phát sinh, hắn trung thành với Hán thất, làm cho Tào Tháo hạ quyết tâm ban tử cho Tuân Úc, đền ơn quốc gia.

Mà Quách Gia thì lại khác.

Y xuất thân không tốt lắm nhưng đối với nhà Hán cũng không có tình cảm đặc biệt sâu đậm.

Tổ tiên của Quách Gia là Quách Cung, là tam đại cửu khanh, nghiên cứu Tiểu đỗ luật thành một môn phái, đến đời Quách Gia thì họ Quách đã xuống dốc, cha của Quách Gia là một quan nhỏ

Miễn cưỡng có thể nói giữ được thể diện, nói Quách Gia không có tình cảm với Hán thất. Hơn nữa hắn học tập không phải là luật pháp mà là mưu lược, trong lòng càng không muốn có dây dưa gì với gia tộc, một đao cắt đứt tình nghĩa.

Tào Tháo có ơn với Quách Gia, cho nên Quách Gia quyết tâm muốn dốc sức cho Tào Tháo, nhưng mà thân thể của Quách Gia không được khỏe mạnh, khi chưa kịp thể hiện tài hoa thì đã xanh cỏ.

Sống trên đời không đến 38 năm, người đời sau nói về Quách Gia đều tỏ sự thương tiếc, Tào Bằng còn nhớ tới một câu thơ câu thơ:

"Xuất sư vi tiệp thân tiên tử, trường sử anh hùng lệ mãn khâm" (Ra quân chưa thắng người đã mất, sử viết anh hùng lệ ướt mi). Câu thơ đó như là viết về cuộc đời Quách Gia lại càng thêm thích hợp. Còn về phàn tài trí như Gia Cát Lượng phò tá triều Chính Thục Hán bao nhiêu năm chưa chắc xứng với 'Xuất sư vị tiệp thân quang tử' nữa hay không?

Cho nên, từ lúc trọng sinh trở lại Tào Bằng từng bước nhẹ nhàng mà đi, cuối cùng cũng có lúc không kìm chế được xúc động.

- Ta chính là Quách Gia, A Phúc làm sao lại ngạc nhiên như vậy?

Tào Bằng vội đáp:

- Sớm nghe tài năng của Quách Gia quỷ tài kinh thế, Tào Bằng thực sự ngưỡng mộ. Giờ được gặp tận mắt khó tránh khỏi kích động, mong Quách tế tửu thứ lỗi.

Nhìn xuyên vạn xuyên, mã thí không xuyên. (ngàn vạn thứ có thể đâm thủng, chỉ có mông ngựa là không thể đâm thủng được]: ở đây được hiểu là khen, nịnh bợ, ý chỉ rằng ai cũng thích việc mình được khen)

Dù Quách Gia có tu dưỡng tốt như thế nào, nghe đến câu nịnh bợ cao thâm như thế cũng rất thoải mái. Gương mặt gầy gò như hiện ra một đạo mây đỏ, hắn cười:

- A Phúc quá khen.

- Phụng Hiếu, ta mang ngươi đi xem thiết lư.

- Gia từ chối là bất kính.

Đặng Tắc cười ha hả kéo Quách Gia rời đi, Tào Bằng cũng muốn đi theo nhưng mấy người Hứa Nghi còn ở một bên nên không cách nào theo được.

Thấy Quách Gia xắp đi, Tào Bằng nhẫn không được thốt lên:

- Quách tế tửu, cần phải bảo trọng thân thể..

Quách Gia sững sờ, dừng lại nhìn Tào Bằng, nếu thay đổi là người khác nói câu này chắc chắn Quách Gia sẽ phát cáu...ta đang khỏe mạnh như thế này nói vậy không phải nguyền rủa ta sao. Nhưng gương mặt Tào Bằng chân thành làm Quách Gia không nỡ giận dữ.

- Phiền Tào tiểu đệ quan tâm, Quách Gia sẽ nhớ trong lòng.

Nói xong liền đi theo Đặng Tắc.

Nhìn bóng lưng của Quách Gia, đột nhiên Tào Bằng giơ tay tát vào miệng mình một tát.

- Đang tốt như vậy nói lung tung làm gì?

Hắn lấy lại tinh thần rồi khẽ thở dài. Đồng thời hắn vui thay Đặng Tắc, có thể làm bằng hữu của Quách Gia. Tuy anh rể bị mất một cánh tay nhưng gặp nhiều may mắn.

Theo lý, làm quan ở Đông Hán xem trọng chính là dung mạo.

Từ lúc Đặng Tắc bị mất một cánh tay thì sẽ làm quan rất khó. Làm quan nhỏ không có nhiều chú ý, nhưng làm quan lớn lại rất khó.

Bất quá hôm nay, thiên hạ đại loạn, chư hầu khắp nơi yêu cầu với hình dáng cũng không quá nghiêm ngặt, thân thiết với Quách Gia, Tuân Úc lại thêm Mãn Sủng, …được, Tào Bằng cảm giác Đặng Tắc bị tàn tật cũng không phải là vấn đề.

Quan trọng là bản thân Đặng Tắc có tài, nhưng Đặng Tắc không học binh pháp mưu kế, cũng không phải trị quốc an dân. Hắn chủ tu luật pháp có điểm khó có thể hiện tài hoa.

- A Phúc, cái này phải làm như thế nào?

Trước tiếng cười trào phúng của Điển Mãn, đã ba lần Hứa Nghi vào trận đều không thành công.

Hắn nhịn không được quát to khiến cho Tào Bằng cũng bật cười, ra hiệu cho Đặng Phạm mang áo giáp da trâu đưa cho Hứa Nghi.

- Nhị ca, cái này dùng để bảo vệ thân thể. Đầu tiên mặc cái này vào, sau đó đệ dạy huynh cách vào trận, huynh xông loạn vào khẳng định không được, mà tốt nhất là thay bao thiết sa thành cát, luyện tập từ đầu.

Phía dưới áo giáp, có một tầng nhung dày, ước chừng khoảng nửa ly, rộng khoảng ba ngón tay, và dài khoảng một thước.

Tào Bằng đi đến giúp Hứa Nghi mặc áo giáp. Ngón tay, bàn tay, cổ tay đều được bảo vệ.

Hứa Nghi thử cử động ngón tay thì cảm thấy rất dễ dàng, không có ảnh hưởng quá nhiều, tuy nhiên còn chưa quen lắm, nói chung dùng một hồi sẽ quen, không có vấn đề. Bất quá hắn càng kỳ quái, trong đầu Tào Bằng cất dấu bao nhiêu bí mật.

- A Phúc rất thú vị!

Quách Gia nói với Đặng Tắc.

Đặng Tắc không kịp thích ứng:

- A Phúc rất chững chạc, không hiểu tại sao hôm nay lại nói nói năng lung tung như vậy. Huynh không cần để ý.

-

- A, có gì đâu, hắn cũng là có ý tốt!

Hai người đi đến thiết lư, vừa đi vừa nói chuyện. Đột nhiên Quách Gia hỏi:

- Thúc Tôn, có một chuyện!

- Hả?

- Tài năng của đệ rất được, tinh thông luật phát, sắp tới nên đến Đại lý nhận chức, nhưng vấn đề là đệ chưa có tiếng tăm, tư lịch cũng chưa đủ, đến đó cũng phải làm từ đầu Nếu muốn dựa vào tư lịch, dù có ta hỗ trợ cũng cần 10 năm mới mong thành danh.

Đại lý, danh đình úy, một trong cửu khanh, quản lý hình luật.

Chỗ này lúc đầu triều đình thiết lập, tới năm Trung Nguyên thứ 6 Hán Cảnh đế đổi tên thành Đại lý.

Sau đó tới thời Vũ Đế, Ai Đế rồi Tân Mãng thì cái tên Đại Lý cũng thay đổi. Vào thời đầu Đông Hán, Hán Quang Vũ đế đã khôi phục lại danh xưng Đình Úy nhưng tới Hoàn Đế thì lại đổi thành Đại Lý.

Đặng Tắc tu Tiểu đỗ luật, đi đến Đại lý tự, chính là tốt nhất, nhưng muốn vào đó cần có kinh nghiệm…

Quách Gia nói:

- Ta cảm giác rằng, đệ ở Đại lý cơ hội thể hiện tài năng không nhiều. Với lại khó làm được chuyện lớn, không bằng đi ngoài tự mình thống trị một phương mới có thể làm nên sự nghiệp. Với tài năng của người muốn tạo một phen sự nghiệp sẽ không khó, ở lại Đại lý tự không bằng ra ngoài đại triển thần uy. Hôm nay Hứa Đô không quá an bình, ngươi ở lại sẽ khó tránh khỏi bị người khác chắn ghét, thậm chí bị hãm hại,

Đặng Tắc trầm mặc. Trong lòng hắn muốn ở lại Hứa Đô. Thê tử mang thai được tám tháng, sắp tời thời gian sinh nỏ. Hơn nữa tất cả người nhà, vợ con đều ở lại Hứa Đô có chỗ tốt của nó. Nhưng như Quách Gia nói thì ra ngoài có ưu thế của nó. Rời khỏi Hứa Đô cái gì cũng bắt đầu lại…

- Phụng Hiếu, huynh nói rất đúng, nhưng chuyện đột ngột quá, nhất thời đệ chưa thể quyết định, huống chi nương tử cũng sắp sinh, đệ lo lắng…

- Ta cũng chỉ nói nói, nếu muốn thực hiện còn cần một thời gian, ta nói trước để có sự chuẩn bị trước. Không giấu đệ, cha vợ đệ tạo thiên cương đao làm chủ công rất vui, tương lai chắc chắn sẽ trọng dụng. Đến lúc đó đệ sẽ có hai lựa chọn, ở hoặc rời khỏi Hứa Đô. Theo ý của cá nhân ta thì đệ nên ra ngoài là tốt nhất. đệ tự quyết định sớm, tránh cho lúc đó gấp gáp.

Quách Gia lớn hơn Đặng Tắc 4 tuổi, suy nghĩ cũng chín hơn Đặng Tắc rất nhiều. Hắn thật coi Đặng Tắc như huynh đệ đồng môn, nếu không cũng không nói những lời như vậy.

Hôm nay Quách Gia nói ra những lời này cũng hướng Đặng Tắc nói rõ:

- Đệ không cần lo lắng về tương lai, huynh sẽ tiến cử…

Với tấm lòng của Quách Gia, Đặng Tắc vô cùng cảm kích.

- Làm phiền huynh trưởng nhớ tới, tiểu đệ sẽ suy nghĩ cẩn thận…!

Thời gian qua mau, thoáng chốc đã đến tháng 7.

Hổ vệ cạnh tranh càng ngày càng gần.

Tào Tháo chỉ huy các tướng lĩnh cũng nghe được tin tức.

Nhưng để cho tất cả thấy hứng thú là chuyện Tào Tháo cất giữ ba sáu thanh Thiên cương đao trong phủ.

Đao! Chuyện Thiên cương đao trong miệng mọi người truyền bá ra ngoài, thân là một tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo ai cũng đều mong có được một thanh.

Có được Thiên cương đao không chỉ là vinh dự, mà nó còn tượng trưng cho địa vị trong doanh trại Tào Tháo.

Ba sáu thanh Thiên cương đao cuối cùng thì ai có được, bây giờ là chuyện mọi người quan tâm nhất, họ đều đoán già đoán non xem ai là người được tặng đao tiếp theo.

Vài người tướng lĩnh theo Tào Tháo nhiều năm nhất định sẽ được vinh dự tặng đao.

Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Anh, Tào Hồng, Tào Nhân, Tào Thuần, Nhạc Tiến, Vu Cấm… mấy người này nhất định sẽ có đao.

Mật ít ruồi nhiều, không ai là không khẩn trương…

Còn Tào Bằng vẫn sống thoải mái, chuyện bên ngoài hình như không liên quan gì tới hắn.

Mỗi ngày hắn đọc sách tập võ, hoặc cùng cha rèn binh khí trong thiết lư, hoặc cùng mẹ và chị gái đi dạo quanh Ô bảo. Những ngày ở Hứa Đô đối với hắn thật thoải mái.

Rừng phong ở Long Sơn với cả thác nước từ trên núi chảy xuống. hòa mình vào trong sự yên lặng ở đây đúng là khiến cho người ta tức cảnh sinh tình.

Chỉ tiếc là Tào Bằng không quá giỏi về thơ ca.

Bằng không hắn sáng tác vài bài chắc chắn sẽ dương danh thiên hạ.

Mỗi ngày Hứa Nghi đều tới Ô bảo luyện võ, qua thời gian ở đây hắn đã biết được sự ảo diệu của Thiên cương trận.

Thời gian hắn ở bên trong đó càng nhiều, gần bằng thời gian của Điển Mãn. Còn Đặng Phạm thông qua thời gian dài luyện tập Bát Đoạn cẩm võ công đến cảnh giới đạo khí nhập cốt đạt tới Dịch Cốt.

Sau đó hắn cùng Vương Mại cùng luyện thương, luyện lực.

Vì cái gì gọi là luyện thương, Tào Bằng hao phí rất nhiều tâm tư. Hắn còn hao phí công sức nhờ Tào Chân cho người tìm kiếm gỗ trắng chung quanh, yêu cầu rất khắt khe, ít nhất phải có 20 tuổi, không có bị sẹo

Lấy gỗ trắng về Tào Bằng theo cách chế tạo thương của kiếp trước mà chế thành thương.

Đời trước Tào Bằng tập võ trong nhà của lão vũ sư có vài cây thương làm bằng gỗ trắng, chuyên dùng để luyện lực, lúc đó Tào Bằng đã mua một cây nhưng so về chất lượng thì còn kém xa.

Thế kỷ 21 con người khai thác rừng với số lượng rất lớn, gỗ trắng 3 năm tuổi còn hiếm nói gì đến 20 tuổi, trong đó 3 năm đã tính là hàng cao cấp.

Một cây thương tốt phải nặng, bên ngoài không có tì vết, mầu sắc tươi sáng, bóng như sắt thép, khi phát lực thân thương run lên, biên độ không lớn nhưng phải kéo dài

Thương như vậy mới là thương tốt..

Đời trước Tào Bằng chỉ mong có được một cây thương tốt nhưng nhân sinh không bằng ý,

Bây giờ trọng sinh ở thời tam quốc hắn đã dần quên đi mơ ước ngày đó…

Hắn sống ở tam quốc, những cây gỗ trắng hai mươi năm thậm chí năm mươi năm cũng không thiếu, còn có 100 năm, Tào Chân tặng hắn hắn 30 cây, Tào Bằng căn cứ vào tình hình của bản thân tạo 50 cây thương dài ngắn nặng nhẹ khác nhau,

Và đồng thời, hắn cũng căn cứ vào tình huống của Vương Mại và Đặng Phạm để chế thương.

Tào Bằng tiến vào cảnh giới dịch cốt sức lực tăng nhiều, dùng thương lên tới mười sáu cân, còn Vương Mại và Đặng Phạm cũng dùng thương nặng hơn 30 cân, mỗi ngày đều luyện thương.

Luyện đến cả người mỏi nhừ đau nhức, nhưng hiệu quả rất rõ ràng, xem tại TruyenFull.vn

Về phần Hứa Nghi và Điển Mãn hai người cảm giác tiến vào Thiên cương trận thời gian lâu hơn.

Hai người luyện võ từ nhỏ, gia đình có võ công gia truyền. Lịch sử Điển Vi chết sớm Điển Mãn tuổi nhỏ, nên không nhận được chân truyền. Tuy nhiên trong lịch sử vẫn lưu danh, còn Hứa Nghi trong lịch sử công tích rất lớn, sau đó bị chết sa trường, cũng tính là đạt được mong ước của võ tướng, da ngựa bọc thây.

Nhưng thực tế Điển Vi đến giờ vẫn còn sống nên tương lai của Điển Mãn sẽ mở ra trang mới

Trụ cột của Điển Mãn rất tốt, võ công đã thành hình, lại gặp được Tào Bằng, nếu luyện võ như Tào Bằng sẽ không hợp lý, cho nên họ tập luyện võ công của họ, giống như chơi đùa, mỗi ngày khổ luyện, mọi chuyện đều ổn, Tào Bằng cũng không can thiệp.

Tháng 7, bắt đầu những cơn mưa thu, trời chuyển lạnh. Thời gian diễn vũ càng ngày càng gần, không khí ở Hứa Đô càng ngày càng náo nhiệt..

Còn Tào Chân, từ lúc ra tù như là biến mất, thần long thấy đầu không thấy đuôi, hôm nay còn ở lại Hứa Đô, ngày mai đến Hà Nam, ngày thứ 3 không biết ở đâu thì xuất hiện ở Lạc Dương, may mắn là thời gian này không có chiến sự.

Tới ngày mùng năm tháng bảy, thì đột nhiên Chu Tán tìm tới.

- A Phúc, ta muốn đi rồi!

Tào Bằng hơi giật mình hồi lâu mới phản ứng, hỏi:

- Tứ ca, huynh muốn đi đâu?

- Hôm qua tướng quân Nguyên Nhượng lấy danh Hà Nam doãn muốn ta đến Hà Nam nhận chức đốc bưu tào duyện, nhận Bắc bộ úy Lạc Dương.

- A?

Tào Bằng giật mình.

Lạc Dương bắc bộ úy? Không phải là chức Ngũ sắc bổng lộc do Tào Tháo lập ra?

Gọi là quan nhưng không lớn, chỉ có 400 thạch. Nhưng Lạc Dương là đế đô, làm bắc bộ úy ở đây là chức quan rất quan trọng, quản lý an toàn của thành.

Ngày trước bắc bộ úy là nơi rất phồn hoa, nói Lạc Dương bây giờ cùng lúc trước đúng là khác nhau hoàn toàn.

Nhưng chung quy đây vẫn là chức vụ trọng yếu.

- Nói như vậy, đại ca sẽ đi?

Chu Tán gật đầu, nhẹ giọng trả lời:

- Lạc Dương bắc bộ, là nơi phồn hoa, là chổ Lạc Thủy, Y Thủy giao nhau, thông thương từ Đông sang Tây…

- Tứ ca có cần hỗ trợ gì không?

Chu Tán cười:

- Giúp thì không cần, có Nguyên Nhượng ở đó muốn không thành sự cũng khó. Lại nói quá vài ngày Lục Ca cũng sẽ đi rồi.

- Lục ca muốn đi đâu?

- Chủ công muốn Chung Nguyên Thường, chính là Thị Trung với thân phận Ti đãi giáo úy, nắm dữ binh mã Quan Trung trấn thủ Trường An, Tử Đan thông qua quan hệ với Tuân thượng thư, hướng Chung Nguyên Thường tiến cử Lục Ca, làm Tá Sử, bất cứ lúc nào cũng có thể đến Trường An.

Tào Bằng nghe thấy không khỏi hít một ngụm khí.

Ti đãi giáo úy, danh Ngọa Hổ, là chức quan giám sát quan viên, như nói đại lý tự giống như viện Kiểm Soát thì ti đã giáo úy chính là một cơ quan độc lập, bên ngoài gọi kiểm án quan, năm thứ tư Hán Vũ Đế đổi thành Hậu bị thỉnh khứ giáo úy, gọi là Ti đãi, thời Đông Hán, khôi phục lại chức Ti Đãi giáo úy, lương hai nghìn thạch. Nói theo bổng lộc thì ti đãi giáo úy so với thời Tây Hán bị thấp hơn một chút.

Nhưng mà thời Đông Hán do có Lạc Dương nên quyền lực thực tế không nhỏ, trong tay nắm giữ 1500 quân hộ vệ, không bị chính quyền địa phương khống chế. Không ngờ Tào Tuân được điều đến Trường An

Tào Chân là người của thái tử, năng lượng không nhỏ, đồng thời khiến cho Tào Bằng cảm thấy sửng sốt

Cái tên Chung Do, Tào Bằng cũng biết, bất quá hắn biết là biết một Chung Do nổi danh nhà văn, nhà thư pháp. Thư pháp đời sau đều xuất phát từ Chung, Vương.

Vương chính là đại sư thư pháp thời Đông Tấn – Vương Hi Chi, còn Chung thì chính là Chung Do

Tào Bằng có thể nhớ về người này như vậy, thực ra chính là con của hắn - Chung Hội

Chung Do sinh ra ở đại gia tộc Chung thị, lúc nhỏ được tổ phụ giúp đỡ, thi đỗ hiếu liêm, sau đó lên chức Thượng Thư, rồi cáo bệnh từ quan, tiếp theo lại làm quan nhận chức đình úy, hoàng môn thị lang. Sơ bình năm thứ 3, Tào Tháo phái sứ giả liên lạc Lý Thôi, Quách Ký, lúc đó hai người còn hoài nghi Tào Tháo nên không tới.

Lúc đó Chung Do khuyên hai người, nói cho hai người nên tạo quan hệ tốt cùng Tào Tháo, qua Tào Tháo được triều đình thừa nhận, rồi Lý Thôi, Quách Ký giao binh mà Chung Do bày kế cứu Hán Đế.

Có thể nói, Hán Đế có khả năng chạy khỏi Trường An là do công của Chung Do, sau đó y được phong làm Ngự Sử, năm kiến an được phong làm Thượng thư phó xạ, tước Đông Vũ Đình Hầu

Lại nói, Chung Do là người trung thành với Hán Đế, lại còn là đại tộc Dĩnh Châu, Tào Tháo đối xử tốt với hắn chính là hướng các thế tộc hạ thấp tư thế, chỉ cần có tài đều có thể được trọng dụng?

Bất quá, hắn đối với Tào Bằng mà nói là quá xa vời.

Trong đầu Tào Bằng có chút bi thương, vừa kết nghĩa không lâu đã phải chia rời.

Chu Tán cười cười:

- Còn có một chuyện, Tử Đan hôm nay bày rượu ở Dục Tú Lâu, nhờ ta báo cho đệ, nhất định phải đến đúng giờ…

- Là tiệc chia tay?

- A a, đúng, mà cũng không đúng!

Chu Tán hạ giọng nói nhỏ vào tai Tào Bằng:

- Tào thúc phụ về rồi, thúc phụ muốn gặp đệ một lần.

- Tào thúc phụ?

Tào Bằng ngẩn ra, rất nhanh phản ứng:

- Có phải là Gián nghị đại phu về triều?

Chu Tán cười, phất áo rời đi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui