Chương 44
---
- Lần này, để xem ai cứu được hai đứa tụi bay. – Tên đại ca nói.
Nói rồi, hắn chỉa súng lên trời bắn chỉ thiên. Mục đích của hắn là muốn hù dọa chúng tôi?
Cũng không thật rõ, nhưng, phát đạn của hắn thêm một lần nữa, làm kinh động núi rừng.
- Thế đấy! Đó gọi là sống phận, tao rất tiếc… nhưng…
- Bắn thì bắn lẹ đi, nói nhiều quá! – Khôi Nguyên khiêu khích hắn nổ súng.
Hành động liều lĩnh của Khôi Nguyên khiến tôi vừa lo sợ, vừa băn khoăn khó hiểu. Rốt cuộc, anh ấy làm như vậy có ý đồ gì. Càng chọc cho hắn điên lên thì càng nguy hiểm, ai lại đâm đầu vào chỗ chết bao giờ. Nhưng, Khôi Nguyên chắc chắn có cái lý của anh ấy. Và hơn nữa, tên đại ca có vẻ nấn ná… Hình như hắn chờ đợi một câu nói nào đó từ phía chúng tôi, có thể giúp hắn sau khi trở về “dễ ăn nói” với “ông chủ”.
- Vĩnh biệt đôi uyên ương. – Hắn chỉa thẳng súng về phía Khôi Nguyên, nhưng mặt thì quay đi chỗ khác. Làm như thể hắn phải đấu tranh dằn vặt dữ lắm, trước quyết định hạ sát một bậc hảo hán đã từng đọ sức với hắn.
“Vò… vò… vò…”
Âm thanh làm chúng tôi và cả đám giang hồ đứng lặng để nghe.
“Vò… vò… vò…”
Những sinh vật có cánh giống như ruồi, nhưng, lớn hơn những con ruồi, đang bay lòng vòng trên đầu chúng tôi. Số lượng mỗi lúc một tăng lên…
- Thôi chết rồi đại ca ơi, anh bắn trúng tổ ong rồi. Chạy mau lên! – Tên đàn em, nét mặt hốt hoảng.
Cả đám kinh hãi, nhưng không đứa nào dám bỏ chạy cho đến khi…
“Á…” – Một tiếng rú lên, có tên vừa mới bị ong đốt.
Như tổ kiến vỡ, cả đám ù té, chạy thục mạng.
Khôi Nguyên hét bên tai tôi:
- Ngọc Diệp, nằm nhắm mắt! Úp mặt xuống đất! Tuyệt đối không cử động!
Khôi Nguyên kéo tôi ngã xuống đất. Tôi kịp nhận ra hoàn cảnh nguy hiểm, nhất nhất làm theo lời anh ấy. Tức là, nằm nhắm mắt lại, úp mặt xuống đất, không dám nhúc nhích.
“Vò… vò… vò…” Tiếng “máy bay” oanh tạc trên đầu.
“Á… á… á…” Tiếng la ó của những nạn nhân bị trúng “bom đạn”.
- Chết em rồi đại ca ơi, em bị "chít trúng" con mắt rồi. Á…
- A… khốn kiếp... dám đốt tao hả... A... a...
- Anh em, hãy làm theo lời nó, nằm xuống! Nằm xuống ngay!... – Tên đại ca hét lớn.
“Vò... vò... vò...”
(...)
(...)
(...)
Một hồi im ắng....
Ước chừng 3 phút trôi qua...
5 phút...
10 phút...
15 phút...
Tiếng “máy bay oanh tạc” không còn nữa.
Không gian đã trở lại bình thường. Tình hình có vẻ đã ổn. Nhưng, không “em nào” dám cử động. Cho đến khi Khôi Nguyên kéo tôi đứng dậy, thì đám giang hồ cũng đứng dậy theo.
Mặt mày “đồng chí” nào cũng sưng chù dzù. Tiếng rên rỉ lúc này mới vang lên sầu não, thật khổ thân cho bọn họ. Cũng may là tổ ong ruồi, chứ gặp như ong vò vẽ thì đã tiêu mạng rồi chứ không còn đứng mà rên rỉ được đâu.
Tên đại ca sáng nay ra khỏi nhà chắc dính phải phong long, xui xẻo, đen đủi quá thể.
---
Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Chúng chưa kịp hoàn hồn lại để hỏi tội Khôi Nguyên, thì đã phải xanh xám mặt mày... Ngay cả tôi cũng vậy, mặt tái nhách... Chỉ có Khôi Nguyên là còn giữ được bình tĩnh.
Chúng tôi kịp nhận ra, mình đang bị một nhóm người bao vây. Những kẻ đó ăn mặc không giống người bình thường. Đám người ở trần, đống khố; kẻ nào cũng da đen trùng trục. Trên mũi xỏ những cái khuyên rất lớn giống như mũi trâu, mũi bò vậy.
“Đám thổ dân” vây xung quanh chúng tôi. Trên tay là những chiếc nỏ săn bắn, chỉ cần chúng tôi nhúc nhích là chết ngay lập tức. Biết thân biết phận nên ai trong số chúng tôi cũng đứng im thinh thít.
“Đám thổ dân” đánh trống mừng cuộc săn bắt thành công mỹ mãn; không cần dùng đến một mũi tên đã bắt được hơn chục con “đười ươi trụi lông”. Tên cầm đầu – tôi đoán vậy – của đoàn thợ săn nói gì đó tôi chẳng hiểu.
- U... lu, cờ nhắc... nhắc, lu... u... u... nhắc, lu... lu, cờ nhắc... u...
Chỉ hiểu ra một thực tế, chúng tôi bị trói chặt tay bằng những sợi dây rất dẻo dai – chắc là, loại dây rừng.
Chúng tôi bị đưa đến một bộ lạc (với những túp lều lá nằm san sát nhau), “đám thổ dân” nhốt chúng tôi trong những chiếc lồng cũi. Không biết bọn người đó định làm gì chúng tôi, chỉ thấy những kẻ quái dị đó lấy từng bó củi chất thành đống.
---
Đám giang hồ và tên đại ca bị nhốt ở lồng lớn, còn tôi và Khôi Nguyên bị đẩy vào lồng nhỏ hơn - một sự sắp xếp tình cờ, xem ra tôi và anh ấy rất có duyên.
Bọn đàn em của tên đại ca than khóc thảm thiết.
- “Lần này thì chết chắc rồi đại ca ơi! Hu... hu... hu...”
- “Em còn mẹ già và con nhỏ nữa đại ca... sao lại ra nông nổi này trời hỡi trời...”
- “Em phải trở về, em mới hẹn hò... lần đầu em biết về tình yêu, em chưa ngủ với con gái lần nào, em không thể ra đi như vậy được...”
- “Em thì biết hết mấy dzụ đó rồi, nhưng mà... em... em rất yêu đời, em còn phải đi du lịch khắp năm châu bốn bể, phải ăn nhiều món ăn ngon và hẹn hò với nhiều người phụ nữ.”
- “Em thì lại rất mê đánh cờ, chết rồi thì ông lão hàng xóm tìm ai để đánh đây? Hu... hu... hu...”
- “Em còn trẻ, còn cả trời ước mơ... em phải sống đại ca, em phải trở về...”
Tên đại ca lúc này mới lên tiếng:
- Hãy chấm dứt ba cái trò ủy mị đàn bà đó đi. Các chú có còn đáng mặt là dân giang hồ nữa không hả? Chưa gì đã bi quan vậy rồi, ai nói với các chú là chúng ta sẽ chết? Ai nói?
- Đại ca ơi! Chúng ta bị trói chặt hai tay hai chân, củi thì được chất đống ngoài kia, đại ca thử nghĩ xem bọn mặt đen kia sẽ làm gì chúng ta? Đã quá rõ rồi. Bọn nó định xiên nướng chúng ta đó mà. Hu hu hu...
- Chẳng lẽ chúng ta đành phải bỏ mạng tại đây sao? Không được, phải tìm cách thoát ra ngoài.
Nghe bọn giang hồ nói chuyện với nhau làm tôi lạnh tái người. Tôi quay sang nói với Khôi Nguyên, lúc này, chúng tôi bị trói chặt hai tay, hai chân.
- Khôi Nguyên, thế là hết.
- Hết cái gì cơ?
- Hết cơ hội để nhìn thấy mặt trời chứ còn hết gì nữa anh. Không ngờ tôi và anh, không sinh cùng ngày cùng giờ, lại chết cùng ngày cùng giờ và cùng một chỗ.
- Ai thèm chết với cô. Mà sao cô vội bi quan thế hả?
- Anh không thấy đó còn gì, chúng ta sẽ bị nướng như nướng cá, chắc sẽ đau lắm! Khôi Nguyên ơi, tôi không muốn chết như vậy đâu? Hức... hức... hức... – Nước mắt tôi trào ra.
- Ngọc Diệp ngoan nào! Tay tôi bị trói nên không ôm cô được, cô thông cảm nhé!
- Híc... anh còn đùa được sao... – Giọng tôi run run.
- Còn sống được phút giây nào thì vui vẻ phút giây đó, tại sao cô cứ phải suy nghĩ cho mệt đầu mệt óc vậy nhỉ?
- Anh đúng là đồ lì lợm.
- Xưa giờ tôi vẫn vậy mà. Cô nghĩ lại đi, không lý do gì để cô phải phiền muộn lo âu cả. Chẳng phải cô tin vào thuyết nhân quả đó hay sao? Mọi sự ở đời đều có nhân quả, nghiệp duyên thế nào thì ta chịu thế ấy thôi. Việc của chúng ta cần làm là hiểu quy luật đó để sống sao cho có đức, đừng hại người hại vật, đừng làm điều xằng bậy là sẽ tai qua nạn khỏi thôi. Mọi sự cứ tùy duyên đi Ngọc Diệp.
- Tôi biết vậy, nhưng, tôi không làm được, tôi vẫn sợ. Hức... hức...
- Vậy là cô chưa ngộ rồi. Nhưng, không sao. Nói để cô yên tâm. Tôi sẽ tìm được cách cứu cô thoát ra khỏi chỗ này.
Mắt tôi sáng lên:
- Anh nói thật chứ! Nhưng bằng cách nào mà...
- Tạm thời đừng nói gì cả. Tranh thủ lúc chúng sơ ý chúng ta sẽ tẩu thoát.
---
Đến giữa buổi trưa, “đám thổ dân” đã chuẩn bị xong củi lửa. Chúng bỏ lại chúng tôi, rồi đi đâu đó, tôi đoán là chúng đi ngủ trưa. Đợi đến chiều tối chúng sẽ nướng “những con mồi” mà chúng vừa bắt được. Dường như, chúng yên chí rằng, chúng tôi không thể nào trốn thoát được.
Đợi bọn chúng đi hết rồi, Khôi Nguyên mới xít lại gần. Anh ấy đẩy người vào vai tôi, nói:
- Ngọc Diệp, đến lúc “ford” (bỏ chạy) rồi.
- Nhưng bằng cách nào?
- Cô xem nhé!
Khôi Nguyên mở dưới đế dày, lấy ra một con dao nhỏ bằng ngón út.
- Trời ơi! Giày của anh có cơ quan sao?
- Bây giờ thì cô đã hiểu vì sao đồ dùng của tôi đều được thiết kế riêng biệt rồi chứ!
- Tuyệt quá! Chúng ta thoát rồi.
- Đừng nói trước điều gì cả, tôi kiêng kỵ lắm đấy.
- Bây giờ chúng ta phải làm gì đây?
- Khẽ thôi chứ Ngọc Diệp.
- Ừm.
- Đưa tay ra để tôi cắt dây trói nào!
(...)
Khó khăn lắm, chúng tôi đã thanh toán xong những sợi dây trói – chúng dẻo dai một cách lì lợm. Khôi Nguyên yêu cầu tôi đứng quan sát xung quanh để anh ấy cắt dây buộc lồng củi. Đổ cả mồ hôi hột chúng tôi mới thoát được ra ngoài.
- Đi thôi Ngọc Diệp!
Tôi đứng khựng lại.
- Cô làm sao vậy?
- Còn những người kia thì sao?
- Tôi sẽ cứu họ ra, cô cứ yên tâm.
- Ừm, chúng ta khẩn trương tới cứu họ đi Khôi Nguyên.
Chúng tôi khẩn trương, đến cắt dây buộc lồng củi; Khôi Nguyên vào bên trong cắt dây trói cứu đám giang hồ. Tôi đứng ngoài quan sát.
Rất nóng ruột và hồi hộp...
Tim tôi đập thình thịch khi nghe thấy tiếng của “đám thổ dân” đang tiến lại gần.
“Lu nhắc... nhắc, lu... lu nhu... lu nhắc... nhắc...”
- Chúng đến rồi Khôi Nguyên, nhanh lên!
Vẫn còn một người chưa cắt được dây trói, Khôi Nguyên vẫn đang gắng sức để cứu anh ta.
- Khôi Nguyên, không xong rồi! – Tôi réo gọi.
Sợi dây dẻo dai lì lợm, cắt hoài mà không chịu đứt.
“Nhắc, lu... nhắc, lu... nhắc, lu...” Thôi chết! Bọn chúng đã phát hiện ra điều bất thường. Chúng chạy ùa đến. Vừa lúc Khôi Nguyên cắt được dây trói cho người cuối cùng.
Hai “tên thổ dân” đứng chặn trước mặt chúng tôi, chúng dí mũi giáo về phía trước, lấy thế tấn công, miệng không ngừng la ó, báo động cho lũ kia chạy tới tiếp ứng.
- Không xong rồi Khôi Nguyên. Cậu một tên, tôi một tên. Còn mọi người mau chạy đi! Nhanh lên! – Đại ca hét lớn.
Khôi Nguyên ra hiệu bằng mắt cho đại ca giang hồ, hai người xông ra cản đường để mọi người tháo chạy.
Ban đầu, chúng tôi còn nấn ná đứng lại. Sau đó, ý thức được tình hình nguy hiểm nếu cả bọn đều bị bắt trở lại, nên đành đoạn mà rút đi trước, bỏ lại đại ca giang hồ và Khôi Nguyên lành ít dữ nhiều.
Chúng tôi chạy... chạy... và cắm đầu mà chạy. Tên bay vùn vụt trên đầu, sự sống nghìn cân treo sợi tóc.
Cũng may là chúng tôi chạy được khá xa rồi bọn người kia mới đuổi theo để bắn. Chúng tôi chạy thoát trong gan tất, tất cả là nhờ có Khôi Nguyên và đại ca giang hồ chấp nhận hy sinh để cứu tập thể.
Chúng tôi ra khỏi khu rừng, sốt ruột đi qua đi lại, chờ đợi hai người anh hùng gặp dữ hóa lành, sẽ trở ra với chúng tôi. Tôi chắp tay cầu nguyện. Chúa tôi cũng cầu, Phật tôi cũng cầu, thánh Allah tôi cũng cầu.
- “Đại ca nhất định không sao?”
- “Còn phải nói, đại ca phước lớn mạng lớn sẽ về với chúng ta.”
- “Ở đây mà chờ thì bị động quá, phải tìm lực lượng ứng cứu thôi.”
- “Tìm thế nào mà tìm, gọi được người vào chốn khỉ ho cò gáy này thì đại ca đã... ôi, làm sao đây... làm sao đây?”
- “Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn... hai người đó rất giỏi võ, sẽ thoát được thôi.”
- “Nhưng lũ man rợ đó thì cần gì võ vẽ, không thấy những cây nỏ của chúng sao? Phen này đại ca lành ít dữ nhiều rồi.”
Nước mắt tôi bỗng dưng rơi lã chã. Tôi không thể chịu đựng nổi bi kịch mất Khôi Nguyên vĩnh viễn. Không.... anh ấy những định sẽ ra được chỗ đó.
(...)
15 phút trôi qua...
Nửa tiếng...
Rồi một tiếng...
...
---
Đến cuối giờ chiều,
- Thế là hết. – Một người tuyệt vọng thốt lên.
Chúng tôi ai nấy đều mang bộ mặt đó. Bộ mặt của kẻ tuyệt vọng. Chúng tôi đã không thể cứu được người thân của mình.
“Lu, cờ nhắc.... nhắc, lu... lu nhắc... lu...”
Cả đám chúng tôi kinh hãi quay mặt về phía âm thanh vừa phát ra.
- Thôi, phen này thì bỏ mạng thật rồi. – Một người nói bên tai tôi.