Tào Tặc

Kho lương của Uyển thành đều bị phá hủy.

Ý nghĩa sâu xa này, khó có thể dùng lời nói diễn tả. Đối với Lưu Bị mà nói, ba mươi đụn, gần ngàn cân lương thực bị đốt, tất sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bày binh bố trận của hắn. Đầu tiên, lương thảo cung ứng cho việc đóng quân ở hai huyện Tây Ngạc và Bác Vọng bị mất đi. Đương nhiên, Trần Đáo và Lã Cát có thể trung thu ngay tại chỗ. Nhưng như thế thì sẽ ảnh hưởng đến việc Lưu Bị muốn thu phục lòng người. Phải nói rằng, năm ngoái sau khi Lưu Bị chiếm ba huyện Uyển thành đã từng tuyên bố miễn thuế một năm. Nói cách khác, đối với vụ thu hoạch sắp tới, hắn không thể tăng thêm thuế má. Nếu không thì hắn sẽ trở thành kẻ nuốt lời. Đối với việc củng cố nền tảng vững chắc ở Nam Dương của Lưu Bị mà nói, nếu nuốt lời thì sẽ tự đào hố chôn mình.

Nhưng mấy vạn đại quân, một ngày dùng vô số lương thảo.

Nếu tính mỗi người một ngày một cân lương thảo thì mỗi ngày ít nhất phải tiêu hao mấy vạn cân lương thực.

Đấy là còn không tính cả lừa ngựa gia súc phải dùng thức ăn. Có nghĩa đây sẽ là một con số khủng khiếp. Đối mặt với tình huống này, Lưu Bị phải thay đổi gì.

Hơn nữa không phải nói nỗi đau mất Tuân Kham càng là một đả kích lớn với Lưu Bị.

Khi đang ở trong doanh trại Nam Tựu, nghe nói Tuân Kham chết trận, Lưu Bị đã ngã xuống đất hôn mê!

Từ sau trận chiến Quan Độ, Tuân Kham quy thuận vào Lưu Bị. Hắn từ quận Đông Hải khổ sở nam ai rồi sau đó đi nương tựa ở Kinh Tương, vùng vẫy vật lộn bảy năm mới xem ra có một chút sự nghiệp. Trong vòng bảy năm Tuân Kham ở lại đây đã hao hết tâm lực vì Lưu Bị. Từ lúc đầu quân mãi cho đến khi Gia Cát Lượng đến nương tựa thì hắn mới có thể xem là thoải mái một chút. Có thể nói Tuân Kham đã đến với Lưu Bị ngay từ khi khởi đầu, đã đồng cam cộng khổ.

Về phương diện này mà nói thì Gia Cát Lượng thua xa Tuân Kham.

Sau khi Gia Cát Lượng biết được tin tức đã suốt đêm chạy về Tương Dương.

Rạng sáng ngày hôm sau y đến Uyển thành, nhìn thấy Lưu Bị thì không khỏi hoảng sợ.

Chỉ qua mấy ngày ngắn ngủi, Lưu Bị trông tiều tụy đi rất nhiều. Đặc biệt hai bên tóc mai đã có tóc bạc khiến Lưu Bị càng già nua hơn nhiều.

Nằm trên giường nhắm mắt, Lưu Bị không nói gì.

Hồi lâu sau hắn mới hạ giọng nói:

- Quân sư, kế tiếp chúng ta nên làm thế nào cho phải?

Gia Cát Lượng trầm ngâm hồi lâu, vuốt râu một chút suy nghĩ rồi trầm giọng nói:

- Sáng nay khi thần từ Uyển thành về đã dừng ở Tân Dã một chút.

Hiện nay ở Tân Dã còn có kho lương tám đụn, có thể tạm thời cầm cự một chút. Thần đã viết thư lại cho Quý Thường, bảo hắn làm sứ giả đến Triều Dương mượn lương của Lý Giai. Thần đoán chừng bên Lý Giai có thể cho mượn ít nhất hai vây. Như vậy với mười vây lương thảo, chúng ta có thể cầm cự đến mùa thu sau.

Năm nay Tân Dã mưa thuận gió hòa, hẳn có thể có không ít thuế má.

Chỉ cần chúng ta có thể kiên trì đến thu sau thì thế cục sẽ phát sinh ra biến hóa. Tuy nhiên Tào Bằng sẽ tuyệt đối không ngồi yên nhìn chúng ta cầm cự đến thu sau, nhất định sẽ có hành động. Bây giờ chủ công cần tráng sĩ chặt tay, buông tha cho hai huyện Bác Vọng và Tây Ngạc, lệnh cho Lã Cát dẫn binh tới Niết Dương hiệp trợ với nhị tướng quân để bảo đảm đường lương thảo được lưu thông. Đồng thời phải ra lệnh cho Thúc Chí dẫn binh mã đóng quân ở Ngư Lương Cơ để tiếp ứng gần xa cho Uyển thành.

Như vậy áp lực của Uyển thành có thể giảm bớt rất nhiều.

Hơn nữa chủ công còn có thể tập trung binh mã chống đỡ Tào Bằng. Ít nhất với tình trạng trước mắt có thể ổn định đầu trận tuyến.

Nếu Lưu Kinh Châu xuất binh thì chủ công có thể thừa cơ đoạt lại hai huyện Bác Vọng. Nếu như Lưu Kinh Châu án binh bất động thì it nhất chủ công cũng có thể bảo vệ Uyển thành.

Uyển thành là kinh đô phụ, thuộc về quận Nam Dương, cũng là biểu tượng của quận Nam Dương.

Ngày nào mà Tào Bằng chưa thể cướp lấy được Uyển thành thì ngày đó hắn vẫn không được danh chính ngôn thuận. Gia Cát Lượng đề nghị Lưu Bị bỏ hai huyện Bác Vọng và Tây Ngạc là để thu nạp binh lực, đề phòng Tào Bằng tập kích Uyển thành, đồng thời còn có thể giữ vững thế mạnh của Nam Dương.

Lần này Lưu Bị khơi mào chiến tranh nhưng lại chuốc lấy kết cục thảm hại.

Như vậy có thể dẫn đến việc cường hào ở Nam Dương bất mãn, thậm chí có cơ hội làm loạn.

Đề nghị của Gia Cát Lượng cũng chính là phương pháp của lão thành mưu quốc. Thu nạp binh lực chẳng những có thể ổn định đầu trận tuyến, còn có thể giảm bớt tiêu hao lương thực.

Như vậy thì kho lương của Lưu Bị ở Tân Dã và Niết Dương có thể duy trì cho đến mùa thu hoạch sau.

Nhưng mà cực cực khổ khổ mới đánh được hai tòa thành trì, vậy mà lại phải trả lại cho Tào Bằng. Lưu Bị cảm thấy có chút không cam tâm.

- Quân sư, thật sự phải vất bỏ Bác Vọng?

- Với cục diện hiện nay thì đó là sự lựa chọn tốt nhất.

Lưu Bị trầm tư thật lâu, rồi cắn răng:

- Đành vậy, cứ theo lời quân sư nói.

- Đúng rồi. Tử Phương và Hướng Sủng có tin tức gì không?

- Chưa có tin tức gì cả.

Lưu Bị nghe thấy thì cười khổ.

Mi Phương và Hướng Sủng bị Tào Bằng bắt đi. Sự việc này sẽ không kết thúc như vậy!

Ngày hai mươi mốt tháng năm, năm Kiến An mười một.

Tào Bằng trở về Vũ Âm.

Sau khi trở về Vũ Âm, hắn lập tức hạ lệnh phong thưởng cho đám người Dương Hàng, Đặng Chi.

Rồi sau đó hắn có một hành động khiến người khác phải kinh người, đó là thượng biểu lên triều đình tự trách phạt mình. Có thể nói chiến thắng ở Vũ Âm thực sự là may mắn.

Nếu không phải Đặng Ngải kia vô tình bắn một phát tên giết chết Tuân Kham thì chỉ sợ thắng bại còn chưa biết.

Cho dù Tào Bằng đốt kho lúa ở Uyển thành nhưng một khi mất đi Vũ Âm thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra Tào Bằng còn tổn thất, mất đi hai viên đại tướng Phó Dung, Khương Phố, trong lòng vô cùng bi ai. Đặc biệt, khi Khương Phố bỏ mạng, Tào Bằng vô cùng khổ sở. Từ khi Khương Phố quy thuận Võ Uy cho tới nay luôn trung thành tận tâm, có thể cho là tâm phúc của Tào Bằng. Thế mà bây giờ người lại vì sự phỏng đoán sai lầm của Tào Bằng mà bỏ mạng, không khỏi khiến Tào Bằng bứt rứt. Những người cấp dưới cũ của hắn thực ra không còn nhiều người nữa. Bây giờ Bàng Đức trấn thủ ở Hồ Dương. Khương Phố vừa chết đi khiến Tào Bằng cảm thấy mình không có lấy một người để sử dụng. Hắn sai người đem thi thể của Khương Phố bọc lại rồi lệnh cho Thái Địch dẫn người mang về Huỳnh Dương.

Sau đó Tào Bằng tìm được một cái cớ để bảo Trần Thức đi tới Hứa Đô

Cho dù là không có người có thể sử dụng, hắn cũng không muốn giữ người này ở bên cạnh.

Người này và hắn là đồng hương, theo đạo lý thì có thể trọng dụng. Nhưng trải qua trận đánh lén ở Uyển thành, Tào Bằng phát hiện ra Trần Thức là một người hám công danh lợi lộc, dã tâm quá lớn, hơn nữa rất tự tôn. Y thậm chí không hiểu được quy củ trong quân, trong những lúc mấu chốt đã vài lần nghi ngờ quyết định của Tào Bằng. Cũng may Phi Đà Binh là tâm phúc của Tào Bằng. Những việc làm của Trần Thức không hề có tác dụng gì. Có thể nói là những việc mà y đã làm thì được việc không bao nhiêu mà bại sự thì có thừa. Thật khiến Tào Bằng không hề muốn. Chi bằng tống y đi Hứa Đô, an bài ổn thỏa cho y.

Ít ra cũng có thể kết thúc bao nhiêu năm tình nghĩa.

Tuy rằng không phải là tình thân với Tào Bằng nhưng nếu hắn cứ bám lấy Tào Bằng thì nhất định sẽ trở thành gánh nặng trách nhiệm.

Thật ra Trần Thức không oán hận gì, ngược lại có chút xem trọng.

Hưá Đô kia chính là đế đô!

Đi Hứa Đô, chẳng phải là sẽ có nhiều cơ hội hơn?

Cho nên sau khi nghe Tào Bằng an bài, Trần Thức vô cùng cao hứng khởi hành lên đường. Chỉ có điều, y không hề biết từ thời khắc bắt đầu khởi hành, những tình nghĩa xưa nay giữa y với Tào Bằng sẽ không còn chút gì nữa. Con đường tương lại chỉ có thể dựa vào chính bản thân y.

- Phó Dung mới có thêm một đứa con?

- Đúng vậy!

Bộc Dương Dật ngồi phía trước, cung kính trả lời:

- Năm ngoái Hòa Nhạc có một đứa con, gọi là Thiêm, bây giờ đã hai tuổi.

Vợ của Hòa Nhạc sau khi biết tin hắn tử trận đã tự sát theo. Bây giờ Phó Thiêm được người cậu nuôi dưỡng. Tuy nhiên nhà cậu nó cũng không sung túc gì.

Phó Thiêm?

Cái tên này nghe có chút quen tai.

Tào Bằng không nhớ nổi sự tích về Phó Thiêm. Tuy nhiên, nếu quen tai thì cũng chứng minh là hắn từng lưu danh trong sử sách.

Trầm ngâm một lát, Tào Bằng hạ giọng nói:

- Hòa Nhạc tử chiến, Phương Sử Cức Dương an toàn, như vậy là lập chiến công.

Người vợ hắn trinh liệt tự sát theo chồng cũng thuộc hàng liệt nữ. Có thể đưa việc vợ chồng hắn mà thượng tấu lên phủ thừa tướng để khen thưởng. Ừ, như vậy đi. Ngươi mang năm mươi lượng đi tới Nghĩa Dương tìm Phó Thiêm, mang nó về đây.

Hòa Nhạc là công thần, nay con nối dõi của hắn làm sao không có ai trông được. Năm mươi lượng kia ngươi tặng cho cậu của nó, gọi là tấm lòng của ta. Tuy nhiên bây giờ thế cục Nam Dương thay đổi. Ta sẽ mang nó đến Huỳnh Dương, cho nó ở trong nhà của ta.

Phó Thiêm Khương Duy đều là con nối dõi của ta.

Ngày sau ta nhất định sẽ cho chúng một tiền đồ, không để phụ lòng những công thần.

Bộc Dương Dật nghe được thế thì gật đầu.

Cách Tào Bằng an bài không thể nghi ngờ gì, hết sức thỏa đáng.

- Công tử có tâm như vậy thì Khương tướng quân và Phó tướng quân ở dưới cửu tuyền cũng có thể nhắm mắt.

Tào Bằng cười một tiếng:

- Ta tình nguyện nuôi hai con của họ.

Dứt lời, hắn xoay người đi ra thư phòng, trong lòng trùng xuống.

- Công tử, hai người Mi Phương và Hướng Sủng kia nên xử lý thế nào?

- Mi Phương đã quy thuận, tất nhiên sẽ không làm hắn khó xử.

Người này am hiểu tài hóa. Hãy để cho hắn đi Hà Tây lo phụ trách sự vụ. Nói cho hắn biết, chỉ cần hắn có thể làm tốt thì ta đảm bảo nhà họ Mi của hắn sẽ được hưng thịnh.

- Vậy còn Hướng Sủng?

Thân người Tào Bằng run lên, có chút đau đầu.

Tên tiểu tử kia đúng là kẻ cứng đầu ương ngạnh.

Mi Phương này là người hiểu biết nặng nhẹ lợi ích. Nhưng Hướng Sủng lại không giống như vậy, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết hoài bão, trong đầu đầy chính nghĩa. Ở trong lòng gã, Lưu Bị trước sau đều chính là chính nghĩa, còn Tào Bằng thuộc về phía tà ác. Trong “Xuất sư biểu” nói với tướng sĩ, hình như có mức độ khác biệt. Người này, xét về trình độ nào đó mà nói, chính là một “phẫn thanh”, ngoại trừ Lưu Bị ra thì không tuân phục ai cả.

Một người như vậy mà giết đi thì thật đáng tiếc.

Nếu không thể giết hắn thì thả hắn trở về ư?

Tào Bằng cũng không cam tâm như vậy.

Suy nghĩ một hồi lâu, Tào Bằng xoay người lại, trầm giọng nói với Bộc Dương Dật:

- Đưa hắn đi Hà Tây giao cho Sĩ Nguyên.

- Hả?

- Bọn họ là đồng hương. Để Sĩ Nguyên khuyên nhủ hắn một chút, không chừng ngày sau hắn có thể lĩnh ngộ.

Đúng rồi, khi áp giải hắn đi, đi qua Lâm Thao thì hãy qua nhà gia phụ bảo Vương Song trở về.

Càng nghĩ thì để Bạch Đà binh và Phi Đà binh giao cho Vương Song mới là sự lựa chọn tốt nhất. Vương Song là gia thần của Tào Bằng, hơn nữa đã đi theo hắn lâu ngày nên không có gì phải nghi ngờ. Chỉ có điều là nếu Vương Song đến đây thì Tào Cấp sẽ thiếu người bảo vệ bên cạnh sao? Thực là lại đau đầu.

Tào Bằng vỗ trán nhè nhẹ, thở dài bước vào phòng ngủ.

Xe đi đến núi ắt có đường. Mặc dù Vương Song không so sánh được với Bàng Đức nhưng cũng là người đáng để giao phó.

Thật ra cũng không tệ. Chờ Chúc Đạo hoàn thành nhiệm vụ thì bảo hắn đi Lương Châu. Với bản lĩnh của Chúc Đạo thì chức đương kim đái đao hộ vệ là quá đủ.

Lại một đêm trôi qua.

Ngày hôm sau, Tào Bằng dậy sớm.

Hắn đánh một bài quyền trong hoa viên rồi sau đó đi rửa mặt, trở về thư phòng.

Đặng Ngải mang theo Trương Xương Bồ, đang sửa sang chỉnh lý lại công văn trong thư phòng. Mặc dù lần này y lập được công lớn nhưng không cảm thấy vui vẻ lắm.

Khương Phố đối đãi với Đặng Ngải rất tốt. Bây giờ người đã chết khiến cho tâm tình của Đặng Ngải sa sút.

- Cậu!

Đặng Ngải thấy Tào Bằng đi vào thì vội khom người thi lễ.

Trương Xương Bồ đứng ở phía sau Đặng Ngải, cũng vội vàng vấn an.

Tào Bằng gật đầu rồi đi đến phía thư án. Hắn định nói chuyện với Đặng Ngải thì nghe ngoài cửa có tiếng bước chân dồn dập vọng đến.

Dương Hàng vội vàng đi tới, vừa vào cửa đã nói:

- Hữu Học, đã xảy ra chuyện!

- Hả?

- Lưu Bị bỏ hai huyện Bác Vọng và Tây Ngạc lại, trú đóng ở Uyển thành. Văn Trường tướng quân đã chiếm lĩnh Bác Vọng, còn phái người đến hỏi có nên công kích Uyển thành không?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui