Thần Điêu Đại Hiệp

Quách Tường nghe bốn phía vách núi đều vang rền tiếng nói : "Nàng đã lỗi hẹn, nàng chẳng nhớ lời hẹn ưước", làm cho nàng kinh hãi nói :
- Chính là tiếng của đại ca ta ! Hãy đến tìm mau. Vừa dứt lời, nàng chạy như bay biến vào trong cốc. Kim Luân Pháp Vương thấy kẻ thù trước mặt, lòng ông lo lắng, với tay ra sau lưng lấy cây Ngũ luân đồng chùy ra cầm sẵn.
Bấy giờ tuy Kim Luân Pháp Vương đã luyện Long Tượng Bang Nhược Công được 11 chiêu tầng, nhưng đã mười sáu năm qua, không lẽ Dương- Qua và Tiểu Long nữ buông trôi ngày tháng, chẳng luyện được môn pháp nào ?
Nghĩ như vậy, ông không dám khinh thường, phải lo thủ thế trước. Quách Tường chạy gấp đến Đoạn Trường Nhai, bất chấp mọi hiểm nguy. Khi đến nơi thấy địa thế rất hiểm nghèo, nàng không dám liều mình nhảy qua gành đá, chỉ đứng từ đấy nhìn qua, thấy bông đào đỏ ối bị tiếng hú làm rơi lảtả. Còn Dương- Qua đứng trầm tư mặc tưởng trên gành đá cao. Quách Tường vội kêu thảng thốt :
- Dương đại ca ! Có tôi đến đây !
Dương- Qua trong lúc lòng rối như tơ vò không còn nghĩ đến gì nữa ! Chàng lắng hết tâm hồn trong cõi hư vô nên không nghe thấy tiếng kêu của Quách Tường.
Quách Tường đưa mắt nhìn ra xa, thấy cử chỉ của Dương- Qua rất lạ lùng vội kêu to :
- Tôi còn một cây trâm gửi đến đại ca ! Hãy nghe lời tôi nói, đừng nên tự vận, đừng nên !
Một mặt kêu lớn, một mặt nàng chạy như bay biến lên gành đá cheo leo, không còn sợ gì hiểm nguy nữa.
Quách Tường chạy lên chưa hết nửa đoạn đường, bỗng thấy Dương- Qua nhảy lên cao và rơi xuống như một hòn đá chìm vào hang sâu muôn trượng.
Quách Tường thấy Dương- Qua rơi xuống hang, thấy kinh chân đứng không vững, lảo đảo té xuống.
Kim Luân Pháp Vương đi cách nàng chừng độ 20 bước. Thấy Quách Tường sắp té, Pháp Vương vội tung mình lên trước để cứu. Thân pháp của ông nhanh như tên bắn, nếu trễ một bước là Quách Tường rơi xuống, làm cho ông chẳng kịp suy tính, vội đưa tay quày thế "Đảo quải kim câu" nghiêng mình tới trước, chộp ngay vào vai Quách Tường.
Chiêu thế này rất nguy hiểm, chỉ sơ hở một tí thì chính ông cũng bị Quách Tường lôi tuột xuống hang sâu rồi.
Chỉ nghe một tiếng "rẹt", cả cái tay áo của nàng từ trên vai trở xuống, rách đứt ra. Thân thể Quách Tường đảo tròn như một chiếc lá rời khỏi gành đá trên 10 trượng.
Miệng hang sương khí xông lên như sa mù dày mịt, không thể nào nhìn thấy đáy. Ông cố vận nhỡn quang nhìn xuống nhưng cũng không thấy tăm hơi Quách Tường đâu nữa.
Kim Luân Pháp Vương thở dài thê thảm. Đây là lần đầu tiên ông rớm lệ thương đau. Hai tay ông nâng mảnh áo rách, đôi mắt nhìn xuống hang sâu hàng giờ vẫn không nhúc nhích.
Bỗng nghe tiếng quát phía sau lưng :
- Hòa thượng hổ mang, ngươi ở đây sao ?
Pháp Vương giật mình quay lại, nhìn thấy bọn này gồm sáu người. Dứng trước là một người đầu tóc bạc phơ song mặt mũi vẫn còn trẻ, chính là Lão Ngoan đồng Châu- bá- Thông, phía sau ông này còn có ba thiếu nữ chính là Hoàng Dung, Trình Anh và Lục Vô Song. Sau nữa là một lão hòa thượng, râu tóc trắng như bông, mi dài quá mắt, ấy là Nhất-đăng đại sư . Đi sau cùng là một lão bà mặc y phục đen, là bà Anh Cô.
Pháp Vương chỉ nhận biết được 4 người, còn Nhất-đăng đại sư và Anh Cô chưa có dịp gặp mặt.
Ông biết rõ Châu- bá- Thông, một tay võ thuật siêu việt, nổi danh khắp xứ, còn Hoàng Dung, con gái của Đông Tà, sở trường môn Đả Cẩu, lại là cựu Bang chủ Khất Cái, cơ mưu biến hóa khôn lường. Hai nhân vật này cũng đủ làm cho ông ngao ngán rồi, huống chi ngoài hai người đó còn có thêm mấy người nữa, người nào dung mạo cũng đặc biệt.
Pháp Vương vừa rúng động vì cái chết thê thảm của Quách Tường, nên không coi sự nguy hiểm này vào đâu. Ông điềm nhiên trả lời :
- Quách Tường tiểu cô nương đã rơi xuống hang sâu muôn trượng ! Ôi ! Chắc là tan xác !
Mọi người nghe qua thất vía kinh hồn. Hoàng Dung có cảm giác đất lở, trời long.
Bà gắng gượng hỏi :
- Có thật vậy chăng ?
Pháp Vương buồn bã nói :
- Ta dối gạt ngưoi làm gì? Đây chẳng phải là tay áo của nó sao ?
Vừa nói ông vừa rút tay áo Quách Tường đưa ra.
Hoàng Dung nhìn thấy, rõ ràng là tay áo của con bà, bà có cảm tưởng như rơi vào một hầm tuyết giá, toàn thân run lạnh, nghẹn ngào chẳng nói ra lời.
Châu- bá- Thông cả giận hét lớn :
- ác tăng ! Ngươi đã giết hại tiểu cô nương ! Dã tâm của ngươi ai lại không rõ ?
Kim Luân Pháp Vương ức quá cãi to :
- Không ! Không ! Chẳng bao giờ ta hại nó !
Châu- bá- Thông trợn mắt quát :
- Vô lý ! Khi không mà nó bị rơi xuống hang sâu ? Nếu ngươi chẳng xông nó, thì cũng do ngươi bức nó.
Pháp Vương lắc đầu quầy quậy, nói :
- Không bao giờ có việc này ! Ta cố tâm thâu nó làm đệ tử truyền giáo cho nó, thì ta chẳng bao giờ làm chuyện gì hại đến sinh mạng nó. ức cho ta lắm.
Châu- bá- Thông phun ra một bãi nước bọt và hét to :
- Ngụy biện ! Láo toét ! Nó là cháu ngoại của Hoàng lão tà, con của Quách đại hiệp và Hoàng Dung bang chủ Khất Cái, chỉ một người trong ba người này cũng đủ xé xác ngươi ra thì việc gì nó phải lạy tôn ngươi làm thầy để ngươi truyền cho nó chén bể, áo rách của ngươi ? Như ta là Lão Ngoan đồng có vài thế võ mèo quào, cũng không nao núng trước cặp chùy đồng của ngươi đâu. Ta sẽ bẻ gãy nó ra từng mảnh vụn.
Pháp Vương vốn sợ Châu- bá- Thông nên chẳng dám phản ứng, và cũng không dám nói lời nào, chỉ kịp đưa đôi tay hộ pháp ra thủ thế.
Vừa đúng lúc Châu- bá- Thông đưa ra thế võ kỳ lạ đánh tới tấp, Pháp Vương nhảy lùi ra sau cố tránh. Châu- bá- Thông thấy Pháp Vương có vẻ sợ sệt, lão rất tự đắc, cất tiếng sang sảng bảo to :
- Có phải nó không chịu lạy tôn ngươi làm thầy mà ngươi lại muốn thâu nó làm đồ đệ không ? Phải vậy không ?
Pháp Vương gật đầu đồng ý. Châu- bá- Thông nói tiếp :
- Như vậy là đúng rồi ! Con bé nó cãi lời ngươi nên ngươi tức giận mà xô nó xuống hang sâu.
Kim Luân Pháp Vương tình ngay lý gian, chỉ biết thở dài và nói :
- Ta chẳng bao giờ hành động như vậy. Khi không nó tự vận, lão tăng chẳng rõ vì sao ?
Hoàng Dung cho là Pháp Vương ngụy biện, nói những lời vô lý, nên bà tức giận đưa cây gậy trúc ra tấn công.
Bà sử dụng chữ Phong, cây gậy trúc bay vù vù hướng vào Pháp Vương phong tỏa, chỉ còn cách lão này một bước.
Tuy môn Đả Cẩu bổng của Khất Cái bang là một chiêu võ truyền thống trải qua mấy thế kỷ, nhưng Hoàng Dung đã tìm cách chế hóa những chiêu thế đỏan trường là một thế tuyệt luân võ học.
Châu- bá- Thông cũng đưa ra môn võ tuyệt diệu đánh vào Pháp Vương. Mặc dầu đứng trên gành đá cheo leo, nhất cử nhất động đều nguy hiểm nhưng Kim Luân Pháp Vương nghĩ mình là giáo chủ một phái võ, không thể cử Ngũ Luân đồng trùy đánh với những kẻ tay không. Ông vội ném cặp trùy Ngũ Luân xuống đất, đoạn đưa ra song chưởng chống trả đôí phương, khí thế rất hùng hậu.
Hoàng Dung vội vã lui lại, dồn chưởng lực vào cây gậy trúc bỗng đánh ngay vào hậu tâm của Pháp Vương. Châu- bá- Thông vội thối lui và đưa ra một chiêu thế nữa.
Kim Luân Pháp Vương đã luyện xong 11 chiêu tầng của Long Tượng Ban Nhược công, đó là dịp may để ông có thể đem ra sử dụng với các tay cao thủ. Chưởng phong như muôn hòn núi nặng, khí thế lạ kỳ.
Kim Luân Pháp Vương đã rõ Không Minh chưởng của Châu- bá- Thông rất lợi hại. Nhưng ông tin tưởng chắc chắn là Long Tượng Ban Nhược công của mình sẽ phá đuợc Không Minh chưởng. Không ngờ Không Minh chưởng pháp của Châu- bá- Thông biến ảo lạ thường, Long Tượng Ban Nhược công không cự được chiêu đầu.
Kim Luân Pháp Vương vội đưa lên năm thành lực khiến cho chưởng phong phát ra như gió lốc thét gào.

Châu- bá- Thông cảm thấy chưởng lực của mình tiêu tan, ông vội thối lui, môn Đả Cẩu bổng của Hoàng Dung cũng bị áp đảo.
Pháp Vương liền đưa thêm mấy chiêu nữa. Ông đem hết tuyệt học ra sử dụng.
Bỗng ông nghe sau lưng có ngọn gió nổi lên, sắp điểm huyệt Linh Đài chỉ còn cách độ ba bốn tấc, lập tức quay ngược chưởng phong lại.
"Bình bình", chưởng phong đánh gãy cây gậy của Hoàng Dung. Chỉ thấy chưởng lực làm lá đổ ào ào, bụi bay đầy đất.
Hoàng Dung thất kinh hồn vía, nhảy lùi ra sau bảy tám trượng không rõ quái hòa thượng đã dùng môn pháp gì mà đánh gãy được cây gậy của mình. Không ngờ ngày nay lão đ luyện đuợc môn võ tối đẳng thượng thừa, và không rõ đó là môn pháp gì. Hoàng Dung bàng hòang ngơ ngác.
Trình Anh và Lục Vo âSong thấy thế vội vã kẻ cầm ngọc tiêu người xách trường kiếm, tả xung hữu đột công kích Pháp Vương.
Hoàng Dung sợ hãi hô to :
- Hai người hãy đề phòng !
Tiếng nói chưa dứt, bỗng nghe "bình bình" hai tiếng, chưởng lực đánh gãy ngọc tiêu và kiếm thép rớt xuống đất.
Pháp Vương thấy Quách Tường đã mất, lòng không an vội hét to :
- Hãy tránh ra xa... dang ra !
Nói xong ông vội thu hồi hai chưởng mà không tấn công nữa. Đột nhiên một bóng đen bay nhanh xuống trước mặt ông. Bóng đen này là bà Anh Cô, bà này vừa đến trước mặt Pháp Vương đã vội tung ra song chưởng đánh tới tấp. Pháp Vương vội vã cử chưởng ra chống đỡ, và đẩy một chiêu cực mạnh vào bụng bà Anh Cô.
Tuy bà Anh Cô không thắng nổi Hoàng Dung về võ thuật khinh công, song bà có một thế võ độc đáo mà bà đã khổ luyện trên 10 năm tại ao bùn, gọi là Nê thu công.
Khi thấy chưởng phong của địch ào tới, bà cảm thấy sức mạnh khôn tả, với chiêu Nê thu công mềm mại mà bà cũng chỉ có thể chống nổi mấy chiêu đầu. Kế đó Pháp Vương đưa ra một loạt mấy chưởng cực kỳ khủng khiếp. Hai người như bóng với hình. Bà Anh Cô không dám chống trả mà chỉ nhảy lùi né tránh. Bà đã đem hết sức bình sinh, nhưng thân mình bà xiêu vẹo như sắp ngã .
Châu- bá- Thông thấy vậy nhảy đến trước và ho âto :
- Đừng chạy đâu cả!
Kim Luân Pháp Vương muốn thâu hồi thế chưởng, bỗng nghe có tiếng "tinh tinh" nổi lên, một luồng lãnh khí như tuyết đổ mạnh, đánh ập vào mặt. Đó chính là ngón Nhất dương chỉ của Nhất-đăng đại sư đưa ra cản lại chưởng phong và thuận đà đẩy vào mặt Pháp Vương. Kim Luân Pháp Vương không để ý tới lão tăng mi dài, vì ông tưởng lầm lão này chỉ là một cụ già bạc nhược. Khi đã thấy nội lực của đối phương, ông cũng phải cúi đầu thán phục.
Bây giờ chưởng phong của Nhất-đăng đại sư đưa ra ấm như lò lửa giữa mùa đông, mát như nước suối cam vào mùa hạ.
Tuy Nhất dương chỉ phong độ rất thuần hòa, nhưng kiên cố hơn tường đồng vách sắt, làm bế tắc các luồng chưởng Long tượng.
Kim Luân Pháp Vương cả kinh thối lui vài bước, quan sát lại chiêu thế của đối phương. Một đằng là Cao tăng ở Nam Chiếu, một đằng là dị sĩ ở Tây Vực, hai đàng đưa chiêu chống trả lẫn nhau, họ đều biết hai bên khí thế tương đồng và không dám khinh thường đối thủ nữa.
Châu- bá- Thông đã rõ sức lực của mình không thể đem phụ họa với hai đối thủ này được, nên vội nhảy ra ngoài vòng chiến để quan sát.
Nhất-đăng đại sư và Pháp Vương chỉ còn cách nhau vài bước, kẻ đưa một chưởng, người tung một chỉ. Họ càng đánh càng hăng và dần dần lùi ra xa trên 3 trượng. Càng dang ra xa họ càng sử dụng chiêu số càng quyết liệt. Mỗi người đều đem hết bình sinh sở học của mình ra để thủ thắng nhưng khí thế vẫn tương đồng.
Nhất-đ ăng đại sư râu tóc trắng phau, bay tua tủa như muôn ánh tuyết hoa, sức già càng đánh càng hăng.
Pháp Vương liệu thế đánh không lại, sức lực càng lúc càng sút kém dần. Ông nổi giận gia tăng thêm nội lực, tấn công đối phương.
Chỉ nghe hai làn âm thanh nổ "ìầm", "lách cách", khiến Pháp Vương càng lúc càng bối rối. Đang lúc vô kế khả thì thi bỗng Pháp Vương nghe tiếng hú veo véo. Ông ta vội quay đầu lại nhìn thấy con bạch điêu, tựa như mũi tên lao xuống đầu ông rất nhanh.
Nếu gặp phải Thần Điêu của Dương- Qua thì Pháp Vương không thể nào tránh khỏi, hiềm vì bạch điêu này chỉ là một loài chim thường. Tuy có sức mạnh nhưng không thể nào truy kích đối phương nổi. Hơn nữa đối phương lại là một dị sĩ Tây Tạng.
Mặc dù đang giao chiến với Nhất-đăng đại sư nhưng Pháp Vương không bao giờ quên lưu ý đến ngoại cảnh. Khi thấy con bạch điêu lao mạnh như mũi tên xuống đầu, ông vội đưa ra một chưởng thần tốc đánh mạnh vào đôi bạch điêu. Đôi bạch điêu chịu thế chưởng này không nổi nên bay vọt lên không trung. Trong lúc đang phân tâm đánh với cặp điêu, thì Nhất-đăng đại sư đã chiếm được thượng phong, làm cho Pháp Vương kinh hãi, thôi thúc chưởng lực bao quanh mình như vách sắt tường đồng.
Cặp bạch điêu trống mái này đã được Hoàng Dung nuôi dạy từ thủa nhỏ, nên rất khôn ngoan. Bên ngoài Hoàng Dung không ngớt thôi thúc bằng tiếng huýt gió, cốt ý là Pháp Vương phân tán tinh thần.
Cặp điêu bay lượn xuống, nhưng không dám tấn công trước mặt Pháp Vương mà chỉ đáp nhanh bên tả và sau lưng thôi.
Hoàng Dung tuy buồn cho con nhưng không lúc nào bỏ ý nghĩ lung lạc ý chí chiến đấu của đối phương. Khi bà thấy Nhất-đăng đại sư càng đánh càng có vẻ yếu thế thì vội bước tới mấy bước gọi to :
- Quách Tỉnh, Dương- Qua, mau lại đây để vây bắt nó !
Kỳ thật là không có ai đến cả, mà bà chỉ dụng tâm hô hoảng lên để làm Pháp Vương sợ hãi mà thôi. Vả lại, bà rất kính thờ chồng, chẳng khi nào dám gọi tên họ mà chỉ gọi là "Tỉnh ca ca" mà thôi. Nhưng lúc này nếu gọi "Tỉnh ca ca" thì Kim Luân Pháp Vương sẽ không biết Tỉnh ca ca là ai, thì làm sao lung lạc được tinh thần Pháp Vương.
Đúng như dự đoán của bà, khi Pháp Vương nghe nhắc đến tên Quách Tỉnh và Dương- Qua, mặt lão biến sắc nhủ thầm :
- Hai tên hảo thủ này đều lại đây thì mạng sống của ta chắc hi hữu rồi.! Bấy giờ Nhất-đăng đại sư liền bước tới hai bước. Con bạch điêu trống từ trên cao đáp xuống mặt Pháp Vương, vuơn đôi móng vuốt bén như dao toan móc mắt Pháp Vương. Thấy con bạch điêu làm dữ, Kim Luân Pháp Vương cả giận quát to :
- Nghiệt súc, muốn nát thây ư ?
Và ông đưa ra một chưởng mãnh liệt đánh vào bạch điêu Thực không ngờ con bạch điêu trống này cũng biết cơ xảo. Lần tấn công vừa rồi là bạch điêu chỉ dọa đối phương chứ không tấn công thật. Khi chưởng phong vừa đưa ra thì nó đã bay vọt lên không. Còn điêu mái thừa lúc Pháp Vương đánh con trống, nó lao nhanh xuống đầu và dùng đôi vuốt nhọn hoắt bấu chặt cái ngù mão của Pháp Vương giật mạnh bay lên. Pháp Vương điếng người và tức muốn bể ngực. Ông liền tung ra một chưởng thật mạnh. Bình bình hai tiếng, chỉ thấy một mớ lông điêu bay tứ tán, con chim điêu mái đã cắp được cái ngù mão bay lên cao. Pháp Vương uất ức tung ra một chưng nữa ngay mình con điêu mái.
Con điêu mái cố bay lên cao, không ngờ trúng phải một chưng nữa làm cho nó vô phương tránh né, toàn thân đảo lộn, từ trên cao rơi xuống như một hòn đá rớt xuống hang sâu.
Hoàng Dung, Trình Anh và Lục Vô Song quá đỗi kinh sợ, đứng im như tượng chẳng nói ra lời.
Châu- bá- Thông tức giận hét lớn :
- Lão Ngoan đồng bây giờ bất chấp luật lệ giang hồ, không cần nghĩ đến một đấu với hai nữa ! Bỏ cả khí phách giang hồ ! Bỏ cả.
Nói xong ông liền đưa ra một chưởng đánh vào lưng Kim Luân Pháp Vương.
Con điêu trống thấy con điêu mái rớt xuống hang sâu, liền cất tiếng kêu dài thê thảm, và đâm đầu xuống hang. Thời gian rất lâu chẳng thấy nó bay lên nữa.
Hoàng Dung, Trình Anh, Lục Vô Song, Anh Côvà Nhất Đăng xúm lại bao phủ Pháp Vương.
Dù Pháp Vương võ công có ảo diệu đến đâu nhưng tự xét cũng khó mà chống trả với hai tay tiền bối cao thủ, nên vội đổi ra thế đánh khác. Tay trái ông thò vào bọc lấy ra hai chiếc vòng bằng bạc khua lên leng keng, tay hữu vung ra một chưởng chống trả lại.
Ông ta liệu thế khó có thể cầm cự lâu, nên vừa đánh vừa lùi dần về phía chân núi.
Châu- bá- Thông hò hét đuổi theo, Pháp Vương cũng quyết chí chạy trốn. Vì nếu không sơm rời khỏi nơi đây ắt phải bỏ thây !
Pháp Vương liếc mắt trông phía ngoài thấy trước mặt là một khu rừng dày mịt, ông vừa bước nhanh hai bước về phía ấy bỗng nghe tiếng lách cách nổi lên, một viên đá nhỏ từ trong mật lâm bắn ra. Từ khu mật lâm đến chỗ Kim Luân Pháp Vương cách xa hai, ba trăm bước, không rõ do bàn tay bí mật nào mà có thần lực kinh khiếp đến vậy. Hòn đá nhỏ như viên sỏi mà phát ra thanh âm kêu o o, đánh mạnh vào mặt Pháp Vương. Ông vội đưa cao chiếc vòng bạc lên đỡ gạt phăng hòn đá rơi xuống đất nát tan tành thành năm sáu mảnh vụn nhỏ văng tứ tung. Tuy hòn đá nhỏ bé không thể gây thương tích nhưng văng trúng mặt Pháp Vương đau đớn vô cùng.
Ông kinh sợ, nói thầm:
- Hòn đá nhỏ này từ khu mật lâm bắn ra cốt ý đánh vào người của ta. Theo nội lực kinh hồn này quyết không phải của Lão Ngoan đồng hay của lão hòa thượng mà của một cao thủ nào sắp xuất hiện đây ?
Ông đứng ngây ra nhìn vào khu rừng, thì thấy trong rừng bước ra một ông lão mặc bào xanh, mặt mày tươi nhuận, tà áo phất phơ theo dáng đi rất nhẹ nhàng chẳng khác kẻ xuất trần thóat tục.
Châu- bá- Thông cả mừng kêu to :
- Hoàng lão tà ! Hòa thượng này hại chết cháu ngoại của lão đấy, hãy tiếp sức với ta mà cầm giữ nó.
Ông già mặc bào xanh chính là Hoàng dược Sư . Từ lúc ông chia tay với Dương Qua liền đi về hướng Bắc. Ngày nọ ông đi đến một thôn hẻo lánh xa xôi, vào ngồi trong một quán nhỏ, trò chuyện với vài kẻ nông phu, bỗng thấy trên nền trời xuất hiện cặp Bạch điêu, ông biết rõ đôi điêu này cháu ngoại ông là Quách Tường và Quách Phù thường hay cưỡi đi du ngoạn, nên ông bỏ cuộc trò chuyện theo dõi hai con bạch điêu tới tận Tuyệt Tình Cốc.
Ông chưa muốn ra mặt gặp con gái nên chỉ đứng từ xa quan sát cục diện, cho đến khi thấy Nhất Đăng và Châu- bá- Thông đánh không lại địch thủ, ông cũng nhìn nhận võ thuật của Kim Luân Pháp Vương thuộc hàng thượng đẳng, lấy làm mừng rỡ vô cùng vì suốt mười năm trời mới tìm được một địch thủ vừa sức. Cho nên, ông vội đưa ra một đàn chỉ thần công ném ra một viên đá cản đường Kim Luân Pháp Vương.
Kim Luân Pháp Vương nghe lời Châu- bá- Thông hò hét liền cất tiếng như hổ gầm nói :

- Ngươi là Hoàng dược Sư Đông Tà ?
Hoàng dược Sư gật gù nói :
- Chính lão. Chẳng hay đại sư có gì chỉ giáo ?
Pháp Vương nói :
- Không ! Lúc ta còn ở Tây Vực có nghe tiếng đồn ở Trung Nguyên có Ngũ lão anh hùng là Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông. Hôm nay gặp mặt quả thật danh bất h truyền. Tiếc là ta không được gặp ba người kia.
Hoàng dược Sư cả cười nói :
- Trung Thần Thông, Bắc Cái và Tây Độc cả ba đều tạ thế đã lâu ! Vị cao tăng đây là Nam Đế, còn Châu huynh đây là sư đệ của Trung Thần Thông.
Châu- bá- Thông nói :
- Nếu sư huynh ta còn tại thế, chưa chắc ngươi chống nổi mười chiêu đâu.
Kim Luân Pháp Vương nhìn thấy Hoàng dược Sư đứng bên hữu, Châu- báThông đứng bên tảvà Nhất Đăng đứng trước mặt vây ông vào giữa, bất giác Pháp Vương thở dài nói :
- Đơn thân, độc đấu, ai lại chẳng sợ ! Lão tăng xin chịu !
Châu- bá- Thông gắt gỏng nói :
- Không đúng ! Hôm nay chẳng phải ngày luận kiếm Hoa Sơn để tranh đệ nhất anh hùng, thì không thể đem chuyện đơn thân độc đấu hay mã thượng anh hùng ra nói được. Ngươi đã tạo nhiều việc ác, tự nhiên đều còn trách cứ ai ?
Kim Luân Pháp Vương nói :
- Đất Trung nguyên có ngũ lão anh hùng, hôm nay ta gặp được hai là điều hân hạnh, dù phải chết về tay ba vị cũng không đáng tiếc. Nhưng ta chỉ tiếc là môn võ Long Tượng Bang Nhược công bị mai một không nối chí đến phải thất truyền.
Nói đến đây ông liền vận hết mười thành công lực vào đôi tay, đưa lên đánh ngay đầu mình tự vận.
Châu- bá- Thông vốn chuộng võ như cơm nước, nên khi nghe đến năm chữ Long Tượng Bang Nhược công thì lấy làm thích thú, vội vã đưa ra một chưởng nh núi đổ, đánh bạt chưởng lực của Pháp Vương phá vỡ ý nghĩ tự sát và nói to :
- Hãy chậm lại !
Pháp Vương vội nói :
- Lão tăng không muốn mang nhục nên tự sát, ngươi cản trở làm chi ?
Châu- bá- Thông cả cười nói :
- Ngươi sợ môn Long Tượng Bang Nhược công thất truyền, chi bằng hãy truyền lại cho ta rồi tự vận cũng chưa muộn.
Pháp Vương chưa kịp đáp, đã thấy từ dưới hang sâu con Điêu trống tha con điêu mái bay lên. Cả hai lông cánh đều ướt, nước rơi lả tả chứng tỏ dưới hang sâu có hồ nước.
Con điêu trống đặt con điêu mái trên mặt đất, đoạn chuyển mình bay xuống hang. Một lúc lâu sau nó bay lên, trên lưng chở theo một người, nhìn ra lại là Quách Tường.
Hoàng Dung vui buồn lẫn lộn, cất tiếng kêu to :
- Tường nhi ! Tường nhi !
Đoạn bà chạy đến đỡ con gái từ trên lưng điêu xuống.
Pháp Vương thấy Quách Tường tự nhiên không xảy ra việc gì nên đứng nhìn ngây ngất.
Châu- bá- Thông đưa tay nắm chặt tay Pháp Vương rồi đưa mắt ra hiệu cho Nhất Đăng và Hoàng dược Sư .
Cả hai hội ý, cùng đưa ra một chưởng đánh tạt vào ngực và bụng Kim Luân Pháp V ương/
Tuy nhiên, không phải là họ đánh thật, vì nếu đánh thật thì Pháp Vương đã tan xác.
Đông Tà, Nam Đế chỉ đưa ra một chưởng lực làm phong bế các huyệt đạo của Kim Luân Pháp Vương mà thôi.
Với hai môn võ thuật ảo diệu nhất đời là Nhất Dương Chỉ và Đàn Chỉ Thần công, thì Kim Luân Pháp Vương làm sao chống trảnổi.
Châu- bá- Thông điểm thêm vào mu bàn tay Pháp Vương huyệt Chí Dương nữa. Nhưng Pháp Vương chỉ kêu lên một tiếng ối chà rồi hai chân xếp tròn lại, ngồi trên mặt đất, như nhà sư đang tĩnh tọa vậy.
Nhất Đăng nhìn Hoàng dược Sư và Châu- bá- Thông tỏ ý lạ lùng. Cả ba đều nghĩ :
- Hòa thượng này thực là tay phi thường. Gặp ba cao thủ điểm vào các yếu huyệt mà còn ngồi tự nhiên không ngã , nghĩ cùng lạ.
Ba người liền đi đến bên Quách Tường tìm lời hỏi thăm và an ủi. Quách Tường cất tiếng nói :
- Mẹ ! Nó ở dưới đáy ! Chàng ở dưới đáy... làm sao cứu lên ... làm sao cứu người.
Quách Tường chỉ nói mấy câu rồi mặt mày xám ngắt, toàn thân run bần bật.
Nhất Đăng liền đưa tay điểm mạch và huyệt an thần của nàng, đoạn nói :
- Con bé bị tình thần dao động nên lời nói bất thường !
Đoạn ông đưa ra hai ngón tay điểm vào các kinh phái mạch huyệt đạo. Được một lúc tinh thần của Quách Tường phấn chấn trở lại, nàng nói :
- Đại ca đã lên chưa ?
Hoàng Dung vội nói :
- Dương Qua ở dưới đáy hang ư ?
Quách Tường gật đầu đáp nhỏ:
- Đúng như vậy !
Nàng vừa nói xong nghĩ thầm :
- Nếu chàng chẳng chịu lên đây, thì ta xuống lần nữa để cứu cho được.
Hoàng Dung nhìn thấy con gái, mặt mày nhợt nhạt, quần áo ướt loi ngoi, liền hỏi :
- Dưới đáy hang có ao đầm hay sao ?
Quách Tường gật đầu không đáp. Nàng ngồi ngay ngắn nhắm mắt để ôn lại mọi việc đã xảy ra. Hoàng Dung hỏi :

- Nếu Dương Qua còn ở dưới đáy hang thì gọi chim Điêu xuống rước nó lên.
Nói xong bà liền đưa tay lên miệng huýt sáo gọi chim Điêu. Nhưng bà kêu bốn năm lần mà không thấy chim Điêu bay đến
Hoàng Dung lấy làm lạvì suốt mười năm qua không khi nào cặp Điêu này chẳng tuân theo mạng lệnh, thế mà bữa nay nó không tuân hành !
Bà đã gọi mấy lần mà bạch điêu vẫn tỏ ra không nghe thấy gì cả. Bà lại cất tiếng hú lên một hơi dài, con bạch điêu trống cất tiếng kêu oang oác ảo não lạ thường.
Hoàng Dung buột miệng than :
- Chết rồi !
Bà cất tiếng gọi to :
- Điêu nhi !
Con bạch điêu trống dường như không nghe nữa ! Nó đâm đầu xuống gành đá trước mặt, va vào phiến đá to bể sọ, đôi cánh gãy vụn.
Mọi ngưòi nhìn thấy cả kinh vội vã chạy đến xem, thấy kế bên thân thể nát bầm của con điêu trống, con điêu mái nằm chết lạnh tự thủa nào. Mọi người thấy loài cầm thú mà tiết tháo thi chung như vậy, bất giác thở dài.
Hoàng Dung đã bầu bạn với đôi bạch điêu từ thủa nhỏ, tình thương yêu làm bà nhỏ sa đôi dòng lệ.
Lục Vô Song nghe văng vẳng bên tai, tựa hồ lời sư phụ Lý Mạc Thu lúc còn sống vẫn ngân nga mấy câu thơ tuyệt vọng :
Vấn thế gian tình thị hà vật ? Trực giao sanh tử tương hứa Thiên Nam địa Bắc song phi khách? Lão tráng kỷ hồi hàn thử cách ?
Hoan lạc thú ly biệt khổ Tự trung cánh hữu si nữ nhi ! Quán ưng hữu ngữ, liêu vạn lý tầng vân, Thiên Sơn mộ tuyệt, chính ảnh hưởng thùy qui!
Dịch :
Hỏi người dưói thế tình là vật chi ? Hẹn nhau sinh tử cùng đi Ai ngờ Nam, Bắc phân ly não nùng Nỗi ấm lạnh... sức già chùng buớc Hạnh phúc đâu mà chuốc biệt ly Tựa trung là kẻ tình si ! Nam nhi tuyệt vọng, nữ nhi tuyệt tình ! Chàng có nói : Lộ trình muôn dặm ! Em hãy chờ, áo gấm hoàn hương ! Nhưng mà, núi tuyết trời sương ! Tấm thân cô quạnh biết đường nào đi ? Cho hay những kẻ tình si Chung quy kết cục cũng đi từ trần !
Lục Vo âSong lúc nhỏ theo Lý Mạc Thu học võ, trưa sớm thường nghe sư phụ ca khúc hát này.
Hôm nay chính mắt nàng trông thấy cặp chim điêu vì tình mà thảm tử, nàng nhủ thầm:
- Nếu như bạch điêu trống không chết, ắt nó phải ra đi cách biệt ngàn trùng để chôn lấp mối tình tuyệt vọng !
Cặp mắt nàng đỏ au, rướm lệ vì thương cảm những việc không đâu. Trình Anh bỗng cất tiếng phá tan sự im lặng :
- Sư phụ, sư tỉ ! Dương đại ca còn ở dưới đáy hang, theo ý tôi cần cứu lên gấp.
Hoàng Dung đưa tay lau bức màn lệ, và hỏi Quách Tường :
- Tường nhi ! Quang cảnh dưới đáy hang thế nào ?
Quách Tường đã bình phục tinh thần, chậm chạp nói :
- Khi con nhảy xuống hang thì bị rơi xuống hồ nước sâu thẳm, lòng kinh hãi chưa biết làm sao thì đã bị uống phải vài hớp nước. Rồi không biết làm gì nữa. Khi tỉnh dậy thấy Dương đại ca nắm mớ tóc mai giật mạnh, và đỡ con ngồi dậy.
Hoàng Dung nói nhanh :
- Dưới hố phải chăng có loại nham thạch, có chỗ ở chứ ?
Quách Tường đáp :
- Dưới hố có rất nhiều cây đại thọ
Hoàng Dung lại hỏi :
- Vậy vì sao ngươi lên được khỏi hang ?
Quách Tường đáp :
- Sau khi Dương đại ca đỡ con dậy không hỏi han gì đến con cả. Con lấy ra một trâm vàng trao cho đại ca và bảo :
- Xin đại ca hãy giữ lấy trâm này và bảo trọng thân thể, chẳng nên tìm lấy cái chết.
Dương đại ca ngó con trân trối mà chẳng nói gì. Trong khoảng khắc, thì con bạch điêu lại hạxuống. Con mừng rỡ bảo Dương đại ca hãy lên trước. Nhưng đại ca chẳng nói chẳng rằng, bồng con liệng lên lưng điêu và đẩy bạch điêu bay lên. Mẹ, mẹ bảo bạch điêu xuống rước Dương đại ca lên !
Hoàng Dung không dám nói chuyện song điêu đã chết, mà bà cởi áo choàng ngoài phủ lên mình Quách Tường và bảo :
- Nếu vậy thì Qua nhi không có nguy hiểm gì cho lắm. Chúng ta hãy bện dây xuống hang mà cứu nó lên.
Mọi người nghe Hoàng Dung nói thế đều gật đầu ưng thuận và xúm lại lột vỏ cây đại thọ kết dây thừng.
Trừ Pháp Vương bị điểm huyệt và Quách Tường bị khủng hoảng tinh thần, còn bảy người xúm nhau lột da cây kết dây.
Họ làm từ chiều đến tối bện được một khúc dây dài trăm trượng, nhưng chẳng thấm vào đâu. Họ lại đốt đuốc làm từ đêm suốt sáng không nghỉ ngơi một phút nào cả.
Sáng hôm sau, Quách Tường cũng phụ lực với mọi người. Trước khi thả dây xuống hang cũng phải biết tin tức gì của Dương Qua. Hoàng dược Sư liền lấy ống tiêu ngọc thổi lên những âm thanh kỳ lạ truyền xuống dưới.
Tiếng tiêu của ông vang dội đến ngàn dặm đường xa, nhưng từ dưới hang xông lên khói trắng mờ mờ, không có tiếng Dương Qua đáp lại.
Hoàng Dung cúi đầu nghĩ ngợi. Bà nảy ra một kế, lấy một mảnh ván to, dùng kiếm khắc trên mảnh ván năm chữ Bình yên không, trảlời !Õ Và ném mạnh xuống hang. Thời gian khá lâu, nhưng cũng không có tin tức gì nữa.
Mọi nguời đưa mắt nhìn nhau như hỏi ý kiến. Trình Anh nói :
- Hang núi tuy sâu nhưng sợi dây này có thể đưa tới đáy. Quý vị hãy đưa tôi xuống xem trước xem sao.
Châu- bá- Thông nói to :
- Ta xuống trước.
Không đợi mọi người đồng ý, ông đã cầm chặt sợi dây chạy đến bên miệng hang và phóng mình xuống. Trong khoảnh khắc không thấy tăm tích đâu cả.
Thời gian rất lâu, lại thấy lão kéo dây trèo lên thoăn thoắt như con vượn, râu tóc bám đầu rong rêu, mình mẩy ướt đẩm. L o lắc đầu lia lịa nói :
- Không thấy gì cả! Không thấy gì cả! Chẳng có Dương Qua.
Mọi người đưa mắ t nhìn Quách Tường tỏ vẻ nghi ngờ. Quách Tường nói :
- Dương đại ca rõ ràng còn ở dưói đáy hang, tại sao không thấy ? Dương đại ca đứng ngay bên cây đại thọ ở bờ ao dưới đáy hang.
Trình Anh chang nói gì, chạy lại miệng hang đu dây xuống. Kế đến là Lục Vô Song cũng xuống theo. Tiếp theo là Hoàng dược Sư , Châu- bá- Thông, Nhất Đăng đại sư và bà Anh Cô lần lượt đu dây xuống hang.
Mọi nguời muốn tìm Dương Qua để xem cớ sự, và do tính hiếu kỳ họ muốn xem phong cảnh dưới hang ra sao.
Chỉ còn Hoàng Dung chưa xuống. Bà quay sang Quách Tường bảo :
- Tường nhi, thân thể của con chưa được bình phục, hãy ngồi đây chờ đợi, đừng lo gì cho mẹ cả. Nếu Dương đại ca ngươi còn ở dưới đáy hang ắt có nhiều người cứu lên, con biết rõ chứ ?
Quách Tường cảm động, chỉ biết ràn rụa đôi dòng lệ mà chẳng đáp lời. Hoàng Dung đưa mắt nhìn sang chỗ Kim Luân Pháp Vương ngồi, lại nghĩ tất cả huyệt đạo bị phong bế quá một ngày đêm rồi. Vả lại nội lực của lão thâm hậu, không khéo lão hóa giải các huyệt đạo mà trốn thoát.
Vì nghĩ thế Hoàng Dung chạy đến bên mình lão Pháp Vương điểm ngay vào Linh đài huyệt, Cự khuyết, Thanh Linh Uyên. Điểm xong bà mới đu dây leo xuống hang.
Hoàng Dung càng xuống sâu càng thấy lạnh. Khi đến đáy hang bà đưa mắ t quan sát thấy Hoàng dược Sư đang đứng trên bờ hồ, dòm quanh quất. Không thấy bóng dáng Dương Qua đâu, chỉ thấy mấy cây đại thọ có trên ba chục ổ ong mật.
Đàn ong bay tua tủa, con nào cũng to lớn, toàn là giống Ngọc Phong của Tiểu Long nữ nuôi.
Hoàng Dung sực nhớ điều gì, bỗng quay hỏi Châu- bá- Thông :
- Châu đại ca, đại ca bắt thử vài con ong xem có con nào có chữ trên cánh không ?
Châu- bá- Thông vội đưa tay chộp bắt mấy con đưa lên xem và nói :
- Không có chữ nào cả.

Hoàng Dung nhìn tứ phía không thấy lối ra vào nào cả, xung quanh vách đá cao vòi vọi trên trăm trượng. Mấy cây đại thọ hình thù rất lạ, không rõ là loại cây gì. Ngước mắt nhìn lên thấy mấy cây thông vút trời, bỗng nghe Châu- bá- Thông nói :
- Có một con ong có chữ đây này!
Hoàng Dung bước qua nhìn, thấy đôi cánh con ong này có năm sáu chữ rất rõ : Tôi tại đáy Tuyệt Tình Cốc.
Trên bờ đầm gồm bảy người, duy có Hoàng Dung rất thạo về thuỷ tính, quen chịu đựng dưới nước.
Mỗi ngừoi đều bàn định nhảy xuống đầm quan sát. Hoàng dược Sư liền lẫy ra lọ thuốc Củu hoa ngọc lộ hoàn đưa cho mỗi người ngậm một viên phòng ngừa chất độc rắn rít đái vào hồ mà bị nhiễm độc. Hoàng Dung liền nhảy tùm xuống đầm lặn mất.
Trong đầm nước trong và sâu, không thể nhìn thấy đáy. Hoàng Dung cố lặn nhanh xuống đáy hồ, nhưng xuống càng sâu càng lạnh buốt.
Bà chỉ thấy rong rêu lờ mờ như rừng già, tựa hồ như một giải băng kết đặc dưới đáy đầm.
Hoàng Dung cả kinh muốn trồi lên, nhưng tánh quả quyết đã xui bà nhẫn nại và lặn xuống sâu nữ a. Càng xuống sâu sức ép của nước càng nặng làm cho bà ran cả lồng ngực.
Hoàng Dung đã vận dụng toàn lực mà vẫn không thể lặn xuống đến đáy hồ được, chỉ còn cách trồi lên mặt nước rồi toan tính cách khác.
Bà từ từ trồi lên mặt nước. Mọi người xem thấy môi miệng Hoàng Dung xám ngắt, tóc tai đã kết thành tuyết trắng, thật là kỳ lạ!
Trình Anh và Lục Vô Song bẻ một cánh cây để kéo Hoàng Dung lên bờ, đốt lửa sưởi cho ấm.
Trong lúc đó, Quách Tường thấy mẫu thân và mọi người đu dây xuống đáy hồ, nàng nghĩ thầm :
- Nếu Dương đại ca không chịu lên, thi có Ngoại tổ và mẫu thân sẽ bắt ép đại ca lên. Không lẽ đại ca tự tử, và không lẽ Tiểu Long nữ tỉ tỉ đã chết ? Dù sao chàng cũng phải chờ đợi để gặp tỉ tỉ chứ ?
Trong lúc nàng mải mê suy nghĩ, bỗng nghe Pháp Vương la lên :
- ối da ! ối da !
Nàng quay lại thấy da thịt ông run lên bần bật, mặt mày xám ngắt, chứng tỏ ông không thể chịu nổi sự đau đớn.
Quách Tường xì một tiếng và nói :
- Tại ông làm ông chịu, còn trách cứ ai ! Ai bảo ông hễ hở ra là giết.
Pháp Vương lại cất tiếng kêu ái daÕ rất thêthảm, đưa mắt nhìn nàng như tỏ lời cầu khẩn van xin.
Quách Tường tâm địa rất nhân từ, thấy người đau khổ không chịu nổi, nên buột miệng hỏi :
- Ông đau đớn ra làm sao ? Đau ở chỗ nào ?
Pháp Vương rên rỉ nói :
- Lệnh đường đã điểm trước ngực ta huyệt Linh đài và trước bụng ta huyệt Cự Khuyết. Tại sao bà ấy lại không điểm vào bụng và ót ta hai ngôi huyệt đạo trên, làm cho thân ta đau và nhột nhạt nhu muôn ngàn con kiến bò cắn ?
Quách Tường có học của mẫu thân cách giải huyệt và điểm huyệt. Nàng thừa hiểu Đản trung và Ngọc châm là hai tử huyệt, chỉ điểm vào người thì người sẽ bị thương nặng mà chết, nên nàng nói :
- Mẹ ta có lòng nhân đức không muốn hại mạng ngươi, ngươi chẳng cám ơn mà còn nói nhiều lời. Tại sao thế ?
Pháp Vương thản nhiên nói :
- Nếu lệnh đường điểm huyệt Đàn trung và Ngọc châm, bất quá ta ngồi yên như tượng gỗ, có đâu đau đớn như dường này. Ta là Pháp Vương tu hành nhiều năm, công lực thâm hậu vô cùng dễ gì mà chết mất mạng ?
Quách Tường không tin :
- Ông khéo vẽ rắn thêm chân. Mẹ tôi nói Đàn trung và Ngọc châm là hai tử huyệt, bị điểm vào sẽ chết. Ông tự hào là công lực cao thâm, hãy cố dùng nội lực chịu đựng, mà lên ngựa về đi. Hay ông đợi mẫu thân tôi lên rồi hãy nói.
Pháp Vương hỏi lại :
- Quách cô nương ! Vậy tôi đợi cô nương ở đoạn đường nào ?
Quách Tường nói :
- Tôi nói thực đấy ! Ông đợi tôi làm gì? Ông đã giết hai người bạn thân là Trường Tu Quỷ và Đại Đầu Quỷ, lại giết chết cặp chim điêu của tôi. Tôi đã bỏ qua, ông còn đợi chờ tôi làm gìchứ ?
Pháp Vương tỏ vẻ khổ sở :
- Quách co ânương, cô không nghe người ta nói ư ? Hễ giết người thì phải thường mạng. Hôm nay tôi đã giết bạn của cô nương, thì tôi phải để co giết lại tôi chứ. Co ânương hãy vì tình bạn hữu mà báo thù, đồng thời giúp cho tôi chấm dứt nỗi khổ sở này.
Quách Tường lắc đầu lia lịa nói :
- Ông bảo tôi giết ông để trả thù ư ? Không khi nào tôi làm vậy được.
Pháp Vương vội vàng nói :
- Thôi, thế này cũng được. Co ânương hãy điểm mạnh vào hai huyệt Đản trung và Ngọc châm của tôi. Nếu đợi lệnh đường lên đây, tôi cầu khẩn điểm huyệt thì lệnh đường quyết chẳng để tôi chết sớm. Nhưng cứ để tôi phải đau khổ dây dưa thì cũng tội cho tôi lắm.
Quách Tường thấy lão hòa thượng này có vẻ thành thật nên nói thầm :
- Ta cứ điểm nhẹ vào hai tử huyệt của lão xem sao?
Nghĩ xong nàng lấy tay điểm nhẹ vào Đản trung huyệt và Ngọc châm huyệt.
Pháp Vương thấy rõ sự từ tâm của nàng, nên ông tỏ ra cảm mến vô cùng và nói :
- Quách cô nương ! Hãy mạnh tay ! Tôi rất mang ơn.
Quách Tường v ơn tay ấn mạnh vào các huyệt đạo, đoạn đứng ra quan sát, thấy lão tự nhiên không tỏ chút tổn thương nào, gương mặt đang nhợt nhạt bỗng hóa ra đỏ hồng, rồi trở lại xanh nhợt, thay đổi ba lần.
Quách Tường lấy làm lạ hỏi :
- Có cần mạnh tay nữa không ?
Vừa nói nàng vừa dùng hết toàn lực điểm mạnh vào hai huyệt đạo. Pháp Vương vùng cười lớn và nói : - Tốt lắm đấy, bây giờ ta hết đau nhức rồi ! Ta nói có sai đâu, ngươi nhìn xem ta chết chưa nào ?
Ông nói xong cười lên một chuỗi dài rùng rợn. Quách Tường cả kinh nói :
- Vậy ông hãy để tôi điểm lại huyệt Ngọc châm ! Nói xong nàng đưa hai ngón tay ấn mạnh vào Ngọc châm huyệt mà nàng tưởng ông phải té ngã .
Nhưng Pháp Vương vẫn điềm nhiên nói :
- Đa tạ! Quách cô nương ! Đa ta ïcô nương giúp đỡ .
Nói xong ông nhắm mắt dưỡng thần, trong khoảnh khắc mặt mày trở nên tươi tắn. Bỗng nhiên ông đứng dậy như người vô sự và quát to như sấm :
- Cô nương hãy chạy theo ta !
Quách Tường cả kinh nói chẳng thành câu :
- Ngươi, ngươi đã ...
Pháp Vương dang tay ra, nắm chặt lấy tay Quách Tường và nói :
- Hãy đi mau ! Ta có một thế võ độc đáo nhất trên đời ! Ta có thể thay đổi cả kinh mạch huyệt đạo. Với công phu như vậy hóa giải các huyệt đạo bị phong bế không được hay sao ?
Nói xong ông lôi Quách Tường chạy về phía trước. Thật ra việc thay đổi kinh phái huyệt đạo kỳ công này không có gì lạlắ m ! Lão đã dùng theo phương pháp nội công di truyền của dị sĩ Tây tạng, khác với Tây Độc Âu Dương Phong chuyển nghịch các kinh phái bằng phương pháp ngoại lực.
Quách Tường lúc trước đã điểm trúng hai huyệt Đàn trung và Ngọc châm, nhờ đó mà ông đã hóa giải được các huyệt đạo kia.
Khi hai đại tử huyệt bị điểm trúng, máu huyết đổ dồn về tim. Nhờ nương theo đó, ông dùng nội lực đẩy ra hóa giải các huyệt đạo khác.
Vả lại, Hoàng dược Sư và hai người kia điểm các huyệt đạo đã quá một ngày nên hiệu lực đã giảm đi, nhờ đó Kim Luân Pháp Vương mới hóa giải được.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận