Thập Niên Trà Xanh Siêu Cấp Xuyên Vào Niên Đại Văn Làm Cái Bóng Của Người Khác


Chẳng lẽ?
Đổng Tĩnh nén giận, chỉ nhìn con gái riêng đi ngang qua một cách khiêu khích bằng ánh mắt phức tạp mà không hỏi gì.
Mụ nghi ngờ Cố Kiều Kiều đã biết gì đó, nếu không thì đang yên đang lành, nó để bài vị của mẹ trong nhà làm gì.
Chắc không phải đâu, một đứa vừa sang tuổi hai mươi như nó thì biết gì ngoài điêu ngoa ngang ngược, chắc chỉ đơn giản là bày tỏ sự bất mãn với người mẹ kế là mụ mà thôi.
Mẹ kế con chồng, trời sinh đã là thiên địch.
Nhưng hiện giờ đứa con riêng này cũng đừng đắc ý quá, một lát nữa sẽ có người đến chỉnh đốn, hành động của nó như vậy sẽ không chỉ khiến nó mất mặt.

Nghĩ đến đây, Đổng Tĩnh bèn im lặng đi nấu cơm.
Chờ xem kịch vui.
Quả nhiên, sau khi Cố Tư Triết thức dậy cũng thấy bài vị trên bàn, nhìn cây gậy cỡ một cánh tay trong tay chồng, khóe miệng Đổng Tĩnh hơi nhếch lên.
Không ngờ, đứa con riêng này lại không làm theo lẽ thường, trước khi bị bố đánh thì nó đã khóc lớn chạy ra ngoài.
Hử? Trước kia đứa nhỏ này rất cứng đầu, bố nó cũng thường hay đánh nó.


Đánh gãy mấy cây gậy nhưng nó vẫn không kêu một câu.

Sao lần này chưa đánh mà đã khóc rồi vậy?
Khóc thì cứ khóc, sao phải chạy, khí phách của mày đâu? Sự ngông nghênh của mày đâu?
Nếu Cố Kiều Kiều biết suy nghĩ trong lòng mẹ kế, cô sẽ phỉ nhổ vào mặt mụ ta.

Không chạy chẳng lẽ đứng yên chỗ đó chờ bị đánh sao? Coi cô là nguyên chủ ngu ngốc đến mức khiến người ta đau lòng đó sao?
Khí phách có thể thay cơm ăn hay không, sự ngông nghênh có thể thay tiền tiêu được không?
Nhìn bóng dáng bỏ chạy của con gái riêng, Đổng Tĩnh chợt nghĩ đến, hỏng rồi.

Dưới gốc cây hòe trước cửa nhà họ Cố luôn tụ tập một đám đàn bà may vá giày.
Nó khóc sướt mướt chạy ra như vậy, những người đó nhìn thấy sẽ nghĩ sao?
Mụ đã khổ tâm xây dựng hình tượng mẹ kế thiện lương biết bao.
Đổng Tĩnh giả vờ sốt ruột, mụ đẩy người đàn ông: “Anh Cố, anh thật là, sao lại nổi giận với đứa trẻ làm gì.

Kiều Kiều còn nhỏ, làm sai thì anh nói đàng hoàng với con bé, sao anh lại so đo với trẻ con thế.
Đương nhiên em biết anh chỉ hù dọa con bé, sẽ không đánh con bé thật, nhưng người ngoài không biết đâu.” Nói rồi mụ bước ra ngoài đuổi theo Cố Kiều Kiều.
Cố Tư Triết cũng phản ứng lại, nhưng không nóng vội.

Bố đánh con là chuyện thường tình, ông trời tới cũng không cản được ông ta.
Nhưng thấy vợ hoảng hốt, ông ta cũng chầm chậm bước ra ngoài.

Dưới gốc cây hòe trước cửa nhà họ Cố, Cố Kiều Kiều đang nhào vào lòng Dương Thúy Phân khóc lớn: “Dì Dương, cứu cháu với, bố cháu muốn đánh chết cháu.”
Dương Thúy Phân nghe vậy thì tức giận đến mức ngực run lên, tên súc sinh Cố Tư Triết đã làm đứa nhỏ sợ đến mức này.

Bà ấy đau xót ôm cô vào lòng: “Kiều Kiều, cháu đừng sợ, chỉ cần dì Dương còn một hơi thở thì sẽ không ai dám bắt nạt cháu.

Đi, chúng ta đi tìm bố cháu, dì xem ông ta có dám đánh cháu hay không?”
Người vây xem cũng thổn thức không thôi.

Ôi chao, hòn ngọc quý ngày xưa của nhà họ Cố, cô bé được Lý Nhược Lan nâng niu trong lòng bàn tay đến khi trưởng thành.
Lý Nhược Lan mới chết chưa được bao lâu mà con bé đã bị người ta chà đạp đến nông nỗi này.

Nghe nói mấy ngày trước nếu không phải bà con ngăn cản thì suýt nữa con bé đã bị đuổi vào phòng khách ngủ.
Sao Cố Tư Triết đánh con bé? Con bé đã phạm sai lầm gì à? Sao có thể chứ?
Họ nhìn đứa nhỏ Kiều Kiều này lớn lên, mặc dù trước đây con bé hơi yếu đuối, hơi lười biếng, hơi ngỗ nghịch, nhưng tốt bụng và hào phóng nhất trên đời.
Đứa trẻ như vậy có thể phạm sai lầm lớn gì chứ? Hơn nữa con bé đã đến tuổi gả chồng, sao người làm bố có thể hà khắc với con gái lớn như vậy cơ chứ?
Đừng thấy lúc này Cố Kiều Kiều được Dương Thúy Phân bảo vệ trong lòng đang khóc lớn, nhưng thật ra cô lại đang lặng lẽ quan sát phản ứng của mọi người.

Nhìn ánh mắt phẫn nộ của bà con, trong lòng cô có vài phần tự tin.

Ơn trời, cảm ơn nguyên chủ đã đặt nền móng quần chúng tốt cho cô.
Một giọt nước miếng cũng đủ để khiến hai người họ chết đuối.
Đừng thấy Cố Tư Triết khoe khoang công việc của ông ta tốt thế nào, khinh thường những người trong làng thế nào.

Nhưng chỉ cần ông ta còn ở trong thôn một ngày, thì ông ta không thể thoát khỏi đám đông.
Trong thôn nhiều đất trống như vậy, không phải không có nơi thích hợp hóng mát nghỉ ngơi hơn cây hòe lớn trước cửa nhà họ Cố, nhưng tại sao chỉ có mỗi chỗ này lại trở thành điểm tụ tập của nhóm phụ nữ trong thôn?
Đó là vì Lý Nhược Lan vừa nhiệt tình vừa cởi mở, vừa khẳng khái vừa hào phóng.
Mùa hè mang nước giếng cho mọi người, mùa đông mời mọi người tránh lạnh ở hành lang trước cửa.
Tuy Lý Nhược Lan đã không còn, nhưng tình nghĩa mà bà tích góp vẫn còn đó, những thứ này đủ để che chở đứa con gái bà để lại bình an đến tận lúc kết hôn.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận