Tức thì, gương mặt Lý Đại Thuật thoắt đen thoắt đỏ.
Anh ta lấy tay che che miệng, thì thà thì thầm như sợ người khác nghe mất bí mật: “Hồi tôi mới sanh mẹ tôi cũng đi theo người ta chấm tử vi.
Thầy bói phán trước năm 25 tuổi tôi tuyệt đối không được thành gia lập thất, vậy nên mới chần chờ cho tới tận bây giờ.
Nhưng khổ một nỗi nhịn được tới năm 25 tuổi thì không còn cô gái nào chịu để mắt tới tôi nữa.
Haizzz…”Càng nghĩ càng thấy bực bội.
Rõ ràng điều kiện gia đình không phải hạng kém, cha đường đường là thôn y có danh có tiếng, mà ngay bản thân anh cũng là người chịu thương chịu khó, lại khoẻ mạnh cường tráng.
Thế quái nào các cô ấy lại không ưng nhỉ? Chả hiểu mắt nhìn của con gái bây giờ sao nữa! Thiệt là lạ lùng!Vừa nghe một cái là Văn Trạch Tài bắt được ý chính ngay: “Cậu muốn hỏi nhân duyên phải không?”Lý Đại Thuận lập tức buông tay, đỏ mặt gật gật đầu.Văn Trạch Tài giơ ngón trỏ, miết nhẹ hai hàng chân mày của Lý Đại Thuận rồi đủng đỉnh phán: “Ông thầy tử vi kia nói cũng không sai.
Nhưng muốn biết hôn nhân tới sớm hay muộn thì còn phải coi xương chân mày.
Xương chân mày của cậu khá ngắn và nông.
Điều đó chứng tỏ nhân duyên sẽ tới rất muộn.”Nghe xong Lý Đại Thuận giãy đành đạch như đỉa phải vôi: “Năm nay tôi đã 25 tuổi, chẳng lẽ như thế còn chưa đủ muộn hay sao? Bằng tầm này người ta đều vợ con đề huề cả rồi.
À, tất nhiên không tính cái tên lập dị Vương Thủ Nghĩa, cả cái thôn này chắc chỉ duy nhất anh ta là không thèm vợ!”Nhắc tới tên tình địch Văn Trạch Tài lập tức nhướng mày.
Thấy thế, Lý Đại thuận toét miệng cười cầu hoà: “Vậy theo như anh nói thì năm nay tôi vẫn chưa thoát khỏi kiếp ế hả?”Văn Trạch Tài lắc đầu: “Không hẳn vậy, cậu đã từng nghe câu “trên trời có chim liền cánh, dưới đất có cây liền cành” (*) chưa? Lông mày tượng trưng cho “liền cành”, còn “liền cánh” chính là chỗ này…”[(*)“Chim liền cánh” và “Cây liền cành” từ lâu đã được các tác giả cổ điển Trung Quốc và Việt Nam sử dụng để nói về tình cảm vợ chồng khắng khít, không gì có thể chia ly.
Hai hình tượng này có tích như sau: Sách Nhĩ Nhã chép: Chim Kiêm giống chim le le, lông màu xanh, chỉ có một cánh và một mắt, thường ở phương Nam.
Mỗi khi muốn bay thì hai con phải chắp cánh với nhau mới bay được.Chim này có tên là tỷ dực điểu hoặc Kiêm Kiêm.Cây liền cành là cành của hai cây giao nhau.Nguyên đời Chiến Quốc (479-221 trước D.L.) vua nước Tống tên Yển vốn người hiếu sắc, dâm bạo.
Một hôm đến chơi ở gò Phong Phụ, bắt gặp một phụ nữ hái dâu rất đẹp.
Vua dò hỏi mới biết là vợ của nho sĩ Hàn Phùng, người họ Tức.
Vua liền cho đòi Hàn, bảo đem vợ lại hiến mình.Hàn sợ uy quyền, về thuật cho vợ nghe và khóc hỏi có bằng lòng không? Tức Thị làm thơ để tỏ ý mình: Núi nam có con chim Núi bắc giăng lưới bắt.Chim mặc sức bay cao, Lưới kia đành quăng vất.Vua Tống say mê sắc đẹp của nàng, theo đuổi không thôi.
Liền sai người đến tận nhà Hàn, cướp lấy người đẹp.
Hàn thấy vợ bị bắt đưa lên xe đi, lòng đau như dao cắt.
Biết không phương giải cứu, kiếp này khó hợp, đau đớn quá mà tự tử.Vua Tống đem Tức Thị lên đài Thanh Lăng, cưỡng bách, bảo nàng: – Ta đây là vua một nước, có đủ uy quyền sinh sát trong tay.
Muốn phúc, ta cho phúc.
Muốn họa, ta cho họa.
Huống hồ chồng nàng đã chết, nàng còn ở với ai.
Không bằng đi theo ta, cùng tay bắt mặt kề thì sẽ được phong hoàng hậu.Tức Thị nổi giận làm thơ tỏ ý mình: Chim có trống mái, Chẳng theo phượng hoàng.Thiếp là thứ dân, Chẳng thích Tống Vương.Vua Tống tức quá, bảo: – Nàng đến đây rồi, dẫu không muốn thờ ta cũng không thể được.Tức Thị thấy thế liền nói: – Để thiếp tắm gội, thay áo, lạy linh hồn chồng cũ rồi sẽ xin hầu đại vương.Vua Tống bằng lòng cho Tức Thị tắm gội, thay áo xong, ngửa trông lên không, chắp tay vái hai vái rồi từ trên lầu đâm đầu xuống.
Vua Tống hoảng hốt, vội níu lại nhưng không kịp, nàng đã tắt thở rồi.
Sau khi khám xét thấy trong người nàng có giấu một bức thư.
Đại ý nói: sau khi chết xin cho đem thi thể cùng chôn một mộ với chồng, dưới suối vàng sẽ đội ân sâu.Vua Tống cả giận, chôn riêng mỗi người một nơi thậm chí còn bắt buộc hai mộ phải cách xa nhau.
Được ba hôm, bỗng một đêm có giống cây Văn Tử mọc ở cạnh hai ngôi mộ.
Chỉ trong tuần nhật, cây ấy dài hơn ba thước, cành lá quấn quít lấy nhau như một.
Thỉnh thoảng có một đôi chim uyên ương đậu ở trên cành, giao đầu kêu nhau một giọng bi thương.
Người trong xóm thương xót, cho đó là oan hồn của vợ chồng Hàn Phùng hóa sinh; và gọi thứ cây ấy là “Cây tương tư”.]Sợ đối phương nghe không hiểu nên Văn Trạch Tài dứt khoát chỉ vào mép tóc gần huyệt Thái Dương (**) của Lý Đại Thuận.[(**)Huyệt Thái Dương là huyệt đạo khá phổ biến gần như ai cũng biết đến tên huyệt vị này.
Để xác định vị trí của Huyệt Thái Dương không hề khó.
Huyệt Thái Dương nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày, tại đó có đường mạch xanh của Thái Dương.
Hoặc điểm giao của đoạn nối giữa đuôi mắt tầm 1 tấc và đuôi lông mày, thuộc vùng chỗ hõm sát cạnh bên ngoài ổ mắt xương gò má.]“Mép tóc cậu càng ngày càng tiến lại gần đuôi lông mày, cho thấy chuyện tốt đang tới gần.Không quá ba tháng chắc chắn sẽ gặp được ý trung nhân.”Lý Đại Thuận hơi hoang mang: “Sao anh nói giống mấy tên thầy bói rởm thế? Đáng lẽ phải nói mấy thứ cao thâm, huyền bí mới đúng chứ!”.