Thanh Tịnh Đạo


II.

Giới16. Mặc dù thanh tịnh đạo được nêu như trên, với ba đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ, mỗi thứ có những đức đặc biệt khác nhau, song sự chỉ dẫn ấy cũng còn quá vắn tắt, không đủ giúp ích mọi người, nên có loạt vấn đề sau nói về Giới trước:(i) Giới là gì?(ii) Giới có nghĩa là gì?(iii) Gì là đặc tính, nhiệm vụ, tướng trạng và nhân gần của giới (iv) Gì là lợi ích của giới?(v) Có mấy loại giới?(vi) Cái gì làm giới ô nhiễm? (vii) Cái gì làm giới thanh tịnh?17. Ðây là giải đáp.(i) Giới là gì? Ðó là các pháp khởi từ tử tâm sở (cetanà) hiện hữu nơi một người từ bỏ sát sinh, v.v...!Hay nơi một người thực hành viên mãn các học giới (vatta).

Patisambhidà nói: "Giới là gì? có giới là tư tâm sở (cetanà), có giới là các tâm sở, thọ, tưởng, và hành (gọi chung là cetasika), có giới là sự chế ngự, có giới là không vi phạm".

(Ps.

i, 44).Ở đây, Giới theo nghĩa tư tâm sở, là ý chí (tác ý) có mặt nơi người từ bỏ sát sinh, v.v...!Hay nơi người thực hành viên mãn các giới.

Giới theo nghĩa thọ, tưởng, hành là sự kiêng giữ nơi người từ bỏ sát sinh, v.v...!Lại nữa, Giới tư tâm sở là bảy tác ý đi kèm bảy trong mười nghiệp nơi một người từ bỏ sát sinh, v.v..

Giới thọ, tưởng, hành tâm sở là ba pháp còn lại gồm vô tham, vô sân và chánh kiến, như kinh nói: "Từ bỏ tham, vị ấy an trú với tâm vô tham".

(D.

i, 71)18.

Giới theo nghĩa chế ngự là sự chế ngự theo năm cách: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha chế ngự bằng tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn và chế ngự bằng tinh tiến.

Chế ngự bằng Giới bổn là: "Vị ấy được trang bị đầy đủ với sự chế ngự của Giới bổn Pàtimokkha".

(Vbh.

246); chế ngự bằng chánh niệm tỉnh giác là: "vị ấy hộ trì nhãn căn, sống với sự ch? ngự nhãn căn".

(D.

i, 70) Chế ngự bằng tri kiến là như đức Thế tôn dạy:Những dòng thác chảy trên đờiNày Ajita, được ngăn chận là nhờ chánh niệm.Ta tuyên bố sự chế ngự những bộc lưuDo tuệ, chúng bị chận đứng.

(Sn.

1035)Cách sử dụng bốn vật dụng cũng được bao gồm trong sự chế ngự này.

Nhưng chế ngự bằng kham nhẫn thì như kinh dạy: "Vị ấy là người kham nhẫn lạnh, nóng".

(M.

i, 10) Và chế ngự bằng tinh tiến là "Vị ấy không chấp nhận một ý tưởng thuộc tham dục khi nó khởi lên".

(M.

i, 11) ở đây, thanh tịnh sinh mạng được bao gồm.

Vậy sự chế ngự gồm năm phần ấy và sự kiêng giữ nơi những thiện nam, thiện nữ biết sợ điều ác mỗi khi gặp cơ hội vi phạm, đều gọi là Giới theo nghĩa chế ngự.

Giới theo nghĩa không phạm là sự không vượt qua, bằng thân hoặc lời, các giới điều đã thọ.19. (ii) Giới Có Nghĩa là Gì? Giới Sìla được gọi như thế là vì nói có nghĩa kết hợp (Sìlana).

Kết hợp có hai nghĩa: một là phối hợp (samàdhàna) chỉ sự không bất nhất trong ba nghiệp thân, lời và ý nhờ đức hạnh; hai là nâng lên (upadhàrana) nghĩa là nền tảng (àdhàra) vì giới là nền tảng cho những thiện pháp.

Những người hiểu ngữ nguyên chỉ chấp nhận hai nghĩa này, song cũng có những người luận về ý nghĩa của giới là cái đầu (siras) là mát mẻ (sìtala).20. (iii) Gì Là Ðặc Tính, Nhiệm Vụ, Tướng Trạng Và Nhân Cần Của Giới?Ðặc tính của giới là phối hợpDù phân tích nhiều cáchCũng như "thấy được" là đặc tính của Sắc.Dù phân tích nhiều cách.Như đặc tính "có thể trông thấy" là đặc tính của sắc xứ, dù phân tích thành những loại xanh, vàng, v.v...!Vì dù có phân ra như vậy, sắc pháp cũng không vượt ngoài tính "thấy được".

Cũng thế, sự kết hợp -gồm hai nghĩa "phối hợp" và "nền tảng" ở trên là đặc tính của giới, dù chia nhiều loại như tư tâm sở, v.v..

Vì dù có chia ra những loại như vậy, giới cũng không ra ngoài hai đặc tính là phối hợp và nền tảng (các thiện pháp).21.Trong khi đặc tính của giới là như vậy, Nhiệm vụ của nó gồm hai nghĩa:Hành động để chấm dứt tà hạnh Và sự thành tựu kể như đúcKhông lỗi nơi người có giới.Bởi thế, khi gọi là giới, cần hiểu rằng nó có nhiệm vụ chận đứng tà hạnh là nhiệm vụ (hay bản chất, rasa) của nó theo nghĩa hành động, và bản chất không lỗi kể như nhiệm vụ nó trong nghĩa thành tựu.

Vì ở đây chính hành động (kicca) hoặc sự thành tựu (sampatti) được gọi là nhiệm vụ.22.Theo lời những người trí,Giới thể hiện ở sự thanh tịnhVà nhân gần của giới Chính là tàm và quý.Giới này được thể hiện bằng các thứ "Thanh tịnh của thân, ngữ và ý".

(A.

i, 271).

Giới được hiện rõ, được nhận chân qua sự thanh tịnh.

Nhung tàm và quý là cái nhân gần của giới, vì khi tàm quý có mặt, thì giới phát sinh và tồn tại: còn khi tàm quý vắng mặt, thì giới không phát sinh cũng không tồn tại.Vắng mặt, thì giới không phát sinh cũng không tồn tại.23. (iv) Những Gì Là Lợi Ích Của Giới?Ðó là có được nhiều đức đặc biệt mà đầu hết là bất hối, vì kinh dạy: "Này Anada giới là thiện; nó có mục đích là bất hối, có lợi ích là bất hối".

(A.

v, 1).

Và ở một đoạn khác: "Này gia chủ, có năm lợi ích cho người đức hạnh khi viên mãn giới, đó là: người có giới đức thừa hưởng gia sản lớn nhờ tinh cần, được tiếng tốt đồn xa, không sợ hãi rụt rè khi đến giữa hội chúng sát đế lỵ hay bà la môn hay gia chủ hay sa môn, khi chết tâm không tán loạn, mệnh chung được sanh vào thiện thú, cõi trời.

Ðó là năm l?i ích".

(D.

ii, 86) Lại còn nhiều lợi ích của giới, đầu tiên là được thương mến, và cuối cùng là đoạn trừ (phiền não) lậu hoặc như đoạn kinh nói: "Nếu một Tỷ kheo có ước nguyện, mong rằng tôi được các vị đồng phạm hạnh yêu mến, kính trọng, thì vị ấy hãy thành tựu viên mãn các học giới".

(M.

i, 33)24. Lại nữa,Ai dám đặt một biên tếCho những lợi ích do giới đem lại Khi mà không giới, thì thiện nam tử Không chân đứng trong giáo lý này?Không phải sông Hằng, Yamunà,Sông Sarabhù, Sarassatì Hay dòng Aciravati, Hay sông Mahì thánh thiệnCó thể rửa sạch nhiễm ôCủa các loài có hơi thở ở đờiMà chỉ có nước giới mới có thểRửa sạch những cấu uế nơi chúng sinhKhông phải cơn gió đem mưaHay hương chiên đàn vàngHay chuỗi anh lạc, bảo châuHay ánh trăng sáng dịuCó thể làm lắng những cơn sốt của người thế gianMà chính giới khéo hộ trìCao quý và mát mẻ tuyệt diệu, Mới dập tắt được ngọn lửa.Có làn hương nào sánh bằngLàn hương giớiKhi hương này dễ dàng bay ngược Cũng như xuôi gió?Có bực thang nào bằng thang giới Có thể bắc lên đến cõi trời?Có cửa ngõ nào bằng cửa giới Mở đến thành Niết bàn như vậy?Vua chúa trang sức châu báuCũng không sáng chói bằng sự chói sáng của người trì giới Trang sức bằng giới luật.Giới làm tiêu tan nỗi sợ hãiCủa sự tự khiển trách và những lối tương tựGiới luôn đem lại cho người trì giớiNiềm hoan hỷDo danh tốt của giớiChừng ấy cũng đủ biếtQuả báo của giới là thế nàoVà thế nào, gốc rễ của mọi đức tính ấyLàm cho các lầm lỗi không còn sức mạnh.25.

(v) Có Bao Nhiêu Loại Giới?1. Trước hết, tất cả giới thuộc một loại do đặc tính "kết hợp" của nó.2. Giới thuộc hai loại là hành và tránh (tác, chỉ)3. Hai loại là giới thuộc chánh hạnh, và giới khởi đầu đời sống phạm hạnh.4. Hai loại, là kiêng và không.5. Hai loại, là lệ thuộc và không.6. Hai loại, tạm thời và trọn đời.7. Hai loại, hữu hạn và vô hạn.8. Hai loại, thế gian và xuất thế.9. Ba loại, là hạ, trung, thượng.10. Ba loại, là giới vị kỷ, vị tha và vị pháp.11. Có dính mắc (chấp thủ), không dính mắc, và an tịnh.12. Thanh tịnh, bất tịnh, khả nghi.13. Giới hữu học, vô học và giới của người không phải hữu học hay vô học.14. Giới bốn loại, là giới thối giảm, giới tù đọng, giới tăng tiến và giới thâm nhập.15. Bốn loại, là giới tỷ kheo, Tỷ kheo ni, giới của người chưa thọ cụ và giới tại gia.16. Bốn loại, là giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu, và giới do nhân về trước.17. Bốn loại, là giới thuộc Giới bổn Pàtimokkha, giới phòng hộ các căn, giới thanh tịnh sinh mạng và giới liên hệ bốn vật dụng.18. Giới năm loại, là thanh tịnh hữu hạn, vô hạn, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc, thanh tịnh đã tịnh chỉ.

19.

Năm loại, là từ bỏ kiêng tác ý (tư tâm sở), chế ngự, và không phạm.26.1).

Giới một loại, về ý nghĩa đã được trình bày.2).

Giới hai loại: hành và tránh: sự thành tựu viên mãn một học giới do đức Thế tôn dạy: "Ðiều này nên làm", thì gọi là hành (tác trì).

Không làm những gì Ngài cấm chỉ rằng "Ðiều này không nên làm", gọi là tránh (chỉ trì).

Ở đây ý nghĩa danh từ "hành" (caranti) là đi trong phạm vi của giới, đi như những bậc viên mãn giới đã đi; và phòng hộ, tránh né gọi là tránh.

Sự giữ giới hay hành được thực hiện nhờ đức tin và tinh tấn, còn tránh nhờ đức tin và chánh niệm.27. 3).

Chánh hạnh là cách cư xử tốt đẹp nhất, chính nó được gọi là Giới thuộc chánh hạnh, hoặc những gì được tuyên thuyết để cư xử đẹp cũng gọi là giới thuộc chánh hạnh.

Ðây là danh từ chỉ cho những giới ngoài tám giới (ba thuộc thân là không sát, đạo, dâm; bốn thuộc ngữ là không nói dối, nói ác, nói thô và nói vô ích, thứ tám là chánh mạng).

Tám giới này là khởi đầu của đời phạm hạnh bao hàm đạo lộ nên được gọi là Giới khởi đầu phạm hạnh, vì cần phải được thanh tịnh trước, như Trung Bộ iii nói: "Thân nghiệp, ngữ nghiệp và hoạt mạng của vị ấy phải được thanh tịnh trước đấy (Pubbe va khopan'assa kàyakammam àjìvo suparisuddho hoti.

-- M.

iii, 289).Hoặc hai loại chỉ những tiểu giới kể như chánh hạnh và giới còn lại là giới khởi đầu đời phạm hạnh.Hoặc những gì gồm trong giới luật tỷ kheo và tỷ kheo ni trong giới bổn Patimokkha là giới khởi đầu đời sống phạm hạnh, còn giới luật bao gồm trong những kiền độ (khandhakas) của Luật tạng (vinaya) gọi là giới thuộc chánh hạnh.

Nhờ thành tựu chánh hạnh mà những giới khởi đầu đời phạm hạnh được viên mãn, nên kinh dạy: "vị tỷ kheo không viên mãn chánh hạnh mà có thể thành tựu giới khở đầu đời phạm hạnh, điều ấy không thể xảy ra".

(A.

iii, 14-15).28. 4).

Kiêng là kiêng sát sinh, v.v..

Không kiêng là các tư tâm sở, v.v...29. 5).

Có lệ thuộc và không lệ thuộc.

Lệ thuộc có hai thứ: Lệ thuộc vì tham và lệ thuộc do tà kiến.

Lệ thuộc do tham là khi một người mong ước: "Nhờ giới hạnh này, tôi sẽ thành một vị trời lớn hoặc nhỏ".

(M.

i, 102).

Lệ thuộc tà kiến là khi một người có tà kiến: "Sự thanh tịnh là do cử hành các tế lễ".

(Vbh.

374).

Nhưng giới xuất thế, và giới thế gian làm điều kiện tiên quyết cho giới xuất thế, gọi là giới không lệ thuộc.30. 6).

Giới tạm thời là được thọ có hạn định thời gian.

Giới trọn đời là thọ trì đến khi mạng chung.31. 7) Hữu hạn là giới bị hạn cuộc vào danh lợi, quyến thuộc, chân tay hoặc mạng sống.

Ngược lại gọi là giới vô hạn.

Patisambhida nói: "Thế nào là giới bị hạn cuộc vào lợi? Ðó là khi một người nguyên nhân lợi mà vi phạm một học giới đã thọ".

Những giới hạn kia cũng vậy.

Giới không bị hạn cuộc hay vô hạn là khi "một người, không vì lợi mà khởi tâm vi phạm, huống hồ thực sự vi phạm, một học giới đã thọ".

(Ps.

I, 44).

Tương tự, với các giới hạn khác.32. 8).

Giới thế gian là giới hữu lậu và xuất thế là giới vô lậu.

Giới thế gian đem lại một hậu hữu (thân cảnh trong tương lai) tốt đẹp, và là điều kiện tiên quyết để thoát ly sinh tử, như Luật nói: "Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối, bất hối là để được khinh an, khinh an để dược lạc, lạc để được định, định để được chánh tri kiến, chánh tri kiến là để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để được giải thoát, giải thoát là để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến là để đi đến vô thủ trước Niết bàn.

Sự nói chuyện có mục đích ấy, nâng đỡ có mục đích ấy, khuyên bảo có mục đích ấy, nâng đỡ có mục đích ấy, lóng tai có mục đích ấy, tức là sự giải thoát nhờ không chấp thủ".

(Vin.

v, 164).

Giới xuất thế đem lại sự thoát khỏi hữu, và là bình diện của trí quán sát.33. 9).

Giới ba loại: đầu tiên là giới bực hạ, trung, thượng.

Giới bực hạ là giới phát sinh do ít tinh cần, ít dục, ít nhất tâm và ít trạch pháp (tức bốn như ý túc).

Giới bực trung là giới phát sinh nhờ tinh tấn, v.v...!Vừa vừa.

Giới bực thượng là giới phát sinh nhờ bốn pháp đó được thực hành cao độ.

Giới thọ vì ham danh là giới bực hạ, vì ham quả báo công đức là bực trung, vì tôn quý giới là bực thượng.

Lại nữa, giới bị nhiễm ô vì khen mình chê người, v.v...!Như "ta có giới hạnh, còn những tỷ kheo khác tà hạnh, theo ác giới".

(M.

i, 193) là bực hạ, giới thế gian mà không ô nhiễm là bực trung, giới xuất thế là bực thượng.

Hoặc, giới có động lực là tham ái, với mục đích tái sinh là bực hạ, giới thực hành vì mục đích giải thoát riêng mình là trung, các hạnh ba la mật thực hành vì giải thoát chúng sinh là bực thượng.34. 10).

Giới thực hành vì bản thân, vì muốn bỏ những gì không thích hợp với tự ngã, gọi là giới vị kỷ.

Giới thực hành vì quan tâm đến thế gian, vì muốn người đời khỏi chỉ trích, là giới, Giới thực hành vì quan tâm đến thế gian, vì muốn người đời khỏi chỉ trích, là giới, Giới thực hành vì tôn trọng Pháp và Luật, gọi là vị pháp.35. 11).

Giới "lệ thuộc" ở số 5 trên, gọi là có dính mắc vì dính mắc (thủ trước) do tham và tà kiến.Giới được thực hành bởi phàm phu hữu đức là điều kiện tiên quyết cho đạo lộ, và giới tương ứng với đạo lộ, ở các vị hữu học, thì gọi là giới không dính mắc.

Giới tương ứng với quả của hữu học và vô học gọi là giới được an tịnh.36. 12).

Giới được viên mãn do một người không phạm giới tội, hoặc phạm mà đã sám hối, gọi là giới không thanh tịnh.

Giới nơi một người còn nghi không biết việc này có phải là một giới tội hay không, hoặc không biết đã vi phạm giới nào, hoặc không biết mình có phạm không, gọi là khả nghi.

Giới không thanh tịnh nên làm cho thanh tịnh.

Giới còn nghi thì nên tránh làm những gì mình còn nghi vấn, và nên tìm cách giải quyết nghi.37. 13).

Giới tương ưng với bốn đạo và ba quả đầu, là giới của Hữu học.

Giới tương ưng với quả A-la-hán là giới của bậc Vô học.

Những loại còn lại là giới không thuộc hữu học và vô học.38. Trong thế gian, sìla (giới) cũng dùng để chỉ bản tính, thói của người, nênPatisambhidà nói: "Ba loại giới (thói) là thiện, bất thiện và bất định".

(Ps.

I, 44).

Giới bất thiện không được kể ở đây, vì nó không dính dấp đến ý nghĩa đã bàn về giới.39. 14).

Giới bốn loại đầu tiên:Kẻ học ác tri thứcKhông gần bậc giới đứcNgu si không thấy đượcLỗi phạm giới ở đấyTâm thường tà tư duyCác căn không phòng hộGiới nơi người như vậy Dự phần vào thối giảm.Người có tâm tự mãnVới giới đã thành tựuKhông bao giờ nghĩ đếnTập đề tài thiền địnhChỉ an phận trong giớiKhông nỗ lực tiến lên Giới như vậy gọi là Dự phần vào tù đọng.Người có giới, nỗ lựcVới định làm phương tiệnÐể đạt đến mục tiêu,Giới của tỷ kheo nàyGọi là định cộng giới (giới tăng tiến: Visesa)Người thấy giới chưa đủMà hướng đến ly dụcGiới do ước vọng ấyGọi là đạo cộng giới (giới thâm nhập: nibbedha)40. 15).

Có những giới dành cho tỷ kheo không liên hệ đến những giới công bố cho tỷ kheo ni, gọi là giới tỷ kheo.

Giới riêng cho tỷ khoe ni gọi là giới tỷ kheo ni.

Mười giới của sa di và sa di ni là giới của người chưa thọ cụ túc.

Ngũ giới hay thập giới, khi có thể giữ trọn đời và tám giới thọ vào ngày Uposatha (bố tát) dành cho nam nữ tại gia, gọi là giới tại gia.41. 16).

Sự không phạm của những người uttarakuru gọi là tự nhiên giới.

Mỗi bộ lạc, tông phái, địa phương, có luật riêng, gọi là giới theo tục lệ.

Giới của mẹ bồ tát khi bồ tát nhập thai "không có tư tưởng dục nhiễm".

Gọi là giới tất yếu.

Giới của những người thanh tịnh như Ma ha Ca diếp và của tiền thân Phật khi hành bồ tát hạnh gọi là giới do nhân đời trước.42. 17).

Giới bốn loại, thứ tự(a) Giới như đức Thế tôn mô tả: " Vị tỷ kheo sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ hành xứ và chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ, nên vị ấy lãnh thọ các học giới".

(Vbh.

244), đây là Giới thuộc sự chế ngự của giới bổn.(b) Giới được mô tả như sau: " Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì do đó mà nhãn căn không đư?c chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn.

Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân chạm xúc, ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng...!Thực hành sự hộ trì ý căn".

(M.

i, 180): đây là giới phòng hộ các căn môn.(c) Sự từ bỏ những tà mạng, không vi phạm sáu học giới liên hệ đến cách sinh sống, cái tà mạng lôi kéo theo những ác pháp như "lừa đảo, ba hoa, hiện tướng chê bai, lấy lợi cầu lợi" (M.

iii, 75): đây là giới thanh tịnh mạng sống.(d) Sự sử dụng bốn vật dụng, được thanh tịnh nhờ giác sát, như khi nói: "Chân chánh giác sát, vị ấy thọ dụng y phục chỉ để che thân khỏi rét".

(M.

i, 10): đây là giới liên hệ đến bốn vật dụng.43. Sau đây là tóm tắt bình chú: (đoạn 42a) Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn tức Pàtimokkha, vì nó giải thoát (mokkheti) người hộ trì (pàti) nó, vì nó làm cho vị ấy thoát khỏi (mocayati) các khổ của đoạ xứ.

Chế ngự là không phạm về thân, lời.

Sống là xử sự trong bốn uy nghi.44. Ðầy đủ hành xứ và chánh hạnh v.v...!ý nghĩ như kinh nói: "có tà hạnh và chánh hạnh".

Gì là tà hạnh? Ðó là vi phạm về thân lời, cả thân lẫn lời, những việc làm mà Giới cấm chỉ.

Như một người sinh nhai bằng cách đem cho tre, lá, hoa, quả, bột tắm, tăm xỉa răng, hoặc bằng cách nịnh hót, ve vuốt, hoặc bằng cách làm các việc vặt, hay bất cứ tà mạng nào bị Thế tôn quở trách.

Chánh hạnh là gì? Là không vi phạm về thân và lời, về cả thân, lời.

Là tất cả sự chế ngự bằng giới.

Là không sinh nhai bằng những cách như trên.45. Hành xứ: có hành xứ thích đáng và không thích đáng và không thích đáng.

Gì là hành xứ không thích đáng? Như khi một người có những dâm nữ làm chỗ lui tới, có đàn bà goá, gái già, bán nam bán nứ, tỷ kheo ni, hay tửu quán làm chỗ lui tới; hoặc vị ấy sống có liên hệ với vua hay cận thần, ngoại đạo, đồ đệ ngoại đạo, có liên hệ không thích đáng với cư sĩ; hoặc làm quen, giao thiệp, tôn trọng những gia đình không tín tâm, phỉ báng thô lỗ, những người muốn hại, muốn sự xấu xa, phiền não, không muốn sự chấm dứt hệ luỵ cho những tỷ kheo, tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ.

Ðấy là những hành xứ không thích đáng.

Gì là hành xứ thích đáng? Như một vị không có những dâm nữ làm chỗ lui tới...!Quán rượu làm chỗ lui tới,...!Không liên hệ không thích đáng với cư sĩ; vị ấy làm quen, lui tới, tôn trọng những gia đình có tín tâm, những người làm nguồn an ủi nơi nào có bóng hoàng y, có gió mát của bậc trí, những người mong mỏi điều tốt lành, hỉ lạc, mong chấm dứt hệ luỵ cho tỷ kheo, tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ.

đấy là hành xứ chân chánh.

Như thế, vị ấy được gọi là "đầy đủ hành xứ và chánh hạnh".

(Vbh.

244-7).46. Lại nữa chánh hạnh và hành xứ ở đây cần được hiểu như sau.

Tà hạnh có hai là tà hạnh về thân và lời.

Gì là tà hạnh về thân? Ðó là "Xử sự thiếu cung kính trước tăng, đứng ngồi, chen lấn với các vị thượng toạ, ngồi chỗ cao, ngồi bịt đầu, đứng mà nói chuyện, vung tay khi nói, đi giày dép trong khi các thượng toạ đi chân trần, đi chỗ cao trong khi các thượng toạ đi chỗ thấp, đi trên đường chính trong khi các thượng toạ đi chỗ không có đường....!Ðứng ngồi thúc vào các vị thượng toạ, tranh chỗ với các tỷ kheo mới...!Vào buồng tắm....!Chưa hỏi các thượng toạ mà đã để củi trên lò, khoá cửa...!Tại chỗ tắm, vừa đi vừa vẫy nước nhằm các thượng toạ, đi vào chỗ tắm trước mặt các thượng toạ, tắm vẩy nước vào các thượng toạ, tắm trước mặt các vị.

Khi đi ra thì chen lấn các thượng toạ, đi ra trước mặt họ, vào nhà cũng chen lấn đi trước, đẩy họ ra mà chen tới....!Tại những nhà gia chủ có phòng riêng kín đáo, dành cho đàn bà con gái, thì vị ấy đường đột đi vào, vuốt đầu trẻ con".

(Nd1, 228-9).

Ðấy gọi là tà hạnh về thân.47. Ở đây, gì là tà hạnh về lời? "Ðó là khi một người sử sự vô lễ trước chúng Tăng.

Không xin phép những vị Thượng toạ mà nói về Pháp, trả lời các câu hỏi, tụng giới, đứng nói vung tay.

Vào nhà người gặp phụ nữ hay thiếu nữ thì ba hoa kiểu như: "Ê chị X, có gì ăn đấy? Có cháo không? Chúng tôi sẽ uống cái gì? Những gì là đồ ăn loại cứng? Những gì là đồ ăn loại mềm? Chị sẽ cho ăn cái gì?" (Nd1, 230).

Ðấy là tà hạnh về lời.48. Chánh hạnh cần hiểu là ngược lại với những điều trên.

Hơn nữa, vị tỷ kheo có lễ độ, biết kính nhường, có tàm quý, mặc hạ y, thượng y một cách thích đáng, tác phong vị ấy làm khởi dậy niềm tin dù khi vị ấy đi tới đi lui, nhìn trước hay nhìn hai bên, co hay duỗi, mắt vị ấy thường ngó xuống, vị ấy có uy nghi, phòng hộ các căn môn, tiết độ trong sự ăn uống, chánh niệm tỉnh giác, đầy đủ sự tự giác, ít muốn, biết đủ, tinh cần, cẩn thận gìn giữ chánh hạnh, hết lòng cung kính những vị giáo thọ sư.

Ðấy là chánh hạnh.49. Hành xứ (thích đáng) gồm ba sự hỗ trợ làm hành xứ, sự phòng hộ làm hành xứ, và sự buộc chặt làm hành xứ.

Sự hỗ trợ làm hành xứ là, một người bạn tốt nói mười loại chuyện: "Nói về ít muốn, biết đủ, ẩn dật, độc cư, tinh tấn, giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến".

(M.

i, 145), người bạn từ đó ta được nghe những điều chưa nghe, sửa sai những điều đã học, tẩy được những nghi vấn, làm chánh lại sự thấy biết, được đức tin, hoặc nhờ học với người ấy mà ta tăng trưởng về tín, giới, văn, bố thí và trí tuệ.

Ðây là sự hỗ trợ làm hành xứ.50. Sự phòng hộ làm hành xứ là, "một tỷ kheo khi đi vào một ngôi nhà, một con đường, thì đi với mắt nhìn trước khoảng một tầm, chế ngự nhãn căn, không nhìn voi, ngựa, xe, người bộ hành, đàn bà, đàn ông; không ngó lên, ngó xuống, ngó chỗ này chỗ kia".

(NdI, 474).51. Sự buộc chặt làm hành xứ là bốn niệm xứ mà tâm được buộc vào, vì thế đức Thế tôn dạy: "Này các tỷ kheo, gì là hành xứ của một tỷ kheo, quê hương vị ấy? Chính là bốn niệm xứ quán" (S.

v, 148).Ðược trang bị như vậy, được cung cấp đầy đủ như vậy, bằng chánh niệm và (chánh) hành xứ này, nên vị ấy được gọi là "đầy đủ hành xứ và chánh hạnh".52 Thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ (đoạn 42): "Lỗi nhỏ" là như sự vô tình vi phạm một học giới nhỏ nằm trong Giới bổn, hoặc có một ý nghĩ bất thiện khởi lên.

Vị ấy chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới: Có bao nhiêu học giới, vị ấy đều học tập lãnh thọ một cách chân chánh (samàdàya).

Câu "một người chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn"., giới thuộc về sự chế ngự của Giới bổn được nêu bằng người, còn "đầy đủ chánh hạnh và hành xứ" chỉ phương pháp thực hành nơi vị đã viên mãn giới.53. (b) Bây giờ, hay nói về giới thuộc sự chế ngự các căn môn, được nêu lên kế tiếp.

Khi mắt thấy sắc: khi thấy một vật bằng nhãn thức có khả năng thấy, nhưng nương vào con mắt dụng cụ nên lấy tên "mắt".

Cổ đức (Porànà) nói: "Con mắt không thấy vì nó không có tâm.

Tâm không thấy vì không có mắt.

Nhưng khi có chạm xúc giữa căn và trần thì có thấy, do thức có thị giác làm nền tảng vật lý cho nó.

(Thị giác, kinh gọi là mắt tịnh sắc: eye- sensitivity- chỉ đòng tử hay con ngươi).

Vậy ý nghĩa thực sự ở đây là: khi thấy sắc nhãn thức".54. Không nắm giữ tướng chung, không để ý tưởng đàn bà hay đàn ông, hay bất cứ tướng gì làm căn bản cho ô nhiễm, như tướng đẹp, v.v..

Vị ấy dừng lại ở cái thấy, cũng không nắm giữ tướng riêng: vị ấy không để tâm bất cứ khía cạnh nào như tay, chân, nụ cười, tiếng nói, nhìn thẳng, nhìn nghiêng, v.v..

Gọi là những tướng chi tiết, vì chúng phát sinh ra từng ô nhiễm khác nhau, vì chúng nổi bật.

Vị ấy chỉ thấy cái gì thực sự đang ở đấy.

Như trưởng lão Nahàtissa ở Cetiyapabbata.55. Khi trưởng lão đang trên đường đi từ Cetiyapabbata đến Anuràdhapura để khất thực, có một nàng dâu của một ông trưởng giả gây lộn với chồng nên khởi hành từ sáng sớm ở Anuràdhapura, trang sức lộng lẫy như tiên nữ, để về nhà bà con.

Nàng trông thấy trưởng lão, và do tâm hồn hạ liệt, bật lên một tràng cười lớn.

Ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì xảy đến, vị trưởng lão nhìn lên, và khi được "bất tịnh tưởng" nơi hàm răng của nàng ngài đắc quả A-la-hán.

Do đó có bài kệ:Thấy xương hàm răngDuy trì "cốt tưởng"Chưa dời chân bướcQuả chúng vô sanhChồng nàng đi tìm nàng, gặp trưởng lão anh ta hỏi: "Bạch đại đức, ngài có tình cờ trông thấy một người đàn bà nào qua đây không?" Trưởng lão bảo:"Không rõ ông hay bàVì ta không để ý Nhưng trên đường cái này Có đống xương di động".56. Qua đó (đoạn 42) nghĩa là, vì nguyên nhân ấy mà có sự không chế ngự của nhãn căn (và các căn khác).

Nếu vị ấy không phòng hộ nhãn căn nghĩa là không dùng cánh cửa chánh niệm mà đóng nhãn căn lại.

Xâm nhập là đe doạ vị ấy.57. Không có gì là "chế ngự" hay "không chế ngự" nơi nhãn căn, vì đối với mắt tịnh sắc không có tỉnh giác hay thất niệm.

Nhưng khi một sắc pháp đi vào sự chú ý của mắt, thì hữu phần khởi lên hai lần và diệt, rồi đến duy tác ý giới làm nhiệm vụ hướng tâm (chú ý) khởi và diệt, rồi đến nhãn thức với nhiệm vụ thấy, rồi đến dị thục ý giới làm nhiệm vụ tiếp thọ, rồi đến dị thục vô nhân ý thức giới làm nhiệm vụ xác định, khởi và diệt.

Kế tiếp là tốc hành tâm.

Trong đây, không có gì là chế ngự hay không chế ngự vào giai đoạn hữu phần, hay bất cứ giai đoạn nào sau đó từ hướng tâm trở đi.

Song khởi hành từ giai đoạn tốc hành tâm, nếu không chánh hạnh, nếu có sự thất niệm, vô tri, không kiên nhẫn, lười biếng khởi lên, thì gọi là "không chế ngự nhãn căn".58. Tại sao? Vì khi ấy có nghĩa, là căn môn không được phòng hộ, hữu phần và các tâm thuộc lộ trình tâm cũng không được phòng hộ.

Ví như khi, bốn cổng của một đô thành không được bảo đảm, thì dù cho các cửa của những ngôi nhà, kho chứa v.v...!Bên trong thành được khoá kỹ, tài sản bên trong thành cũng không được bảo đảm, vì kẻ cướp sẽ vào thành tha hồ vơ vét.

Cũng vậy, khi có sự không chánh hạnh, v.v...!Khởi lên ở giai đoạn tốc hành, vì không chế ngự, thì căn môn cũng không được chế ngự, hữu phần và các tâm thuộc lộ trình kể từ hướng tâm, cũng không được phòng hộ.

Nhưng khi giới, v.v...!Khởi lên ở giai đoạn tốc hành, thì như vậy căn môn cũng được phòng hộ hữu phần và các tâm thuộc lộ trình cũng được phòng hộ ví như khi cổng thành đã chắc chắn, thì dù bên trong, các cổng nhà ở, nhà kho v.v..

Không chắc, tài sản trong thành vẫn được gìn giữ, bảo đảm, vì cổng thành đóng, kẻ cướp không thể xâm nhập.Bởi thế, mặc dù sự chế ngự chỉ thực sự bắt đầu ở giai đoạn (sát na) tốc hành tâm, song vẫn gọi là "chế ngự nhãn căn".

Việc nghe tiếng, ngửi mùi v.v...!Cũng vậy.59. Vậy chính loại giới này, có đặc tính là tránh nắm giữ những tướng có thể kéo theo ô nhiễm liên hệ đến sáu trần, gọi là giới chế ngự các căn môn.60. (c) Bây giờ hãy nói đến giới thuộc thanh tịnh sinh mạng (đoạn 42).

Câu "Sáu học giới liên hệ đến cách sinh sống".

Có nghĩa: "vì nguyên nhân sinh nhai, vì lý do sinh nhai, mà một người có ác dục, làm mồi cho dục, tự xưng được thượng nhân pháp mà kỳ thực không có" bị phạm tội ba la di, vì nguyên nhân, "vì lý do sinh nhai mà một người làm môi giới" phạm bị tội tăng tàn; "vì nguyên nhân sinh nhai mà nói: Một tỷ kheo ở trong chùa của bạn là một bậc A-la-hán phạm tội ba dật đề nếu người ấy biết có tội mà cứ nói: "Vì nguyên nhân, lý do sinh nhai mà một tỷ kheo không bệnh xin món ăn thượng vị để dùng riêng" phạm thì phải sám hối; cũng giới ấy, tỷ kheo ni phạm thì phải phát lồ cũng giới ấy, người chưa thọ cụ túc phạm thì bị tội ác tác.

(Vin.

v, 146).

Ðó là sáu giới liên hệ đến cách sống.61 Lừa đảo (xem 42c) Kinh văn: "Thế nào là lừa đảo? Ấy là bịp lừa bằng cách (giã vờ) từ chối bốn vật dụng, bằng cách nói gián tiếp, bằng uy nghi...Nơi một người ham lợi dưỡng, danh dự, một người có ác dục, làm mồi cho dục".62 "Thế nào là ba hoa? Ấy là nói tạt vào người ta (bất kể họ có nghe hay không) nói nhiều, nói quanh, tâng bốc, tâng bốc quá lố, thuyết phục, thuyết phục dai, gợi ý, gợi ý dai nói mê ly, nịnh hót tán dóc, nói vuốt ve, nơi một người thiên về lợi danh dự và tiếng tăm, người có ác dục, làm mồi cho dục.63 "Thế nào là hiện tướng? Dấu hiệu, ra dấu cho người, ám chỉ, làm ám chỉ, nói bóng gió, nói vòng vo, nơi một người thiên về lợi dưỡng....64 "Thế nào là chê bai? Là nhiếc móc, dèm pha, chê trách, nói mỉa, mỉa mai liên tục nhạo báng, nhạo báng liên tục, bôi nhọ, bôi nhọ liên tục, mách lẻo, cắn sau lưng, nơi một người thiên về lợi dưỡng...65 "Thế nào là lấy lợi cầu lợi? Cầu là tìm kiếm chác, mưu cầu của cải bằng phương tiện của cải, như đem vật được chỗ này đi đến chỗ khác, vật được chỗ khác đem đến chỗ này, nơi một người thiên về lợi dưỡng.." (Vbh, 352-3)66. Ý nghĩa đoạn kinh dẫn ở số 61 cần được hiểu như sau.

Có ác dục là mong muốn chứng tỏ có những đức tính mà mình không thực có.

Làm mồi cho dục: bị dục vọng tấn công.

Bằng cách từ chối bốn vật dụng, bằng cách nói gián tiếp, bằng uy nghi: là ba cách lừa đảo được nêu lên trong Mahàniddesa.67. Một vị tỷ kheo được cúng dường y, v.v...!Và chính vì ham muốn những thứ ấy, ông lại từ chối, do ác dục.

Vị ấy biết cư sĩ tin tưởng ông sẽ nghĩ: Vị đại đức của chúng ta thật là thiểu dục, ngài nhất quyết không nhận vật gì.

Thật là may mắn cho ta nếu ngài chịu nhận chỉ chút ít vật dụng ! rồi họ tìm đủ cách đặt trước mặt vị ấy những y thượng hạng, v.v...!Ông bèn nhận, vừa làm ra vẻ chỉ nhận vì lòng từ bi đối với họ.

Ðây là sự giả dối nơi vị tỷ kheo, để khiến cho cư sĩ sau đó mang từng xe bò lễ vật đến cúng.

Ðó là lừa đảo bằng cách từ chối.68. Trong Mahà-niddesa nói: "Thế nào là lừa đảo bằng cách từ chối vật dụng?" Ví dụ cư sĩ mời tỳ kheo nhận y, thực, sàng tạo, dược phẩm.

Một người có ác dục, làm mồi cho dục, ham được y, thực, sàng toạ, dược phẩm, nhưng lại từ chối, vì muốn được nhiều hơn.

Vị ấy bảo: Một người sa môn khổ hạnh có cần đến những tấm y đắt giá? Chỉ nên nhặt giẻ rách, ở đống rác hay cửa tiem, mà làm y phục.

Sa môn khổ hạnh cần gì đến thực phẩm đắt giá? Chỉ nên khất thực để sống.

Sa môn khổ hạnh cần gì đến giường đắt giá? Chỉ nên sống dưới gốc cây hay ngoài trời.

Sa môn khổ hạnh cần gì đến dược phẩm đắt tiền? Chỉ nên chữa bệnh bằng nước tiểu.

""Bởi thế vị ấy mặc y thô xấu, ăn đồ khất thực tồi, ở chổ tồi, dùng thuốc tồi để trị bệnh.

Các cư sĩ thấy vậy, nghĩ: Sa môn này ít muốn, biết đủ, sống viễn ly, độc cư tinh tấn, thật là người thuyết giảng về khổ hạnh.

Rồi họ lại càng muốn cúng dường vị ấy y phục, thực phẩm, sàng toạ, dược phẩm.

Vị ấy bèn nói: "Có ba điều kiện làm cho một vị thiên gia nam tử được nhiều công đức: lòng tin, sự bố thí.

Và một người xứng đáng để nhận.

Người có lòng lại có vật bố thí, và lại có ta ở đây.

Nếu ta không nhận, thì người sẽ mất phước.

Ðiều ấy không tốt.

Vậy thì ta sẽ nhận, vì lòng thương tưởng đối với người.

" Cứ thế vị ấy nhận thật nhiều y phục, thực phẩm, sàng toà, dược phẩm.

Ðó là một hình thức lừa đảo vậy".

(Ndl 224-5)69. Là sự giả dối nơi người có ác dục, khi vị ấy nói cách nầy cách khác làm cho người ta hiểu rằng minh đã được pháp nhân (siêu việt con người).

Ðó gọi là lừa đảo bằng cách nối gián tiếp như đoạn kinh sau: "Gì là ví dụ về lừa đảo bằng cách nói gián tiếp? Một người có ác dục, làm mồi cho dục, mong được thán phục mà nói những lời liên hệ đến thánh pháp.

Vị ấy bảo: Người đắp một cái y như vậy, lọc nước như vậy, chìa khoá như vậy, đai lưng như vậy, dép như vậy, là một sa một rất quan trọng.

Hoặc bảo: Người có một giáo thọ sư như vậy, y chỉ như vậy, đồng giáo thọ sư, đồng y chỉ sư, người có bạn như vậy, cộng sự viên như vậy, thân thuộc như vậy, người ở trong chùa như vậy, mái che như vậy, nhà như vậy, vi la như vậy, hang, động, lều, trại, tháp canh, phòng lớn, vựa lúa, phòng hội như vậy, hoặc cỏ gốc cây như vậy, là một nhà khổ hạnh rất quan trọng".

Hoặc, với nét mặt nhăn nhíu, mưu mô, giảo quyệt, làm điệu bộ thán phục, nói thao thao bất tuyệt, vị ấy thốt lên những lời sâu xa, bí mật, xỏ lá, tối nghĩa, lời siêu phàm rổng tuếch như "Sa môn ấy là một vị đã đạt đến những tinh tú và có những thiên trú như vậy như vậy." Ðấy gọi là nói gián tiếp (Nd1.

226-7).70. Là sự giả dối nơi một người ác dục, khi vị áy làm những dáng điệu cố ý để được tán thán phục, như đoạn: "Thế nào là lừa đảo bằng uy nghi? Ví như, một được khen, nên làm bộ tịch khi đi, vị ấy bước đi có nghiên cứu, đứng có nghiên cứu, ngồi có nghiên cứu, nằm có nghiên cứu.

Vị ấy bước đi làm bộ như rất đăm chiêu, khi đứng, ngồi, nằm dường như rất tập trung quán tưởng.

Vị ấy là người toạ thiền giữa công cộng.

Sự làm bộ, sắp đặt, phô trương uy nghi như thế được gọi là lừa đảo bằng uy nghi" (Nd1.

225-6))71. Kinh văn: bằng cách từ chối bốn vật dụng có nghĩa là dùng cái phương tiện gọi là "từ chối"...!Nói gián tiếp: là nói gần với đề tài.

Bằng uy nghi là đi đứng nằm ngồi.72. Những lối nói ba hoa (đoạn 62) là nói tạt vào: như khi vừa thấy người đi vào tinh xá, bèn nói: "Ði đâu đó cư sĩ? Mời tăng chúng thọ trai à? Nếu vậy thì cứ việc đi trước đi, tôi sẽ mang y bát đến sau" v.v...!Hoặc tự quảng cáo như sau: "Tôi là Tissa, vua rất tín nhiệm tôi, đại thần của vua..

Rất tin cậy tôi".

Kể lể (nói nhiều) cũng tương tự, khi được hỏi một điều gì.

Nói quanh là nói vòng vo tam quốc vì sợ cư sĩ bất mãn sau khi đã tạo cơ hội cho họ phập ý.

Tâng bốc là nói ca tụng người ta, như: "Ông ấy là một đại địa chủ, đại thuyền chủ, đại thí chủ" Tâng bốc liên tục (tâng bốc quá lố) là nói đủ cách để ca tụng người.73. Thuyết phục là nói lời ràng buộc thì tay cũng già (Nayhanà do động từ Nayhati có nghĩa là buộc lại, cột lại).

Như nói "Cư sĩ trước kia các vị thường cúng trái cây vào giỏ đó, , tại sao bây giờ không cúng nữa?" Nói thế nào để cuối cùng, người kia phải nói: "Bạch đại đức, chúng con sẽ cúng, lâu nay vì không có dịp" v.v...!Ðấy là buộc ràng họ.

Hoặc, khi trông thấy một người tay cầm mía, vị tỷ kheo bèn hỏi: "Từ đâu về đấy, đạo hữu?" - Bạch đại đức, con ở ruộng mía về ạ" - Mía ở đấy có ngọt không nhỉ? - Bạch đại đức, cần phải ăn vào mới biết được" - Nầy cư sĩ, một tỷ kheo không được phép nói: cho tôi mía !" Nói như vậy tức là ràng buộc người ta, khiến họ phải cho.

Ðấy gọi là thuyết phục.

Thuyết phục nhiều lần, dùng nhiều cách, gọi là thuyết phục dai dẳng (nói dai)74. Gợi ý là ám chỉ, bằng cách nêu một trường hợp đặc biệt như: "Chỉ có gia đình đó là hiểu tôi thôi.

Có gì, họ chỉ cúng dường cho tôi".

Hoặc, như câu chuyện người bán dầu sau đây.

Hai tỳ kheo đi vào làng, ngồi trong nhà đợi.

Thấy một cô gái, họ bèn gọi nàng lại.

Rồi vị này hỏi vị kia: "Nàng này là con gái nhà ai thế?" - Hiền giả, nàng là con gái của người bán dầu vẫn thường ủng hộ chúng ta đấy.

Mỗi khi chúng tỳ kheo đi đến nhà mẹ nàng, bà thường cho bơ trong hủ.

Và cô này cũng cho bơ trong hủ như mẹ" (Pm.

46) Ðó gọi là gợi ý.

Gợi ý nhiều cách, nói mãi, thì gọi là gợi ý liên tục.75. Nói mê ly là nói lời êm tai lặp đi lặp lại nhiều lần, bất kể đúng hay không, hợp pháp hay không.

Nịnh hót là nói một cách hèn hạ, luôn luôn giữ thái độ kẻ dưới.

Tán dóc là nói thật nhiều nhưng chỉ đúng một ít.76. Nói vuốt ve như người ta vuốt ve, vỗ về con nít.77. Hiện tướng (nemittikatà) tướng là một dấu hiệu bằng thân hay lời, để làm người ta cho mình vật dụng.

Ra hiệu là làm một dấu hiệu có ý hỏi: "Bạn có gì để ăn đấy?" v.v...!Khi trông thấy người đang mang thức ăn.

ám chỉ là nói xa gần tới vật cần dùng.

Làm ám chỉ: như thấy mục tử đắt nghé đi ngang, vị tỳ kheo hỏi: "Ðấy là nghé con của bò cái vắt sữa hay bò cái cho bơ?" - Bạch đại đức, bò cái vắt sữa, vì nếu là bò cái vắt sữa, thì các tỳ kheo đã có sữa mà uống!" v.v..., cốt làm cho đứa bé về thuật lại với cha mẹ, để họ đem sữa đến cúng.78. Nói bóng gió là nói gần đề tài, tỉ như câu chuyện về một tỳ kheo được một gia đình ủng hộ.

Vị ấy muốn ăn, nên đi vào nhà ấy mà ngồi.

Nữ chủ không muốn bố thí, nên vừa trông thấy vị tỳ kheo, bà bảo ngay: "Không có cơm".

Ðoạn đi sang nhà hàng xóm, làm bộ đi lấy cơm.

Vị tỳ kheo đi vào bếp, nhìn quanh, thấy cây mía sau cánh cửa, đường đựng trong tô, xâu cá trong rỗ, gạo trong chum và bơ trong hủ, Vị ấy trở ra, ngồi.

Khi nữ chủ trở lại, bà bảo vị tỷ kheo "Tôi không kiếm được chút cơm nào cả".

Vị tỳ kheo liền nói: "Này thí chủ, tôi đã thấy một điềm báo rằng hôm nay không dễ gì được đồ ăn khất thực".

- Ðại đức nói sao? - "Tôi thấy một con rắn giống như cây mía ở trong gốc đằng sau cánh cửa.

Ði tìm vật gì để ném nó, tôi gặp cục đá, giống như cục đường trong tô.

Khi tôi ném cục đất vào con rắn, thì nó dương ra một cái mồng trông như xâu cá ở trong rỗ, và khi nó nhe răng để cắn cục đất, răng nó trông như những hạt gạo trong chum.

Rồi nước bọt hoà lẫn nọc rắn phun ra khỏi miệng nó trong khi nó tức giận, trông như bơ để trong hủ".

Bà chủ nghĩ: "Không dễ gì bịp kẻ bợm già" và buộc lòng phải biếu tỳ kheo cây mía, nấu cơm cho ông, và cho luôn cả các vật dụng kia.79. Nói xa gần đề tài chính là nói bóng gió.

Nói vòng vo là nói xoay quanh đề tài.80. Chê bai (mạt sát) gồm những cách như nhiếc móc là dùng mười cách mắng nhiếc, "đồ ăn trộm, đồ ngu, đồ điên, đồ lạc đà, đồ bò, đồ lừa, giống phạm giới, giống địa ngục, đồ súc sinh, đồ giống gì đâu".

Dèm pha là nói lời khinh bỉ.

Chê trách là kể những lỗi lầm.

Nói mỉa là khi một người nào không bố thí, vị ấy bảo rằng: "Thật là vua các thí chủ".

Nói mỉa đủ cách, đưa ra những lý lẽ, gọi là mỉa mai liên tục hoặc mỉa mai quá đáng, như nói về một người không bố thí: "Ðó là một đại thí chủ".

Nhạo báng là nói chế nhạo, như: "Sống kiểu gì mà ăn hết cả thóc giống".

Nhạo báng liên tục như bảo: "Sao? Người ấy mà bạn nói không phải thí chủ?" Ðối với ai, y cũng cho một lời "Không có" đấy chứ".81. Bôi nhọ là chỉ trích, (hạ giá) người nào.

Bôi nhọ liên tục là chê bai đủ cách.

Mách lẻo là đem chuyện nhà này sang nhà khác, làng này sang làng khác, vùng này đến vùng khác, vì nghĩ "như vậy chúng sẽ cúng cho ta, vì sợ ta đi nói chỗ nầy chỗ kia".

Cắn sau lưng hay nói hai lưỡi, là chỉ trích người nào sau lưng họ, sau khi đã nói tốt trước mặt, như cắn vào thịt sau lưng người ta khi họ không thấy được.

Ðó là thái độ của người không thể nhìn ngay trước mặt người.

Tất cả cách nói trên đây, gọi là chê bai hay mạt sát (nippesikatà), vì nó nạo hết (nippeseti) chùi hết những đức tính của người, hoặc vì đấy là sự mưu cầu lợi dưỡng bằng cách nghiền nát, tán nhỏ đức tính của người, như nghiền nát, tán nhỏ đức tính của người, như nghiền nát các loại hoa để mà lấy hương.82. Lấy lợi cầu lợi: Cầu là săn đuổi.

Ðược chỗ này (đoạn 65) là xin được ở nhà này.

Chỗ khác là nhà khác.

Tìm là mong muốn.

Kiếm chác là săn đuổi một cách liên tục, như chuyện vị tỳ kheo đi khắp nơi, đem những vật đã xin bố thí cho trẻ con trong các gia đình để cuối cùng được cúng sữa và cháo.83. Những ác pháp như cần hiểu là kể cả những việc nói trong kinh Phạm võng (Brahmajàla): "Trong khi một số sa môn, bà la môn dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng, vẫn có tự nuôi sống bằng những tà mạng, như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu trướng, mộng tướng, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng..." (D.

i, 9)84. Tà mạng này do đó kéo theo sự vi phạm sáu học giới đã được chế liên hệ đến lối sinh sống, nó còn kéo theo những ác pháp khởi đầu bằng lừa đảo, ba hoa, hiện tướng, chê bai, lấy lợi cầu lợi.

Bởi vậy, chính cái việc tránh xa mọi thứ tà mạng mới được gọi là giới thanh tịnh sinh mạng.

Cái mà chúng ta nhờ vào để sống, gọi là sinh mạng.

Ðó là cái gì? Là nỗ lực để tìm kiếm những vật dụng.

Thanh tịnh sinh mạng là làm sạch cách sống.85. Giới liên hệ bốn vật dụng.

Kinh văn: "Chân chánh giác sát, vị tỳ kheo thọ dụng y phục chỉ để ngăn ngừa lạnh nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của bọ chét, ruồi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự hổ thẹn.

Chân chánh giác sát, vị ấy thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp, mà chỉ để thân này được sống lâu, được bảo dưỡng, để khỏi bị tổn hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ: "Như vậy ta sẽ diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, ta sẽ sống khoẻ mạnh, không lỗi lầm và an ổn".

Chân chính giác sát vị ấy thọ dụng trú xứ để ngăn ngừa nóng lạnh, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ để tránh những nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư nhàn tịnh.

Chân chánh giác sát, vị ấy thọ dụng như yếu về dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chặn các cảm giác thống khổ đã sinh để được ly khổ hoàn toàn? (M.

i, 10)Giải: chân chánh sát là sự tác ý (Manasikàra) kể như một phương tiện và một con đường, nó có nghĩa biết rõ, xét rõ.

Ðó là xét rõ như sau: "để ngăn ngừa lạnh " v.v...86. Y phục chỉ bất cứ loại nào kể tự áo lót.

Vị ấy thọ dụng dùng, mặc (áo trong).

Chỉ: không ngoài mục đích.

Mục đích của thiền giả khi thọ dụng không ngoài những chuyện ngăn ngừa lạnh v.v....!Ngăn ngừa lạnh: ngăn cái lạnh thuộc bất cứ loại nào, từ bên trong do tứ đại xáo trộn, hay lạnh từ bên ngoài do thời tiết thay đổi.

Ngăn ngừa nóng: là hơi nóng của lửa, do đám cháy rừng v.

v....87. Ngăn ngừa sự xúc chạm của bọ chét, ruồi, sức nóng mặt trời, các loài bò sát: "bọ chét" là thứ ruồi muỗi hút máu thú vật.

Gió có hai: gió có bụi và gió không bụi.

"Bò sát" là những sinh vật dài như rắn v.v...!Di chuyển bằng cách bò trên mặt đất.

"Sự xúc chạm" có hai: xúc chạm bằng cách bị chúng cắn và xúc chạm bằng cách bị chúng bò trên mình.88. Chỉ để che đậy sự hổ thẹn: "Chỉ": là nói mục đích bất biến, vì "che đậy sự hổ thẹn" là mục đích có tính cách bất biến, còn các việc khác (ngăn ngừa)..

Là những mục đích có tính cách giai đoạn, của sự thọ dụng y phục.

"Sự hổ thẹn": chỉ bộ phận sinh dục, vì khi một phần nào của bộ phận ấy lộ ra, thì tâm "tàm" bị thương tổn.

Bộ phận ấy gọi là "sự hổ thẹn" (hirikopìna) vì nó gây ra sự xáo trộn hổ thẹn, hirikipana.89. Ðồ ăn khất thực là đủ loại thức ăn, gọi là pindapàta (bỏ vào từng nắm) vì đồ ăn ấy được thả vào (patitattà) trong bình bát của tỳ kheo trong khi vị ấy đi xin ăn (pindolya).

Hoặc, sự thả vào bát từng nắm (pinka), sự thu thập (sannipatà) các của bố thí (bhikkhà) chỗ này chỗ nọ.

Không phải để vui đùa: không vì mục đích say mê, như các võ sĩ, say mên có sức mạnh, hùng tínhv.v..

Không phải để trang sức, không với mục đích làm dáng, như thể nữ của vua, dâm nữ v.v..

muốn có chân tay tròn trịa.

Không để tự làm đẹp, không vì mục đích trang điểm, như các đào kép, diễn viên vũ công v.v...!Muốn có làn da sáng sủa.90. Câu "không để vui đùa " được nói là để từ bỏ si tăng trưởng, "không để đam mê" là từ bỏ sân tăng trưởng, "không phải để trang sức và làm đẹp" là để từ bỏ tham tăng trưởng.

Và, hai câu đầu là để ngăn ngừa trói buộc khởi lên cho chính bản thân, còn câu thứ ba là ngăn ngừa trói buộc khởi lên cho người khác.91. Thân nầy, cái xác thân gồm bốn đại.

Ðể được sống lâu, là để tiếp tục sống.

Ðược bảo dưỡng là để khỏi gián đoạn mạng sống.

Vị ấy sử dụng đồ ăn khất thực vì mục đích duy trì tiếp tục thân xác, như chủ nhân một ngôi nhà cũ sử dụng những cột chống đỡ mái nhà, như người đánh xe dùng dầu mỡ cho trục xe, không phải để vui đùa, trang sức, đam mê, làm bộ.

Hơn nữa, "sống lâu" là chỉ mạng căn.

Vậy, câu "để thân nầy được sống lâu, được bảo dưỡng" có nghĩa là, vì mục đích duy trì mạng căn trong thân xác này.92. Ðể khỏi bị tổn hại: cơn đói được gọi là "tổn hại" vì nó làm sầu não.

Vị ấy dùng đồ ăn khất thực vì mục đích chấm dứt cái hại ấy, như thoa dầu lên vết thương, lấy nóng chống lạnh v.v...!Ðể hộ trì phạm hạnh: vì mục đích hỗ trợ cho sự sống trong sạch ở trong giáo lý và trong đạo lộ.

Bởi vì, khi vị tỳ kheo dấn mình vào việc vượt qua sa mạc sinh tử bằng phương tiện Ba môn học, dựa trên sức khoẻ thân xác mà điều kiện cần thiết chính là thức ăn, thì việc xử dụng thức ăn cũng giống như người muốn qua sa mạc phải ăn thịt con mình, hoặc như người muốn qua sông dùng bè, vượt biển dùng tàu vậy.93. Như thế nầy ta sẽ diệt trừ những cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới: như người bệnh dùng thuốc, vị tỳ kheo dùng đồ ăn khất thực nghĩ: "Do dùng thức ăn này, ta sẽ chấm dứt cảm thọ cũ là cơn đói, mà không cho khởi cảm thọ mới là tham dục.

" Lại nữa, "cảm thọ cũ" là cảm thọ do duyên những nghiệp trước, bây giờ khởi lên vì ăn uống không điều độ, không thích hợp.

Ta sẽ chấm dứt cảm thọ củ ấy, chận đứng nó bằng cách ăn uống điều độ, thích hợp.

Và "các cảm thọ mới" là cảm thọ sẽ khởi lên trong tương lai, do sự tích luỹ nghiệp hiện tại là sử dụng dồ khất thực một cách không thích đáng.

Ta cũng sẽ không cho khởi lên các cảm thọ mới ấy, bằng cách dùng đồ khất thực cho thích đáng.Những gì trình bày trên đây bao hàm việc sử dụng chánh đáng những vật cần thiết, từ bỏ ép xác khổ hạnh, nhưng không bỏ lạc thọ hợp pháp.94. Ta sẽ sống khoẻ mạnh: "Trong thân này, được tồn tại nhờ những vật dụng, ta sẽ có sức khoẻ do ăn uống điều độ, sức khoẻ ấy được gọi là sự "dai sức" vì sẽ không có mối nguy làm dứt mạng căn, hay ngăn cản bốn uy nghi.Giác sát như vậy, vị tỷ kheo dùng đồ khất thực như người mặc bệnh kinh niên dùng thuốc, Sống không lỗi, an ổn: Vị ấy dùng đồ khất thực, nghĩ: Ta sẽ có được sự không lỗi bằng cách tránh xin, nhận và ăn một cách không thích đáng, và ta sẽ sống an ổn bằng cách ăn uống điều độ".

Hoặc vị ấy nghĩ: "Ta sẽ được sự không lỗi, nhờ không có mặt những lỗi lầm như chán mệt, lừ đừ, buồn ngủ, bị người trí chê trách v.v...!Do duyên ăn uống vô độ gây ra.

Và ta sẽ có sự sống an ổn nhờ sức khoẻ do duyên ăn tiết độ ".

Hoặc vị ấy thọ dụng đồ khất thực, nghĩ những lạc thú nằm dài, lừ đừ biếng nhác vì đã không ăn quá độ.

Và ta sẽ có một đời sống an ổn bằng cách chế ngự bốn uy nghi, nhờ ăn giảm mức tối đa chừng bốn năm miếng".

Vì có câu:Ăn còn bốn năm miếngThì nên dừng, uống nướcNhư vậy người tinh cầnSẽ sống được an ổn.

(Thag.

983)Những gì được nói trên đây có thể hiểu là sự phân biệt rõ mục đích, và thực hành trung đạo.95. Trú xứ (senàsana) đây là cái giường (sena) và chỗ ngồi (àsana).

Vì bất cứ chỗ não ta ngủ (seti) dù trong một ngôi chùa, hay một cái chòi dựa vách, v.v...!Thì đó là cái giường, chỗ ngủ; và bất cứ chỗ nào ta ngồi (àsati) thì đó là chỗ ngồi hay toà (àsana).

Cả hai là sàng toà hay trú xứ.Chỉ để tránh những nguy hiểm của thời tiết và sống độc cư: thời tiết trong nghĩa gây nguy hiểm (parasahana), gọi là "nguy hiểm của thời tiết" (utu- parissaya).

Những trình trạng khí hậu không thích hợp, làm thân xác rối loạn kéo theo sự rối loạn của tâm, có thể tránh được nhờ xử dụng trú xứ.

Trú xứ cốt để tránh những khổ này, và để hưởng độc cư.

Dĩ nhiên, sự tránh nguy hiểm của thời tiết còn được nói trong câu "ngăn ngừa lạnh" v.v...!Nhưng, cũng như trong trường hợp dùng y phục, sự che đậy hổ thẹn được xem là mục đích bất biến, còn những mục đích khác đều có tính cách giai đoạn, ở đây cũng vậy, nhắc lại cốt để nhấn mạnh mục đích bất biến là tránh nguy hiểm của thời tiết, còn những mục đích khác chỉ là giai đoạn.

Lại nữa "thời tiết" chỉ khí hậu, rõ rệt và tiềm ẩn.

Nguy hiểm rõ rệt là sư tử, cọp beo, v.v...!Trong khi nguy hiểm tiềm ẩn là tham sân si v.v...!Khi một tỳ kheo biết và giác sát như vậy trong khi dùng loại trú xứ nào để những món không phòng hộ và do thấy những sắc pháp không thích đáng, thì vị ấy được gọi là có"chân chánh giác sát, xử dụng trú xứ để tránh những nguy hiểm của thời tiết"..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui