Tế Điên Hòa Thượng

Đến địa phủ thấy tội nhân lòng ác không chừa

Gặp yêu quái khởi tà tâm tan thân mạng

Bị quỷ tốt ném vào vạc dầu sôi, Trương Sĩ Phương sợ quá hét lên một tiếng
giựt mình tỉnh lại, mở mắt ra mới hay là mình vừa chiêm bao, đang nằm
trên giường mà mồ hôi ra ướt cả mền nệm. Vừa mới định thần thì nghe bên
kia Lý Tu Duyên la lên:

- Không xong rồi, đau lòng em quá Trương đại ca ơi!

Trương Sĩ Phương hỏi:

- Lý hiền đệ, em la cái gì vậy?

Em mới vừa nằm mộng, thấy có hai quan nhân đến trói dẫn anh xuống gặp Diêm Vương. Diêm Vương bảo quỷ tốt dẫn anh đi xem các địa ngục. Em cũng đi
theo phía sau anh. Anh xem các địa ngục xong, Diêm Vương nói anh làm hại Vương viên ngoại, lại còn muốn hại bao nhiêu người nữa. Em thấy anh bị
quăng vô vạc dầu sôi sùng sục, sợ quá em la lên một tiếng giật mình tỉnh lại.

Trương Sĩ Phương nghe xong nghĩ thầm: "Lạ thiệt, làm sao
mình nằm mộng mà nó biết kìa?". Rồi lại nghĩ: "Nằm mộng là ở trong lòng
thôi, làm gì có việc đó! Phải nghĩ cách giết hai thằng này mình mới phát tài được. Nếu không như vậy thì không xong!". Nghĩ tới nghĩ lui rồi ngũ nữa. Lại cũng nằm mộng như trước, nhưng lần này thấy mộng không bị
quăng vào vạc dầu mà bị ném lên núi dao. Sợ quá giật mình tỉnh giấc, lại ướt đẫm cả mồ hôi! Ba lần như vậy, Trưong Sĩ Phương sợ quá trống ngực
đập thình thịch! Nghe bên ngoài trống điểm canh ba, Trương Sĩ Phương
nghĩ bụng: "Thôi mình đừng ngũ ở đây nữa, căn nhà này xui quá! Ngủ nữa,
mình phải sợ bắt chết đi!". Hắn nghĩ rồi, ngồi dậy nói:

- Hai vị hiền đệ ngủ đi nhé! Tôi có việc phải đi đây.

Vương Toàn cũng tỉnh dậy, nói:

- Trương đại ca, nửa đêm mà anh đi đâu vậy?

- Chú để mặc tôi. Tôi không ở đây nữa.

- Anh muốn thế thì gọi gia nhân mở cửa cho.

Trương Sĩ Phương mặc y phục xong, bước ra kêu gia nhân mở cửa. Mọi người vừa
mới ngủ bị dựng dậy mở cửa, ai cũng rủa thầm hắn vì từ hồi nào đến giờ
hắn không được lòng ai cả. Ra khỏi thôn Vĩnh Ninh, Trương Sĩ Phương
thẳng đến Hài Sanh kiều, ngước mắt nhìn lên, mặt trăng đang lơ lửng trên không. Đương lúc tàn thu, mặt nước lặng lờ long lánh như gương. Gió Tây thổi lại, nhuộm màu vàng cả rừng cây. Nhìn xuống dưới cầu, dòng nước
thu trong cuồn cuộn chảy về Đông. Đêm sâu yên tĩnh, gà chó lặng im. Đứng trên cầu, Trương Sĩ Phương tự hỏi: "Đêm khuya canh ba mình đi đâu nhỉ?
Chi bằng đến viện Câu Lan nghỉ đỡ đêm nay". Mới tính như vậy, bỗng nghe
trong rừng cây phía Bắc có tiếng đàn bà khóc nỉ non. Trương Sĩ Phương
theo tiếng tìm đến gần xem thử. Quả nhiên đó là một thiếu phụ, tuổi cũng không quá hai mươi. Tiếng thở than như mật rót đầy vẻ bi ai. Trương Sĩ
Phương tiếc cho ánh trăng không đủ tỏ để nhìn thấy vẻ nguyệt thẹn hoa
nhường. Chiếc miệng nhỏ xíu hợp với đôi mày ngài mắt hạnh trên gương mặt ngọc phù dung, từ đầu đến chân không chỗ nào chê được. Trương Sĩ Phương nhìn thấy tức thì dâm tâm phát động. Hắn ta vốn là quỷ đói trong đám
sắc, ma vương của loài hoa, vội vàng nói:

- Vị tiểu nương này, tại sao đêm khuya tăm tối mà lại khóc than ở đây?

Người thiếu ấy ngước mắt lên nhìn, nói:

- Thưa đại gia công tử, tiểu phụ học Chương, chỉ vì chồng không ra gì, cả gia tài đều đem nướng vào sòng bạc hết, đến nổi nhà phải chạy ăn từng
bữa. Như vậy chưa đủ, hôm nay chồng tiểu phụ cần tiền, mới bán tiểu phụ
để ăn thua trong sòng bạc. Cho nên tối nay tiểu phụ lén trốn ra đây,
định ngồi khóc lóc một hồi rồi treo mình kết liễu cuộc đời cho xong. Đại gia công tử nghĩ xem, rơi vào hoàn cảnh này còn sống mà làm gì?

Trương Sĩ Phương nghe nói có ý mừng thầm, cho đây là dịp thuận tiện, vội nói:

- Tiểu nương tử ơi, nàng đừng nghĩ quẫn như thế! Người ta chết rồi không
thể sống lại được. Nàng đang còn tuổi trẻ thanh xuân, chết thật là quá
uổng! Chi bằng nàng hãy theo ta có tốt hơn không?

- Ôi, tôi theo công tử đi đâu?

- Ta nói cho nàng biết, nàng thử hỏi thăm trên phố này xem. Ta họ Trương
tên là Sĩ Phương, là ai tài chủ ở tại địa phương này, trong nhà cũng có
nhà cửa điền sản đầy đủ, cửa hiệu buôn bán tơ lụa. Gần đây vợ ta vừa mới mất, không ai vừa ý nên chưa tục huyền. Không đi bước nữa không phải
tại ta không muốn, mà vì muốn chính mắt mình thấy người ưng ý mới bằng
lòng. Nếu nàng chịu đi cùng ta, chúng ta hai người quả là trai tài gái
sắc đẹp đôi. Một khi nàng thành vợ của ta, y phục cả rương, đồ trang sức không biết bao nhiêu hộp, nhất hô bá ứng, nàng thấy thế nào?

- Công tử hiện ở đâu?

- Nàng đi với ta nhé!

Nói rồi đưa tay muốn kéo đi. Thiếu phụ ấy nói:

- Công tử xem có ai đến không?

Trương Sĩ Phương ngoái đầu nhìn lại không thấy có người nào, day lại cũng
không thấy thiếu phụ đâu. Trương Sĩ Phương còn đương ngạc nhiên, thì một con hương chương nhảy xổ lại ngoạm ngay cổ kéo vật xuống ăn thịt. Nó ăn Trương Sĩ Phương còn chừa lại một đầu và một cái đùi. Té ra người thiếu phụ ấy chính là con hương chương biến ra. Nó vâng lệnh Tế Công chờ sẵn ở đây để ăn thịt Trương Sĩ Phương. Chính tên tiểu tử này tâm ý quá độc ác xấu xa, mới bị yêu tinh thanh toán như vậy.

Sáng hôm sau, Vương
An Sĩ nghe nói Trương Sĩ Phương nửa đêm bỏ đi mới cho người đi tìm kiếm. Gia nhân về báo là chỉ gặp chiếc đầu và một cái đùi của Trương Sĩ
Phương sót lại. Vương An Sĩ bảo gia nhân đi mua một cổ quan tài về bỏ
chiếc đầu và chân còn lại của hắn vào trong đem chôn trên gò mả lạng.
Vương An Sĩ muốn cho Lý Tu Duyên hoàn tục rồi mới lo chuyện hôn nhân
tiếp theo, bèn chọn ngày lành tháng tốt, sai gia nhân đưa tin đến Hòa
thượng phương trượng chùa Quốc Thanh vì Lý Tu Duyên là đệ tử ký danh của chùa. Hôm đó lãi viên ngoại cùng Vương Toàn đưa Lý Tu Duyên lên chùa
Quốc Thanh làm lễ nhảy tường hoàn tục. Viên ngoại kêu gia nhân chuẩn bị
ba cổ ngựa chở Lý Tu Duyên và đặt tăng mạo, tăng y rách nát lên đó, Các
gai nhân đều cưỡi ngựa đi theo, Vừa mới ra khỏi đầu thôn Vĩnh Ninh, Tế
Điên thi triển nghiệm pháp, con ngựa đang cỡi tách đoàn chạy nhanh tới
trước vào thẳng trong rừng. Tế Điên nhảy xuống ngựa trút bỏ toàn bộ y
phục văn sinh công tử, lấy tăng y cũ mặc vào rồi dùng tay chỉ một cái,
đem ngựa treo lên cây, dùng phép ẩn thân giấu biến con ngựa đi, Tế Điên
cất bước lần về phía trước, thấy từ hướng đối diện đi lại năm, sáu ông
Hòa thượng kiếc. Họ bảo nhau:

Chúng mình phải đi nhanh may ra tối nay mới kịp. Hôm nay cháu gái của Đổng viên ngoại là Lưu Tố Tố con của
Lưu Bá Vạn cúng Tăng thí gạo, mỗi người được 200 tiền và một cái bánh
bao. Cô nương nguyên đã hứa gả cho Lý Tu Duyên, con của Lý Tiết đạt sứ.
Nào ngờ Lý Tu Duyên từ năm 18 tuổi đã bỏ đi mất. Cô nương này hiện ở nhà cậu, Đổng viên ngoại muốn tìm mối khác cho cô, nhưng cố ấy nói: "Trung
thần không thờ hai chúa, liệt nữ chẳng lấy hai chồng, đến chết không đổi ý". Vị cô nương này là người tài giỏi, các thân hào nhân sĩ của huyện
Thiên Thai chúng ta ai cũng khen ngợi cô. Đổng viên ngoại thúc ép cô dữ
quá, bảo cô nương không cần phải chờ Lý Tu Duyên nữa, nên ưng mối khác
đi. Cô nương không biết làm sao mới ra một câu đối, nói rằng nếu ai đối
được thì ưng người đó. Cô nương ra câu đố khó quá nên mấy giám sinh ở
phủ Thái Châu chúng ta không ai đối được, đúng là đụng đầu vào gai! Cô
nương tánh hay làm phước, chúng ta đi lãnh bánh bao và tiền đi!

Tế Điên nghe họ nói chuyện, biết là họ nói về cô vợ chưa cưới của Lý Tu Duyên, nên bước tới nói:

- May quá, may quá! Chúng ta cùng đi nhé!

Các ông Hòa thượng kia dòm lại, hỏi:

- Ông cũng đi lãnh bánh bao ở Đổng gia trang à?

- Chớ sao!

Nói rồi nhìn kỹ trước mắt không xa là một vườn cây, đó là Đổng gia trang.
Tiến vào cửa thôn, thấy cổng lớn ở phía Bắc đường cất một cái rạp rất
lớn. Các tăng nhân vào cửa, thấy quản gia đang phát bánh và tiền. Tế
Điên nói:

- Chúng tôi có bảy Hòa thượng tất cả. Chú đưa bảy cái
bánh bao và một điếu tiền 400 tiền cho tôi, tôi sẽ chia lại cho các Hòa
thượng kia.

Quản gia nghe nói bèn lấy bảy cái bánh bao và một
điếu 400 tiền tổng cộng nặng khoản một cân mốt đưa cho Tế Điên. Tế Điên
nói với Hòa thượng kia:

- Bánh bao thì mấy vị hãy cầm phần mình, còn tiền thì thư thả lát nữa lại đằng kia sẽ chia nhé!

Nói rồi nhìn sang thấy cửa sổ mở hoác, bên trong có một chiếc bàn để sẵn
bút mực nghiên đầy đủ. Kế bên dán một câu đối 11 chữ, đều có bộ Mịch
trùm đầu, câu đối là: "Ký ngụ khách gia, lao thủ hàn song không tịch
mịch". (Nương náu nơi này, nóng nảy não nề niềm nợ nặng). Tế Điên hỏi:

- Câu đối này để làm gì vậy?

Câu đối này của cô nương chúng tôi ra đó. Viên ngoại chúng tôi nói: Nếu có
ông nào đối được vế sau thì coi như người nhà; nếu người tăng hay đạo
đối được thì viên ngoại tôi sẽ cất một ngôi chùa hay ngôi miếu; hoặc là
văn sinh công tử đối được, chỉ cần tuổi tác tương đương, viên ngoại sẽ
tình nguyện gả cô nương cho người ấy. Nhưng câu đối ấy quá khó đến nỗi
những người đọc sách ở xứ này đều thúc thủ.

Tế Điên nói:

- Để ta đối vế sau câu ấy có được không?

- Nếu ông có tài học có thể đối được về sau, viên ngoại tôi chắc chắn sẽ cất chùa cho ông đó.

Tế Điên cầm viết ngoáy lia liạ. Quản gia cầm đưa cho vú em bảo đem cho cô
nương xem. Cô nương xem vế đối cứ tặc lưỡi khen hay, cho thiệt là kỳ
văn, diệu văn, tuyệt văn! Thật ra vế trên không phải là dễ đối. Mười một chữ trên đều có bộ Mịch trùm đầu, còn về ý nghĩa thì cô nương nói về
thân thế mình, cha mẹ mất sớm phải ở tạm nhà của cậu, khác nào việc "Ký
ngụ gia" (tạm ngụ nhà người), còn "Lao thủ hàn song không tịch mịch" là
nói con người lẻ loi của chính mình, ngồi một mình ở khuê phòng, trong
lòng buồn bả, biết đến ngày nào mới được mở mặt mày!

Về phần vế
dưới muốn coi như đắc cách, ngoài việc đối được ý tứ còn phải 11 chữ
mang cùng bộ loại: hoặc toàn là bộ Mịch, hoặc ba chấm Thủy, hoặc đeo bộ
Khẩu, hoặc Nhơn đơn nay Nhơn kép (xích) ; hoặc có Ngôn ở bên toàn dùng
lời nói; còn vế sau của Tế Điên dùng toàn bộ Sước có nghĩa là "đi". Câu
đối là: "Viễn ti mê đồ, thối hoàn liên kỉnh phản tiêu diêu" (Đường đời
đày đọa, đến đâu đạo đức được đồng đi). Ý nghĩa 11 chữ này ám chỉ Lưu Tố Tố cô nương từ khi lọt lòng đến nay, chay tịnh từ bụng mẹ không ăn thịt cá bao giờ. Cô ta vốn là Liên Hoa La Hán chuyển thế lạc vào nữ thai.
Hôm nay Tế Điên đến làm câu đối lại cốt ngầm độ người vợ chưa cưới.
"Viễn tị mê đồ" có ý nói người ta sống ở đời như một giấc mộng to, không khác nào lạc trong đường mê. Xa lánh đường mê tức là phải lánh khỏi
đường mê đó. "Thối hoàn liên kỉnh phản tiêu diêu" là nói chi bằng đi
xuất gia là được tiêu diêu tự tại. Cô nương xem câu đối tắc khen hay,
vội bảo:

- Mau kêu người ấy vào đây cho ta gặp mặt.

Gia nhân nói:

- Người đó là một ông Hòa thượng kiếc.

- Bất luận là tăng hay đạo ta cũng muốn gặp.

Gia nhân chạy ra ngoài tìm Hòa thượng thì không còn thấy tung tích đâu nữa. Tế Điên cầm một điếu 400 tiền thi triển nghiệm pháp chạy đi. Sáu ông
Hòa thượng trong chớp mắt không để ý, thấy ông Hòa thượng đâu mất bèn
lật đật rượt theo. Vừa chạy ra khỏi cửa làng thì thấy Tế Điên đang ngồi
trên đất nghịch tiền, nói nhảm một mình:

- Tiền này ít quá, hai trăm tiền không đủ đếm!

Sáu ông Hòa thượng thấy vậy nổi giận áp lại vây chặt định đánh Tế Điên.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui