Thập Niên Vợ Cũ Vai Phụ Hạnh Phúc


Chỉ có tiền vẫn chưa đủ, đây là thời đại kinh tế kế hoạch.

Kiều Vi nhìn đống tem phiếu này, còn nhớ rõ lời nhắc nhở của Nghiêm Lỗi, sử dụng tem phiếu có ngày hết hạn sớm trước.

Nhét một ít tem phiếu vào trong ví: “Đi thôi.”

Nghiêm Tương mặc một chiếc áo sơ mi phối với quần đùi.

So với nói là quần áo trẻ em, không bằng nói là phiên bản thu nhỏ của quần áo người lớn.

Giống hệt một cán bộ kỳ cựu bỏ túi, vô cùng đáng yêu.

Kiều Vi mang theo giỏ đan bằng nhựa, nắm tay nhỏ bé của Nghiêm Tương, hai mẹ con vui vẻ ra cửa.

“Mẹ ơi, con muốn ăn hoành thánh.” Trong ánh mắt của Nghiêm Tương tràn ngập háo hức.


Không hề giống với thiếu niên kiệm lời như trong nguyên văn tiểu thuyết, khi được mẹ mình nắm tay dắt đi, thằng bé dám nói ra mọi yêu cầu, còn biết làm nũng nữa.

“Được, ăn hoành thánh.” Kiều Vi đồng ý.

Nghe thấy mẹ đồng ý ngay, trong mắt của cậu bé tràn đầy vui vẻ.

“Đi! Ăn hoành thánh nào!”

Kiều Vi quan sát người gặp được ở trên đường, càng rõ ràng vì sao khi nhắc đến quần áo thì Nghiêm Lỗi lại kỳ quái.

Bản thân vải lụa không chỉ là đồ hiếm, mặt hàng xa xỉ.

Hơn nữa khi ở tỉnh chưa nhìn ra, nhưng về đến thị trấn, quần áo của rất nhiều người thậm chí vẫn là vải thô, trên quần áo còn có cả miếng vá.

Kiều Vi còn nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trung niên và người già còn mặc áo dài vạt xéo kiểu cũ.


Thảo nào nguyên chủ không thích nơi đây, sự khác biệt giữa thị trấn và thôn quê thật sự không quá lớn, còn nơi nguyên chủ hướng tới là khu vực rộng lớn mà bà nội thiên kim nhà giàu sa sút của mình nhắc tới.

Kiều Vi nhìn từ góc độ của người hiện đại, không thể nói là sai.

Nhưng nó thực sự lạc hậu hơn thời đại, khiến cho cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ khổ sở không chịu nổi.

Hy vọng kiếp sau cô ấy có thể sinh vào thời đại thích hợp với cô ấy.

Người trong nhà ăn của đại viện không nhiều lắm, chắc bởi vì hôm nay Kiều Vi dậy tương đối muộn, hầu hết mọi người đã ăn sáng.

Kiều Vi đi đến quầy giao tiền, hai bát hoành thánh hai cái bánh quẩy.

Hoành thánh một hào một bát, bánh quẩy ba xu một cái.

Nhưng phải trả phiếu lương thực và phiếu thịt.

Tay mở ví tiền của Kiều Vi hơi khựng lại, như vậy tính ra, hai ba mươi đồng trong ví tiền của cô tương đương với hơn ngàn ở đời sau.

Lúc này nhận thức về tiền cuối cùng cũng áp dụng vào thực tế, có cảm giác chân thật.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận