Thiên Hạ Đệ Nhất Đinh

Trên đường rời khỏi Biên Tiên các, Bàng Dục một đường đi, một đường chửi, hận đến ngứa răng muốn cắn chết ai đó.

- Bốn thước chưa qua…năm thước chưa tới…

- Mặt như thoa phấn… Mắt tựa thanh tuyền…

- Tuấn tú công tử…

Tuấn tú cái rắm, đây không phải là tên ôn dịch cái gì tuyệt sắc công tử đó sao?

Xuy Tuyết ngươi là con chó cắn càn, cắt câu lấy nghĩa, nghe nhìn lẫn lộn, tai vểnh một bên, nghe gió thành mưa, thấy cảnh sát thì tưởng bắt mình, hại lão tử lo lắng hãi hùng chạy thục mạng, tý thì phải chui qua lỗ chó mới thoát, còn suýt nữa thì bị nữ nhân cưỡng hiếp… Bàng Dục càng nghĩ càng giận dữ.

Trở về mà không cho người răng rơi đầy đất thì lão tử sẽ kêu Dục Bàng!!!

Mk, nên sớm nghĩ tới mới phải, nếu lũ người kia đến bắt tên tuyệt sắc công tử, Bàng Dục hắn tự dưng chạy bán sống bán chết làm chi? Thôi! Thôi! Thôi! Thôi! Thôi! Tuyệt đỉnh thông minh có chỉ số IQ 160+ như Bản hầu đầu óc nhất thời mê muội, ngay cả đạo lý dễ hiểu như vậy mà cũng không nghĩ ra, hảo tâm cứu người lại bị tên hỗn cẩu vương bát đản không biết xấu hổ xú tiểu tử kia tiện tay đâm cho một đao vào sau lưng.

Chờ chút! Tên tuyệt sắc công tử kia có cái thân phận gì, vì sao có thể khiến Cấm quân bày ra đại trận truy lùng như vậy chứ? Gần trăm người bao vây Biên Tiên các bắt hắn, không phải Thiên Sách doanh chỉ có hoàng đế và Quý phi tỷ tỷ mới có thể điều động sao?

Bàng Dục càng nghĩ càng hồ đồ, không những nghĩ mãi không ra thân phận của tên kia mà ngay cả đường hồi phủ cũng đã quên.

Biện Lương là nơi phồn hoa. Thực không thể từ sách sử phiến diện dùng văn tự ghi chép lại mà có thể tưởng tượng mà phải tận mắt trông thấy mới cảm nhận được! Phố nối phố, đường nối đường, hàng quán như nấm mọc xung quanh. Mái nhà cao thấp san sát nhau tựa như rồng uốn lượn. So với miêu tả cái gì mà “Thanh minh thượng hà đồ” * còn vĩ đại, hoành tráng hơn. Biện Lương quả thực là kinh đô lớn nhất đương thời, có số lượng nhân khẩu vượt quá trăm vạn.

Trích:

* Thanh minh thượng hà đồ ( (chữ Hán giản thể: 清明上河图, chính thể: 清明上河圖, latin hóa: Qīngmíng Shànghé Tú); nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh", hay có ý cho là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết trời trong sáng") là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Thanh minh thượng hà đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷, cuộn giấy dài) có kích thước 24,8×528,7 cm.

Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn, chính vì vậy đôi khi nó được gọi là "Mona Lisa của Trung Quốc". Nó là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh.

- Kỳ thụ minh hà ngũ phượng lâu, di môn tự cổ đế vương châu.

Trích:

• Đây là hai câu thơ miêu tả Khai Phong hay còn gọi là kinh đô Biện Lương.

• Khai Phong nổi tiếng với chúng ta qua câu chuyện dân gian truyền tụng về Bao Thanh Thiên, một vị quan thanh liêm chính trực. Thành phố với lịch sử lâu đời và văn hóa cổ đại phong phú.

* (với sự giúp đỡ của dịch giả meofmath) Kỳ thụ là cái cây kỳ dị, kỳ lạ, ...minh hà là ráng mây buổi sớm (lạc hà là buổi chiều), ngũ phượng lâu là tên riêng hoặc là lầu ngũ phượng. Còn câu sau chữ di môn theo tra trên baidu là tên riêng chỉ của phía đông môn của quốc đô Đại Lương (kim khai phong) của Ngụy quốc thời Chiến quốc, câu này có thể hiểu là cái vùng có di môn từ xưa là đất đế vương

Bàng Dục mắt say mê ngắm nhìn, không khỏi cảm khái thốt lên câu thơ.

Mẹ nó, thơ đúng là êm tai. Nhưng sao đường xá đan xen nhau giống như ô vuông bàn cờ thế này, khắp nơi đều thế?

Bàng Dục từ trước tới giờ đều hay bị mất phương hướng, chẳng nhớ được đường đi. Kiếp trước, lúc vào đại học, ngay cả lối đi từ ký túc xá đến căn tin hắn cũng không nhớ nổi, huống chi bây giờ sống một cuộc sống phóng túng, ăn uống ngủ nghỉ đều có người chăm sóc. Đại thiếu gia An Nhạc Hầu mà ra khỏi cửa là có người đưa kẻ đón, thực không có thời gian để ý tới nhưng tiểu sự tình rối ren vụn vặt này. Ác khuyển, tên sai vặt, gia đinh, bảo tiêu cái gì cũng có, hơn nữa chó săn, đám đánh đấm thuê cũng không thể thiếu.

Nhận ra được đường đi lối bước về nhà ư? Dùng não chó hắn cũng biết được là vô dụng.

Quả thật lúc này, vị An Nhạc Hầu gia không sợ trời không sợ đất đã thành người cô đơn không biết lối về rồi.

Muốn hồi phủ ư? Xin lỗi, dựa vào chính mình đi.

Đường về thì Bàng Dục nghĩ mãi không nhớ ra được, bất quá hắn biết mình còn cái mồm cái miệng, có thể đi hỏi người khác.

- Uy, đại thúc, phủ Thái sư đi như thế nào…

- Vị đai nương này, bác mạnh khỏe a, có biết…

- Xin hỏi tiểu ca…

Đã hỏi đường, thân là thanh niên ưu tú xuyên việt, thân hình cao lớn hài hòa mạnh khỏe lóe sáng dưới ánh dương quang, ngữ điệu của Bàng mỗ tương đối thành khẩn, ngôn từ phi thường lễ phép, thế nhưng bất quản người nào cho dù thoạt nhìn cực kỳ to khỏe, vẻ mặt hung hãn như ác bá du côn thậm chí ăn mặc một thân y phục thành quản… Không, đúng là phục sắc của nha dịch, kẻ mang theo thiết xích thiết liên thì chính là nha sai, bộ khoái, nhưng lũ người này chỉ cần phát hiện mình bị Bàng Dục “chú ý” đến, vội vội vàng vàng cúi đầu lẩn chạy.

Thật sự là khốn nạn a, cặp mắt của Bàng Dục ngoại trừ gọi là “nhân gian hung khí” thực không biết nên hình dung chúngnhư thế nào cho đúng —— tam giác nhãn của hắn mở rộng sắc bén, ánh mắt âm hiểm ác độc, lạnh lùng âm trầm, quả thực không còn lời gì để miêu tả sự khủng bố của đôi mắt hầu như chẳng có chút nhân tính nào trong đó.

Nhớ tới Cố Thành * từng nói "đêm tối cho ta một đôi mắt đen nháy, nhưng ta lại dùng nó đi tìm ánh mặt trời", Bàng Dục hận không thể giơ ngón tay giữa hướng lên trời mắng to:

- Cùng là người như nhau, bản công tử bất quá chỉ muốn ngắm mỹ nữ, vì sao cho ta một đôi tam giác nhãn hung ngoan ác độc tàn nhẫn bạo ngược mất đi nhân tính, không công bình a, không công bình!

Trích:

• Cố Thành (1956-1993) là một trong những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc cuối thế kỷ XX. Giai đoạn Trung Quốc cải cách đất nước cuối thập niên 1970 cũng là lúc Cố Thành bắt đầu sáng tác thơ. Cùng với các nhà thơ trẻ khác, Cố Thành đã thực hiện cuộc cách tân thơ ca toàn diện; và cũng từ đó, ông bị xếp vào nhóm “mông lung thi”

Bàng đại công tử điên cuồng chạy…

***

- Ma ma, lúc nào nữ nhi mới có thể chính thức lên đài?

Cạnh hồ nước, bên tiểu lâu, Tưởng Dung ngồi dưới gốc cây hoa đào, đưa bàn tay lên vuốt nhẹ bờ má, mắt huyền lung linh, môi đỏ thắm.

- Khi nào Nam Cung Cầm Y từ Giang Nam trở về thì lúc đó là lúc ngươi hiến nghệ tiếp khách. Trong mười dặm hoan tràng tại kinh thành, đối thủ của Tưởng Dung nhà chúng ta chỉ có nàng ta mà thôi.

Dạ xoa ma ma cười mỉm châm chén trà, đưa đến bên mép tinh tế thưởng thức, mắt nhìn Tưởng Dung như là đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật siêu đẳng vậy.

- Hi hi hi, Ma ma nói vậy thực khiến nữ nhi xấu hổ.

Tưởng Dung che miệng cười duyên, từ trong đôi mắt đẹp túa ra một vẻ quyến rũ hớp hồn, chói lọi khắp vườn như vân hà, khiến hoa đào càng tăng thêm vẻ phong tình, đã nhàn tĩnh điềm nhã lại còn có ý vị của một thiếu phụ thành thục, thực không biết rằng hoa đào ánh nhân hay nhân ánh hoa đào nữa đây.

- Nữ nhi ngoan, đừng trách Ma ma không nhắc nhở ngươi.

Dạ xoa ma ma uống hết cốc trà, vẻ mặt bỗng nhiên trở nên ngưng trọng.

- Muốn đứng vững gót chân ở trong giới phong nguyệt tại kinh thành, bản thân nhất định phải có thế lực mạnh để dựa. Không phải Biên Tiên các có bối cảnh, lại có đại nhân vật làm ô dù thì Ma ma cùng ngươi đừng mơ tưởng sống yên ổn. Chuyện khác, ngươi phải khiến người này quỳ gối dưới váy ngươi, quyết một lòng đối với ngươi, để cho ngươi sai khiến, giúp chúng ta áp đảo Nam Cung Cầm Y, đó chính là biện pháp tốt nhất…

- Áp đảo nàng ta ư?

Tưởng Dung khẽ vuốt làn tóc mai, ôn nhu mỉm cười.

- Đúng.

- Ma ma yên tâm, nữ nhi lo liệu được.

Phân phó tỉ mỉ vài câu, Dạ xoa mụ mụ liền đứng dậy ly khai khỏi đại sảnh.

Tưởng Dung ngồi ở đó lẳng lặng nhìn theo, đến khi hình dáng của Dạ xoa ma ma hoàn toàn tiêu thất, nàng liền xòe ngọc thủ trắng như tuyết của mình ra, chỉ thấy trong tay nắm một khối ngọc, vừa nhìn đã biết giá trị xa xỉ của miếng ngọc bội này rồi. Ở giữa ngọc bội có khắc “Trường mệnh phú quý, phúc thọ vạn niên”, chính là văn tự cầu chúc cát tường, góc bên phải phía dưới còn có dòng chữ nhỏ đề tựa “Tặng Ngô Nhi Dục”, những chữ này nét bút tinh tế, bút phong thon cao, nhìn như đúng là Bàng thái sư tự tay viết.

- Ma ma, vừa rồi nếu không phải là người quấy rối, nữ nhi đã cho hắn... ha ha, đem hắn xử lý rồi.

Ngữ thanh của Tưởng Dung có chút mê ly mộng ảo, lời nói phảng phất như nói chuyện không đâu gì đó, xung quanh vang lên tiếng chim kêu ríu rít như muốn hòa âm, nhưng sống lưng của Dạ xoa ma ma ở phía xa đột nhiên lạnh lẽo hẳn lên, một cỗ lãnh khí trực tiếp chạy thẳng từ lòng bàn chân tới não.

- Lần đầu tiên coi như ngươi có ông trời phù hộ, tưởng chết đi mà còn từ dưới mộ huyệt chui lên, lần thứ hai lại bị mụ tú bà phá hủy hảo sự, lần thứ ba…

- Bụp!

Ngọc thủ bỗng nhiên nắm chặt lại, khi mở ra thì ngọc bội đã hóa thành phấn mịn.

- Bàng Dục a Bàng Dục, ngươi sẽ không gặp vận khí tốt như vậy nữa đâu!

Thanh âm băng lãnh thì thào vang lên, bàn tay thon mịn nhỏ nhắn từ từ mở ra, bụi phấn nhất thời tiêu tán theo gió không để lại một chút gì nữa.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui