Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quận Đôn Hoàng đồng thời cũng là một vị trí đặc biệt, trong khi các quận khác ở Tây Vực đều bị Tiên Ti, Nhu Nhiên, Đột Quyết và những gót sắt thảo nguyên khác càn quét mà dần bị Hồ hóa, quận Đôn Hoàng vẫn giữ vững nền văn hóa Hán hùng mạnh, thấp thoáng như một ốc đảo trong sa mạc mờ mịt cát bụt.

Lúc này, Đôn Hoàng vẫn đang bị thế lực tàn dư của nước Đại Lương khống chế, tộc đệ Lý Triệu Cẩm của Lý Quỹ vẫn được bổ nhiệm làm đô đốc Sa Châu của nước Đại Lương. Sau khi Đại Lương diệt vong, Lý Triệu Cẩm quyết định đầu hàng triều Đường, nhưng khi nghe tin Lý Quỹ ở Trường An bị giết, Lý Triệu Cẩm liền thay đổi chủ ý, tự xưng là Đôn Hoàng Vương, rồi đưa ra điều kiện đầu hàng với triều Đường, y nguyện thần phụcvới triều Đường với một điều kiện, nhà Đường đồng ý giữ nguyên quân đội và địa bàn của y.

Dĩ nhiên triều Đường không thể chấp nhận chuyện này, vì thế việc thương lượng buộc tạm ngừng, lúc này triều Đường đang tận lực tiêu diệt Tây Tần, khiến quận Đôn Hoàng tạm thời trở nên yên ắng.

Tháng 11, ở Đôn Hoàng gió giữ dội, làm bụi cát bay hỗn độn, cái lạnh thấu xương dường như đang đóng băng mọi thứ, đến đá dường như cũng sắp nứt ra. Đôn Hoàng đang trong những ngày đông giá rét, khiến việc buôn bán bận rộn trên con đường tơ lụa cũng trở nên yên tĩnh, không hề nhìn thấy một bóng người, các thương nhân giờ đang ở nhà nghỉ ngơi, chờ mùa xuân đến.

Trong gió lạnh thấu xương, dường như nghe thấy tiếng lục lạc leng keng phát ra từ đâu đó, quả nhiên là có một đội lạc đà vượt qua gió cát đang từ từ tiến về Đôn Hoàng, giữa một vùng hoang sơ, sự xuất hiện của những người này lại dậy lên sức sống hừng hực.

- Lý tướng quân, đến Đôn Hoàng còn bao xa nữa, tôi sắp hết kiên trì rồi!

Một gã đồng hành trẻ tuổi cưỡi trên lạc đà hét lớn.

Lý Giáo Úy là thủ lĩnh, là một người đàn ông chừng ba mười tuổi. Ông ta sở hữu một gương mặt có đường nét rõ ràng, hai hàng lông mi thô dày như bàn chải, ẩn sau là một đôi mắt tinh tường, sắc sảo, tỏ rõ là một người nghị lực vững chí.

Ông ta tên là Lý Sa Đà, con thứ của Lý Đoan – huynh trưởng của Lý Tĩnh, luôn theo sát thúc phụ Lý Tĩnh nhiều năm liền, từ một tên lính tốt từng bước lập công được thăng làm thám báo Ưng Kích Lang Tướng. Lần này, ông ta đi theo Tô Định xuất chinh đến Đôn Hoàng với nhiệm vụ liên hệ với phái thân Tùy, họ là những thế lực mà năm xưa Dương Nguyên Khánh lưu lại ở đó.

Ông ta dẫn theo hai mươi thủ hạ cải trang thành thương đội xuất phát từ Trường An, mua hơn mười con lạc đà ở huyện Ngọc Môni, trên người cũng có công văn triều Đường. Tuy là lần đầu tiên đến Đôn Hoàng nhưng vì trước đây đã từng ở Phong Châu nhiều năm, nên thời tiết khắc nhiệt kiểu này không ảnh hưởng tới ông ta là mấy. Ông ta ngửa đầu lên trời, sắc trời mờ tối, nhìn không rõ lúc nào, hẳn là gần chập tối. Ông ta lớn tiếng hỏi người đàn ông đang dẫn đường bên cạnh:

- Mã Quả đại thúc, Đôn Hoàng còn xa lắm không?

Người dẫn đường tên là Mã Quả, tuổi đã hơn sáu mươi, trong người mang một nửa huyết thống người Hán. Ông từng là thương nhân, hàng năm đều đến hành lang Hà Tây, nên nắm rõ địa bàn khí hậu nơi đây như lòng bàn tay, Tô Định Phương tìm đến ông ta xin chỉ đường giúp.

Mã Quả cười nói:

- Nhanh thôi, đi vài dặm nữa là có thể thấy thành rồi.

Mọi người đi thêm vài dặm, quả nhiên thoáng thấy hình dáng của thành, hai mươi thủ hạ mừng rỡ tung hô, bôn ba trong bão cát gần nửa tháng, cuối cùng họ cũng đến nơi.

……

Việc kiểm tra ở Đôn Hoang lỏng lẻo hơn nhiều so với suy nghĩ của quân Tùy, binh lính chỉ nhìn qua công văn rồi cho đi tiếp.

Ngoài thành gió lạnh thấu xương, khói bụi mù mịt, không hề có một bóng người. Nhưng ngược lại, bên trong thành là không khí tấp nập, người người đi lại náo nhiệt, có tiếng tiểu nhị thét lớn, trên đường có không ít người bán hàng rong, cây cảnh, đồ thủ công mĩ nghệ, che kín hai bên đường, còn trên đường thì tấp nập xe ngựa, có thể nghe cả tiếng một phu xe nào đó chửi bậy.

Đoàn người cưỡi lạc đà chậm rãi đi trên đường, trong lòng mỗi người đều như có cảm giác được sống lại với không khí náo nhiệt, bởi ở đây so với Trung Nguyên không khác là mấy Bất kể là kiến trúc hay diện mạo con người, là một tòa thành lớn của Trung Nguyên lại xuất hiện người đến từ nước khác, khiến cho họ chợt nhận ra, nơi này thực ra là Tây Vực cách Trung Nguyên cả chục ngàn dặm.

Lý Sa Đà tìm nhà trọ bố trí chỗ ở cho thủ hạ, sau đó ông ta liền tới nam thành một mình, hỏi thăm vài người, rồi tìm đến Thẩm phủ. Đó là một phủ lớn màu đen, nếu như ở Trung Nguyên, Thẩm gia vì là phú hộ không có tước vị nên không được phép có môn lầu (kiến trúc tượng trưng cho nhà giàu – BTV), nhưng ở Đôn Hoàng thì khác. Lý Sa Đà còn nhìn thấy hai tượng sư tử bằng đá trước cửa, đây là dấu hiệu đặc trưng cho quan lại và các nhà quyền quý, vậy mà Thẩm gia cũng có.

Lý Sa Đà đi lên bậc thang, gặp một lão gia nhân đang quét rác, liền chắp tay nói:

- Hãy nói với chủ nhân của ông là có khách từ Trung Nguyên đến tìm.

Lão gia nhânnhìn Lý Sa Đà một cái, rồi xoay người đi vào trong phủ. Một lát sau, một gã khác như là quản gia, lanh lợi khôn khéo, chắp tay cười nói:

- Xin hỏi vị tiên sinh đây là đến tìm Thẩm gia phải không?

- Ta là do Tam công tử phái tới đây, đặc biệt dặn phải chuyển bức thư này.

- Tam công tử?

Quản gia ngạc nhiên nhắc lại, chợt bừng tỉnh rồi vội vàng nói:

- Vậy xin mời ngài vào bên trong phủ chờ một lát.

Quản gia mời Lý Sa Đà đi vào cửa, rồi nhanh chóng chạy vào nhà. Một lát sau, một người đàn ông trung niên, đội mũ ô sa, mặc áo bào, cùng với vài gia nhân chạy ra, kích động hỏi:

- Người đưa thư đang ở đâu?

Ông ta chính là phụ thân của Thẩm Xuân, Thẩm Đồng Nhân, sau khi huynh cả là Thẩm Vãn Xuân qua đời năm ngoái, huynh trưởng lại không có con, ông ta được làm gia chủ một chi củaThẩm thị. Thẩm Xuân là người con thứ ba của ông ta, đã rời nhà ra đi nhiều năm, cách đây ba năm có gửi thư về bảo mình đã nhậm chức tại Phong Châu, giờ cuối cùng đã có tin tức.

Thẩm Đồng Nhân cũng nghe chuyện ở Trung Nguyên đang xảy ra biến cố lớn, quân Phong Châu đã chiếm Hà Đông, thành lập triều Tùy mới, khiến cho ông ta càng thêm mong mỏi chờ tin con trai mình.

Lý Sa Đà thi lễ:

- Tiên sinh phải chăng là phụ thân của Thẩm Tham quân, tức là Thẩm Xuân Thẩm Tham quân.

- Đúng vậy! Đúng vậy!

Thẩm Đồng nghe tin con mình lãnh chức Tham quân, vui vẻ cười lớn, Lý Sa Đà liền lấy một phong thư đưa cho Thẩm Đồng Nhân, cười nói:

- Tại hạ là Lý Sa Đà, là đồng sự với con trai ngài.

- Ồ! Hóa ra là Lý sứ quân.

Thẩm Đồng nghe ra người này không phải là người đưa tin bình thường, liền khách khí nói:

- Lý sứ quân, mời ngài đến nội đường nói chuyện.

Thẩm Đồng Nhân cùng Lý Sa Đà vào nội đường, liền sai người dâng trà. Tuy bọn họ đang Tây Vực, nhưng vẫn không bỏ thói quen cũ của triều nam, ngay cả lá trà cũng được vận chuyển từ phía nam xa xôi.

Thẩm Đông xem xong thư của con trai, sắc mặt có chút đanh lại, trong ánh mắt lại toát lên một chút vui sướng, ngạc nhiên. Phụ thân ông ta, Thẩm Huyền Cối, có tất cả bốn người con, trong đó muội muội nhỏ nhất của ông ta là Thu Nương gả cho một đại tướng nhà Trần là Trương Trung Túc. Không lâu sau khi triều Trần diệt vong, phụ thân ông ta khởi binh chống Tùy, kết quả bị trấn áp, phụ thân ông ta cùng vị huynh trưởng chết thảm, ba huynh đệ bọn họ bị đẩy đến Đôn Hoàng, nhoáng cái đã hai mươi mấy năm rồi.

Ông ta chưa từng nghĩ tới chuyện Thẩm gia lại có ngày khởi sắc, muội muội ông ta, Thu Nương đã trở thành nhũ mẫu của Dương Nguyên Khánh, còn con gái Xuất Trần cũng được gả cho hắn, hiện là Sở Vương Trắc Phi, làm cho Thẩm thị có cơ hội được chấn hưng, khiến ông ta kích động, khó giữ được bình tĩnh trong thời gian dài.

Thẩm Đồng Nhân đọc những dòng cuối thư, biết được thân phận củaLý Sa Đà, liền chắp tay áy náy nói:

- Hóa ra là Lý tướng quân, thất kính.

Lý Sa Đà khẽ mỉm cười:

- Thẩm đại nhân cho rằng quân Tùy có bao nhiêu khả năng cướp lấy Đôn Hoàng?

- Chuyện này khó nói lắm!

Thẩm Đồng Nhân khẽ thở dài:

- Từ lúc Lý thị ở Lũng Tây thành lập nước Lương, chúng tôi từ phía nam đến đây ngày càng suy thoái, mà các thế tộc lớn ở Đôn Hoàng như Tác thị, Tào thị, Trương thị hay Lý thị lấy lại thế lực,, nhiều lần làm khó chúng tôi. Năm trước Tiêu Nhân Nhân đưa gia tộc Tiêu thị trở về Kinh Châu, Trần gia cũng trở về Đan Dương, chỉ còn lại Tạ, Lục, Thẩm, thế lực ba họ chúng tôi càng lúc càng mỏng manh, may nhờ Tư Mã Lục Thuần Hưng của quận Đôn Hoàng che chở, bằng không chúng tôi cũng buộc phải rời đi.

Lý Sa Đà hiểu được nỗi khó xử của bọn họ, giờ Trung Nguyên đang xảy ra chiến loạn, nếu không ép buộc, chẳng ai muốn dời đến nơi chiến loạn, có thể là thấy được các sĩ tộc Giang Nam bị chèn ép, nhưng Thẩm Đồng Nhân đã không muốn nhắc đến nhiều, Lý Sa Đà cũng không nên hỏi làm gì.

Lý Sa Đà rất quan tâm đến tình hình của một người khác, vội hỏi:

- Vậy tướng quân Lý Châu giờ đang ở đâu?

Lý Châu hay Dương Đại Lang, năm đó được Dương Nguyên Khánh lưu lại Đôn Hoàng làm Đô úy, chưởng quản quân của quận Đôn Hoàng, Thẩm Đồng cười lạnh, trả lời:

- Tên ấy sao? Nếu không phải do y thì Đôn Hoàng đâu dễ bị cướp lấy như vậy. Y nhận Lý Quỹ làm nghĩa phụ, được phong làm Hữu võ Vệ đại tướng, rồi nhanh chóng trở thành cháu trai của Lý Triệu Cẩm, làm người tiên phong giúp ông ta cướp lương thực, đất đai của chúng tôi. Trần Thủ và hai con trai bị y giết chết, Trần gia bị buộc trở về quận Đan Dương, đoàn buôn của Tiêu gia cũng bị nó cướp, ngựa và lạc đà đều trở thành vật của quân đội, mọi của cải cướp được đều hiến tặng cho Lý Triệu Cẩm. Y còn cưới con gái của Tác gia làm vợ, bây giờ thì y nở mày nở mặt, nhưng sau lưng thì ta luôn gọi y là Lý trư.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui