Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Trong thời gian này, Lâm Thanh Hoà tăng cường đẩy nhanh chương trình học cho Đại Oa, cô chỉ cho con những chỗ nào là trọng điểm cần nắm kỹ. Tất cả sách giáo khoa cô đã đọc qua hết cho nên bài nào trọng điểm bài nào không, cô đều nắm trong lòng bàn tay.

Được cái Đại Oa là đứa thông minh, có trí nhớ tốt nên nó học nhàn tênh không quá vất vả.

Chỉ là công việc ở nhà bắt đầu dồn ứ lại. Lâm Thanh Hoà liền phân công nhiệm vụ cắt cỏ heo kiếm công điểm cho Nhị Oa và Tam Oa: “Từ giờ trở đi hai anh em đi cắt cỏ heo cho mẹ, dạo này anh cả rất bận không có thời gian rảnh rỗi, cho nên hai anh em phải tự giác, biết chưa?”

Nghe mẹ giao việc, Nhị Oa không có ý kiến còn Tam Oa thì càu nhà càu nhàu: “Anh cả kỳ ghê, tính làm mọt sách hay gì mà không chịu làm việc?”

“Lúc anh con làm việc con là đứa chơi nhiều nhất đấy” Nói rồi Lâm Thanh Hoà phát vào mông thằng nhóc cứng đầu này một cái: “Không nói nhiều nữa, đi ra ngoài cho anh tập trung học bài.”

Tam Oa chỉ thích càu nhàu cho sướng miệng chứ thật ra nó rất hiểu chuyện, là thân nam nhi đại trượng phu tất nhiên phải gánh trên vai nhiệm vụ giúp đỡ gia đình.

Đối với vẫn đề phân chia công việc, đã rất nhiều lần Đại Oa nói với mẹ không cần làm vậy nhưng mẹ nhất quyết không đồng ý, còn động viên nó cứ tập trung tất cả thời gian và sức lực cho việc học.

Kỳ thực năm học này tương đối nặng bởi vì lượng kiến thức phải thu nạp tăng gấp rưỡi. Mẹ giao cho nó nhiệm vụ từ giờ tới trước khi nghỉ đông phải học xong hết nội dung chương trình sơ nhất, nghỉ đông xong sẽ học tiếp chương trình học kỳ 1 sơ nhị. Khai giảng năm sau, nó sẽ đi thi để trực tiếp nhảy lớp lên học kỳ 2 sơ nhị.

Tiếp nhận nhiệm vụ này, bản thân Đại Oa rất mù mờ, nhưng cha đã nói với nó cứ làm y như lời mẹ dặn là được, không cần thắc mắc.

Bà Chu cũng không hiểu rõ đầu đuôi nên đành phải hỏi thẳng con dâu: “Mẹ Đại Oa này, cho Đại Oa học thế có vội quá không, xét tuổi tác thì nó vẫn còn nhỏ…”

Năm nay Đại Oa mới lên 10, hiện là học sinh nhỏ tuổi nhất trong lớp.


Có một số nhà, con trẻ 10 tuổi còn chưa được đi học.

Lâm Thanh Hoà: “Anh chàng nhà mình tuổi thì nhỏ nhưng đứng xếp hàng thì còn cao hơn cả con nhà người ta. Mẹ cứ yên tâm, đi học không ai dám bắt nạt nó đâu.”

Bà Chu: “Nhưng mẹ sợ nó gắng sức quá, gần đây thấy nó gầy hẳn đi, ai da đọc sách tốn não mà~”


Lâm Thanh Hoà nào đâu có thấy Đại Oa gầy đi tí nào nhưng đúng là học hành sẽ gây mệt mỏi đầu óc, thế là cô lại tăng số lượng sữa bò tươi lên 5 chai mỗi ngày.

Tiền thì tất nhiên là tốn nhưng Lâm Thanh Hoà thể hiện rất rõ ràng chỉ cần Đại Oa thành công nhảy lớp là có thể bù trừ qua tiền học phí.

————

Mới hôm nào thu hoạch vụ hè xong mà giờ đây đã rục rịch sắp gặt vụ thu rồi. Lâm Thanh Hoà bắt đầu triển khai công tác chuẩn bị như thu gom lươn và cá chạch.

Chu Thanh Bách được tẩm bổ chưa biết đổ đi đâu, thế là tối tối cô vợ nhỏ hưởng hết.

Lâm Thanh Hoà yếu ớt đánh vào lồng ngực chồng nũng nịu oán trách: “Sắp vào vụ thu đến nơi rồi mà anh không lo dưỡng sức đi.”

Chu Thanh Bách đang bận muốn chết đâu có rảnh mà nói chuyện, những nụ hôn rơi xuống như mưa, giữa những đợt thở dốc chỉ kịp ngẩng lên kêu vợ ôm chặt lấy mình…


Nồng nhiệt qua đi…

Chu Thanh Bách thoả mãn ôm người đẹp vào lòng, lúc này mới có tâm trí nói chuyện: “Em không cần phải lo lắng quá cho thằng nhóc Đại Oa đâu, nếu nó đuổi kịp năm nhất thì thi không thì để tới năm sau, không vấn đề gì.”

Năm 77 khôi phục thi đại học, chuyện này Chu Thanh Bách đã biết. Hiện tại đang là năm 74, từ giờ tới lúc đó còn mấy năm nữa lận.

Lâm Thanh Hoà nằm trong ngực chồng, lười biếng đáp: “Bỏ lỡ năm đầu, năm thứ 2 sẽ càng khó khăn hơn. Cứ để con thử xem, nếu không được thì đành chịu vậy.”

Chu Thanh Bách đã nghỉ đủ, anh cúi đầu thì thầm vào tai vợ dụ dỗ: “1 lần nữa, nhé~~~”

Lâm Thanh Hoà ghét bỏ đẩy lão tài xế già càn rỡ này ra xa, thật không biết tinh lực ở đâu mà dồi dào thế, làm việc cả một ngày trời rồi mà tối đến vẫn còn không biết mệt…khụ…

Sáng sớm hôm sau, Nhị Oa nói: “Đêm qua anh cả nói mớ, đọc nguyên một bài văn luôn.”

Tam Oa gật đầu nhăn nhó: “Ồn muốn chết.”

Tiểu Tô Thành ngu ngơ, có sao? Sao mình không nghe thấy gì nhỉ? Lạ kì!

Lâm Thanh Hoà giục: “Ăn sáng nhanh lên, ăn xong thì đứa nào làm việc của đứa đấy. Khẩn trương!”


Mỗi ngày Đại Oa uống hai chai sữa bò tươi, cơ thể và tinh thần đều tốt lên trông thấy, ngay cả chiều cao cũng phát triển rất nhanh.

Trong ngày, thỉnh thoảng Lâm Thanh Hoà sẽ nấu chè hạt mè hay chè đậu phộng bồi dưỡng thêm cho nó.

Hôm nay Lâm Thanh Hoà đạp xe lên nhà chị Mai lấy thịt, cô cố ý để riêng ra một cây xương ống to, dài mang về nhà hầm đậu nành.

Muốn có tinh thần học tập thì phải tăng cường bồi bổ đầu óc thế nên Lâm Thanh Hoà càng ra sức điều tiết dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, hễ có xương ống là cô ưu tiên mang về nhà mình hầm canh.

Trước giờ hầm canh cô chỉ húp chút nước còn bao nhiêu đậu nành, thịt, cá gì đó đều chia cho chồng và các con hết.

Dân làng đều biết Đại Oa là một học sinh giỏi vì trước thu hoạch vụ thu, trường sơ trung công xã tổ chức thi định kỳ, Đại Oa đạt điểm tuyệt đối, xếp vị trí thứ nhất toàn khối sơ nhất, vượt hẳn 3 bậc so với vị trí thứ hai.

Trong thôn lại có hai đứa trẻ học cùng trường với Đại Oa, một đứa là cháu trai đại đội trưởng, một đứa nữa cũng mang họ Chu, con cháu Chu Bổn gia, xét theo quan hệ thì cũng được tính là có họ xa với Chu gia bên này nhưng mà không phải xa thường đâu mà là xa lắc xa lơ.

Nhớ hôm khai giảng, mẹ đứa bé còn đặc biệt sang tận nơi gõ cửa chào hỏi Lâm Thanh Hoà và gửi tặng mấy quả trứng gà.

Vì mẹ Chu Chí quá thật thà và thành khẩn cho nên Lâm Thanh Hoà đành nhận trứng và bảo nếu Chu Chí gặp khó khăn gì thì cứ lại đây tìm cô. Nhưng từ dạo ấy tới giờ, không thấy thằng bé qua kiếm Lâm Thanh Hoà xin giúp đỡ gì.

Quay lại bài thi của Đại Oa, Lâm Thanh Hoà không phải người ra đề. Để đảm bảo tính công bằng công chính, trường học quyết định cho ra đề chéo, có nghĩa là đề thi của ban sơ nhất do giáo viên sơ nhị ra, còn đề thi của ban sơ nhị là do Lâm Thanh Hoà ra. Năm ngoái cũng đã tiến hành trao đổi như vậy.

Mọi chuyện rất rõ ràng, không một ai nghi ngờ thành tích của Đại Oa mà còn truyền tai nhau rằng con trai lớn nhà Chu Thanh Bách và Lâm Thanh Hoà học rất giỏi.

Sống trong cùng một thôn bao đời này, có ai không biết tổ tiên Chu gia đều là nông dân, làm gì có ai học hành tử tế, kể cả Chu Thanh Bách năm đó cũng chỉ dừng lại ở mức đạt chứ làm gì được đứng nhất toàn ban như Đại Oa hôm nay.


Cái gen này di truyền từ ai, không cần nói mọi người cũng thừa sức đoán được! Chắc chắn là từ cô giáo Lâm - người duy nhất tự học thành tài!

Vài người người già đã kịp nghĩ tới chuyện tương lai: “Không chừng sau này Đại Oa có thể thi đậu Đại Học Công Nông Binh ấy chứ.”

Sinh viên là một sinh vật chỉ tồn tại trong truyền thuyết, cực kỳ xa xôi và vô cùng khó với tới! Cả cái vùng này của bọn họ chưa có lấy một sinh viên nào. Cho nên trước giờ họ chỉ dám đứng từ xa ngưỡng mộ, thâm chí không dám ước ao!

Sinh viên hiếm và trân quý tới mức được so sánh như gấu trúc. Chỉ cần hình dung như thế là đủ hiểu hai từ “sinh viên” ở thời nay nó nặng tới nhường nào, vượt xa những gì thế hệ sau có thể tưởng tưởng được.

Không ngờ chỉ một lời phỏng đoán trong lúc trà dư tửu hậu mà có thể làm sôi sục không khí Chu gia thôn. Dân làng đều sôi nổi và nhiệt tình với đứa bé tên Đại Oa.

Còn nhớ trước đây một số gia đình có con gái xấp xỉ tuổi Đại Oa đã ngấp nghé để ý kén rể. Lúc đó người ta coi trọng ngoại hình ưa nhìn và dáng vẻ cao lớn của Đại Oa, thậm chí không màng danh tiếng, chấp nhận ngồi xui với bà thông gia phá của là Lâm Thanh Hoà.

Trước đây đã hot như vậy huống hồ bây giờ Lâm Thanh Hoà đã là cô giáo Lâm được người người tôn trọng, không phải bà mẹ phá của năm nào nữa, đừng nói Đại Oa, ngay cả Nhị Oa cũng bắt đầu có không ít gia đình chú ý.

Hôm nay lại có tin tức truyền ra “Đại Oa rất có khả năng thi đậu đại học”, khiến những người có ý định bắt đầu cảm thấy áp lực.

Phải hành động ngay thôi!

Thế là buổi chiều Nhị Oa và Tam Oa đi đánh cỏ heo về đưa cho mẹ 2 quả trứng gà luộc.

Lâm Thanh Hoà ngây người: “Cái này ở đâu ra?”

Nhị Oa đáp: “Thím Vương bảo con cầm về đưa cho anh cả ăn.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận