Hạ Du khác với Hạ Phóng, hắn ta vừa trẻ tuổi vừa sung sức.
Nếu giao việc này cho Hạ Phóng, chắc chắn hắn ta sẽ không tự mình làm mà biết cách giải phóng bản thân, vừa giúp bản thân an nhàn, vừa giữ thể diện cho hoàng đế.
Hoàng đế đáp: “Đây là lý do tại sao trẫm muốn có bộ não của Hạ Phóng, nhưng cũng muốn cơ thể và sức lực của Hạ Du”.
Sau khi được sắp xếp vào các biệt cung, sứ thần tiến hành yết kiến hoàng đế, mặt ngoài vẫn là có qua có lại rất thân thiện nên ai cũng mang theo chút quà.
Bắc Hạ mang tới vài chiếc rương lớn, bên trong đựng một lô thảm lông cừu thành phẩm rất mới, vừa dày vừa ấm.
Khu vực biên cương phía Tây của Bắc Hạ cũng là phía Tây Bắc của Đại Sở toàn thảo nguyên và hoang mạc, bò và cừu được chăn thả thành đàn.
Những tấm thảm lông cừu màu sắc cực đẹp này được thu hoạch và chế tác ở đó.
Ngoài thảm lông cừu ra còn có một rương đựng loại sợi được bện xoắn từ lông cừu màu đen, Bắc Hạ gọi là sợi len.
Người dân bản địa ở những nơi chăn thả bò và cừu thích xoắn sợi lông thu được thành sợi dây dài, đan thành vật phẩm len dùng cho mùa đông giá rét, mặc trên người ấm hơn áo vải thông thường rất nhiều.
Ở Bắc Hạ, thủ pháp và kỹ thuật dệt len đã khá thành thục, vật phẩm len sợi ở Bắc Hạ thịnh hành đến mức biến thành một trào lưu.
Mà Đại Sở chưa từng có sợi len nào thô ráp như vậy, hoàng đế và các cung nữ trông thấy cũng không biết dùng chúng để làm gì.
Những sợi len nhung màu đen kia được quấn thành từng cuộn, đen sì sì, không hề có vẻ hoa lệ và rực rỡ như tơ lụa gấm vóc, nữ nhân thích màu sắc sặc sỡ tất nhiên sẽ cảm thấy chúng vô cùng xấu xí.
Nghe sứ thần Bắc Hạ nói, loại sợi len này có thể dùng để làm y phục, nữ nhân hậu cung nghe được chỉ cảm thấy buồn cười.
Loại sợi thô ráp như vậy, làm sao dệt thành y phục được? Cho dù có thể dệt thành y phục, màu đen khô khốc và đơn điệu, ai thích mặc cơ chứ?
Màu đen đã thành phẩm, rất khó nhuộm lại thành màu sắc khác.
Bởi thế, khi từng rương đồ được khiêng vào hậu viện, các nữ nhân nhìn thấy mấy cuộn len thì vô cùng chê, đồng loạt thèm thuồng những tấm thảm lông cừu dày dặn và mềm mại.
Dù sao thì ở Đại Sở, rất ít khi thấy được sản phẩm len dệt như vậy.
Hoàng hậu chọn vài thứ cho hoàng đế rồi chọn cho mình vài đấm, đưa thêm vài tấm cho Thái hậu, Tề phi cũng không thiếu được.
Sau khi một số phi tần hậu cung với địa vị khá cao lựa chọn xong, gần như chẳng còn gì nữa.
Bấy giờ hoàng hậu mới nhớ tới Thẩm Nguyệt ở Thái Hòa cung.
Quà tặng do Bắc Hạ đưa tới, tuy không nói rõ là tặng cho Tĩnh Nguyệt công chúa, nhưng ít nhiều gì cũng vì nể mặt Thẩm Nguyệt mới đưa những món quà này đến..