Thanh Xuân - Năm Ấy Cậu Và Tôi

Chia tay một người mình thích thật lòng là một điều rất khó.

Người đã đi rồi thì làm sao níu giữ.

Càng nắm chặt lòng lại càng đau.

Thôi thì cứ buông nhau rồi nỗi đau cũng sẽ hết.

Từ ô cửa phòng mình, tôi nhìn ra bầu trời xanh thẳm ngoài kia.

Bầu trời hôm ấy chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên rất xanh. Bầu trời hôm nay cũng vậy, ngày mai cũng thế, năm tới vẫn sẽ xanh chỉ có điều, chúng tôi của sau này không còn như ngày hôm ấy, chỉ vĩnh viễn gán lên người cụm từ "bạn thân cũ".

Vài câu hát lại vang lên trong tâm trí tôi:

"Nắng mang anh đi rồi anh để lại đớn đau muôn phần.

Đã lỡ buông nhau ra rời thôi thì ta phải đành cách xa.

Nhớ nhau bao nhiêu phần cũng đâu thể tìm thấy nhau.

Cách xa nhau làm gì để giờ đây phải chịu đớn đau thêm phần."

Tôi thường hay tự hỏi, liệu đây có phải là giấc mơ không? Chỉ là một cơn ác mộng dài hay là hiện thực mãi mãi?

Hắn đi mất rồi, đã hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống của tôi.

Khoá số điện thoại, khoá luôn cả facebook, hắn lặng lẽ rời đi như chưa từng tồn tại.

Không một ai nhắc về hắn với tôi.

Chiếc bàn ở lớp chỉ là trống một chỗ.

Con đường về chỉ là thiếu một người.

Chia xa rồi, không còn liên quan nữa.

Tôi cười lớn: "Trên đời này chỉ là thiếu tiền, thiếu oxi mới chết chứ thiếu crush không chết được. Trần Kiều Vi, mày làm sao vậy? Hãy sống cuộc sống của mày đi."

Từ hôm đó trở đi, tôi sống mạnh mẽ lắm.

Quen rồi, cảm giác buồn một chút trong đêm thâu.

Sáng thức dậy mỉm cười rồi mọi nỗi buồn sẽ trôi qua mau.

Quen rồi, cảm giác cô đơn khi không có ai bên cạnh.

Nhủ với lòng, một mình vẫn tốt đấy thôi.

........

Thời gian cứ thế trôi bình lặng theo cách riêng của nó, vào một buổi chiều sau khi tan trường.

Tôi vô tình gặp bác Hải - bố hắn đứng ngoài cổng trường.

Cùng Nhi ngang qua, tôi lễ phép hơi cúi đầu coi như chào hỏi.

Nhi ghé tai hỏi nhỏ: "Cậu quen à? Tôi thấy bác này đứng ở đây sau giờ học mấy buổi rồi ấy."

Tôi cũng không quan tâm nhiều: "Thế à!" Trời hôm nay đẹp đấy, mùa đông sắp qua rồi.

Đi được vài bước, tôi nghe ở đằng sau được tiếng gọi: "Vi? Cháu nói chuyện với bác được không?"

Tôi hơi chần chừ, sau lần gặp nửa tháng trước hình như bác đã già đi nhiều. Nếp nhăn trên khuôn mặt cũng nhiều hơn trước. Mới nửa tháng thôi sao có thể thay đổi nhiều thế.

Không đành lòng từ chối, tôi buộc phải bằng lòng: "Có gì không ạ? Cháu còn hẹn bạn nữa."

Bác Hải cười một tiếng: "Không mất nhiều thời gian của cháu đâu."

Quay qua nói với Nhi một tiếng, tôi và bác tìm một chỗ cách cổng trường 10m nói chuyện.

"Bác muốn nhờ cháu việc này, không biết cháu có thể giúp bác không?"

Lòng tôi "ồ wow" một tiếng, nửa tháng bác cũng có thể thay đổi luôn thái độ, nói chuyện rất khách sáo với tôi.

"Việc gì ạ? Cháu không chắc có thể giúp được bác." Tôi cảnh giác đáp lời.

Bác Hải thở dài một tiếng: "Hơn nửa tháng nay Phong không về nhà, nó về nhà cũ ở, bác và mẹ nó khuyên thế nào cũng không được, cháu giúp bác nói vài tiếng với nó được không?"

Tôi ngẫm nghĩ, Phong hơn nửa tháng không về nhà đó? Từ lúc hắn đi sao? Sao tôi không nghe cậu ấy nhắc gì nhỉ?

Mà đúng rồi, Phong là người sống nội tâm, cậu ấy đâu dễ gì kể cho tôi nghe được.

Việc này cũng không khó thôi thì nhận lời: "Cháu sẽ thử, nhưng không chắc Phong sẽ nghe lời cháu đâu ạ."

Bác Hải xua tay: "Không sao, cháu khuyên nó là được rồi. Còn một chuyện nữa..." Ấm úng một lúc bác ấy mới nói tiếp "Nam... có liên lạc với cháu không? Từ lúc đi đến giờ thằng bé không gọi về nhà."

Không nghĩ ngợi gì, tôi cười rồi trả lời: "Bác nói thử xem ạ? Bác là bố mà cậu ấy còn không liên lạc thì nói gì cháu chỉ là bạn?"

Bác Hải không nói thêm gì, tôi lại đành lên tiếng: "Vậy thôi chào bác, cháu về."

Không rõ nguyên do nhưng hôm nay bác thân thiện lắm: "À à... Vậy cháu về cẩn thận."

Tôi trưng bộ mặt vui vẻ gật đầu. Dạo gần đây tôi mới phát hiện bản thân mình hoá ra lại giả tạo đến thế.

Người ta làm chuyện tôi không thích, tôi cười.

Người ta kể một câu chuyện cười mà không có gì thú vị, tôi cười từ thiện.

Khi buồn cũng vẫn cười.

Còn lúc vui? Vui được mấy đâu.

Những lúc chỉ có một mình tôi mới biết hoá ra mình rất yếu đuối, sợ cô đơn, sợ bóng tối...

Nhưng rồi sau đó tôi mới nhận ra, cô đơn cũng tốt mà.

Có một câu hát như này: "Nói nói cười cười nhưng tim âm thầm rỉ máu."

Cười chưa chắc đã vui, khóc cũng đâu phải buồn. Con người ta đôi khi cũng lừa dối cảm xúc nữa mà.

Nhớ lại cuộc nói chuyện nửa tháng trước với bác Hải, tôi mới nhận ra mình đã hiểu sai về con người bác.

Bác không hề cố chấp hay độc đoán như trong suy nghĩ của tôi, bác là người cha rất giàu tình cảm.

Nhưng bác đâu ngờ rằng, cách thể hiện tình cảm của bác với Nam lại vô tình làm tổn thương cậu ấy.

~ Nửa tháng trước ~

Bước chân vào phòng sách, Vi nhìn quanh, đập vào mắt cô là bức ảnh gia đình ba người được treo cẩn thận trên tường.

Trong ảnh có Nam, có ông Hải và một người phụ nữ. Vi mạnh dạn đoán đó là mẹ Nam.

Trong ảnh, nụ cười của Nam hạnh phúc lắm. Vi đã từng rất nhiều lần nhìn thấy cậu cười nhưng chưa từng nhìn thấy nụ cười như thế.

Đi về phía bàn đọc sách, thấy khung ảnh nhỏ để trên bàn, Vi giật mình sửng sốt.

Người trong ảnh không phải Phong sao? Người bên cạnh là mẹ cậu ấy? Tại sao ảnh của họ lại ở nhà Nam?

Vi ngờ ngợ nhớ lại lời Nam trước kia. Cô đã hỏi Nam về gia đình cậu, Nam đã kể lại toàn bộ cho cô nghe.

Cô có hỏi về người con riêng của ông Hải: "Người con trai mà cậu nói đến..."

Nam trả lời rất nhanh: "Bằng tuổi với tôi và cậu."

(Ai không nhớ xem lại chương 15!)

Bây giờ thì Vi hiểu rồi, cô hiểu hết rồi. Người con trai đó là Phong.

Vi có thể nhìn ra Nam và Phong có hiềm khích với nhau nhưng cô lại không ngờ rằng Phong lại là người Nam nhắc tới.

Nam giấu cô? Cô lại tự mình hỏi tại sao.

Thấy vẻ mặt ngạc nhiên của Vi, ông Hải chầm chậm nói: "Cháu không biết Phong cũng là con trai bác? Nam không nói cho cháu?"

Thu lại vẻ mặt ngạc nhiên, cô bình thản: "Việc đó có quan trọng không ạ?"

Ông Hải cười lớn rồi nói: "Đúng là không quan trọng nhưng việc đó chứng minh cháu không có vị trí trong lòng con trai bác."

Vi nhìn lại bức ảnh trên tường rồi nhìn ông Hải: "Có quan trọng hay không thì phải hỏi Nam mới biết, bác cháu mình không nên ở đây đoán già đoán non."

Nụ cười trên môi ông Hải vụt tắt: "Cháu có thấy cháu nói chuyện hỗn với người lớn không?"

"Cháu nói chuyện có chủ ngữ vị ngữ đàng hoàng, còn nếu bác thấy cháu hỗn, cháu không có cách nào khác." Giọng cô thâm trầm.

Sắc mặt ông Hải thay đổi, ông trừng mắt: "Đúng là loại vô giáo dục, nhà nghèo nên không được ăn học hẳn hoi."

Người ta nói đúng là giận quá mất khôn. Trong lúc tức giận, ông Hải đã làm ảnh hưởng lòng tự trọng của Vi.

Vi cay chữ y kéo dài nhưng cô không thể nói lại: "vô giáo dục mới chơi được với con của ông."

Trái lại với thái độ của ông Hải, Vi thản nhiên hơn bao giờ khác: "Bác có muốn đánh cược với cháu một chuyện không?"

"Muốn cược cái gì?"

Ánh mắt Vi có phần thay đổi, cô hạ giọng: "Cháu sẽ cố gắng thuyết phục Nam đi Mỹ..."

"Đó là việc đương nhiên cháu cần làm." Vi chưa nói hết câu, ông Hải đã xen vào.

"Cháu muốn cược với bác, Nam sẽ không quay về nhà một lần nào nữa. Nếu có về cũng là về cùng cháu." Vi rất tự tin.

Ông Hải bật cười ha hả: "Được, bác sẽ cược. Nếu cháu thua, đám cưới của Nam và Hạnh, hãy đến chúc mừng, nói với nó cháu đã sống rất tốt và nó cũng thế."

Vi gật đầu chấp nhận: "Nếu bác thua, bác phải xin lỗi cháu và bố mẹ cháu về lời nói đó."

Cho tới khi Nam chạy về, Vi quay lưng bước ra, ở phía sau, cô nghe thấy ông Hải nói: "Bác xin lỗi về lời nói đó."

Vi không quay đầu, cô mở cửa.

(Và sau đó như chương 40)


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui