Nhóm dịch: Thất Liên HoaBữa cơm trưa cứ thế trôi qua.
Văn Thanh giành đi rửa chén rửa nồi, sau đó trở về phòng nghỉ ngơi.Thời đại này chính là như vậy, ngày mùa mọi người ai cũng bận cả ngày lẫn đêm.
Hết bận chính là miệng ăn mỗi nhà một ngày ba bữa, hoặc là một ngày hai bữa ăn.
Không ai ra ngoài làm công, cũng không ai làm ăn gì, nhất là cái thôn Thủy Loan này.Vốn nên ngủ trưa, nhưng Văn Thanh hoàn toàn không ngủ được.
Trong đầu cô cứ nghĩ đến bốn tệ tiền học phí của Văn Lượng.Cô đột nhiên ngồi dậy từ trên giường, gỡ cái túi vải trên tường xuống, bỏ chiếc váy hoa nhí trên giường vào, lấy đôi giày vải xăng đan trong ngăn kéo cuối cùng của cái tủ tồi tàn rồi nhét vào trong túi vải.
Sau đó cô sửa sang lại quần áo của mình một chút, chải đầu lại.
Lúc đẩy cửa ra, Văn Bằng đang nằm nhoài trên bàn làm bài tập.“Bằng Bằng, mẹ đâu?” Văn Thanh hỏi.“Không biết ạ.” Văn Bằng đáp.“Khi nào mẹ về, em nói với mẹ một tiếng là chị đi lên huyện, buổi chiều sẽ về.” Văn Thanh nói.Văn Bằng đứng lên: “Sao chị lại lên huyện?”“Có chút việc.” Văn Thanh không giải thích nhiều với Văn Bằng, xách túi vải rời đi.Lúc cô đi dọc con đường cái trong thôn, những người hàng xóm trải chiếu rơm ngủ dưới bóng râm nhìn thấy.Mọi người đều đợi Văn Thanh đi xa một chút, sau đó bắt đầu tám chuyện.“Nhìn thấy không, mọi người thấy không? Còn nói ngày mốt mới lên, buổi chiều đã đi ngay rồi kìa.”“Đúng vậy.”“Con gái con đứa, không biết ở nhà, chỉ toàn ở bên ngoài.
Tôi thấy, nói không chừng mấy ngày nữa nhà họ Kỷ ở trên huyện sẽ từ hôn.”“Đúng đó.
Người ta tử tế ai mà muốn cưới cái thứ như Văn Thanh.
Hơn nữa chú hai của Văn Thanh còn từng ngồi tù.”“Nếu không sao Văn Thanh lại ngang ngược như vậy?”“…”Những lời này loáng thoáng truyền vào tai Văn Thanh, Văn Thanh lập tức đứng lại, xoay người.Mấy người phụ nữ đang nói huyên thuyên vội vàng ngậm miệng, giả vờ như đang ngủ.Văn Thanh quay đầu lại, tiếp tục đi về phía huyện.Văn Thanh bước đi rất nhanh, nhưng cho dù vậy cũng mất nửa tiếng mới tới huyện.
Đến huyện cô lại trở nên hoảng hốt, con đường trước mắt vừa quen thuộc vừa xa lạ, rất nhiều ký ức ùa về trước mặt.Nhưng cô không đắm chìm trong hồi ức, mà chạy thẳng tới tiệm may duy nhất trong huyện, tiệm may dì Tiếu.
Văn Thanh không nhớ rõ chủ cửa tiệm tên thật là gì, nhưng tất cả mọi người đều gọi bà ấy là dì Tiếu.
Cái váy hoa nhí trong túi của Văn Thanh chính là mượn máy may hiệu Hồ Điệp của nhà bà ấy để may.Máy may hiệu Hồ Điệp đã từng là thứ Văn Thanh muốn nhất, thế nhưng quá đắt, một trăm tám mươi đồng một cái, chú hai của cô cũng không mua nổi.Hôm đó may váy xong, dì Tiếu coi trọng tay nghề của Văn Thanh, cũng ưng bụng chiếc váy hoa nhí này của cô, bà ấy ra giá mười hai đồng để mua lại.Lúc ấy Văn Thanh không bán, cô may cái váy này để mặc cho Kỷ Ngạn Quân xem.
Sau đó dì Tiếu lại hỏi Văn Thanh có muốn giúp may quần áo cho người ta trong tiệm may dì Tiếu hay không.
Lúc đó Văn Thanh một mực từ chối, cô phải gả tới nhà họ Kỷ giàu có ở trên huyện, làm công việc này quá lãng phí.Cho nên cô đã không làm.Lúc này, cô cầm chiếc váy này đến này.“Đây chẳng phải Văn Thanh sao?” Văn Thanh còn chưa vào trong tiệm, dì Tiếu đã nhìn thấy Văn Thanh.
Văn Thanh có thiên phú may quần áo, cô từng tiện tay giúp dì Tiếu may mấy lần ở chỗ dì, may ba bộ quần áo.
Khách mặc đẹp lại cảm thấy thoải mái, họ đều khen ngợi không ngớt và chỉ đích danh muốn Văn Thanh may cho mình thêm hai bộ.
Văn Thanh thỉnh thoảng cũng tới, mượn máy may của dì Tiếu dùng..