Trong căn bếp chật chội, một bóng người gầy gò đang bận rộn một cách vui vẻ, hệt như bé ong chăm chỉ.
Không mất bao lâu, một mùi thơm hấp dẫn tỏa ra từ nhà bếp.
Hứa Lâm gắp một miếng trứng nhét vào miệng, thích thú đến híp cặp mắt đào hoa lại, trên khuôn mặt nhỏ bằng lòng bàn tay hiện lên một nụ cười hài lòng.
y gu, thật sự là ngon lắm luôn.
Và thế là cô ăn một lúc mấy miếng lớn.
Đến khi cô thấy số trứng trong nồi đã vơi đi được phân nửa, lúc này mới vung tay lên, một nắm cát vàng từ lòng bàn tay chảy ra rơi vào trong nồi.
Hứa Lâm cầm cái nồi lên xốc xốc mấy chục cái.
Sau khi chắc chắn rằng cát vàng và trứng chín đã hòa quyện vào nhau, cô mỉm cười đặt nó lên đĩa.
Tốt lắm, đại công cáo thành, có thể ăn tối rồi.
Cô bưng đĩa đi vào phòng chính.
"Nào nào nào, ăn cơm thôi, ăn cơm thôi.”
Hứa Lâm đứng trước bàn ăn trong phòng chính gào lên, giọng điệu có chút giống như mắng gà mắng chó.
Rất nhanh, có mấy người đi ra khỏi phòng.
Bọn họ cũng chẳng thèm liếc mắt để ý Hứa Lâm đang đứng ở góc bàn mà nhanh chóng đi tới bàn rồi ngồi xuống, vừa vẫy tay vừa ngửi mùi thơm khiến người ta thèm nhỏ dãi.
Hứa Lâm nhìn những người vừa ngồi xuống, trong mắt hiện lên sự căm hận sâu sắc.
Đúng vậy, chính là hận.
Nỗi hận của Hứa Lâm đối với gia đình này đã khắc sâu vào xương tủy, dung nhập vào linh hồn của cô.
Cho dù cô có xuyên qua hàng ngàn lần vẫn không bao giờ một được dù chỉ một chút.
Kiếp trước cô làm trâu làm ngựa trong gia đình này, hầu hạ cả một nhà.
Khi còn nhỏ, bởi vì câu nói “Chị cả như mẹ” mà cô đã bắt đầu làm việc nhà từ khi chưa đầy 5 tuổi, 6 tuổi đã bắt ghế leo lên ngồi để nấu ăn.
Lúc đầu, cô còn bị đánh tơi tả chỉ vì nấu cơm không ngon, còn bị mắng chửi là phí phạm lương thực.
Vẫn là thím Quế Hóa hàng xóm sát bên chịu không nổi nên đã lén lút dạy cô vài lần, sau đó cô mới học được cách nấu ăn đàng hoàng.
Vốn dĩ trong nhà không chịu cho cô đi học nhưng bác gái ở ủy ban xóm nhìn không đặng, đã nhiều lần đến cửa nhà để thuyết phục, mãi đến năm cô mười hai tuổi bọn họ mới cho cô đi học.
Cô giáo thấy tên cô xấu nên đổi tên thành Hứa Lâm, cô học hành rất thông minh, chỉ mất hai năm đã học xong tiểu học rồi.
Mặc dù vậy, cô cũng chỉ vừa hoàn thành xong tiểu học đã thôi học, không phải cô thi trượt vào cấp hai mà là sau khi thi đậu lại bị cô em gái Hứa Noãn thay thế tên trong danh ngạch.
Hứa Noãn từ nhỏ đã không thích học tập, học sớm hơn cô vài năm, khi cô thi đậu cấp hai thì cô ta vẫn còn đang học lớp bốn.
Không môn nào đạt được 20 điểm.
Nếu không phải Hứa Noãn thay thế cơ hội học tập của cô, phỏng chừng cả đời cô ta cũng sẽ không thể vào nổi được cấp hai ấy chứ.
Sau khi bỏ học, ngoài làm việc nhà, Hứa Lâm còn đảm nhận công việc may vá và dán hộp giấy để kiếm tiền, cả ngày không hề ngơi tay, không hề có được thời gian rảnh.
Hứa Lâm tự hỏi: Liệu nỗ lực của mình có xứng đáng với gia đình hay không?
Chỉ cần họ có chút lương tâm, cho dù không yêu cô cũng sẽ tìm cho cô một gia đình tốt để gả đi.
Kể cả bọn họ có giữ hết toàn bộ số tiền lễ hỏi đi chăng nữa.
Nhưng nhà họ Hứa không có làm như vậy.
Bọn họ vì để cô làm việc nhà nhiều hơn, kiếm tiền nuôi gia đình nhiều hơn mà cố ý kéo dài dây dưa năm này qua tháng nọ, đến tận khi cô 28 tuổi mới cho cô lập gia đình.