Thiên kim phú

Tam | Tâm trầm như tuý
 
Khi thu tới, Thanh Hành hái hoa cúc cho lễ Trùng Dương. Đêm khuya thanh vắng dưới cửa sổ, nàng vẫn trước sau như một, thả bọc gói hoa cúc, lại nhặt hòn đá nhẹ nhàng để lên.
 
“Thanh Hành.” Một tiếng nói đột nhiên xuất hiện, nàng gần như sắp ngạt thở. Cũng không dám quay đầu lại. Nhưng nam tử này rõ ràng đứng ở đằng sau, hơi thở của hắn, có vẻ thương tiếc dịu dàng. Hắn nói, ta biết là ngươi.
 
Cuối cùng nàng cũng xoay người, nhưng nàng vẫn không đủ dũng khí. Nàng không cười, cũng không hỏi ngươi còn nhớ ta không? Nàng chỉ cúi thấp đầu. Khuôn mặt của Nhan Duyên Chi ở dưới ánh trăng mỏng có một vẻ thanh khiết.
 
“Đây là cái gì?” Hắn chỉ vào bàn tay nàng.
 
Nàng giống như một đứa bé như thuần, mở tay ra, ngại ngùng cười: “Là hoa cúc.” Hoa cúc phơi khô héo, nhưng giữ lại được độ ấm. Nhan Duyên Chi đưa tay nhận lấy, ôn nhu cười: “Cám ơn.”
 
Nàng nhớ là vừa rồi hắn gọi nàng là Thanh Hành, liền hỏi: “Làm sao ngươi biết tên ta?”
 
“Ta hỏi.” Hắn đàm đạm nói. Thanh Hành lập tức có một loại cảm giác hạnh phúc không lồ. Hắn hỏi, hắn hỏi! Vậy thì, hắn hỏi như thế nào? Này, cô nương kia, cô nương mặc áo xanh, tên gọi là gì?
 
Thanh Hành hạnh phúc đến choáng váng.
 
Nhan Duyên Chi không rời đi. Hắn không nhận ý tốt của Lưu gia. Hắn nói: “Làm sao ta bỏ được …” Thanh Hành vội hỏi: “Bỏ được cái gì?” Nhan Duyên Chi mỉm cười nói: “Bỏ được thiên nhiên sông núi nơi đây đấy.”
 
“À.” Thành Hành điềm nhiên như không đáp lời, trong lòng lại có chút mất mát.
 
Sau đó nàng lại gọi hắn “Nhan tiên sinh”
 
Nhan tiên sinh, Nhan tiên sinh, Nhan tiên sinh, nàng kêu từng tiếng, giòn tan như tiếng chuông. Kêu lên trong lòng, ôn nhu dịu dàng. Nàng mười lăm tuổi, nét mặt mới phát triển, mỗi cái nhăn mày mỗi nụ cười đều có ý vị ôn nhu động lòng người.
 
Cuối cùng nàng hỏi hắn: “Bài thơ kia là ý gì?” Nàng lập tức nói ra, đem bài theo nàng lén lút nhớ lại nói ra không sai một tí nào.

 
Nhan Duyên Chi kinh ngạc, không phải không cảm động. Nhưng nụ cười hàm chứa một chút phật ý. Hắn nói: “Thanh Hành, người trong thơ kia, là Nguyễn Tịch[1], khoảng cách giữa y và chúng ta đã có hai trăm năm rồi…”
 
Hắn thản nhiên kể xong cô chuyện xưa này. Thanh Hành lần đầu nghe còn chăm chú, sau đó liền có chút thờ ơ gảy hoa cỏ trong tay. Nàng cười nói: ‘Là vậy sao, cái người tên Nguyễn Tịch đấy đúng thật là ngốc, không có đường thì trở về đi, làm sao phải khóc chứ?”
 
Nhan Duyên Chi nở nụ cười, vuốt đầu nàng, yêu thương cười: “Nha đâu ngươi đấy, đau thương khi rơi vào đường cùng, ngươi làm sao hiểu được?” Nói xong, lại nghiêm túc nhìn nàng nói: “Chỉ ở nơi sông núi này, làm hao mòn một ngày mưu tính, cũng là may mắn đi?” Trong giọng nói của hắn có một loại cô đơn. Thanh Hành không hiểu, nhưng có thể cảm nhận rõ ràng.
 
Sau đó, Nhan Duyên Chi dạy nàng đọc thơ. Giọng của Thanh Hành mềm mạ tinh tế. Đọc thơ cổ, Phiên Phiên đường Tiền Yên[2], mềm mại như ngọn trúc rủ, Tây Bắc có lầu cao … Đột nhiên đọc đến “Tân hôn cùng chàng, hai người ân ái đâu nghi”, nàng đỏ mặc, trái tim đột nhiên run lên, lại trộm thăm dò Nhan Duyên Chi. Nhưng hắn lại chỉ khoanh tay đứng cạnh cửa sổ, như đang có suy nghĩ gì đó. Chỉ là vẻ mệnh mông trong mắt hắn lại khiến Thanh Hành băn khoăn.
 
“Tiên sinh, tiên sinh!” Nàng kêu lên một tiếng giống như dỗi. Nhan Duyên Chi quay đầu lại, trong thần sắc mất đi vẻ tịch liêu. Hắn vẫn bình tĩnh mỉm cười.
 
Mỗi lần Thanh Hành đến đều mang theo dưa bở mở hái, quả hồng, mơ , hạnh. Nàng xách rổ, cười khanh khách nói: “Tiên sinh, người nếm thử đi.” Sau đó, luôn ngẩng đầu nhìn hắn ăn hết, trong lòng vui mừng vô cùng. Có khi, nàng cố ý trộn thêm một chút me chua, Nhan Duyên Chi sợ chưa, nhíu mày, cố nhịn. Nhìn bộ dạng hắn đau khổ không chịu nổi, vẫn đoan trang vô cùng. Thanh Hành cười to. Rất ít khi nàng tuỳ tiện như vậy. Cảnh đời mấp mô, mẫu thân u buồn, khiến nàng chưa bao giờ thoải mái như thế.
 
Sau đó, Nhan Duyên Chi nói với nàng: “Thanh Hành, sau này ngươi có thể không cần gọi ta là tiên sinh, gọi ta là Duyên Niên đi.” Duyên Niên là tên tự của hắn. Thanh Hành cũng nói được, cũng không nói không được. Nàng vẫn gọi hắn là tiên sinh. Nàng đối với hắn, là thứ tình cảm có chút hèn nhét, nàng nguyện ý ngước nhìn hắn. Một tiếng tiên sinh này, đó là sự ngưỡng mộ của nàng.
 
Tình yêu của nàng, bắt đầu từ lòng ngưỡng mộ. Bởi vậy, nàng thời thời khắc khắc đều phải gọi hắn là tiên sinh, tiên sinh …
 
Mẫu thân của nàng thấy nàng mấy ngày nay vui vẻ, trong lòng cũng vui mừng. Nàng thử hỏi con gái: “Con có đồng ý gả cho Nhan tiên sinh không?” Thanh Hành ngẩn ra, rất nhanh dẩu miệng nói: “Con không cần, hắn, hắn, hắn sắp ba mươi rồi, già như vậy!’
 
Đây cũng không phải là lý do của nàng. Sau khi nói trái với lương tâm, hai má nàng liền đỏ ửng lên.
 
“Đứa ngốc này.” Mẫu thân thở dài, phụ thân ngươi còn lớn hơn ta hai mươi tuổi đấy …
 
Thanh Hành hoảng sợ. Phụ thân! Đây là hai chữ sắc nhọn. Nàng khiếp sợ, nàng không thể tưởng được mẫu thân có thể không báo trước mà nói đến ông.
 
“Thanh Hành, Viên phủ phái người tới nói, cha con tính mấy ngày nữa đón con trở về.”
 

“Nương, còn người?”
 
“Con là cốt nhục thân sinh của hắn, dù thế nào đi nữa hắn cũng phải đón con về. Còn ta, đã không thể tiếp tục tiến vào cửa nhà hắn …”
 
Thanh Hành quật cường qquay mặt qua, bình tĩnh nói: “Vậy con cũng không đi. Nương, ngươi đã nói với con, con không có phụ thân.’
 
Nàng tình nguyện không có phụ thân. Đã nhiều năm như vậy, tin tức của ông ta đều mỏng manh như cũ. Đây không phải thân thiết, là bồi thường chút ít còn hơn không. Nhưng mà, đây là vốn sinh tồn duy nhất của mẹ con nàng.
 
—–
 
[1]: Bài thơ ở chương trước, nghe nhắc lại nên hứng biên tập lại đoạn thơ này
 
Tiếng Hán:
 
五君咏•阮步兵
 
阮公虽沦迹,识密鉴亦洞。
 
沉醉似埋照,寓词类托讽。
 
长啸若怀人,越礼自惊众。
 
物故不可论,途穷能无恸。
 
附:《五君咏》全诗

 
Dịch nghĩa
 
Ngũ quân vịnh – Nguyễn bộ binh
 
Tác giả: Nhan Duyên Chi
 
Nguyễn công tuy luận tích, thức mật giám diệc động.
 
Trầm tuý tự mai chiếu, ngụ từ loại thác phúng.
 
Trường khiéu nhược hoài nhân, việt lễ tư kinh chúng.
 
Vật cố bất khả luận, đồ cùng năng vô đỗng.
 
Chỉnh nghĩa:
 
Nguyễn công tuy nhìn rõ, biết bí mật cũng im
 
Say giống như chôn chiếu, thay cho lời chối từ
 
Gào tên người một tiếng, lời vượt quá kinh người
 
Vật cố không thể luận, đường cùng có thể khóc không?
 
- Nguyễn Tịch từng là bộ binh hiệu uý, cho nên xưng y là Nguyễn bộ binh. Bề ngoài y u ám nhưng nội tâm lại có hiểu biết tỉnh táo, câu đầu tiên của thơi nói: “Nguyễn công tuy luận tích, biết mật giám cũng động.” Sử truyền nói Nguyễn Tịch hỉ nộ không thể hiện ra ngoài mặt, là người không thích bình luận, cố tình làm ra vẻ không khó hiểu, thực ra y nhìn rất tỉ mỉ, năng lực quan sát đối với từng thời điểm rất chính xác. Thời điểm Tào Sảng phù chính, từng triệu y làm tham quân, Nguyễn Tịch mượn bệnh từ chối, ở Bình Cư Điền, qua năm Tào Sảng bị giết, người thời đó đều bội phục y nhìn xa trông rộng, cái này đủ để nói rõ khả năng ẩn giấu và im lặng của Nguyễn Tịch, chỉ là vì tránh hoạ liền thân.
 
“Say giống như chôn chiếu, thay cho lời chối từ” biểu hiện hai phương diện chủ yếu của Nguyễn Tịch: Uống rượu và làm thơ. Trong “Tấn Thư” từng nói qua: “Tịch vốn có chí cứu đời, tẫn hết sức với Nguỵ, Tấn, thiên hạ nhiều chuyện quá sức, danh sĩ đâu làm hết toàn bộ, Tịch do không cùng với việc đời, lấy uống say làm thường. Văn Đế ban đầu muốn Vũ Đế cầu hôn cho Tịch, Tịch say sáu mươi ngày, không thể lĩnh chỉ. Bị trách mắng nhưng không thể dồn tội, đành lấy lý do say như chết được miễn.”
 
“Gào tên người một tiếng, vượt qua lời kinh động” Sử truyền khái quát về cuộc đời Nguyễn Tịch, theo “Nguỵ thị xuân thu” có nói, Nguyễn Tịch thửa nhỏ từng bơi ở Tô Môn sơn, Tô Môn sơn có một ẩn sĩ ở ẩn, Nguyễn Tịch tới đàm chuyện cổ xưa với hắn, cùng vàn về nghĩa ngũ đế tam vương”, nhưng Tô Môn tiên sinh không nói với y một lời, Nguyễn Tịch vì thế mà gào to một tiếng vang dội trời xanh, Tô Môn tiên sinh chỉ thản nhiên cười, sau khi Nguyễn Tịch xuống núi, chỉ nghe thấy trong núi vang lên một tiếng kêu to như tiếng Phượng Hoàng, biết là Tô Môn tiên sinh trả lời, đây mới là bản lĩnh”gào”. Những chuyện về Nguyễn Tịch không bị lễ giáo trói buộc cũng có rất nhiều, trong “ Thuyết tân ngữ qua các thế hệ” có nói, sau khi mẫu thân Nguyễn Tịch qua đời, Nguyễn Tịch vẫn còn say bí tỉ xoã tóc ngồi dạng chân ở trên giường, Bùi ngồi dưới đất khóc phúng viếc một hồi rồi mới đi, có người hỏi Bùi Giai “Đã là phúng, sau khi người chủ khóc, khách nhân mới được lễ. Nếu Nguyễn Tịch không khó, ngươi khóc cái gì chứ?” Bù nói: “Người bên ngoại Nguyễn Phương không sùng lễ chế ; ta ai lứa tầm thường trong nhà, cố lấy nghi quỹ ình thôi.” Lại như chuyện chị dâu từng về nhà mẹ đẻ, Nguyễn Tịch ra tạm iệt, ở trong xã hội phong kiến nam nữ thụ thụ bất thân đây là chuyện bị người chê trách, không hợp lễ phái, Nguyễn lại nói: “Lễ nghi là do ta đặt đấy.” Nhan Duyên Chi nói Nguyễn Tịch có thể vượt qua lễ phái, khiến mọi người kinh ngạc.
 

“Vật cố không thể, đường cùng có thể khóc không?” giải thích nguyên do vì sao Nguyễn Tịch không thích bình luận kẻ khác, đối với sự đời không cần bình nguyên nhân, bởi vì thế đời vốn đã không thể bình thuận nổi, nhưng mà sự xúc động và phẫn nộ cùng bất mãn của hắn lại vì giữa đường cùng mà bật khóc ra ngoài.
 
__________quá hại não, không tìm được trên mạng VN, chẳng có gì về ông này cả, mò mẫm edit mỏi cả eo _________
 
[2] Nhà nước đầu tiên của người Tiên Ty ở vùng Đông Bắc, TQ, do Mộ Dung Hoảng thành lập năm 337, diệt vong năm 370 – Đoạn thơ miêu tả sự ngắn ngủi của nước này.
Tứ | Không bằng trở lại
Đảo mắt, đã là mùa xuân thứ hai. Mùa xuân ở Vĩnh Gia, chim oanh bay khắp dải cỏ. Nhan Duyên Chi ngước nhìn lên bầu trời trong vắt, nói “Thanh Hành, ta phải đi rồi.”
Trong tay Thanh Hành cầm sợi chỉ, ánh mắt đuổi theo con diều trong gió. Con diều hình hồ điệp, bên trên vẽ khuôn mặt cô gái, nàng nhìn được nét vẽ của Nhan Duyên Chi trong bức họa. Lúc này, con diều của nàng đang bay về phía đám mây. Nàng quay đầu lại hỏi: “Tiên sinh, người nói gì vậy?”
Nhan Duyên Chi im lặng chăm chú nhìn nàng một lúc lâu, cuối cũng vẫn nói lại: “Ta muốn rời khỏi Vĩnh Gia.”
Thanh Hành nói: “Nhưng mà, chính người từng nói qua, người thích ở nơi sông núi thiên nhiên này mà!” Nhan Duyên Chi trầm mặc. Thanh Hành còn nói: “Vĩnh Gia không chỉ có sông núi, Vĩnh gia còn có … còn có …” Nàng bỗng nghẹn lại, nói không được. Nhan Duyên Chi nói: “Ta biết, ta biết.” Hắn nhìn nàng, ánh mắt sáng lấp lánh.
Hắn biết, nhưng mà hắn vẫn rời đi. Vào mùa xuân tháng ba, khi sắc xuân vẫn còn thấp thoáng, hắn rời đi.
Tinh thần Thanh Hành chán nản. Nàng vẫn là nữ tử dịu dàng ngoan ngoãn, mặc dù tâm hồn đã vỡ, nhưng vẫn chỉ yên lặng cúi đầu. Nàng cảm giác mình trước sau vẫn là kẻ hèn mọn, hắn có tài, hắn phong nhã, nàng tự biết không trèo cao được. Nhưng mà, nàng tình nguyện cả đời đều ngưỡng mộ hắn như vậy. Hèn mọn quen rồi, nàng cảm thấy có chàng để nâng liền muốn nâng cao ngang mày. Nhưng người kia, cuối cùng vẫn phải rời đi. Thôn quê xanh thẳm này, sơ sài như vậy, rốt cuộc cũng không xứng với hắn, hắn nở một nụ cười nhàn nhạt. Thanh Hành khóc không thành tiếng, nói: “Tiên sinh, vì sao không dẫn ta đi?”
Nhan Duyên Chi quay sang, vẻ mặt của hắn ẩn trong bóng tối. Tiếng của hắn truyền đến theo gợn nước, nói một câu rất rõ ràng: “Con đường phía trước như thế nào, còn chưa thể biết, ta nào có thể chậm trễ ngươi?”
Hắn một đường bắc thượng, tiếp nhận chức phụ tá hoàng thái tử.
Lúc này, chính là khởi đầu của Nam Triều. Vương triều của bọn họ, tên gọi là “Tống”, nó thay thế phân nửa giang san hơn một trăm năm của Đông Tấn. Đương kim thái tử Lưu Nghĩa Phù, là con trai cả của Vũ đế Lưu Dụ. Lư Lăng Vương Lưu Nghĩa Chân là thứ tử. Còn Nghi Đô Vương Lưu Nghĩa Long, là con thứ ba …
Khi Thanh Hành biết những việc này thì nàng đang ở trên xe ngựa xóc nảy. Lúc này,trang phục của nàng lộng lẫy rực rỡ, áo tím đậm, la quần màu vàng cam, thêm áo khoac lụa sáng màu mỏng. bộ đồ rực rỡ này tôn lên khuôn mặt phù dung thanh thủy của nàng.
Thì ra nàng xinh đẹp như vậy. Thời điểm rời khỏi Vĩnh Gia nàng cúi đầu, đứng bên bờ suối trước của nhà, hai tay vốc lên một nắm nước. Nước chảy qua con ngươi có chút dịu dàng của nàng, ánh mắt lại càng sáng hơn. Nàng nhìn mặt nước gợn sóng, chiếu lên dung nhan củ nàng, làm rung động lòng người. Nàng giật mình, trong chớp máy này, tâm tư rối răm.
Mẫu thân của nàng vẫn ở lại Vĩnh gia thôn. Bà nói: “Thanh Hành, con sẽ không bạc mệnh, không được giống như nương … đấy!”
Nàng nhỡ kỹ. Nghĩ giống như giận dỗi, cả đời này, nàng muốn cẩm tú phồn hoa. Nàng mới mười lăm tuổi. Nàng nghĩ, nếu hắn đã rời đi cẩm tú phồn hoa chắc là nhân sinh viên mãn thôi.
Hắn đã rời đi. Nàng ở lại nông thôn chỉ là trò cười.
Nàng cũng rời đi, để lại một mình mẫu thân của nàng.
“Thanh Hành, cha của con là Tả Quang Lộc đại phu, còn ta xuất thân quán rượu ngoài chợ, chỉ là thị thiếp của hắn mà thôi."
“Thanh Hành, là Viên gia đại nương không chấp nhận chúng ta, mới đuổi chúng ta đi.”
“Thanh Hành…”
Nhưng lúc này nàng đã không còn là Thanh Hành nữa. Nàng kêu là Tề Quỳ, Viên Tề Quỳ. Ngồi trên xe ngựa chạy về phía kinh sư – thành Kim Lăng.
Trong cửa son nhà Viên gia, nàng gặp được phụ thân mười hai năm chưa từng thấ, Tả Quang Lộc đại phu Viên Trạm. Dường như ông là kẻ quyền cao chức trọng, nữ nhân thành đàn, nhưng chỉ nóng bỏng liếc mắt nhìn nữ nhân một cái, sau đó, một chút nhiệt tình lại làm như hờ hững biến mất. Một chút nhiệt tình đối với Thanh Hành cũng tắt theo đó. Nàng biết, bởi vì mẹ đẻ nghèo hèn, hắn e ngại không muốn nhận các nàng. Nàng vĩnh viễn sẽ không quên, đoạn năm tháng không trọn vẹn kia.
Mãi về sau Thanh Hành mới ngộ ra nguyên do thầm kín kia. Phụ thân kiêng kị chính phu nhân, là bởi vì dòng dõi của bà, Lang Nha Lâm Nghi Vương thị. Trươc kia, khi mới xây dựng Đông Tấn, trong thành Kim Lăng có lưu truyền “Tư Mã Vương, cộng thiên hạ.’ Tư Mã, là bọ vua Đông Tấn. Vương, cũng là Lang Nha Lâm Nghi Vương thị. Hiện giờ, con người đổi thay, nhưng phần tôn quý này vẫn không giảm.
Viên phu nhân mặt phấn hàm uy, liếc mắt nhìn nàng từ trên cao xuống. Thanh Hành vẫn dịu dàng nhất quán. Viên phu nhân cuối cùng cũng cười cười, nói: “Được, tốt lắm, sau này ta cũng là mẫu thân của ngươi rồi.”
Thanh Hành ngẩn ra, thật hiền thục cúi đầu đáp: “Dạ”
Qua mấy ngày, Vũ Đế băng hà, thái tử Lưu Nghĩa Phù thế chỗ. Sau mấy tháng, nàng ngồi ở trong xe ngựa hướng về phía Hoàng thành.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận