Thần Nhãn - Mắt Âm Dương



Sáng chủ nhật, y hẹn các thầy tụ tập về nhà hắn. Hôm nay có thêm thầy Nam mới từ Cao Bằng xuống và Võ sư Huỳnh cũng tham dự.

Mọi người kéo nhau lên gian thờ nhà hắn xắp xếp chỗ ngồi cho ổn thỏa. Gian phòng thờ nhà hắn cũng không rộng rãi lắm. Hắn và Tùng kều phải ngồi vào một xó nhường chỗ cho các thầy.

Sau khi đã yên vị, bố hắn cất giọng nói:

-   Như các anh đã biết, chúng ta đã tìm được vị trí của Thần khí đầu tiên. Tuy nhiên đó mới là trên tài liệu. Vị trí thật của nó thì nói thật tôi cũng xem xét hết các tài liệu cổ, mỗi nơi lại ghi chép một hướng. Thật tình là... Không biết phía bên anh Lê có kiến giải về vấn đề này như thế nào?

-   Tôi cũng bỏ hết công hết việc để tìm hiểu về chuyện này nhưng đến này các tư liệu về Trụ đồng này rất mâu thuẫn và mơ hồ. Giáo sư Lê đáp.

Cột đồng Mã Viện là một cây cột đồng tương truyền rất lớn đường kính từ hai đến ba thước được chôn sâu vào lòng đất. Sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao chỉ và năm 43, Mã Viện cho dựng một cây cột đồng lớn trên khắc sáu chữ "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" nhằm yểm đất Giao chỉ không thể phát vương quyền.

Sách "Lĩnh ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi đời Tống và "An Nam chí lược" của Lê Tắc đời Trần, đều chép Cột đồng Mã Viện được dựng ở vùng hang động Cổ Sâm (có sách ghi là Cổ Lâu) thuộc Khâm Châu, Trung Quốc. Từ điển "Từ hải" của Trung Quốc thì ghi chép: Trụ đồng được dựng ở núi Phân Mao thuộc về phía Tây Khâm Châu, cột đồng dùng để phân mốc giới nhà Đông Hán với Giao Chỉ.

Theo sách "Thông điển" của Đỗ Hữu, từ nước Lâm Ấp đi về phía Nam, đi thủy, đi bộ hơn hai nghìn dặm đến đấy có nước Tây Đồ Di là chỗ Mã Viện dựng hai cột đồng để làm mốc giới giữa Lâm Ấp và Tây Đồ Di. Lê Quý Đôn cũng cho rằng trụ đồng được dựng ở Lâm Ấp.

Học giả Đào Duy Anh lại phán đoán Trụ đồng được dựng ở núi Thành tức là núi Lam Thành hay Đồng Trụ tại Nghệ An. Vị trí này cũng khá phù hợp với ghi chép trong Ngô Lục và Tùy Thư.

-   Thế tóm lại là nó ở Cổ Sâm, Lâm Ấp hay Nghệ An. Mà rốt cuộc Lâm Ấp, Cổ Sâm là cái chỗ nào?

Thầy Giáp nhăn nhó hỏi. Mấy cái kiến thức lịch sử này làm ông đau hết cả đầu.

-   Lâm Ấp là vùng đất từ Quảng BÌnh đến Quảng Nam. Nơi đó chính là tiền thân của Vương quốc Chăm Pa. Lâm Ấp cũng là một địa danh thuộc Tượng Quận giữa Vân Nam và Quảng Tây. Có sách chép Lâm Ấp , phía đông đi biển đến Quảng Châu, phía tây tiếp Vân Nam , phía nam đến Chân Lạp, phía bắc đến Giao Chỉ, thông Ung Châu . Từ Tuyền Châu đến nước này theo chiều gió đi thuyền hơn hai mươi trình. Đất này Đông Tây khoảng 300 – 350 km, Nam Bắc gần 1500 km. Cổ Sâm là một hang động trong núi Phân Mao. Giáo sư Lê giải thích.

-   Nói một hồi cuối cùng chẳng hiểu là nó ở đâu. Tôi xem rồi nó chỉ ở phía Bắc hắt lên thôi, chả có ở Nghệ An với Quảng Ngãi đâu. Thầy Giáp làu nhàu.

-   Anh xem trong sách nào vậy? Thầy Nam hỏi.

-   À... sách nào đâu. Bảo tôi đi nghiên cứu sách Sử học có mà ươn người ra à. Tôi là tôi cứ làm luôn một quẻ. Thầy Giáp cười hì hì đáp.

-   Cái này thì tôi đồng ý với anh Giáp. Theo tôi nhận định thì Lâm Ấp là do hai vùng Nhật Nam và Ích Châu tạo thành. Nay là Vân Nam và Quảng Tây. Vì vậy chỉ có thể tìm kiếm ở những địa danh này mà thôi. Giáo sư Lê nói.

-   Có ghi chép cách Lạng Sơn mười bốn kilomet là nơi chôn trụ đồng. Nhưng ở Quảng Tây quả thật cũng có núi Phân Mao. Việc tìm kiếm thế này có khác nào mò kim đáy bể. Chú Hạnh than thở.

-  Việc bây giờ cần làm là cử người đi tìm kiếm xác minh thông tin trước. Anh Huỳnh phụ trách việc này có được không? Bố hắn hỏi Võ sư Huỳnh.

-   Được, chuyện này cứ để tôi lo. Võ sư Huỳnh đáp.

Hắn ở trong góc phòng loi choi giơ tay xin ý kiến

-   Tuần sau anh Quyết lên nhà chị Huệ chơi một tuần. Hay để bọn con đi một chuyến

-   Ờ đi thử một chuyến cũng chẳng chết ai. Thầy đi với. Thầy Giáp nhe răng cười với hắn.

-   Thầy ở nhà đi... Tùng kều thảng thốt kêu lên.

Người cử đi thì vẫn phải đi, còn chuyện bọn hắn lên Lạng Sơn cũng không ai phản đối. Bố hắn cũng nhất trí để bọn hắn đi.

Trước khi bọn hắn đi, bố hắn gọi anh Quyết lên nhà dặn dò đủ thứ chuyện. Mẹ hắn còn gửi quà cho mấy đứa trẻ nhà chị Huệ. Chị Huệ hơn anh Quyết hai tuổi kém chị Thúy bốn tuổi. Năm đó chị lấy chồng rồi hai vợ chồng đưa nhau lên tận Lạng Sơn làm ăn sinh sống. Thấm thoắt thế mà đã mười bốn, mười lăm năm cắm dùi ở cái nơi xa xôi đó. Lâu lâu anh Quyết lại lựa dịp công việc vãn vãn thì lên nhà chị Huệ chơi dăm ba bữa.

Lần này bọn hắn xin đi cùng anh Quyết vui ra mặt. Chuyến này chú Hạnh nhất định không cho Hương đi cùng. Chú bảo, lên cái vùng đó lắm bùa, lắm ngải, ma xó, ma gà tốt nhất ở nhà cho nó lành. Dỗi dằn mấy hôm không ăn thua, Hương đành ngoan ngoãn ở nhà. Ngọc Tiên vì thế không có đồng bọn nên cũng chẳng muốn đi cùng Tùng kều. Vậy là bọn hắn chỉ có anh Quyết, hắn, Tùng kều và thầy Giáp đi với nhau.

Hắn dùng mọi lời lẽ dụ dỗ mà thầy Giáp nhất định không chịu ở nhà cứ đòi đi theo bọn hắn. Lại còn cứng giọng bảo hắn

-   Tao muốn đi xem ma rừng ma rú mặt ngang mũi dọc thế nào? Thật mong đợi quá đi mất!

-   Chè Thái, gái Tuyên không bằng nét duyên con gái xứ Lạng... Thầy Giáp hớn hở lẩm bẩm.

Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, cách Lạng Sơn mười bốn kilomet là đã vào đến đất Trung Quốc. Nếu thật sự cần phải vượt biên giới thì đem theo thầy Giáp cũng có cái lợi. Tùng kều không biết tiếng Trung, hắn thì bập bà bập bõm. Chỉ có thầy Giáp là giỏi nhất. Đến lúc đó, năng lực này của thầy Giáp cũng có thể sử dụng được.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui