Kết quả, chị hai cô còn chưa kịp về thì công việc của ba đã được coi như sính lễ cho chị dâu cô.
Điều này đồng nghĩa với việc chị hai cô mất đi cơ hội trở về thành phố.
Nghe tin xong, sao chị ấy có thể không về nhà làm ầm ĩ được chứ?
Nhưng làm ầm ĩ cũng vô ích, chị dâu cô đã đi làm được một thời gian rồi.
Sau đó, người của tổ dân phố cũng đến nhà hỏi han tình hình.
Thanh niên trí thức muốn về nhà phải xin nghỉ phép với trưởng thôn nơi đó, có giấy giới thiệu mới được mua vé tàu xe.
Trưởng thôn cho nghỉ phép bao nhiêu ngày thì đến hạn phải quay về thôi.
Tổ dân phố không cho phép chị hai cô ở lại Bắc Kinh quá hạn, chị ấy đành phải thu dọn đồ đạc, trở về nông thôn tiếp tục lao động.
Sau đó, chỉ khi nào bố mẹ cô qua đời, chị hai cô mới về nhà.
Đã sáu năm trôi qua, Vu Đóa không còn gặp lại chị gái nữa.
Tuy nhiên, người nhà trở về đương nhiên là chuyện tốt.
Bây giờ thanh niên trí thức có thể lần lượt trở về thành phố với số lượng lớn.
Vào tháng 10 năm nay, 50.
000 thanh niên trí thức ở nông trường Vân Nam đã đình công, viết thư thỉnh cầu gửi lên Trung ương.
Sau đó, Đặng Công(*) đã lên tiếng: "Hãy để các con trở về.
"
(*)"邓公" (Đặng Công) là cách gọi đầy đủ kính trọng dành cho Đặng Tiểu Bình (鄧小平), nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1989.
"Công" (公) là từ thể hiện sự tôn kính, thường được dùng sau họ của những người có địa vị cao hoặc được kính trọng.
Năm ngoái, kỳ thi tuyển sinh đại học được khôi phục, một bộ phận thanh niên trí thức đã trở về thành phố.
Nhưng đây chỉ là số ít, đại học chỉ tuyển chọn có hạn.
Những người không thi đỗ chiếm 95%, chưa kể những người không đăng ký dự thi.
Ngoài ra còn có thể trở về thành phố bằng cách tuyển dụng công nhân.
Ngoại trừ những người có tài năng đặc biệt, chỉ còn cách tiếp quản công việc của ba mẹ.
Nhưng lần này thì khác, chính sách cho phép tất cả thanh niên trí thức chưa kết hôn được trực tiếp trở về thành phố.
Tháng trước, Vu Đóa còn nghe anh trai và chị dâu cô nói chuyện khe khẽ với nhau, nói rằng nghe nói chị hai cô đã kết hôn với một thanh niên trí thức ở địa phương.
Chị ấy không thể về nữa!
Vậy tại sao bây giờ chị ấy lại về?
Vu Đóa nói với Thầy Hoàng: "Thầy, chị hai em không có chìa khóa cửa chính, em về nhà mở cửa cho chị ấy rồi quay lại ngay.
"
Thầy Hoàng đang vẽ tranh nền ngẩng đầu nhìn bức báo tường mà Vu Đóa đã viết được hơn nửa: "Vẫn còn thời gian, ngày mai em lại đến viết tiếp.
"
Ông ấy không viết tiếp, để giữ nét chữ được đẹp nhất.
"Vâng ạ, cảm ơn Thầy!"