Thấu Hiểu


1

Lần đầu trong đời tôi đọc sách về ghi chép pháp y.

Vốn cho rằng pháp y là một nghề thật sự rất đáng sợ nhưng hoàn toàn lại là khác, họ đơn giản giải oan cho người chết, đòi quyền cho người sống.

Tôi vừa hay đọc được một cuốn sách pháp y, cụ thể về chương tôi đọc là người pháp y đã tự tay phá hủy bằng chứng để tìm thấy bạn gái mất tích của mình.

Bận bịu giải quyết vụ án khác mà đã để mất người trong lòng, nếu thật sự không phải giải quyết vụ án khác, có lẽ bọn họ đã cùng nhau đi xem phim rồi về nhà ăn sủi cảo.

Chắc hẳn anh ấy ân hận lắm nhỉ?

Sủi cảo em gói xong rồi, nhưng trông không được đẹp...

Khi anh về, trên bàn vẫn là sủi cảo em gói, vẫn là bữa ăn đêm như bao ngày nhưng lạ thay người ngồi ăn cùng anh đã không còn.
Đôi bàn người anh yêu vừa lạ vừa quen.

Đã nắm lấy nó vô số lần nhưng chưa từng thấy nó trong dáng vẻ này.
Manh mối duy nhất chỉ là bàn tay đứt lìa, bản thân lại phá hủy bằng chứng duy nhất.


Đọc đến đây, tôi tự hỏi không biết người pháp y đó rốt cuộc đã trải qua những gì và đánh đổi bao nhiêu thứ để có được sự nghiệp như vậy, đến cuối không đòi được công bằng cho người mình yêu.

2

Từ thuở nhỏ, tôi chưa từng có được cái ôm ấm áp từ ba và mẹ.

Đến lớn cũng không còn ao ước được ôm và vỗ về như bao đứa trẻ khác.

Vào một ngày không nắng, trước mắt tôi là hình bóng người đàn ông lạ lẫm, tự xưng là ba tôi.

Thấy người lạ, tôi vội chạy vào bếp kêu bà nội.

-Bà ơi, có người tìm.

-Bà ra ngay.

Ông ta nhìn tôi với ánh mắt trìu mến giống như bà nội hay nhìn, ở khoảnh khắc nào đó tôi thấy ông ấy thật giống bà, ánh mắt thân thương, nụ cười hiền dịu.


Khi bà đi ra đã không khỏi xúc động đi đến ôm lấy ông ta.

Tôi chỉ biết đứng bên góc nhìn họ.

Hai người cùng nhau trò chuyện ở nhà trước, tôi ở sau pha trà.

Đâu đó nghe loáng thoáng là hắn xin tiền của bà.

Tôi nghe đâu đó 3.000 tệ.

[ 3.000 tệ khoảng 10.5tr VND ]

Số tiền lớn như này nhà tôi lấy đâu ra cho ông ta, một ngày tiêu không đến 70 tệ thì đào đâu ra 3.000 tệ.

Số tiền hàng tháng có được trang trải cuộc sống là nhờ vào tiền được chu cấp hàng tháng cùng với tiền tôi đi làm thêm khổ cực mà có được.

Tôi không biết người ba tự nhận này từ đâu ra mà vô cớ tìm đến nhà tôi gây loạn.

Bà nội từ chối, từ lúc ông còn trẻ đã ham mê cờ bạc bỏ bê bà nội ốm đau, bà nội không nỡ lòng mắng ông ta dù một câu.

-Số tiền mẹ có không nhiều, còn phải nuôi Tiểu Nhiễm.

-Chỉ có 3.000 tệ mà không có nổi, nghe nói tiền chu cấp của bà nhiều lắm mà, sao cứ lo cho con Hi Nhiễm đó.

Đưa số tiền cho tôi thì tốt hơn.

- Dáng vẻ cọc cằn, bặm trợn quát thẳng vào bà nội.

Chịu đựng không nổi, tôi bước lấy thân mình che chắn cho bà nội.

Mắng ông ta:

-Tôi không biết ông từ đâu ra mà nhận làm ba của tôi rồi lại vòi tiền từ bà nội.

Nếu ông thật sự là bà tôi, một chút kính trọng tôi càng không muốn dành cho ông, đến đây không phải vì lo lắng cho bà mà còn xin tiền, bà ốm đau bao nhiêu năm nay chưa một lần thấy ông về thăm hỏi.

Bà đã đợi ông rất lâu---

-Bốp-


Chưa nói hết câu, cả bàn tay to lớn của ông ta tát vào tôi.

Lực mạnh đến mức một bên mặt tê dại ngay tức khắc, cơn ù tai liên tục ập đến.

Không còn nghe rõ những gì bà nội và ông ta nói.

Trước mắt tôi chỉ còn một màu đen thẫm.

Một lúc sau, khi tôi tỉnh dậy người đàn ông đó cũng đã rời đi.

Đảo mắt nhìn quanh nhà, đồ đạc đã bị đập vỡ tan nát.

Ngôi nhà hạnh phúc của tôi trong chốc lát đã tan nát không thể khâu vá.

Tôi ngước lên liền thấy hai hàng nước mắt của bà nội.

Tôi nằm gối đầu lên đùi như lúc còn nhỏ, mắt bà đã đỏ hoe.

-T-Tiểu Nhiễm, bà nội xin lỗi, đáng lẽ gia đình chúng ta phải hạnh phúc như bao bạn học của con.

Chỉ là bà không tốt, không dạy được ba con cách làm ba cho tốt.

Ông ấy lần đầu làm ba người khác, còn vài chuyện suy nghĩ như lúc còn thiếu niên không chính chắn.

Bà xin lỗi Tiểu Nhiễm.

Tay bà vuốt ve bên mặt bị ông ta tát đến đỏ cả một vùng, hằn lên rõ 5 ngón tay.
-Còn đau không con?
Vừa nói, nước mắt bà cứ rơi mãi.

Lần đầu tôi thấy bà rơi nước mắt, rơi nước mắt vì người đàn ông cặn bã đó.

Tôi ngồi dậy, ôm lấy cơ thể gầy gò của bà.

Không ghìm được mà rơi nước mắt.

-Không sao hết, chỉ là hôm nay xui xẻo gặp ba.


Bà nội đừng khóc, bà nội mà khóc thì ông nội không thích đâu.

Ông đã nói không muốn thấy bà khóc mà.

Ông nội tôi là chiến binh thời kì loạn lạc.

Không kịp trở về với bà mà hi sinh ở chiến trường khốc liệt, ông chỉ để lại quyển nhật ký gửi về hậu phương.

Ở trang cuối, tôi vô tình đọc được câu nhắn nhủ của ông.

[ Mạn Nhu thân mến, anh không trở về được với em và con, đừng giận anh nhé! Anh không cố ý thất hứa với em, nghĩa vụ của anh là bảo vệ Tổ Quốc.

Anh đã dành cả cuộc đời mình để bảo vệ Tổ Quốc mà không thể bảo vệ gia đình của mình, tệ thật.

Ở đâu đó anh vẫn mong sau này em đừng khóc, anh biết em là người hay mít ướt nhưng sau này khi em lại mít ướt sẽ không còn anh bên cạnh dỗ dành nên mỗi khi em rơi nước mắt anh ở trên trời không an lòng mà ra đi thanh thản.

Anh có lỗi với em, nếu có kiếp sau, anh chỉ muốn làm một người bình thường không ra chiến trường nữa khi đó sẽ làm một người chồng tốt.

Có thể cùng em đi hết cả đời người trọn vẹn.

]

Rất lâu về trước, tôi đã đọc cho bà nghe những lời này.

Chỉ thấy bà ngồi trầm ngâm một lúc lâu rồi đi vào phòng khóa chặt cửa.

Lúc đó tôi chỉ nghĩ bà giận ông.

Sau này tôi mới hiểu, nỗi đau mà bà đã trải qua không nói lên được bằng lời, âm thầm khắc ghi trong tim, trong trí nhớ.

Một lúc lâu, bà cất giọng khàn đặc.

-Tiểu Nhiễm, bà biết chứ, bà nội biết ông sớm đã thấy bà khóc, chắc đang trách mắng bà đây mà.

Tôi im lặng, môi mấp máy muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi.

Chuyện lúc nãy, tôi chẳng buồn nói đến.

Tưởng chừng ba đến đưa tôi và bà đến sống cùng ông ấy, sự thật càng làm tôi đau lòng, không khỏi thất vọng.

Hứng trọn cú tát vừa rồi từ chính người ba của mình, lòng tôi chua xót.

Bây giờ, ước nguyện lúc nhỏ đã thành hiện thật, tôi đã gặp được ba, chỉ còn mẹ là tôi chưa biết mặt mũi bà ấy ra sao.



Tôi cùng bà thu dọn những món đồ mà ông ta đã đập khi tức giận ban nãy.

Trong số những món đồ ông ấy đập, ánh mắt tôi va phải chậu hoa ông nội tặng bà nội từ lâu về trước cũng "được" ông ta đập xuống.

Bà từng kể trước khi ông ra chiến trường đặc biệt mang tặng bà Nhất Chi Mai.

Từ khi ông hi sinh, cây đã héo úa, không còn nở hoa như trước.

Không vì thế bà nội sẽ vứt nó ở một nơi xó xỉnh nào đó.

Chậu cây nhỏ vẫn được trưng gần bàn thờ ông.

Năm đó một bức ảnh của ông cũng không có để thờ, chỉ nhờ người đồng chí cùng đã ở cùng ông trong chiến khu phác hoạ, đến nay bức hoạ đã phai mực, chân dung người thiếu niên anh dũng của bà phai mờ theo thời gian.

Tôi biết bà nội trân quý chậu cây ấy nhường nào, ngày ngày đều tưới nước cho nó, mong nó sẽ nở hoa một lần nữa tựa như tự gieo thêm hi vọng rằng ông sẽ về.

Gom góp mảnh vụn của chậu mai, tôi chuyển cái cây héo úa ấy sang một nơi ở mới rồi đặt chúng lên bàn thờ ông nội.

Không biết ba tôi có nhận ra cây Nhất Chi Mai đó không?
Khi còn nhỏ, bà kể rằng ba rất thích ngắm nhìn hoa mai nở.

Chăm chút cây mai bằng cả tấm lòng.

Có lẽ hình dạng bây giờ của nó quá xấu xí nên khó mà nhận ra.

Bà nội nhìn tôi.
-Tiểu Nhiễm, bà đã đưa cho ba con 1.000 tệ như lời ba con nói.

Giờ đây chúng ta có thể yên ổn rồi.


Tôi cụp mặt xuống.
-3.000 tệ là số tiền lớn với chúng ta, số tiền này giúp bà với con ăn ngon trong vòng 2 tháng...

Điều bây giờ tôi ao ước là phải mau ra trường, đi làm rồi kiếm tiền để được cuộc sống sung túc cho bà.

________________________________









Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận