Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Tam Oa tròn mắt ngơ ngác: “Mẹ xin lỗi con?”

Lâm Thanh Hoà nghiêm túc gật đầu: “Đúng rồi. Vì mẹ làm sai nên mẹ phải xin lỗi con. Người lớn cũng giống như trẻ nhỏ, nếu phạm sai lầm thì nhất định phải dũng cảm nhận lỗi và chân thành nói lời xin lỗi.”

Tam Oa hai mắt long lanh, xúc động nói với mẹ: “Vậy con cũng tha thứ cho mẹ ạ.”

“Mẹ cảm ơn Tam Oa.” Lâm Thanh Hoà xoa đầu nó: “Con đã không thích uống sữa bò thì từ nay về sau không cần uống nữa.”

Tam Oa sung sướng: “Thật không ạ?”

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “Thật.”

Tam Oa suy nghĩ một chút rồi nói: “Con chỉ không uống sữa bò thôi nhưng con muốn ăn màn thầu sữa bò.”

“Được.” Ngoài mặt nghiêm túc nhưng trong lòng buồn cười, mẹ đây cố ý làm món đó để dụ thằng nhóc thối như con đó, heo con tham ăn!

Nhận được sự đồng ý của mẹ, Tam Oa thoả mãn, lập tức trở về bộ dáng vui vẻ thường ngày.

Cả ngày ríu rít quấn quýt lấy mẹ, mẹ ngồi con ngồi kế bên, mẹ đi đâu con đi theo đấy, nhất quyết không rời nửa bước, kể cả chiến hữu í ới gọi đi chơi cũng không thèm.

Sáng hôm sau, Lâm Thanh Hoà đun sôi sữa bò, chia làm 3 cốc, 2 cốc bình thường, 1 cốc có thả thêm chút đường phèn.

Tam Oa nhìn cốc sữa trước mặt như nhìn kẻ thù, tội nghiệp kháng nghị: “Mẹ, hôm qua mẹ bảo sẽ không ép con nữa mà.”

Lâm Thanh Hoà múc một muỗng kề sát miệng nó dỗ: “Nếm thử một miếng thôi.”

Tam Oa nhìn mẹ, miễn cưỡng há miệng, nhắm mắt nhắm mũi nuốt ực một cái, í khoan, hình như vị là lạ, nó tròn mắt kinh ngạc: “Ngọt?”

Lâm Thanh Hoà: “Mẹ bỏ chút đường vào cốc của con. Thế nào có thích không? Nếu không thích thì thôi. Mẹ đưa cho cha uống.”

Tam Oa vội níu tay mẹ lại: “Để con thử thêm lần nữa.”

Lâm Thanh Hoà đặt cái thìa vào tay nó để nó tự múc uống.

Tất nhiên không thể yêu cầu ngọt lịm, chỉ bỏ một chút đường phèn, ngọt nhẹ, có tác dụng kích thích vị giác một chút thôi.

Quả nhiên, Tam Oa rất thích thú. 1 tay cầm màn thầu, 1 tay cầm cốc sữa bò có đường, ăn uống ngon lành, loáng cái đã xử lý hết. Nào còn đâu bộ dáng đau khổ vì bị ép uổng như mấy bữa trước.

Oắt con, muốn đối đầu với mẹ? Con còn non lắm. Mẹ có đầy cách để thu phục tiểu tử thối nhà con.

Nhị Oa lên tiếng: “Mẹ ơi, cho con tí đường đi.”

Lâm Thanh Hoà nghiêm mắt: “Tam Oa không sợ sâu răng. Nếu con cũng muốn sâu răng thì cứ bỏ thêm đi.”

Nhị Oa dãy giụa trong lòng, oà oà con cũng không sợ sâu răng nhưng đối diện với ánh mắt nghiêm khắc của mẹ, nó không dám nói gì, ngoan ngoãn ăn bữa sáng của mình.

Rót cho trên lưng cốc sữa bò, Tam Oa uống cái loáng đã hết, vẫn còn liếm mép thòm thèm.

Lâm Thanh Hoà mặc kệ nó, khẩu phần bao nhiêu uống hết bấy nhiêu là được.

Nãy giờ, chứng kiến một màn này, ông bà Chu cực kỳ bất ngờ vì hôm nay đã phát hiện ra một mặt khác của con dâu.

Rất nghiêm khắc nhưng lại rất chiều chuộng con cái. Con chê sữa bò tươi không ngon, không chịu uống, lập tức bỏ thêm đường dỗ con uống. Bọn trẻ trong thôn này có khi còn chưa được ngửi qua mùi sữa bò tươi ấy chứ làm gì có chuyện chê ỏng chê eo rồi mẹ chạy theo dỗ dành như nhà này.

Hôm nay Lâm Thanh Hoà chỉ làm đơn thuần bánh bột bắp, không bỏ thêm sữa. Thật ra làm thì cũng được, mỗi người một cái không tốn bao nhiêu nhưng cô không muốn bởi vì cô đặt sữa là chỉ dành riêng cho các con.

Chớ vội đánh giá cô bất hiếu với cha mẹ chồng, rõ ràng vợ chồng cô cũng không ăn vụng uống vụng miếng nào đâu đấy.

Kết thúc thu hoạch vụ hè là chuẩn bị tới Tết Trung Thu.

Mấy hôm trước phân lương, cô tranh thủ thu mua được tương đối nhiều lương thực. Bà Chu đi theo hỏi đôi câu, Lâm Thanh Hoà chỉ nói là mang đi trao đổi với người ta để lấy phiếu thịt.

Nghe thế, bà Chu tự động kết nối mọi chuyện lại với nhau. À, ra vậy. Bảo sao bà cứ thắc mắc mãi thời này quy định gắt gao, mua thịt đâu phải chuyện đơn giản, thế mà nhà này lại có thể thường xuyên có thịt ăn. Hoá ra vợ thằng tư có cách. Sau khi tự mình thông suốt, bà không dò hỏi thêm nữa mà chỉ dặn dò làm gì cũng phải hết sức cẩn trọng.

Vụ hè, nhờ buôn lương thực, Lâm Thanh Hoà lời được một khoản kha khá. Cô mạnh tay thu vào 500 cân gồm 300 cân mua ở đại đội thôn mình và 200 cân ở chỗ cậu ba Lâm.

Cậu ba Lâm chỉ đơn thuần nghĩ nhà chị không đủ ăn nên âm thầm đi hỏi mua mỗi chỗ một ít, gom lại được 200 cân.

Lâm Thanh Hoà hẹn cậu khiêng lương thực ra chỗ vắng rồi đạp xe tới tiếp ứng.

Chị Thanh Hoà đã có lời nhờ, cậu chỉ cần thực hiện chứ không thắc mắc hay nhiều chuyện gì cả. Nhưng mợ ba thì ngược lại, vừa nghe là đã hiểu được vài phần, tuy nhiên chỉ giữ trong lòng không hỏi thêm hay bàn luận gì hết.

Đối với sự giúp đỡ của chị Thanh Hoà, mợ ba nguyện ghi nhớ và mang ơn suốt đời. Nếu không có người chị chồng này thì bây giờ mợ và ba đứa con gái vẫn phải chui rúc trong Lâm gia, cả đời không thể ngẩng mặt làm người chứ đừng mơ có nhà riêng, sống cuộc sống thoải mái như hiện giờ.

Từ ngày dọn ra nhà mới đến nay, mợ ba Lâm cảm thấy như mở ra một chân trời mới, tất cả đều tươi sáng, tràn đầy hy vọng.

Có thêm sự giúp đỡ của cậu ba Lâm, vụ này Lâm Thanh Hoà đúng là trúng mánh.

Ở chợ đen, giá một cân lương thực là 1 hào rưỡi, không yêu cầu phiếu gạo, chỉ cần có tiền là được.

Một cân 1 hào rưỡi, mười cân 1 đồng rưỡi, một trăm cân 15 đồng. Wow, tính nhẹ 500 cân lương thực, Lâm Thanh Hoà đã kiếm lời xấp xỉ 80 đồng rồi.

Vụ hè thuận lợi, vụ thu có thể tiếp tục phát huy, chậc chậc, ấm quá đi chứ!

Thăm dò thị trường một thời gian, cô đã quen tay, quen khách, thời này người ta thiếu ăn thiếu uống, buôn lương thực không bao giờ sợ ế. Cho nên, năm nay cô quyết định chơi lớn, tìm gặp đại đội trưởng yêu cầu 300 cân, còn nhớ năm ngoái chỉ có 200 cân thì phải.

====

Rằm tháng tám, Tết Trung Thu.

Lâm Thanh Hoà đi vào Cung tiêu xã tìm mua bánh trung thu.

Khổ thật, đã khó mua lại còn không ngon nữa chứ.

Lâm Thanh Hoà do dự, nếu chỉ có mình cô chắc chắn cô sẽ bỏ đi không cần suy nghĩ vì mấy cái bánh này chạy 800 dặm cũng chả đuổi kịp những loại bánh trung thu cô đã ăn ở đời trước, nhưng mấy đứa nhỏ ở nhà chắc sẽ thích ăn, khó nghĩ quá nhỉ? Suy nghĩ một hồi, cô vẫn quyết định không mua.

Bất ngờ gặp được Thẩm Ngọc, cô gái bán hàng lần trước nhờ Lâm Thanh Hoà giới thiệu đối tượng.

Thẩm Ngọc đon đả kéo Lâm Thanh Hoà vào trong quầy nói chuyện, sao đó đưa cho cô 1 cân bánh trung thu.

Thẩm Ngọc: “Đây là phần của em, chị cầm lấy đi.”

Lâm Thanh Hoà cười, nói: “Thôi được rồi. Làm sao chị lại không biết xấu hổ mà lấy của em được. Em cầm về ăn đi.”

Thẩm Ngọc mỉm cười: “Em vẫn còn 1 cân.”

Rồi, Lâm Thanh Hoà đã hiểu đây là phúc lợi nhân viên, chỉ có nội bộ bên trong mới mua được.

Việc Thẩm Ngọc nhờ, Lâm Thanh Hoà đã hoàn thành.

Bữa đó, về nhà cô liền nói qua với Chu Thanh Bách. Mặc dù anh không mấy hứng thú với cái trò mai mối này cho lắm nhưng vợ đã lên tiếng thì phải khác. Tiện hôm nọ gặp lại đồng đội, anh đề cập tới vấn đề này.

Đồng đội của Chu Thanh Bách tuy đã kết hôn nhưng cấp dưới vẫn còn đầy người độc thân.

Sau đó, Lâm Thanh Hoà tranh thủ được hôm rảnh rỗi, giới thiệu cho Thẩm Ngọc. Anh thanh niên đó hiện đang công tác ở sở cảnh sát, căn chính miêu hồng*, tướng tá sáng sủa ưa nhìn.

*Căn chính miêu hồng: Là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông. “Căn hồng” ý chỉ gia đình có xuất thân tốt, như công nhân, bần nông và trung nông, con em liệt sĩ, quân nhân; Mọi người quan niệm rằng con em xuất thân trong gia đình như vậy nhất định sẽ tốt, nhất định theo cách mạng. Còn “miêu chính” là chỉ người sinh dưới thời Trung Quốc đổi mới, sinh dưới lá cờ đỏ, không bị ảnh hưởng của tư tưởng cũ.

Hợp nhãn, hợp ý, đôi trẻ nhanh chóng tiến vào giai đoạn yêu đương nồng nàn. Thẩm Ngọc rất muốn cảm tạ bà mối Lâm Thanh Hoà. Đợt trước, còn đưa cho Lâm Thanh Hoà một phong bao lì xì nhưng Lâm Thanh Hoà nhất quyết từ chối.

Vì thế Thẩm Ngọc cứ canh cánh trong lòng, muốn tìm cơ hội báo đáp Lâm Thanh Hoà.

Mỗi lần Lâm Thanh Hoà tới Cung tiêu xã mua sắm, cho dù hôm đó Thẩm Ngọc có đi làm hay không thì vẫn cố gắng tìm cách giúp đỡ Lâm Thanh Hoà.

Hôm nay đưa bánh trung thu cũng là một trong số đó.

Thẩm Ngọc đã nói như vậy rồi, từ chối nữa đâm ra không hay, Lâm Thanh Hoà nhận lấy.

Thấy Lâm Thanh Hoà có bánh trung thu, những người khách khác lập tức khó chịu: “Rõ ràng cô ta tới sau, thế mà cô ta có, còn chúng tôi thì không. Thế là thế nào?”

Lâm Thanh Hoà: “Ai nha, ông anh à, anh đừng nói vậy chứ. Tôi đã tới đây đặt hàng từ mấy ngày trước lận. Lâu lắm mới có dịp mua bánh trung thu về dỗ bọn trẻ trong nhà vui vẻ mà, phải chịu khó chút chứ.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui