Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

 
Thẩm Bình Sơn trong Trung Quốc thần minh khái luận có nhắc đến “huyền thuật biên” và “liễu nhân dự báo thuật”, được coi là biến thể của thần Chương Liễu: “Thuật này được lưu truyền đã lâu, tương truyền chỉ cần hợp mệnh, thì những người am hiểu về đạo thuật đều biết thuật này. Khi luyện thuật này, trước tiên phải chọn được ngày lành, lấy một đoạn cành liễu mọc ở hướng đông, gần nguồn nước, đẽo thành một bức tượng, cao khoảng hai tấc sáu, ấn đủ bảy huyệt, tay trái giơ lên lấy khí dương, tay phải chỏ xuống lấy khí âm, mình mặc áo màu xanh lá, lại dùng cát đỏ viết lên tờ giấy màu vàng mấy dòng “tâm can tì thận phổi”, cuộn lại, gói vào trong bụng. Tiếp đến dùng máu mào gà bôi lên miệng, ghi giờ, ngày, tháng, năm,đợi giáp tử, khấn thân nhật, tế lễ trong một căn phòng yên tĩnh, dùng gà trắng, cá khô, đầu thỏ, quả dưa làm đồ lễ. Hằng ngày, mỗi buổi sáng sớm niệm “nhị khí chú” trước, sau đó niệm “truy hông hiện hình chú” bốn mươi chín lần, trưa và tối cũng lặp lại y như thế. Luyện đến ngày thứ hai mươi mốt thì lá cờ đỏ treo trên bàn thờ sẽ tự động phất lên, có nghĩa là hồn đã biến hình. Hai mươi lăm ngày sau thì thấy hiện hình, trong thời gian đó không được phép để chó mèo lại gần, người làm phép phải giữ mình chay tịnh, rồi đặt hình nhân vào trong lọ sứ, bọc vải đỏ, dùng que tre gõ nhẹ, sẽ thấy bên trong có tiếng nói, có thể dự báo chi chúng ta chuyện tương lai.
 
Mặc dù đã kể rất tỉ mỉ nhưng vẫn có những tình tiết khá mơ hồ. Viết tám chữ ngày, giờ, còn cả “truy hồn hiện hình chú”, đây rõ ràng pháp sư đã chọn được một hồn ma nào đó để luyện rồi, những hồn ma này được chọn hay bị dụ dỗ bằng cách nào thì không ai biết Lý Trần Thanh đời nhà Thanh có nhắc đến “nhĩ báo pháp” trong Tập dị tân sao, trong đó kể rất tỉ mỉ kinh nghiệm ông luyện thần Chương Liễu, trong đó phải kể đến chi tiết này, tuy cách luyện của ông không hoàn toàn giống cách chúng tôi vừa nhắc ở trên.
 
Theo những nguyên tắc của việc luyện pháp thuật, trước tiên phải chọn được hai người chết, một người thông minh và một người hung dự bạo tàn, sau đó viết tên của họ lên bài vị, dụ thần trông coi nhà cửa và ông Táo vào trong mật thất, niệm chú bay ngày bảy đêm, hồn ma của họ sẽ tự khắc đến. Ban đầu, bên tai ta sẽ thấy có âm thanh như tiếng ruồi bay, sau đó âm thanh lớn dần như có một đàn ong đang bay đến. Tiếp đó hãy niệm “khai hầu chú” là có thể nghe được tiếng nói của hồn ma. Bây giờ mới bắt đầu thỏa thuận, giao kèo với hồn ma, bắt chúng phải nghe theo sự sai khiến của mình, nhưng thời gian chỉ được hạn định trong vòng một năm. Lý Trần Thanh đã từng thử cách này một lần nhưng công cốc, không thấy bóng ma cũng không nghe thấy có tiếng động nào. Sau đó, nhờ có sự trợ giúp của pháp sư Hoa Mỗ mới dụ được một con ma tới, nhập vào người pháp sư họ Hoa nói chuyện với Trần Thanh, không ngờ con ma đó lại chính là người bạn đã mất của ông. Người bạn nghe xong lý do tại sao ông lại gọi chính mình về, liền tức giận mắng rằng: “Lúc sinh thời chúng ta đã có mối thâm giao, tại sao lại phải dùng yêu thuật để sỉ nhục ta như thế!” Lần thử nghiệm thứ ba, Lý Trần Thanh định gọi hồn người hàng xóm, không ngờ mới luyện được chín ngày thì ông đổ bệnh hai tháng. Người ta đồn rằng sau đó ông cũng gọi được hồn về, nhưng chỉ gặp trong mơ có một lần, không được coi là chính thức. Xem ra, cả ba lần thử nghiệm của ông đều thất bại. Thế nên cuối cùng tác giả đi đến kết luận, “đời này không ngộ được đạo ấy, nay đốt sách đoạn tuyệt”, dường như đã có chút giác ngộ, nhưng khi đọc lại những ghi chép của ông, mới thấy thực ra ông vẫn chưa tỉnh hẳn cơn mơ.
 
Nhưng tôi cảm thấy, đây đều là những pháp thuật mà các thầy phù thủy có thể công khai với người đời, tuy có đôi chút tà giáo, nhưng trên dương thế thường không có quy định nghiêm cấm chiêu hồn người đã khuất, cho dù có bị người ta nghe thấy cũng không sao. Còn về phép thần Chương Liễu mà họ thực sự đã dùng thì đương nhiên sẽ không để người khác biết. Tác giả cuốn Hồng lâu bình mộng có một quyển bút ký mang tên Minh trai tiểu thức, trong đó chương mười hai kể về câu chuyện “quỷ tiên”, mà “quỷ tiên” ở đây chính là thần Chương Liễu. Tiểu thư đồng của Phan Thành Chương nhặt được một cậu bé người gỗ dài hai tấc, mắt mũi, chân tay đều đủ cả. Cậu ta tưởng đó là một món đồ chơi liền giấu nó vào trong bụng. Không ngờ một lát sau, cậu bé người gỗ bắt đầu bắt chuyện, “tiếng nói nhỏ nhẹ như tiếng gà con, nói về những việc vặt trong nhà sau này, thằng bé họ Chu, sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương, nay hóa thành quỷ tiên”.
 
“Sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương” là ý gì? Tiền Vịnh, người đời Thanh, trong chương hai mươi tư, quyển Lữ viên tùng thoại tiết lộ một bí mật: “Ở vùng giữa Ngô - Việt hiện nay có các thầy bói dạo, mỗi người đều dùng một hình nhân gỗ khắc tám chữ, dùng bùa chú nhốt linh hồn đứa trẻ vào hình nhân gỗ, được gọi là thần Chương Liễu.” Khoảng giữa Ngô Việt mà tác giả nói đến ở đây là vùn Phú Dương thuộc Chiết Tây, ở đó có một dãy các gia đình chuyên chế tác tượng thần Chương Liễu.
 
Niệm thần chú âm phủ nhốt linh hồn đứa trẻ vào trong người gỗ, hóa ra thần Chương Liễu là dùng linh hồn trẻ nhỏ tạo nên! Quỷ tiên đó vốn là người Hoa Đinh, lúc ba tuổi bị pháp sư yểm bùa bắt mất hồn, mang đến Phú Dương, có lẽ là định luyện quỷ tiên ở đây. Đương nhiên thần Chương Liễu có khả năng tiên đoán sự việc, khi rơi vào tay bọn pháp sư ma tà thì chúng không đơn thuần là một món đồ chơi nữa, mà bọn chúng dùng những sinh linh bé bỏng để kiếm tiền.

 
Đỗ Tiên
 
Tương tự như thần Chương Liễu, Linh ca, Linh tỷ còn có một loại quỷ tiên chuyên chui vào bụng người, đó là Đỗ Tiên. Viên Mai trong chương mười bốn cuốn Tử bất ngữ có kể về chuyện ma quỷ chui vào bụng người, và xếp cả ba thứ quỷ vật này vào cùng một loại. Vợ của Tiêu cử nhân là Kim Thị mời một tên thầy bói mù đến nhà, tên thầy bói này kể những việc trong quá khứ của Kim Thị chính xác không sai một li, khiến Kim Thị vô cùng khâm phục, liền tặng cho rất nhiều vàng bạc và cung tiễn ra tận cửa. Nhưng đến nửa đêm thì trong nhà có vật tác quái. Trong bụng Kim Thị đột nhiên phát ra tiếng người: “Sư phụ tôi đã đi rồi, tôi đành sống nhờ trong bụng phu nhân vài ngày vậy.” Kim Thị hoài nghi đó là thần Chương Liễu, liền hỏi: “Ngươi có phải là Linh ca không?” Người đó đáp: “Tôi không phải Linh ca hay Linh tỷ gì hết, sư phụ lệnh cho tôi phải chui vào bụng phu nhân để tác quái, lừa lấy tiền bạc.” Vừa dứt lời, Kim Thị liền cảm thấy đau bụng dữ dội.
 
Tiêu phu nhân hằng ngày nhàn rỗi không có việc gì làm, lại đi mời thầy bói về bói toán, đúng là tự chuốc vạ vào thân. Nói về tên quỷ quái trong bụng bà ta, tuy không phải là hình nhân bằng gỗ, nhưng cũng có thể gọi là thần Chương Liễu hoặc Linh ca, Linh tỷ. Trung Hoa toàn quốc phong tục chí có đoạn viết rằng: “Nghiệp thử giả tự vị hữu chương liễu thần, năng giới thiệu dĩ tử chi hồ dữ sinh nhân tiếp đàm, hầu gian tác thanh tức tức, văn giả bất minh, tất tu kỳ vi chi phiên dịch, phương năng minh liễu, vị chi “quản linh ca”.” Ở đây “quản” lẽ ra phải là “quan” trong “quan đỗ tiên” hay “quan vong” của cà thầy phù thủy dân gian, cách gọi tắt của việc mời hồn người chết về nói chuyện, còn tiếng kêu trong bụng kia thực ra chỉ là “phức ngữ thuật” (tiếng nói riêng của bụng), là những Linh ca, Linh Tỷ ở trong bụng, tức Đỗ Tiên đang nói chuyện, Quan Đỗ Tiên là quỷ vật phổ biến của các thầy phù thủy dân gian vùng Chiết Giang, không biết nó bắt nguồn từ đâu, nhưng ít nhất đã tồn tại từ cuối đời Minh cho đến cuối đời Thanh. Mộng xưởng tạp trứ cho rằng Đỗ Tiên chỉ là một sinh linh, chuyên thông báo nơi ở của vong linh cho người thân của người đã khuất, tuy cũng nhằm mục đích kiếm tiền nhưng không có ác ý. Ngoài ra còn có một câu chuyện đươc lưu truyền trong dân gian thế này: “Có một lão bà thường ngày thờ Đỗ Tiên, dựa vào nó để kiếm tiền sinh sống. Sau khi lão bà chết, Đỗ Tiên không nơi nương tựa, thỉnh thoảng lại hiện hình, lấy tên là Vương Tú Anh, trang điểm lộng lẫy, dáng vẻ yêu kiều, một năm sau bỗng nhiên biến mất. Có thể thấy Đỗ Tiên thực ra cũng là một linh hồn, về bản chất chẳng có gì khác với thần Chương Liễu.
 
Đổng Ca
 
Các bà phù thủy vùng Từ Khê cũng nhờ vào Đỗ Tiên để kiếm tiền, đương nhiên là vì mục đích trục lợi, nhưng nếu vì thế mà mang tội giết người thì quả là việc làm dại dột. Vì thế nói một cách công khai, sở dĩ những hồn ma chui vào bụng người, chấp nhận chịu sự sai khiến của các pháp sư là bởi khi còn sống chúng nợ tiền họ. Hữu đài tiên quán bút ký có viết:
 

Tục truyền rằng, vùng Từ Khê có thứ tên là Đỗ Tiên, tương truyền là quỷ nợ, lúc sinh thời vay tiền của người ta mà không trả được, nên đành chui vào bụng người đó, dùng sức mạnh ma quỷ của mình để gọi hồn người chết trở về, vì thế người kia buộc phải trả thù lao, món nợ coi như xí xóa. Trả được nợ rồi, con ma tự khắc sẽ rời đi. Có khi chỉ có một con ma chui vào bụng, cũng có khi nhiều con ma cùng chui vào một lúc. Ban đầu, khi mới bị ma nhập, người đó sẽ ngã bệnh, ăn vào đều nôn ra. Người Từ Khê cực kỳ tin vào điều này.
 
Rốt cuộc cách trả nợ này khiến chủ nợ biến thành thầy phù thủy hay thần phù thủy cố tình đòi nợ, ép người thiếu nợ phải bán mình làm Đỗ Tiên, với trí lực người phàm như chúng ta quả thực khó lòng mà biết được, bởi vì ai cũng biết rằng, trên đời này, những người làm từ thiện mà trong bụng không có quỷ quả thật không nhiều.
 
Thẩm Đức Phù trong chương hai mươi tám, quyển Vạn lịch dã hoạch biên có câu chuyện Tam hiếu kiêm tác quỷ, kể về việc hồi nhỏ, khi ông ở Vô Tích, có thầy pháp sư họ Tôn đến hỏi thăm, người này luyện quỷ làm tay sai ình, con quỷ đó kể về những chuyện trong quá khứ như đang diễn ra trước mắt, hỏi những việc sau này cũng trả lời thông suốt, không những thế nó còn có tài thơ phú, quả là bậc kỳ tài. Trong lúc trò chuyện mới biết con quỷ này không chỉ là thành phần tri thức, mà còn từng đoạt giải nguyên, ít nhất cũng là một trạng nguyên đứng đầu một tỉnh. Hỏi anh ta tại sao lại không siêu sinh, cam phận làm trâu ngựa cho tên pháp sư đó, anh ta liền đáp rằng: “Vì lúc sinh thời nợ tiền của người ta, nên giờ phải trả đủ mới siêu sinh được.”
 
Những câu chuyện như trên đã cách chúng ta cả nghìn năm lịch sử, tài liệu sớm nhất mà tôi tìm được là câu chuyện trong Bắc mộng tỏa ngôn của Tôn Quang Hiến. Hồn ma trong câu chuyện là một nhân vật danh tiếng lừng lẫy, đó là Điền Bố, giữ chức Nguy bác tiết lộ sứ dưới thời Đường Mục Tông, còn người sai khiến ông ta là bà bói già. Hỏi rằng: “Ngài chết oanh liệt, hà cớ gì phải hạ mình chịu sự sai khiến của một mụ đàn bà?” Vong hồn Điền Bố buồn bã đáp: “Tôi đây mang nợ người ta tám trăm nghìn quan tiền, nên đành phải nhẫn nhục làm tay sai để trả nợ cho đến khi hết nợ mới thôi.” Mụ thầy bói kia kiếm tám trăm nghìn quan tiền dễ như trở bàn tay, vì thế có lẽ chuyện ma quỷ chịu sai khiến để trả nợ là chuyện rất khó tin, ngay cả thân phận Điền Bố kia cũng chưa chắc đã là có thật.
 
Trong Tục di kiên chí cũng có đoạn như sau: “Sau Nam Độ (chỉ kinh đô thời nhà Kim, do bị Mông Cổ uy hiếp phải dời đo đến Biện Lương), kinh sư xuất hiện một “Mãn sư” với một “thần đồng”, tương truyền đứa trẻ xuất thân dòng dõi quý tộc, họ A Bất Hãn Thị. Lên tám tuổi, nước Kim rơi vào loạn lạc, buộc phải rời kinh, đứa bé bị người ngựa giẫm chết. Vì khi sống còn nợ tiền Mãn sư chưa trả, nên khi chết phải trả nợ. Đứa trẻ có thể nói chuyện với người dương, hỏi chuyện gì cũng trả lời vanh vách.
 

“Mãn sư”ở đây chỉ các pháp sư Sa Mãn của Sa Mãn giáo, tộc người Nữ Chân. Đồng ca ở đây là vong hồn của một đứa trẻ, hơn nữa, đứa trẻ này chết do bị người ngựa giày xéo khi người Kim rút khỏi kinh đô cũ, vậy thì vị pháp sư kia không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nó. Nhưng bất kể là đứa trẻ chết như thế nào thì vị pháp sư kia cũng không nên dùng linh hồn của nó làm nô lệ phục dịch ình, vì thế, cái cớ “trả nợ lúc sống” có thể coi là lý do hợp lý nhất.
 
Nhưng kiến người ta khó lý giải nhất là đứa trẻ xuất thân quyền quý, Điền Bố là một tiết độ sứ đại tướng quân, anh thư sinh kia từng thi đỗ trạng nguyên, trong nhà có lẽ chẳng thiếu tiền bạc, lẽ nào lại để thiếu nợ người ta không trả được, món nợ từ kiếp trước không thể để đến kiếp sau, khi được đầu thai làm người lần nữa hoàn trả sao? Lẽ nào nhất định phải bắt người ta bán linh hồn làm tay sai cho đám phù thủy mới trả hết nợ? Trong các câu chuyện của Mephisto Pheies và Faust, nếu ma quỷ muốn sai kiến linh hồn người sống, đều phải ký kết thỏa thuận hoặc khế ước, như vậy ít nhất vong hồn nào đen đủi bị ma quỷ sai khiến cũng có được đôi chút quyền lựa chọn, hoặc cũng có thể gọi là quyền “tri tình”, còn các vị pháp sư Trung Quốc thì hoàn toàn là phong các Hoàng Thế Nhân, không hiểu thế nào là “thương mại”, thế nào là “thiếu nợ”.
 
Từ Huyền, người đời Nam Đường có ghi chép trong Kê thần lục câu chuyện “thần thần”, cũng thuộc một lại Linh ca, Linh tỷ. Hồn ma này lúc sinh thời cũng là con nhà quyền quý, nhưng vì lúc sống thiếu nợ người ta mấy trăm nghìn đồng, nên sau khi chết đi phải làm “thần thần” chịu sự sai khiến của chủ nợ. Nhưng khác với các Linh ca kể trên, chủ nợ của “thần thần” không phải là những pháp sư chuyên nghiệp, mà chỉ là những quan quân nhỏ. Còn một điều đáng chú ý nữa, hồn ma này bắt buộc phải làm “thần thần” trả nợ bởi đây là phán quyết của địa phủ, có căn cứ và cơ sở pháp lý! Thực ra, nguyên nhân của nó cũng rất đơn giản, các vị pháp sư đều có thể tạo ra những khoản nợ giả, vậy thì một phán quyết giả của địa phủ đối với họ cũng chẳng có gì khó khăn cả, họ có biến ra cả một địa phủ giả cùng là chuyện bình thường.
 
Thần Độc Lâu
 
Năm Nguyên Thuận thứ ba, tức năm 1343, tại một địa phương thuộc tỉnh Thiển Tây, Trung Quốc (nay thuộc khu tự trị Nội Mông) xảy ra một vụ án kỳ lạ làm kinh động một thời. Bởi nhân vật chính trong vụ án và nguyên cáo là những hồn ma không rõ mặt. Sự việc đã được đưa lên tới cấp lãnh đạo tỉnh Trung Thư và cấp trung ương nên được gọi là “Trung Thư quỷ án”. Tình tiết vụ án đại để như sau: Có một thầy phù thủy tên là Vương Vạn Lý sát hại một tiểu đồng bằng tà thuật, lấy linh hồn đứa trẻ rồi xui khiến linh hồn làm điều ác. Cuối cùng, linh hồn đứa trẻ đã hiển linh và vạch trần tội giết người của Vương Vạn Lý. Tình tiết vụ án đơn giản, trong đó có nhiều điều kỳ ảo, chúng tôi sẽ phân tích ở một văn bản khác mang tên Trung Thư quỷ án. Ở đây chỉ nói đến tà thuật này là do một kẻ tà đạo họ Lưu truyền cho. Để thực hiện bí quyết này đầu tiên phải xem quẻ, tính toán đâu ra đấy, rồi chọn những bé trai và bé gái thông minh, mê hoặc nó bằng cách yểm bùa và niệm thần chú. Sau đó cắt mũi, môi, lưỡi, tai, mắt của chúng, niệm thần chú để lấy hoạt khí. Tiếp đó cắt bụng, tim và gan mỗi loại một miếng nhỏ, phơi khô, băm nhỏ, sàng lấy bột mịn, gói lại bằng lụa ngũ sắc, rồi dùng giấy làm thành hình nộm, sau đó dùng cách niệm thần chú sai khiến linh hồn đi tác quái người khác. Trong suốt quá trình cắt lấy bộ phận cơ thể của đứa trẻ, không được để cho nó ngừng thở. Tình tiết câu chuyện nghĩ mà rợn cả người.
 
Trước thời nhà Nguyên là thời nhà Tống và nhà Kim. Thần tiên và ma quỷ lúc đó ngoài “Đồng ca” ra còn có “Độc Lâu” và “Minh Đồng”. Trong đó, “Minh Đồng” được tạo ra từ linh hồn người sống, cách tạo ra “Minh Đồng” cũng vô cùng tàn khốc.
 
“Thần Độc Lâu” xuất hiện trong quyển Hồ hải tân văn di kiên tục chí của tác giả Dật danh. Nội dung chủ yếu là những câu chuyện thời Tống và thời Kim. “Thần Độc Lâu” xuất hiện vào thời Nam Tống, cùng với “Đồng ca” tuy ranh giới phân chia hai miền Nam, Bắc nhưng hầu như xuất hiện cùng thời. Vào những năm Nam Tống Lý Tông Gia Hy, ở một làn nọ có một cháu nhỏ chừng mười tuổi bỗng nhiên mất tích. Người ta tìm khắp nơi nhưng đều bặt vô âm tím. Hôm ấy, trong khi người làng đang bủa đi tìm cháu nhỏ thì trời bỗng mưa như trút nước, họ bèn tránh mua ở mái hiên một nhà gần đó. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng cháu nhỏ la hét, gọi tên ông nội, nghe đến kinh hoàng. Đến khi xác định chính xác đó là tiếng cháu nhỏ, họ liền đi trình báo. Sauk hi quan quân lục soát, cuối cùng đã tìm thấy đứa trẻ được giấu ở một cái hòm của gia đình ấy trong trạng thái quắt queo, dường như không còn nguyên vẹn hình người và chỉ còn thoi thóp thở. Khi được đưa đến cửa quan, đứa trẻ vẫn cố gắng kể đầu đuôi sự việc. Khi mới bị bắt, đứa trẻ được dỗ dành ngon ngọt, được ăn một bữa no. Sau đó bị bỏ đói. Hằng ngày, thầy phù thủy dùng giấm đổ lên mình nó từ đầu đến chân và bị đóng đinh vào các khớp tay chân. Hành động hết sức dã man.

 
Đứa trẻ kể xong thì tắt thở, thế là tên phù thủy không thể chối tội, cả nhà y đã phải đền tội. Cuối cùng tác giả đã phán rằng:
 
Những người phán đoán về vận may rủi ngày nay đều dùng phép thuật bắt trẻ con như thế. Đợi đến khi đứa trẻ qua đời, nhặt lấy xương khô, nhập hồn phách vào để cô hồn báo mộng. Cô hồn đó gọi là thần Độc Lâu.
 
Cái tên “thần Độc Lâu” khiến người ta phải khiếp sợ. Hơn nữa, cách tạo ra vị thần này hết sức tàn nhẫn. Người ta nghi ngờ rằng, hai chữ “độc lâu” là thể biến âm của từ “chương liễu”. Bởi vì, vật này tuy đáng sợ nhưng không có quan hệ gì với “độc lâu”, do đó, “thần Độc Lâu” là do đọc nhầm từ một cái tên khác. Thực ra không phải như vậy, những bản lĩnh của “thần Độc Lâu” như người ta nói đều có căn cứ. Trong quyển Những chuyện khôi hài về Độc Lâu đã từng dẫn lời của Thích Tán Ninh trong bài Đông Pha tiên sinh vật loại tương cảm chí, “độc lâu”được xuyên qua thân bằng cỏ bồng, hoặc bị trát bùn, đầu để trần cũng có khả năng dự báo điềm lành dữ, cát hung, đó chính là “thần Độc Lâu”, tà thuật này chưa hoàn toàn thất truyền. Từ đó về sau, cho đến tận đời nhà Thanh, có trường hợp người ta dùng xương người chết để tạo ra “thần Chương Liễu” là như vậy.
 
Ngoài ra, thời Nam Tống còn có một loại thần tên gọi “Minh Đồng”, cách tạo ra vị thần này cũng khá tàn nhẫn. Hơn nữa lại dùng thai nhi trực tiếp từ trong bụng mẹ. Như vậy là lại cướp thêm một sinh mạng nữa. Trong quyển hạ, cuốn Quý tân tạp thức của Chu Mật có ghi lại câu chuyện ở vùng An Cát, huyện Chiết Tây như sau:
 
Ở một làng nọ thuộc huyện An Cát, có một người phụ nữ đang mang thai. Hằng ngày đưa cơm cho chồng đi làm đồng, lần nào cũng đi men theo lối cạnh miếu. Thế rồi có một người hành nghề bói toán ở trước miếu nhìn thấy bèn theo dõi. Một hôm, nhân lúc người phụ nữ này đi qua, y bèn mời chào mà rằng: “Nay tôi làm cơm, mời nhà chị đến ăn cùng.” Người phụ nữ đồng ý, hai người cùng đi vào chỗ vắng trong miếu. Lúc đó, y cười và nói: “Bụng chị to lắm, nhất định là song thai.” Người phụ nữ hỏi lại rằng: “Cớ sao ông biết?” Y nói: “Chị thè lưỡi ra, ta xem, có thể đoán biết thai nhi là trai hay gái.” Người phụ nữ bèn thè lưỡi ra, để cho lão thầy bói dùng dây ngoắc lấy. Thế là người phụ nữ cả tin kia không sao mà kêu lên được. Y bèn mổ bụng chị ta ra, mấu lên tế thần, sau đó nướng đứa trẻ lên làm nến, tạo ra thần dự báo Minh Đồng.
 
 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận