Tào Tặc

Lưu Biểu đã chết!

Đúng vậy, Lưu Biểu đích thực đã chết!

Phải nói là, từ sau năm Kiến An thứ mười hai, sức khoẻ của Lưu Biểu đã lúc khoẻ lúc yếu. Vào hạ, ông ta lại đổ bệnh, hơn nữa bệnh tình lại hết sức nghiêm trọng. Mặc dù vào giữa mùa hạ, thời tiết ấm áp khiến sức khoẻ của Lưu Biểu cũng chuyển biến tốt được một chút, nhưng khi bước sang mùa thu, ông ta lại đổ bệnh. Rồi sau đó bệnh không dậy nổi.

Bệnh tình của Lưu Biểu rất nghiêm trọng, cùng với thời tiết sang đông chuyển lạnh, bệnh tình càng ngày càng chuyển biến xấu.

Cũng chính vào lúc này, Kinh Châu khai chiến toàn diện với Nam Dương. Ông ta triệu hồi Lưu Bị, sắp xếp Lưu Bị ở Phàn thành, giống như một hình thức giam lỏng. Sau đó ông ta thu hồi lại các vùng đất của Tân Dã, triển khai một trận ác chiến kéo dài với Tào Bằng, chiến tuyến kéo dài từ Chương Lăng đến tận An Chúng. Lưu Biểu điều động triệu tập mấy trăm ngàn đại quân, tập kết ở chiến tuyến Tân Dã, đồng thời điều động những chiến tướng đắc lực như Văn Sính, Vương Uy ra trận tiền đốc chiến.

Thế nhưng, lúc này Tào Bằng lại dừng lại thế tiến công!

Theo như lời hắn nói là, vào vụ thu hoạch mùa thu, không nên giao chiến, lúc này phải lấy dân sinh làm trọng.

Việc giải nguy cho Tịch Dương Tụ, đã giúp hắn ghi đựơc không ít điểm, rất nhiều nhà cường hào thế gia ở Nam Dương đều bày tỏ sự tán thưởng giành cho Tào Bằng. Đúng như lời Tào Bằng đã nói, việc ở Kinh Châu, phải do người Kinh Châu trị, đến lúc quan trọng, không thể trông cậy vào người ngoài. Các cường hào các nơi trong Nhương thành, ít nhiều đều bày tỏ thái độ bất mãn với Lưu Biểu. Bọn họ cho rằng, đã xảy ra nạn lũ lụt tai hại như vậy, Lưu Biểu không những không đóng cửa tự kiểm điểm, mà ngược lại còn cố khai chiến, không phải là hành động của bậc minh chủ. Vì thế, cho nên bọn Đặng Địch, Sầm Thiệu cầm đầu, viết bài trên bào Chân Lý ở Nam Dương, mạnh mẽ phê bình Lưu Biểu. Danh tiếng của Lưu Biểu bị ảnh hưởng nặng nề, bị mắng chửi tối tăm mặt mũi, đương nhiên làông ta sẽ vô cùng phẫn nộ…

Nhưng, Lưu Biểu lại không có miệng lưỡi gì tương xứng ở báo Chân Lý Nam Dương, cho nên chỉ có thể tiến hành giải thích trong một phạm vi nhỏ! Tào Bằng một mặt phát động cuộc chiến của dư luận, một mặt gấp rút thu dọn tàn cục.

Tuy Nam Dương gặp phải thiên tai, rất nhiều nơi bị ngập trong nước lũ, nhưng vì Tào Bằng sớm đã có sự chuẩn bị từ trước, điều động một lượng lớn lương thảo dự trữ ở Toánh Xuyên, nên không đến mức có tử vong trên quy mô lớn. Ngược lại, dưới sự cố ý sắp xếp của Tào Bằng, dân chúng ở các địa phương nhận được sự di rời và trấn an khác nhau. Mấy huyện thành mà vốn dĩ có số nhân khẩu dày đặc nhất, được Tào Bằng chỉ thị, tiến hành chia nạn dân mà di rời.

Đem dân chạy nạn chuyển đến những vùng tình hình thiên tai tương đối nhẹ, và nhân khẩu tương đối ít.

Đồng thời, còn căn cứ theo tình huống cụ thể mà bồi thường cho một mức nhất định.

Ví dụ như, những nơi vốn dĩ nhân khẩu dày đặc, đất đai chật chội như Nhương thành… sau khi được chia ra, và sắp xếp lại, thì rất nhiều dân bị nạn, đặc biệt là những người bị nạn mà không có gia sản gì, được sắp xếp đến những nơi nhân khẩu tương đối ít như huyện thành của huyện Đan Thuỷ.

Quan phủ, ngoài việc sắp xếp di rời ra, còn tiến hành bồi thường tiền đất. Như vậy, những huyện thành đất đai chật chội như Nhương thành, liền được giảm bớt phần nào áp lực. Còn những nơi nhiều đất đai bỏ không như huyện thành của huyện Đan Thuỷ, thì lại được tăng them nhân khẩu, khiến đất đai được tận dụng một cách thoả đáng.

Tóm lại, kể từ sau khi Tào Bằng chiếm đóng Uyển thành, tất cả tâm huyết của hắn đều dồn cả vào việc sử lý tình hình thiên tai. Đồng thời, mỗi một bước đi của hắn, đều được khoe cho mọi người thấy thông qua báo Chân Lý Nam Dương, để tranh thủ sự thấu hiểu của mọi người. Những hành động này lại được người Nam Dương đồng thanh ngợi ca, khen Tào Bằng không ngớt lời.

Uy vọng của Tào Bằng được nâng cao rất nhiều.

Còn Lưu Biểu thì phải đối mặt với phòng tuyến mà Tào Bằng tỉ mỉ bố trí nên, bó tay hết cách.

Cuối tháng chin năm Kiến An thứ mười hai, Bàng Đức Công nhận lời mời của Tào Bằng, rời núi Lộc Môn, đến thăm Uyển thành. Ông ta tỏ ra hết sức hài long đối với những vịêc mà Tào Bằng đã làm kể từ sau khi đến Nam Dương. Đồng thời dưới sự khuyên nhủ của Bàng Đức Công, danh sỹ Trần Chấn của Uyển thành, người lúc trước bị Đặng Chi bắt ở Cức Dương, cũng đồng ý quy hang. Đương nhiên, với danh tiếng vàđịa vị của Trần Chấn, y không thể nào quy hang với Tào Bằng, mà là quy hang với Tào Tháo. Dù sao đi nữa, xét về tuổi tác, về vai vế, về kinh nghiệm, Tào Bằng đều không đủ để khiến cho Trần Chấn quy hang. Nhưng Tào Bằng lại mượn cớ rằng Nam Dương đang rất bề bộn, nhiều việc cần làm mà giữ Trần Chấn ở lại làm việc cho quận Nam Dương, giúp đỡ Tào Bằng sử lý tình hình thiên tai ở Nam Dương.

Sau đó Bàng Đức Công lại có lời phát biểu trên báo Chân Lý Nam Dương, lên án Lưu Biểu không màng đến sống chết của dân, chỉ biết làm theo ý mình…

Sau khi Lưu Biểu đọc được bài viết của Bàng Đức Công, thì giận dữ công tâm, lại một lần nữa đổ bệnh liệt giường. Lần đổ bệnh này của ông ta, khiến cho chiến sự ngoài tiền tuyến của quận Nam Dương không thể không ngừng lại. Đám người Khoái Việt, Khoái Lương, cùng với Thái Mạo, Trương Doãn lại một lần nữa chiếm được thế thượng phong, khống chế quyền bính.

Tháng mười năm Kiến An thứ mười hai, bệnh tình của Lưu Biểu trở nên nghiêm trọng, rồi mất ở Tương Dương!

Cái chết của Lưu Biểu khiến cho toàn bộ Kinh Tương lâm vào tình cảnh hoảng loạn.

Ai sẽ nắm giữ ngôi vị của Lưu Biểu.

Trở thành chủ đề mà mọi người đều quan tâm.

Xét về tuổi tác, đương nhiên người tiếp quản Kinh Tương sẽ là Lưu Kỳ. Y không chỉ là con trai trưởng của Lưu Biểu, mà còn theo Lưu Biểu từ những ngày đầu tiên, khi ông ta chiếm đóng Kinh Châu, cùng trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu. Cho nên, bất luận xét về tuổi đời hay kinh nghiệm, Lưu Kỳ đều xứng đáng đảm đương chức vụ Châu mục Kinh Châu.

Nhưng khổ nỗi, Lưu Kỳ lại còn có một người anh em!

Lưu Tông tuy tuổi còn nhỏ, nhưng lại luôn được Lưu Biểu thương yêu dạy dỗ…

Hơn nữa, sau lưng của Lưu Tông còn có ngọn núi lớn là Kinh Tương thế tộc làm chỗ dựa, ủng hộ hắn tiếp quản Kinh Châu.

Đại đô đốc thuỷ quân Kinh Châu là Thái Mạo, là cậu của Lưu Tông, hai trăm ngàn thuỷ quân của Kinh Châu đều nằm trong tay Thái Mạo, trở thành chỗ dựa lớn nhất của Lưu Tông.

Trong khi đó, Lưu Cơ Viễn lại bị hai người Lý Thông, Vu Cấm cầm chân ở Giang Hạ.

Tuy hắn đã mời Quan Vũ và Mã Lương đến giúp, nhưng muốn đánh lui Lý Thông, Vu Cấm lại chẳng phải là chuyện có thể thành công được trong thời gian ngắn. Điều này cũng khiến cho khi Lưu Biểu lâm bệnh qua đời, Lưu Kỳ không có mặt ở bên cạnh. Hắn không có mặt ở Cức Dương nên không cách gì khống chế được đại cục, việc này cũng trở thành điểm yếu lớn nhất của hắn tại thời điểm trước mắt…

- Chủ công, Lưu Biểu đã chết, đây quả đúng làý trời ban cơ nghiệp Kinh Châu cho chủ công, chớ để lỡ mất cơ hội tốt này.

Trong huyện giải huyện Lam thành, Gia Cát Lượng vội vã nhìn vào Lưu Bị nói.

Còn Lưu Bị thì lại tỏ vẻ khó xử, nhẹ giọng nói:

- Khổng Minh, nay Cảnh Thăng mất đi, ta lại giành lấy cơ nghiệp của huynh ấy, điều này chẳng phải đi ngược lại đạo nghĩa ư.

- Chủ công!

Gia Cát Lượng khẩn trương:

- Việc đã đến lúc này, quyết không thể do dự được.

Tào Tháo đã chem. chết Viên Hi, bình định Liêu Đông, nếu ông ta dẫn quân trở về, nhất định sẽ chiếm láy chin quận của Kinh Châu. Huống hồ gì còn có con sói con Tào Bằng, đang ở Nam Dương nhòm ngó như hổ rình mồi. Cảnh Thăng Công còn, thì hắn còn có chút e dè, nhưng này Cảnh Thăng Công đã chết, hắn đương nhiên cũng sẽ chẳng ngồi không mà để lỡ mất thời cơ tốt.

- Việc đó…

Lưu Bị nhẹ giọng nói:

- Chỉ sợ Thái thị, chưa chắc họ đã chịu.

Gia Cát Lượng nói:

- Ta có một kế sách, có thể giúp cho chủ công không tốn chút công sức nào màđoạt được Kinh Châu.

- Kế của Khổng Minh thế nào?

Gia Cát Lượng gật gật đầu, trầm giọng nói:

- Nay Lưu Kinh Châu lâm bệnh chết đi, tình hình Tương Dương hỗn loạn.

Chủ công có thể mượn cớ về phúng viếng Lưu Kinh Châu, dẫn quân tiến về Tương Dương. Y Cơ Báở trong thành Tương Dương có thể làm nội ứng. Đến lúc đó, nội cộng ngoại kích, nhân lúc Thái thị chưa kịp ổn định lại, ra tay đoạt lấy thành Tương Dương. Sau đó lệnh thúc cầm hổ phù đến Trường Sa, điều Tử Thiện đến Vũ Lăng, chiếm cứ bốn quận của Kinh Nam. Đến lúc đó, chủ công lại cho mời đại công tử trở về Tương Dương, để nhị tướng quân trấn thủ Giang Hạ, vậy là sẽ cơ được Kinh Châu dễ như trở bàn tay.

Đây chính là “xuất kỳ bất ý, yểm kỳ bất bị” (ra tay đột ngột, nhân lúc người chưa kịp chuẩn bị).

Cứ đoạt lấy Tương Dương trước, rồi sau đó nghênh đón Lưu Kỳ trở về…

Lấy danh nghĩa của Lưu Kỳ để quản lý Kinh Tương, thì cho dù là thế tộc nào của Kinh Tương đi nữa, cũng không thể làm gìđược ta.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui