Nghỉ ngơi cả đêm, hôm sau Ngôn Thương Du đang ngồi thong dong uống trà suy nghĩ.
Nàng là thương nhân, làm việc gì cũng phải đặt lợi ích lên làm đầu.
Mấy hôm nay Ngôn Thương Du và Lâm Minh toàn ngủ dưới sàn chứ nơi này làm gì có chỗ mà ngủ.
Cắn răng cắn áo chịu đựng bỏ ra hơn hai trăm lượng bạc mua luôn khách điếm kế bên, thuê người chỉnh sửa xây lại theo y như ý của nàng.
Gồm một trệt hai lầu, dưới để trống, tầng một hai thì xây phòng nhưng là theo phong cách hiện đại, phòng rộng, phòng tắm, phòng sinh xây nhỏ một bên.
Trước có cửa sổ, chính giữa là giường, xung quanh trang trí bàn nhỏ kệ sách...!Không gian có hạn, vật dụng cũng bình thường nhưng cách bài trí, trang hoàn lạ, lần này là lấy đen thắng làm chủ đạo.
Nơi này khá lớn, mỗi tầng tám phòng, trang trí khắp nơi là hình thủy mặc phong cảnh thiên hạ phong phú, nền đen ảnh trắng, hư ảo như là đang du ngoạn chốn tiên cảnh nhân gian.
Bỏ ra hơn mười ngày hai tầng trên mới trang trí xong hoàn toàn.
Lại nói sách trên kệ kia là Ngôn Thương Du mua về đọc sẵn tiện ôn luyện thi cử, đọc xong nhàm chán thuận tiện mang lên kệ trang trí.
Ba ngày nữa là kì thi ba năm một lần bắt đầu, người người nhân sĩ lo lắng bận rộn đến sắp điên lên, có kẻ rớt cả chục lần già cội rồi vẫn muốn thi tiếp, có kẻ thư sinh ba năm đèn sách mong một lần công danh, còn Ngôn Thương Du hôm nay thì rủ Lâm Minh ra ngoài đi...!sòng bạc.
Ngồi không xài tiền núi cũng lở, vậy nên bây giờ Ngôn Thương Du đi kiếm tiền.
Sau mấy canh giờ sát phạt, nhờ kinh nghiệp kiếp trước mánh lới gian lận bị vạch trần đầy rẫy, thủ thuật chơi gì đó Ngôn thương Du đều xem qua một chút.
Lại thêm Lâm Minh võ công cao cường nên đối với việc cờ bạc này chỉ có lợi không có hại.
Túi bạc to nặng rủng rỉnh đến cầm không nổi phải nhờ Lâm Minh mang hộ cùng trở về.
Lâm Minh suốt dọc đường cứ nhìn Ngôn Thương Du đầy sùng bái, luôn miệng nói cái gì Thiếu gia người tài giỏi nhất, người tuyệt về nhất...!vân vân và mây mây.
Có bạc rồi, ba ngày này Ngôn Thương Du và Lâm cứ sáng luyện võ, trưa thì ngủ, chiều cờ bạc, tối thanh lâu.
Phải nói là cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Ban đầu vào thanh lâu hai người còn có chút ngần ngại, Thiên Hương lâu là đệ nhất thanh lâu ở kinh thành nên phục vụ vô cùng tốt, các cô nương ở đây cũng thuộc hạng nhất.
Ngôn Thương Du vào đây cũng là để ngắm mỹ nhân, ăn thịt uống rượu, thưởng thức ca vũ thôi chứ không có gì.
Bạc này đều là bạc thắng được từ sòng bạc nên Ngôn Thương Du cũng chẳng tiếc tiền vung tay quá trán.
Đến ngày thứ ba, sáng sớm kinh thành nô nức chuẩn bị bắt đầu khoa cử.
Các thí sinh tụ hợp đầy đủ ngoài trường thi rất sớm, tất nhiên trong đó có Ngôn Thương Du.
Lúc trước Ngôn Thương Du vì công việc phải thức khuya dậy sớm, ngay cả thời gian ăn cũng không có, cứ như vậy thời gian dài cũng thành thói quen, còn có thói quen thường xuyên đau dạ dày đến chết đi sống lại vì nhịn ăn.
Vậy nên bây giờ chỉ khác là thay vì đi làm thì đi ăn chơi, tốt hơn rất nhiều thì làm gì có mệt mỏi.
Vào trường thi, mỗi người một bàn cách xa nhau, ít nhiều gì cũng cả trăm người.
Thời gian thi là một nén nhan, đề thi là một bài thơ khá chung chung nói về ca ngợi sự cường thịnh, dân giàu nước mạnh, ca ngợi non sông bờ cõi, phong cảnh tứ phương, bài thơ ý tứ ra đề khá chung chung, nhưng Ngôn Thương Du nhận xét đề thơ này vẫn khá lỏng lẻo, cao siêu mấy cũng sẽ không viết hay bằng thơ của Đỗ Phủ, Tô Đông Pha,...!mà Ngôn Thương Du từng đọc, thơ ý tứ rất cao siêu, nói được tâm trạng của tác giả cũng như tức cảnh sinh tình, ý thơ, câu từ chau chuốt sắc bén đi vào lòng người.
Nơi này nhân sĩ bụng thơ nhiều như vậy muốn đậu cao thì phải khác người một chút.
Len lén nhìn xung quanh thấy toàn bộ nhân đều viết chữ Triện (chữ Hán viết tựa tựa bình thường, dễ đọc).
Ngôn Thương Du liền đề tên rồi viết Cuồng thảo, mượn đỡ thơ của Bạch đại nhân thôi.
Vân kế phiêu tiêu lục,
Hoa nhan y nỉ hồng.
Song mâu tiễn thu thuỷ,
Thập chỉ bác xuân thông.
Sở diễm vi môn phiệt,
Tần thanh thị nữ công.
Giáp minh ngân đích lịch,
Trụ xúc ngọc linh lung.
Viên khổ đề hiềm nguyệt,
Oanh kiều ngữ ni phong.
Di sầu lai thủ để,
Tống hận nhập huyền trung.
Triệu sắt thanh tương tự,
Hồ cầm náo bất đồng.
Mạn đàn hồi đoạn nhạn,
Cấp tấu chuyển phi bồng.
Sương bội thương hoàn uỷ,
Băng tuyền yết phúc thông.
Châu liên thiên phách toái,
Đao tiệt nhất thanh chung.
Ỷ lệ tinh thần định,
Căng năng ý thái dung.
Tiết thì tình bất đoạn,
Hưu khứ tứ vô cùng.
Đăng hạ thanh xuân dạ,
Tôn tiền bạch thủ ông.
Thả thính ưng đắc tại,
Lão nhĩ vị đa lung.
(Đàn tranh - Bạch Cư Dị)
Mẹ Ngôn xuất thân gia đình gia giáo nhiều đời, thư pháp là thứ không thể thiếu để rèn luyện nhân cách con người, nhất là đối với mẹ Ngôn, bà còn là Phó hội trưởng Hội thư pháp tỉnh.
Nên chuyện Ngôn Thương Du viết thư pháp đẹp cũng không có gì lạ, tính cách vì có chút giống ba Ngôn nên nét chữ của Ngôn Thương Du rất phóng khoáng, tự nhiên, tùy bút không gò bó, thiên về cuồng thảo hơn.
Viết xong chờ mực khô úp bài xuống rồi ngồi chờ hết giờ, không đến phút cuối Ngôn Thương Du tuyệt đối không ra tay trước, đây là bản tính thương trường tạo nên, thích chờ đợi.
Lúc giám khảo sắp đến thu bài thì Ngôn Thương Du đứng dậy đi mất, kẻo hắn nhìn bài xong hắn yêu nàng luôn thì khổ a.
Ra cửa trường thì gặp Lâm Minh đang đứng chờ đợi, liền rủ hắn sóng vai cùng về ngủ lấy sức.
Lơ đãng Ngôn Thương Du thấy một tiểu cô nương rất thanh tú đang đứng phía xa xa nhìn dò xét rất kĩ về hướng cửa trường thi.
Liếc nhìn tiểu cô nương kia một cái rồi bước đi.
Chắc là đang chờ tiểu tình lang.
(Chữ Triện đó...!ta không rành mấy dụ này đâu)
*Dịch thơ (bản dịch của Giang Phi Nguyễn):
Tóc mây lay cỏ mướt,
Mặt hoa phơi phới hồng.
Loáng đôi làn thu thuỷ,
Ru mười ngón xuân nồng.
Vẻ Sở nhà quyền thế,
Giọng Tần khúc ca thanh.
Móng bạc gieo lấp lánh,
Phím ngọc ánh long lanh.
Lúc ngờ trăng vượn hú,
Khi nựng gió oanh ca.
Để sầu buông tay nhớ,
Chôn hận vào đường tơ.
Này sắt hoà trong trẻo,
Này cầm chen thấp cao.
Này khoan mờ bóng nhạn,
Này mau nghe gió gào.
Sương treo chờ ngọc trút,
Băng nghẹn chực suối trào.
Ngàn châu reo vụn vỡ,
Một dứt loà ánh đao.
Đẹp khơi hồn thư thái,
Tài gợi ý suốt thông.
Ngưng mà tình chẳng đứt,
Nghỉ vẫn nhớ vô cùng.
Dưới đèn đêm xuân ấy,
Ông lão nâng chén nồng,
Lắng nghe chừng thích chí,
Tai già điếc nhiều không?
[Bài này nguyên tác là Tranh 筝 (đàn tranh), tìm không ra bản dịch nên dùng bản dịch top của các bạn đọc.]
[Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Bột,...!chồi ôi toàn nhà thơ ta thích chết ???? sắp về chung một nhà òii kìa.
Cứ từ từ rồi cháo cũng nhừ, gạo nấu thành tương ????]