Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 12: Chỉ khôi phi tác bạch hồ điệp [1]
 
 
[1]Tro giấy bay lên thành bướm trắng.
 
Nếu như ma quỷ có thất tình lục dục, vậy cái mà họ mong muốn nhất là gì? Nhìn dáng vẻ quyến luyến, bịn rịn của họ lúc sắp phải rời xa dương thế, có thể chắc chắn rằng họ cũng muốn được sống trở lại. Nhưng khi mong muốn không thành, họ sẽ được điều mong muốn thứ hai, vậy đó chắc là tiền rồi. Trước và sau tết Thanh minh, trên những con đường tới nghĩa địa, trong chiếc giỏ của mỗi chiếc xe bán hàng rong, món đồ vàng mã được nhìn thấy nhiều nhất chính là tiền âm phủ, từ những vàng nén, châu báu thời cổ đại, cho đến những đồng một trăm tệ, đồng đô la Mỹ ngày nay, chỉ cần đi một vòng cũng đã có thể nhìn thấy mấy chục loại tiền. Vào đến nghĩa địa, trên những chiếc “bàn thờ” dùng để truy điệu người quá cố, tuy có bày một chút đồ ăn và hoa quả, nhưng nhiều nhất vẫn là các loại tiền giấy với đầy đủ màu sắc khác nhau, dường như phía trước mỗi bia mộ đều có dán tờ chữ “bản kiều nhuận cách”, ý nói lễ phẩm, đồ ăn có nhiều cũng không bằng tiền bạc giắt đầy lưng. Trên thực tế, công tác đốt tiền giấy cũng là khâu quan trọng nhất trong hoạt động truy điệu, và là chương trình chiếm nhiều thời gian nhất, vì thế, một số nơi quyết định gọi nghi lễ mai táng người chết với cái tên “đốt giấy”. Giả như dưới âm phủ có xảy ra cơn bão tài chính, khủng hoảng tiền tệ, thì việc người sống chúng ta mỗi lần đốt cả sọt, cả bao tiền giấy cũng là điều hết sức hợp lý. Vấn đề ở chỗ, dưới âm phủ không những không có chuyện giá cả hàng hóa lên xuống, mà căn bản là ở đó không có hàng hóa, không có siêu thị hay chợ búa gì cả, các vị tiền nhân của chúng ta dù thắt lưng có rủng rỉnh vạn quan tiền cũng chẳng thể tìm được nơi tiêu tán chúng tại thế giới âm phủ. Vậy họ cần nhiều tiền như vậy làm gì? Hơn nữa, trong dân gian còn xuất hiện rất nhiều câu chuyện ma lừa tiền, ma cướp của, ma hám tiền, lại còn có câu yết hậu ngữ “tay người chết trong quan tài thò ra để đòi tiền”, người đời Thanh còn có câu hát rằng: “Phía trước chân núi hỗn mang, tro giấy bay lên hóa thành bươm bướm, chết đi vẫn đòi tiền đồng.” Dựa vào đó cũng có thể lờ mờ suy đoán được rằng, ma quỷ có niềm yêu thích đặc biệt đối với tiền.
 
Nhưng sau này tôi mới phát hiện ra rằng, sự việc không đơn giản như vậy. Thế giới âm phủ tuy không có hàng hóa để mua, nhưng giống như Viên Tử Tài từng nói, nơi dùng tiền thực chất còn nhiều hơn cả con người. Về điều này, chúng ta có thể bắt đầu từ việc phát minh ra tiền giấy.
 

 
1
 
Tiền giấy có từ khi nào? Không khó để có thể xác định thời điểm xuất hiện của tiền giấy, tất nhiên đó là sau khi con người phát minh ra giấy, và giá cả của giấy đã hạ xuống đến mức thấp nhất. Phong Diễn sống vào thời nhà Đường là người đầu tiên tìm hiểu về giấy. Trong tập sáu quyển Bút ký ghi lại những hiểu biết của Phong Diễn, chương Tiền giấy có viết:
 
Theo như người xưa, khi tiến hành cúng tế quỷ thần, cần có đồ lễ bằng vàng bạc châu báu, tiền đồng, sau khi nghi lễ được hoàn tất, toàn bộ số của cải đó phải được đem chôn xuống đất, người đời sau vẫn dùng châu báu tiền tài, tức dùng tiền để tiễn người đã khuất. Vụ việc đào trộm tiền chôn tại lăng mộ Hán Văn Viên trong “Hán thư” cũng là vì thế. Sau này theo đuổi sự giản hóa người ta bèn dùng tiền giấy. Giấy được phát minh vào thời nhà Hán, tiền giấy bắt đầu được sử dụng vào thời Ngụy Tấn. Ngày nay, từ vua quan cho tớ dân thường đều sử dụng tiền giấy trong các nghi lễ dành cho người chết.
 
Việc sử dụng tiền giấy được “bắt đầu từ thời Ngụy Tấn”, đó là cách nói phù hợp nhất, và trên thực tế nó cũng sát thực nhất. Có người còn tìm hiểu, chứng minh một cách chính xác hơn, ví như Chu Văn Công từng nói “tiền giấy được ra đời là nhờ Vương Du đời vua Huyền Tông (tập ba mươi chín Chu tử toàn thư), như vậy có sự sai lệch quá lớn. Cuối thời Huyền Tông, người ta luôn lo sợ quỷ thần, công việc tế lễ vô cùng phức tạp, tất cả đều sử dụng châu báu, lụa là sợ rằng vẫn chưa thể đáp ứng được, do vậy Vương Du bèn nêu ý kiến sử dụng tiền giấy để tế thần. Nhưng quyển Tân Đường thư - Vương Du truyện lại ghi rằng trước đó, trong dân gian đã có chuyện “sử dụng tiền giấy để tế ma quỷ”, vì thế, những cống hiến của Vương Du chỉ ở chỗ ông sử dụng tiền giấy giúp tên hôn quân nịnh nọt yêu thần ma quỷ mà thôi. Còn các sử gia lại đặc biệt ghi chép lại chuyện đó, có lẽ là vì sợ Vương Du đem những cái giản hóa của dân gian đưa vào trong điện miếu, phá hỏng những quy củ do tổ tiên truyền lại chăng?

 
Muộn hơn một chút, trong quyển Thử phác, Đới Trực nói “Pháp uyển chu lâm có ghi lại rằng tiền giấy khởi nguồn bởi n Trường Sử”. n Trường Sử có lẽ là chỉ n Nhuệ, con rể của Vương Hoàn, do bị liên lụy bởi bố vợ, n Nhuệ bị giết vào cuối năm Vĩnh Minh thời Tề Vũ Đế. Bố vợ của n Nhuệ là tín đồ Phật giáo, sau này trở thành bạn thân của Tiêu Diễn - một hoàng đế vô cùng tin Phật, và xem chừng n Nhuệ cũng là một người tin Phật. Tiền giấy mà ông ta dùng có lẽ đều liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cái then chốt của câu chuyện như thế nào vẫn chưa được làm sáng tỏ, bởi trong quyển Pháp uyển chu lâm hiện nay, người ta không còn tìm thấy ghi chép liên quan đến sự việc này. Nhưng trong quyển Phân tích, chứng minh về thơ Đỗ Phủ, Hồng Hưng Tổ, người đời Nam Tống nhắc tới “hoàng đế Nam Tề bị phế truất, Tiêu Bảo Quyển (còn gọi là Đông Hôn Hầu) quá ham mê thuật quỷ thần, bèn cắt giấy thành tiền thay cho gấm lụa” (Trích từ Tục đốt tiền giấy trong lễ tạ ơn, tập năm). Thời điểm Đông Hôn Hầu giữ ngôi vị chỉ cách năm Vĩnh Minh không quá mười năm, xem chừng nói tiền giấy xuất hiện vào thời Nam Tề là có căn cứ chắc chắn. Nhưng từ lúc phát minh tiền giấy cho đến đời nhà Tấn vẫn là một khoảng thời gian tương đối dài, vì thế hiện tượng chôn tiền thật vẫn còn tồn tại khá phổ biến vào lúc bấy giờ. Trong quyển Nam sử - những chuyện ẩn dật, vị hòa thượng Tăng Nhan trước khi chết đã nói với các đệ tử rằng: “Nay ta phải giã từ nhân gian. Trong hộp kia có cất một nghìn đồng, để ta dùng trên đường xuống nơi chín suối, cây nến kia sẽ soi chiếu thi thể ta.” Đệ tử của Phật đã như vậy, thì những người bình thường há không làm như vậy sao?
 
Thói quen trước nay của người Trung Quốc là luôn coi những phát minh trong dân gian đồng nhất với những tên giặc cỏ, phải được tống tiến lên hoàng thượng trước tiên, cho đến khi tất cả mọi vương công khanh tướng đều đã áp dụng, đến lúc đó giấy chứng nhận bản quyền phát minh mới chính thức được cấp cho người phát minh. Vì thế, tiền giấy chưa chắc đã do một người nổi tiếng nào đó sáng tạo ra. Vào trước thời Nam Tề, trong dân gian đã sử dụng tiền giấy vào việc tế lễ thần linh và mai táng người chết. Theo rất nhiều sách sử ghi chép, tiền giấy được sử dụng rộng rãi trong xã hội phải được bắt đầu từ thời nhà Đường, nhưng nếu truy cứu về vấn đề nguyên thủy của nó, thì như Phong Diễn nói “tiền giấy được bắt đầu sử dụng từ thời Ngụy Tấn” là không sai.
 
Trước khi tiền giấy xuất hiện, người ta thường đem tiền đồng thật chôn trong mộ khi mai táng người quá cố. Nhưng chỉ những gia đình giàu có mới có thể làm như vậy, còn gia đình nghèo đành lực bất tòng tâm, hoặc cũng chỉ dâng lên vài đồng xu mang tính tượng trưng mà thôi. Nhưng những thứ đó đều được chôn xuống mồ cùng với người chết, không thể dùng lại được nữa. Vì thế, có thể suy đoán rằng, ban đầu, những đồng tiền âm phủ được làm từ giấy không những có hình dáng khác hoàn toàn so với những loại tiền âm phủ hiện nay chúng ta được thấy, chúng chắc trông giống với tiền thật lúc bấy giờ hơn, hơn thế nữa, chúng còn được chôn xuống dưới mồ.
 
Nhưng loại tiền giấy như thế không có tác dụng quan trọng nào trong sự phát triển của văn hóa âm phủ. Nó chẳng qua chỉ là loại tiền âm phủ được làm hết sức đơn điệu, xét theo ý nghĩa “ngụ ý”, tượng tùy táng và đồ binh khí làm từ đất nung đã làm công tác khai đường mở lối từ mấy trăm năm về trước, giá trị của văn hóa tiền giấy gần như ngang hàng với đồ đất nung thời bấy giờ.

 
Tiền giấy có bước nhảy vọt về mặt ý nghĩa văn hóa, chủ yếu thể hiện ở hai điểm: một là nó không chỉ được sử dụng khi mai táng người chết, mà còn được sử dụng trong việc tế lễ tổ tiên hàng năm, hai là nó được chuyển từ hình thức chôn tiền sang hình thức đốt tiền. Hiện nay, con người không thể tiến hành khảo sát quá trình này, nhưng theo những bậc tiên sinh kiên quyết giữ gìn lễ tục cổ từng nói, cái sai sót trong sự biến chất của tiền giấy là ở ảnh hưởng thuyết “tư minh phúc - giúp đỡ âm phủ” của các tín đồ Phật giáo.
 
Tiền giấy được dùng để “giúp đỡ âm phủ”, điều này cố nhiên có quan hệ rất lớn đối với việc truyền bá Phật giáo, nhưng thực tế nó cũng rất phù hợp với Đạo giáo của Trung Quốc, như vậy mới được quảng đại quần chúng và các bậc đại phu đón nhận. Mỗi đợt Tết đến xuân về, chỉ cần trong tay còn vài đồng, mọi người đều mau chóng đi mua sắm đồ lễ “xả hàng ngày hội mua sắm”, khi vui mình phải nghĩ đến người, thế là thế hệ con cháu hiếu thuận cũng nhớ đến các bậc tổ tiên nơi chín suối. Nhưng nơi mộ phần không phải chiếc va li tiền hay chiếc tủ quần áo để tiện mở ra mở vào, vì thế, muốn chôn tiền đồng xuống bất cứ lúc nào là việc bất khả thi. Do đó không khó để nhận ra tính ưu việt của tiền giấy. Trong Ghi chép ngày hội tụ, Nại Đắc Ông người thời Nam Tống có ghi chép một câu chuyện như sau: Vào thời Bắc Tống, triết học gia Thiệu Ung từng nghiên cứu về nghi lễ thờ cúng tổ tiên thời Xuân Thu, ông tổng hợp tất cả lễ nghi từ cổ chí kim, vì vậy việc đốt tiền giấy cũng được ông áp dụng. Trình Di cho việc đó là không hợp với Lễ, bèn tìm đến Thiệu Ung trách vấn. Ngài Khang Tiết (tức Thiệu Ung) đáp rằng: “Đó xuất phát từ ý nghĩa của đồ tùy táng, cắt bỏ mà có ích lợi, chẳng lẽ không phải là tấm lòng hiếu thảo của con cháu sao?” Trình Di luôn giữ địa vị thấp hèn bên phía cánh tả kiểu cũ, sang ngày hôm sau ông vẫn không hết băn khoăn, thấy hoàng thượng bẻ càng liễu, ông bèn cho đó là “sức sống” bị tổn thương, còn như những lời xấu xa kiểu “chết đói là chuyện nhỏ, thất lễ mới là chuyện lớn” vấn đề lại di hại đến ngày nay, còn khi đó ông vẫn là gương mặt một lòng bảo vệ môn phái bị nhiều người ghét bỏ. Nhưng Thiệu Khang Tiết cho rằng tiền giấy cũng như những loại đồ tùy táng kia, chỉ cần có thể biểu đạt được lòng hiếu thảo của con cháu thì không có thứ gì là không thể sử dụng để cúng tế được. Đương nhiên tiền giấy cũng chỉ được dùng để biểu thị lòng hiếu thảo mà thôi, tựa như ngày nay người ta hay nói câu “hay về nhà thăm tổ tiên”, việc thăm nom này vị tất phải bao lớn bao bé mang về, ngài Khang Tiết cũng không hề nhận định rằng tiền giấy sau khi đốt sẽ trở thành loại tiền được thông hành trong thế giới thần linh.
 
Quyển Phong song tiểu bản lại ghi chép rằng: “Vào thời Nam Tống, sau khi Cao Tông qua đời, trăm quan quỳ khóc, tiền giấy cúng tế giải khắp đường. Để biểu thị lòng hiếu thảo của mình đối với người cha đã khuất, vị hoàng đế vừa đăng cơ Tống Hiếu Tông liền chê chỗ tiền giấy được làm quá nhỏ, khiến tang lễ không đủ sức phô trương. Thế là lại có một tên gián quan không hiểu biết lên tấu, rằng: “Tục dụng chỉ tiền, ngãi thích thị sử nhân dĩ quá độ kỳ thân giả, khủng phi thánh chủ sở nghi dĩ phụng tân thiên dã.” Ý nói rằng, tiền giấy vốn là thứ không nên sử dụng, vì thế tiền có nhỏ một chút cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Hiến Tông nghe vậy vô cùng tức giận, ném bản tấu chương xuống đất, nói: “Bậc hiền nhân như Chiêu Nghiêu Phu chẳng phải cũng dùng tiền giấy để tế lễ tổ tiên hay sao? Lẽ nào ngươi sống trên đời mà không cần chỉ tiêu đến một đồng?” Vốn dĩ viên gián quan muốn khuyên can Hiến Tông không cần tổ chức buổi tang lễ quá phô trương, nhưng ông đã nghĩ không sáng suốt, cuối cùng phải gánh một trận giáo huấn. Còn Chu Văn Công có nói: “Từ khi vương triều được lập đến nay, những người học lễ đều sai lầm trong quan niệm, người ta chỉ làm mũ áo giấy mà không làm tiền giấy, vậy không hiểu mũ áo giấy và tiền giấy có gì khác nhau?” Đây chính là “ý nghĩa đồ tùy táng” mà Chiêu Khang Tiết đã nói. Có thể thấy, việc đốt tiền giấy cung cấp cho các vong hồn chi tiêu nơi âm phủ đã trở thành quy tắc chung dùng để “tận hiếu” của người đời, tất cả các bậc đại Nho đã dùng theo quảng đại dân chúng, vậy thì những kẻ tiểu Nho đừng tùy tiện lên tiếng phản kháng”[2]
 
[2] Nghe nói vào thời Đường, chỉ có Nhan Chân Khanh, Trương Tham Gia không dùng tiền giấy khi cúng lễ. Còn thời Tống, có Thiền Nhược Thủy không đốt tiền giấy, Lữ Nam Công còn đặc biệt viết Bài tụng Tiền Trịnh Công không hóa tiền giấy. Có thể thấy thời bấy giờ, đại đa số quan phủ thân vương đều phổ biến sử dụng tiền giấy.
 
Đi sâu hơn nữa, trong quan niệm về thế giới âm phủ của người đời, tiền giấy không những được sử dụng phổ biến ở cõi âm ti, mà nó còn có xu thế loại tiền đồng ra khỏi âm giới. Trong quyển Minh báo ký - Ghi chép những thông tin từ cõi âm, Đường Lân, người thời Đường có ghi lại một câu chuyện, chuyện rằng hồi đó Vương Thục vô duyên vô cớ bị diêm phủ bắt đi, khi xuống tới âm phủ mới phát hiện bị bắt nhầm, quy tắc từ xưa tới nay của Trung Quốc là sau khi bắt nhầm, đánh nhầm phải tạ ơn người ta, thế là Vương Thục được trả về dương gian, sứ giả diêm phủ yêu cầu ông giao một khoản “tiền cảm tạ”, hơn nữa còn nói rõ: “Ta không dùng tiền đồng của ngươi, ta dùng tiền giấy trắng.” Trong quyển Di kiên ất chí, tập mười lăm, Hồng Mại thời Nam Tống có chương Nỗi oan vợ lẽ nhà họ Mã nói về oan hồn đòi mạng, kẻ bị ma ám nhờ đạo sĩ ra tay hóa giải. Cuối cùng khi nhắc tới việc bồi thường một khoản tiền, vị đạo sĩ hỏi: “Ngươi muốn tiền đồng hay tiền giấy?” Con ma đó tuy là nữ giới, nhưng đã được đọc tất cả các sách thánh hiền, ả bèn mượn câu chuyện Tiễn quỷ đói tiền của Hàn Văn Công, cười và nói rằng: “Ta là ma, ta không phải là người, liệu ta có dùng tiền đồng được không?” Rõ ràng, tuy tiền đồng được chôn trong đất, nhưng các linh hồn ma quỷ không thể hưởng thụ được chúng.

 
Trong văn hóa âm phủ, ưu thế lớn nhất của tiền giấy so với tiền đồng chính là ở chỗ nó được “hỏa hóa”. Chữ “hóa” ở đây không phải chỉ việc giấy hóa thành tro, mà chỉ tiền giấy chuyển hóa thành tiền đồng lưu thông dưới âm phủ. Chỉ khi đã được hỏa hóa, âm phủ mới nhìn thấy tiền giấy, người nhận mới cầm được tiền trong tay. Còn tiền đồng được chôn trong đất, sau thời gian dài vẫn không bị hóa mòn, những kẻ trộm mộ sẽ đào chúng lên, khi đó chúng vẫn là tiền của dương gian, ma quỷ nhìn những đồng tiền đó bao năm mà nào có được sử dụng đến một đồng! Còn về khoản tiền cảm tạ cho đến các loại chi phí kèm theo, nếu là tiền đồng thì không biết chúng sẽ được chuyển đến nơi nào. Vì thế, xét về lý, tiền giấy chiếm lợi thế trước, khi đó nó lại quay lại biện hộ cho tiền đồng, khiến người ta không khỏi hoài nghi nó là đồng đảng của môn phái trộm mộ.
 
 Tuy nhiên sự “hóa” này đã khiến văn hóa âm phủ có sự thay đổi một trăm tám mươi độ. Tiền giấy có thể hóa, đồ dùng, quần áo giấy, người giấy, ngựa giấy đương nhiên cũng có thể đem hóa theo. Hán Cảnh Đế giữ vững giang sơn, thấy tướng Châu Á Phu - người đã từng dẹp yên quân phản loạn bảy nước không còn tác dụng nữa, Hán Cảnh Đế thấy không thuận mắt, bèn tìm cách tiêu diệt ông. Vừa lúc thấy con trai Châu Á Phu mua năm trăm bộ áo mũ giáp sắt và lá chắn làm đồ tùy táng, khiến Cảnh Đế tìm được lý do thích hợp, vu khống cho Châu Á Phu tội mưu phản. Á Phu đáp: “Những thứ mà thần mua đều là đồ dùng tùy táng, sao có thể gọi là mưu phản được ạ?” Phán quan phản bác lại rằng: “Quân hầu các người không tạo phản công khai trên mặt đất, mà muốn tạo phản trong lòng đất!” Thiên tử thánh minh, lời nói của quân tay sai tất nhiên không sai, nhưng sự việc này cũng đã mở ra tiền lệ cho việc vận chuyển lậu vũ khí xuống âm giới. Từ đó có thể suy luận rằng, mũ, áo giáp giấy, súng giấy, đao giấy, lớn hơn nữa là thành lũy, máy bay, đại bác, chỉ cần dùng giấy cắt dán là thành, chỉ cần nhóm một ngọn lửa, tất cả sẽ chuyển hóa sang thế giới âm ti, không biết chừng có thể tổ chức một quân đội dã chiến, nhằm thẳng cung điện Sâm La phát động chiến dịch “phê phán vũ khí”, “căng cờ thập vạn quân đi chặt thủ cấp Diêm La”, có thể thấy ý nghĩa lịch sử của tiền giấy thật lớn lao!
 
Sái Hầu phát minh ra giấy, lập công lớn khắp thiên hạ, sự kiện này được ghi chép rất rõ từ trong sách giáo khoa tiểu học đến các quyển bách khoa toàn thư, duy nhất phần tạo ra tiền giấy lại bị thất lạc, đó là điều rất đáng tiếc. Trong chương Sát thanh quyển Thiên công khai vật của mình, Tống Ứng Tinh đặc biệt ghi chép về loại giấy chuyên dùng làm tiền âm phủ, loại giấy đó có tên “giấy lửa” (tức là giấy chuyên dùng để đốt), còn nói loại giấy đó “bảy phần mười được hóa để cống cho diêm phủ, ba phần còn lại được hóa để làm tiền chi tiêu hàng ngày”. Bàn về giấy mà không bỏ qua công dụng của nó tại thế giới âm phủ, đó mới là điều làm nên sự nổi tiếng của tác phẩm.
 
 
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận