Thiên Văn

Sắc
mặt Tiểu Đường vẫn bình thản không thay đổi, toàn thân vẫn giữ nguyên vị trí,
chỉ có mũi kim là lần theo gương mặt trong gương, tiếng lạo xạo phát ra không
ngừng nghỉ, cuối cùng cô bé cũng đã khắc xong khuôn mặt với vô số những vệt chấm
nhỏ. Sau khi dùng đủ loại mực tô điểm, khuôn mặt khắc trên gương giống y hệt
người thật. Đặc biệt là đôi mắt rất có hồn, cho dù đứng ở góc độ nào, đôi mắt ấy
vẫn như đang dõi theo mình vậy.

Mang
một đống những thắc mắc trong bụng, Lão Mục và mọi người đưa tôi đến bệnh viện
gần đó. Sau khi bác sĩ kiểm tra xong liền nói, vết thương của tôi không nặng lắm,
chỉ bị thương ngoài da nên cũng không ảnh hưởng lắm đến các hoạt động bình thường.

Từ
bệnh viện chúng tôi về thẳng nhà Tiểu Đường, đun một bình nước sôi, vừa uống
cho ấm người vừa tiếp tục phân tích tình hình, thế nhưng uống vã cả mồ hôi đầu
mà vẫn chưa đưa ra kết luận gì. Thấy đêm đã khuya, Lão Mục cùng hai người kia đứng
dậy chào ra về.

Cả
đêm chạy ngược chạy xuôi, cô bé Tiểu Đường đang tuổi ăn tuổi ngủ không kìm được,
vội đi đánh răng rửa mặt rồi lăn ra ngủ. Tôi cẩn thận cởi bớt quần áo, nằm xuống
bên cạnh Tiểu Đường, bả vai vừa căng vừa đau, cứ thế lăn qua lăn lại trở mình
mãi vẫn chẳng thể ngủ được.

Lắng
nghe tiếng thở đều đều và những câu nói mớ thỉnh thoảng thốt ra khỏi miệng Tiểu
Đường, lòng tôi rối như tơ vò, trong đầu như đang bật slide trình chiếu, một loạt
hình ảnh vừa xảy ra cứ xoẹt qua xoẹt lại mãi không thôi.

Trằn
trọc hơn nửa tiếng đồng hồ vẫn không ngủ được, tôi khẽ ngồi dậy bước xuống giường,
khoác chiếc áo khoác lên người rồi với tay bật đèn bàn lên, nhẹ nhàng lật từng
trang của cuốn nhật ký lấy từ nhà ông Từ, đọc lại những lời nói mớ của cậu hồi ở
Liên Xô.

“Vàng...
bọn họ... bọn họ... vàng...”, những từ ngữ xuyên suốt cuốn nhật ký cứ thế lặp
đi lặp lại trước mắt, đến nỗi tôi mụ mị cả đầu.

Hít
sâu vài hơi, tôi cố dặn mình phải bình tĩnh lại, vừa vắt óc suy nghĩ vừa lật giở
từng trang nhật ký. Trong phòng vô cùng yên tĩnh, chỉ có tiếng lật giấy sột soạt
bên tai, khiến tôi càng buồn chán và sốt ruột vô cùng.

Lật
đi lật lại xem khoảng bảy tám lần mà vẫn chưa tìm ra manh mối gì, tôi đành gấp
cuốn nhật ký lại, hai tay chống cằm, nghiêng đầu nhìn ngọn đèn bàn, đầu óc trống
rỗng.

Ánh
đèn mờ mờ, không hề chói mắt, nhưng nhìn lâu tự nhiên biến thành màu vàng chói,
lấp lánh như một thỏi vàng. Đột nhiên, đầu óc tôi trở nên tỉnh táo lạ thường,
cái gọi là “vàng” ấy, chẳng lẽ lại ám chỉ một bảo vật nào đó, còn “bọn họ”
chính là những người canh giữ bảo vật? Tuy suy nghĩ này hết sức hoang đường,
nhưng với tình hình trước mắt, có lẽ chỉ có thể liên tưởng được như vậy.

Đầu
tiên tôi giả thiết rằng suy đoán này là đúng, rồi tiếp tục phát triển theo hướng
đó, có thể năm ấy khi cậu đang khảo sát ở gần khu vực Cổ Tháp thì tình cờ phát
hiện ra một món bảo vật và đã cùng với những người trông giữ bảo vật thề rằng sẽ
mãi giữ kín chuyện. Còn về tấm Long Bản, đó có thể là một tín vật kiểu như khế
ước, được lấy từ chỗ những người trông giữ bảo vật. Mặc dù vậy, hình như trong
chuyện này còn có điều gì khuất tất, khiến cậu vẫn luôn không cam tâm, nên trước
khi chết đã lấy cơ thể và các tác phẩm của mình để làm ám hiệu. Chắc chắn những
người trông giữ bảo vật cũng biết điều này, nên sau khi cậu chết đã tìm mọi
cách để cản trở không cho bí mật đó lọt ra ngoài. Cổ Tháp do người Liêu xây dựng,
vậy thì bảo vật chắc cũng do người Liêu để lại, những người trông giữ đó chắc...

Mẹ
kiếp, sao lại lộn xà lộn xộn thế! Tôi lắc mạnh đầu, chắc có lẽ mình bị tẩu hỏa
nhập ma rồi. Bảo vật nghìn năm, vệ sĩ bất tử, thật quá ư nực cười, nghe như tiểu
thuyết phiêu lưu hạng ba với một đống sơ hở vậy. Chưa kể đến chuyện những vệ sĩ
đó sao có thể trường sinh bất lão được, chỉ riêng chuyện bọn họ biết lái xe,
theo dõi cũng đủ khiến người ta cười thối mũi rồi.

Bây
giờ nghĩ lại, những suy nghĩ lúc đó tuy hoang đường vô lý nhưng phương hướng
chung thì đã chính xác, chỉ có điều chân tướng sự việc không hề liên quan đến bảo
vật, càng không có chuyện trường sinh bất lão, mà là một kết cục khác hoàn toàn
bất ngờ và khó đoán.

Nhìn
cuốn nhật ký với những dòng chữ nghiêng ngả, câu cú lủng củng, tôi chợt nhớ ra
một chuyện, Mã Vân Vĩ đã từng nói với tôi, bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng
đều chứa đựng tâm tư tình cảm của tác giả lúc sáng tác, đây đúng là một lý giải
rất phù hợp với thực tế.

Tìm
lấy giấy bút, đối chiếu với nội dung nhật ký, tôi sao lại những câu chữ lặp lại
liên tục, ý nghĩa đứt đoạn đó, với hi vọng đặt bản thân mình vào vị trí của ông
Từ.

Hơn
nửa tiếng sau, thay hết trang giấy trắng này đến trang giấy trắng khác mà vẫn
không tìm ra được chút lô-gic và quy luật nào, thế nhưng tôi đã có thể cảm nhận
sâu sắc rằng, mặc dù cậu đang trong giấc mơ nhưng vẫn mang một tâm trạng vô
cùng sợ hãi.

Viết
mãi, tôi thấy buồn ngủ quá, ngáp liên tục mấy cái, đầu óc rối tung rối mù, cây
bút máy trong tay dần đưa những nét nguệch ngoạc, tôi hoàn toàn như một cái
máy, chẳng hiểu mình đang viết cái gì.

Trong
lúc nửa mê nửa tỉnh, tâm hồn tôi bay bổng phiêu bạt đến mười ba đêm tại Liên Xô
năm đó. Cậu nằm trên giường giống Tiểu Đường lúc này, hai mắt nhắm nghiền, nét
mặt hoảng hốt, miệng không ngừng lẩm bẩm; còn ông Từ Vạn Lý là tôi, ngồi dưới
ngọn đèn nhỏ, mượn ánh sáng yếu ớt đặt bút viết, từng câu từng câu “vàng...
bọn họ...” nghiêng nghiêng ngả ngả hiện ra trên trang giấy.

Không
đúng! Tôi chợt giật thót mình, lực đôi tay bất giác mạnh lên, ngòi bút “cạch” một
tiếng, cắm sâu vào trang giấy. Tôi đột nhiên nghĩ ra một chuyện, không đúng, là
hai chuyện, mười ba bài nhật ký này – có điều bất thường!

Cơn
buồn ngủ hoàn toàn tan biến, tôi sốc lại tinh thần, lật giở bài nhật ký đầu
tiên, đọc kỹ từng tí một.

Bài
nhật ký đầu tiên được viết vào thứ Năm ngày 13 tháng 11 năm 1986, câu đầu tiên
là: “Lên giường mới được mười mấy phút, tôi bỗng nhiên nghe thấy Anh Thạch
kêu gào rất to trong giấc mơ: Rất nhiều... rất nhiều... vàng... bọn họ vẫn
còn... bọn họ đang nhìn... bọn họ sao lại...”.

Tôi
ngẫm nghĩ một lúc, đây chắc là lần đầu tiên ông Từ nghe thấy cậu nói mơ, nhưng
theo lô-gic thông thường mà nói, ông phải nghi ngờ và ngạc nhiên mới đúng, ít
nhất phải ghi lại cảm giác khi lần đầu tiên nghe thấy, nhưng ông không hề làm vậy.

Giở
sang bài nhật ký ngày 12 tháng 11, nội dung ghi lại lịch trình làm việc và những
gì mắt thấy tai nghe trong thời gian ông Từ khảo sát tại Liên Xô, cách hành văn
trơn tru mạch lạc, nét bút ngay ngắn bình tĩnh, có vẻ đúng với hiện thực hơn. Lật
giở lại mấy trang trước đó, nội dung cũng gần như tương tự.

Bài
nhật ký cuối cùng được viết vào thứ Ba ngày 25 tháng 11 năm 1986, nội dung vẫn
là những câu nói mớ của cậu, còn bài nhật ký từ ngày 26 tháng 11 trở về sau lại
là những ghi chép mạch lạc lưu loát, không hề đề cập gì đến những lời nói mớ nữa.

Tôi
lặng ngồi trước đèn, nghiêng đầu, một tay chống lên trán một tay lật giở những
bài còn lại.

Ngoài
mười ba bài nhật ký đó, ông Từ không hề nhắc đến cậu một chữ, điều này quá bất
thường, không hề phù hợp với phản ứng tâm lý của con người sau khi gặp phải
chuyện kỳ quái. Lẽ nào trong một tháng khảo sát tại Liên Xô, cậu chỉ nói mớ
trong mười ba ngày, thời gian còn lại không hề có cử chỉ hành động bất thường;
còn ông Từ cũng chỉ ghi chép lại mười ba ngày đó, rồi sau đó giả câm giả điếc,
không có động thái gì?

Đúng
lúc này, Tiểu Đường trở mình tỉnh giấc, dụi mắt lẩm bẩm:

-
Chị Tiêu Vi, chị làm gì thế, sao vẫn chưa ngủ?

Tôi
không quay đầu lại, trả lời qua quýt:

-
Không sao, chị đang định vào nhà vệ sinh.

Tôi
cầm cuốn nhật ký, tắt đèn, nhẹ nhàng rời khỏi phòng. Khép cánh cửa phòng ngủ lại,
tôi lần mò trong bóng tối đi ra phòng khách, từ từ ngồi xuống ghế sô-pha, cố duỗi
thẳng người, nhưng đầu óc lại đang quay cuồng ghê gớm.

Tôi
biết, cậu tôi bị chứng mất ngủ trầm trọng, lúc ngủ không chịu được bất cứ tiếng
động và ánh sáng nào, dù là nhỏ nhất. Mẹ tôi nói rằng, đấy là hậu quả của việc
thức đêm học bài từ thời học cấp Ba, vì thế cho dù vào những ngày hè nóng nực
nhất, cậu cũng phải đóng chặt cửa ngỏ, thậm chí còn kéo rèm kín mít.

Thử
nghĩ xem, trong thời gian khảo sát tại Liên Xô năm đó, liên tục trong mười ba
đêm, ông Từ ở bên cạnh giường bật đèn bàn, vừa dỏng tai lắng nghe ngóng vừa lấy
bút ghi chép vậy mà cậu vẫn cứ ngủ ngon lành lại còn nói mớ nữa chứ...

Dòng
suy nghĩ khiến tôi đứng bật dậy theo phản xạ, trong đầu khẳng định một điều:
Ông Từ đang lừa tôi, cuốn nhật ký này là giả.

Suy
nghĩ vừa hiện ra trong đầu, tôi lập tức hưng phấn hẳn lên, nếu có thể chứng
minh cuốn nhật ký này là giả, thì mọi nghi ngờ trước đó đều có thể được giải
đáp. Tôi đã từng làm công tác thẩm tra tài liệu một thời gian, cũng mất không
ít năm nghiên cứu lĩnh vực này nên nếu đây là cuốn sổ giả, thì chắc chắn sẽ
không qua được mắt tôi. Thế nhưng sau khi quan sát cụ tỉ, các trang giấy trong
cuốn nhật ký đều đã cũ nhàu, ít nhất cũng phải qua mười mấy năm rồi, không thể
có khả năng sau này bị làm giả; keo gáy sách vẫn còn nguyên, không hề bị bung,
đôi chỗ còn thấy những mảng cáu bẩn bết lại, chắc chắn cuốn sổ được viết vào
năm đó.

Lật
giở bên trong, trước sau hai bài nhật ký đầu tiên và cuối cùng đều không thấy
có dấu hiệu bị cắt rời hay xé rách, như vậy cũng loại trừ khả năng bị người
khác cố ý cắt xén đi. Nhìn vào những nét đặc trưng như nét chữ, cách dùng từ...
cũng chẳng hề có chút khác biệt nào, rõ ràng là do cùng một người viết ra.

Chẳng
lẽ suy đoán của tôi sai, chẳng nhẽ cuốn nhật ký này đúng là nhật ký thật?

Tôi
đứng lên đi vào phòng bếp, tìm một ít muối, rắc lên bệ bếp rồi dùng chày tán
thành bột mịn. Sau đó lấy đầu ngón tay nhúm một ít muối nghiền rắc vào bài nhật
ký đầu tiên ghi lại lời nói mớ của cậu, lắc nhẹ sang hai bên cho muối dàn đều
khắp các ngóc ngách, sau đó lấy tay áo lau nhẹ những hạt nổi trên bề mặt.

Tôi
cẩn thận nhấc cuốn nhật ký lên, đón lấy ánh sáng, nghiêng đầu quan sát. Những
tinh thể muối nhỏ xíu lọt vào những khe lõm, được ánh đèn chiếu vào hiện ra những
nét chữ mờ mờ, chỉ cần nhìn kỹ một chút là có thể nhận ra.

Giống
với những bài sau, đây đều là những lời nói mớ của cậu, từ “vàng” được nhấn mạnh
rất nhiều lần, nét chữ cuối cùng hất lên góc trên bên phải, kéo rất dài. Chắc
do ông Từ giật mình, theo phản xạ đã tăng lực viết của bàn tay.

Tôi
cầm cuốn nhật ký, trong đầu lúc đó như một nồi nước sôi, những thắc mắc như vô
số bong bóng nước cứ đua nhau nổi lên, càng lúc càng nhiều, chật cứng cả mà chẳng
có bong bóng nào vỡ ra được.

Giây
phút này, tôi hoàn toàn rơi vào trạng thái mơ hồ, không thể lý giải nổi những
gì đang diễn ra trước mắt. Tất cả có vẻ chỉ có thể chứng tỏ được một điều: Cuốn
nhật ký không phải là giả, đúng là cậu tôi đã vô tình nói mớ trong mười ba
ngày, còn ông Từ hình như cũng mất đi những xúc cảm bình thường của con người,
chỉ ghi lại đúng những gì được nghe thấy trong mười ba ngày, vì thế mới khiến
cho nội dung cuốn nhật ký bị đứt đoạn như thế.

Tôi
lắc lắc đầu rũ bỏ những suy nghĩ mơ hồ, phủi sạch những hạt muối trên cuốn nhật
ký, tắt đèn ra khỏi bếp. Phòng khách tối om om, yên tĩnh đến rợn người, chỉ có
tiếng kêu đều đặn của chiếc kim đồng hồ treo tường.

Tôi
hít sâu một hơi, đi đến bên cửa sổ, kéo rèm ra, hai tay chống lên bệ cửa sổ,
nhìn ra ngoài xa.

Lúc
này mây đen đã tan hết, vầng trăng tròn lơ lửng trên không, lạnh lẽo tỏa sáng,
thành phố rộng lớn phủ một màu trắng xóa, tiếng gió gầm rít qua cửa sổ giống
như tiếng kêu rên của người bệnh trước lúc chết.

Tôi
nhìn không chớp mắt, mọi suy nghĩ rối tung trong đầu, ông Từ cũng chỉ hôm qua mới
biết tôi đến tìm gặp nên chắc không thể nào lên kế hoạch lừa gạt tôi được. Vậy
chỉ có thể chứng tỏ một điều, trí nhớ của ông đã bị mất hai ngày quan trọng, hoặc
giả như nói, ông đã sử dụng thủ pháp vi diệu nào đó để lại câu đố không thể
đoán ra được.

Đứng
lặng người một hồi lâu, đến khi đôi chân bắt đầu tê dại, cơn buồn ngủ ập đến rũ
cả mắt, tôi mới ôm cuốn nhật ký đó nằm trên ghế sô-pha chìm vào giấc ngủ. Có lẽ
do quá nhiều thắc mắc chất chứa trong lòng nên giấc ngủ cứ chập chà chập chờn,
liên tục mơ thấy ác mộng: Gã lùn cầm dao truy sát, ông Từ cố ý bài binh bố trận,
lại còn “bọn họ” thần bí nữa, cứ lần lượt hiện ra trước mắt tôi. Khuôn mặt của
mọi người đều mơ hồ không rõ, giống như một bức tranh thủy mặc bị thấm nước, vừa
là một người lại vừa có vẻ không phải vậy. Tôi định tiến đến gần quan sát, thì
trong chớp mắt họ chợt tan biến như mây khói.

Tôi
ngủ một mạch đến tận trưa hôm sau mới mở được mắt ra, toàn thân nhức mỏi, trước
mắt như ẩn hiện từng khuôn mặt người trong mơ. Tôi ngồi dậy, rời khỏi ghế
sô-pha đi vào phòng ngủ, Tiểu Đường vẫn nằm dạng chân dạng tay trên giường ngủ
ngon lành, rơi cả chăn xuống đất cũng không biết.

Tôi
nhặt chăn lên, đắp cho cô bé, sau đó khẽ khàng đóng cửa phòng ra ngoài. Cái bụng
đói meo cứ réo ầm ĩ, tôi liền đi xuống bếp tìm ít rau thịt chuẩn bị nấu cơm, vừa
đong gạo vào nồi, bỗng nghe có tiếng người gõ cửa.

Tôi
vội chạy ra phòng khách, mở cửa ra thì thấy Lão Mục đang đứng ở ngoài, hai mắt
đỏ ngầu, tóc tai rối bù. Chào hỏi xong, tôi mời anh ta vào nhà.

Lão
Mục mặt buồn bã bước vào phòng khách, không kịp ngồi xuống uống chén nước đã vội
mở miệng:

-
Người đứng dưới nhà tối qua chính là ông Từ Vạn Lý.

Tôi
tưởng tai mình có vấn đề, vội hỏi:

-
Ai? Từ... Từ Vạn Lý?

Lão
Mục nhìn thẳng vào mắt tôi, mặt rất nghiêm túc, khẳng định:

-
Đúng, chính là Từ Vạn Lý!

Hóa
ra, tối qua sau khi chia tay chúng tôi, Lão Mục liền quay trở về đơn vị, nhờ
người quen lấy toàn bộ nhật ký cuộc gọi trong máy điện thoại bàn nhà ông Từ.
Ngoài hai cuộc gọi của tôi, một lần trước khi đến thăm và một lần sau khi gặp nạn,
thì không hề thấy có gì bất thường, nhưng trong băng ghi hình của camera giám
sát khu chung cư lại thấy một hình ảnh hết sức khó hiểu.

Năm
phút trước khi tôi quay trở lại nhà ông Từ, một chiếc xe con hiệu Santana 3000
màu đen mang biển kiểm soát Thẩm Dương đã lái vào cổng khu chung cư, dừng dưới
chân nhà ông Từ nhưng không tắt đèn tắt máy. Một lúc sau, vợ chồng ông Từ mặc
áo len vội vàng bước xuống cầu thang, chui vào trong xe. Chiếc xe lao nhanh rời
khỏi khu chung cư, và đã suýt đụng tôi ở cổng ra vào.

Sau
khi tôi, Lão Mục, Tiểu Đường và mấy người khác bước lên cầu thang không lâu,
mưa tuyết dần tạnh, trời cũng quang đãng hơn. Một ông cụ bước tập tễnh từ ngoài
vào khu chung cư, cứ đi lòng vòng trước cửa cầu thang. Ông ta mấy lần dợm bước
đến cầu thang, giơ tay lên, có vẻ như định ấn chuông nhưng rồi lại dừng lại, ngửa
mặt lên nhìn. Động tác này lặp lại rất nhiều lần, cho đến khi đèn trong nhà tắt
hẳn, ông Từ mới quay người vội vàng rời khỏi khu chung cư.

Do
bên ngoài khu chung cư chỉ có một camera chiếu thẳng cửa chính, nên chỉ có thể
nhìn thấy chiếc xe và ông cụ cùng mất hút trong gió tuyết mà không biết đi theo
hướng nào. Qua điều tra, biển số xe ô-tô là biển giả của tỉnh Thẩm Dương, sau
khi hỏi thăm bảo vệ trực ban, bọn họ đều xác nhận ông già đó chính là Từ Vạn
Lý.

Tôi
há hốc mồm, mãi chẳng nói được lời nào.

Lão
Mục lấy chiếc USB Tsinghua Tongfang màu vàng từ trong túi ra, cắm vào máy tính
bàn trong phòng khách, trầm ngâm nói:

-
Trong này đã toàn bộ nội dung đoạn băng ghi hình trong camera lúc đó, cô tự
xem đi.

Giữa
trời gió tuyết, ông Từ tập tễnh tiến vào khu chung cư, có một lúc hình ảnh của
ông trực diện với camera, mặc dù quần áo hoàn toàn khác với hồi chiều, nhưng
nhìn hình dáng, mặt mũi thì chính xác là ông Từ Vạn Lý, hơn nữa đôi lông mày
còn nhíu chặt lại, trông có vẻ như đang mang nặng mối lo âu gì đó.

Xem
đến đây, tôi cảm thấy vô cùng băn khoăn, rõ ràng ông cụ đã nhận được điện thoại
của tôi, tại sao sau đó lại vội vàng ra đi như vậy? Nếu ông thực sự muốn hé lộ
với chúng tôi điều gì thì khi quay trở lại tại sao cứ chần chừ mãi, không lên
trên lầu? Tôi quay lại nhìn Lão Mục, anh ta cười cười lắc đầu, cũng không thể
lý giải nổi.

Tắt
máy tính, Lão Mục nói tiếp với tôi, sau khi trời sáng anh ta đã tìm đến trường
mĩ thuật nhờ các cao nhân ở đấy xem thật kỹ bức tranh, ngoại trừ những ngọn
tháp cao ra thì những phần khác đều được vẽ bình thường. Ngoài ra, khi hỏi những
người lớn tuổi, họ đều không biết gì về Từ Vạn Lý, trừ việc nghe đâu như ông ta
có một thói quen rất kỳ lạ, đó là luôn đóng cửa thư phòng im lìm và nghiêm cấm
bất kỳ ai tới gần.

Tôi
ngỡ ngàng nhớ lại vẻ sốt sắng của ông Từ khi dẫn tôi vào trong thư phòng, chắc
chắn là có ý đồ gì đó, nhưng giống như những gì tôi suy đoán tối qua, những
chuyện kỳ lạ sau cái chết của cậu tôi giờ ông ta mới nghe thấy, thì làm sao có
thể biết trước mà gài bẫy được? Thế nhưng, Từ Vạn Lý chỉ mới rời khỏi nhà năm
phút trước khi tôi tới, điều đó chứng tỏ ông ta ở nhà suốt nhưng cố ý không
nghe điện thoại của tôi. Nếu thực sự ông ta cố tình như vậy, thì có thể là để
cho tôi thời gian suy nghĩ, phán đoán ra chân tướng rồi mới quyết định ra đi.
Thế nhưng tại sao ông ta lại phải làm như vậy?

Tôi lập tức lấy quyển sổ ghi chép ra để Lão Mục giúp tôi phân tích tình
hình. Sau khi Lão Mục xem xong, anh ta trầm tư một lúc, rồi nói chuyện
này thật quá lạ kỳ, lại còn chiếc khay sứ trong Cố Cung Thẩm Dương nữa
chứ, hai chuyện này nhất định có liên quan đến nhau. Các cấp lãnh đạo
Cục An ninh Quốc gia vùng Đông Bắc cũng đã bắt đầu quan tâm đến chuyện
này, trước mắt họ đang phải báo cáo lên cấp trên và tin tưởng rằng sẽ
nhanh chóng được phê duyệt, bên phía Bắc Kinh cũng sẽ hợp tác cùng điều
tra.

Tôi như trút bớt được gánh nặng, nếu như được sự giúp đỡ của lực
lượng An ninh Quốc gia thì hệ số thành công sẽ tăng gấp đôi, còn về phía cá nhân tôi mà nói, có được sự trợ giúp đúng lúc quả là không còn gì
hạnh phúc hơn.

Tôi lại hỏi Lão Mục về hướng đi của Tang Giai Tuệ, Sở Khinh Lan và
Hắc Lão Ngũ. Anh ta nói rằng vì có liên quan đến kỹ nghệ bí truyền của
Kiện môn và những bí ẩn về Cố Cung nên chỉ có Tang Giai Tuệ người của
công an tỉnh tham gia, còn với cấp bậc hiện nay thì anh ta không được
phép biết thêm chi tiết cụ thể nào.

Sắc mặt của Lão Mục chợt trở nên nghiêm nghị, nói rằng trước mắt mọi
việc giống như một bài toán khó, chỉ có thể điều tra dựa vào những manh
mối có được gồm mảnh da lưng của cậu tôi và mười chín bức quốc họa của
Từ Vạn Lý. Chỉ đến khi được cấp trên phê chuẩn, anh ta mới được phép
phối hợp hành động cùng tôi, đồng thời lúc đó mới có thể kéo thêm cả
Tiểu Đường quay về Cẩm Châu một lần nữa để điều tra.

Nghe nói có thể trở lại Cẩm Châu, trong lòng tôi hi vọng tràn trề,
nhưng lại có chút lo lắng khi nghe đến việc đưa Tiểu Đường đi cùng vì
thấy chuyện này không được thực tế cho lắm. Một đứa con gái điệu chảy
nước, không biết đấm đá thì còn làm được trò trống gì?

Sau khi Lão Mục rời đi không lâu, Tiểu Đường tỉnh giấc bước ra khỏi
phòng, tay vỗ vỗ bụng, ngoác mồm kêu đói ầm ĩ. Tôi vội dọn cơm canh lên
bàn, vừa ăn vừa nói qua với cô bé về tình tình hiện nay.

Tiểu Đường rất chăm chú nghe, nhưng khi nghe tôi nhắc đến chuyện có
thể sẽ trở lại Cẩm Châu để mở cuộc điều tra thì cô bé vội vàng bỏ đũa
xuống, vỗ tay hoan hỉ, nhưng giọng điệu thì vẫn đều đều không đổi:

- Hay quá, chị Lan Lan đã từng xuống lòng Cố Cung rồi, nghe nói rất chi là hấp dẫn, xem ra em cũng có cơ hội được tham gia rồi.

Lúc đó tôi chỉ mỉm cười vì tính khí trẻ con của cô bé, nhưng không hề biết rằng rất nhiều chuyện sau này đều từ cô bé mà ra, thậm chí còn rất nhiều người khác bị cuốn vào khiến cho sự việc ngày càng trở nên kỳ lạ.

Sau khi ăn cơm xong, Tiểu Đường đưa tôi đến bệnh viện để thay băng,
may mà chữa trị kịp thời nên vết thương vẫn chưa bị lên mủ, nếu không
thì sẽ rắc rối to. Lúc ra ngoài đợi xe, tôi buột miệng hỏi:

- Tiểu Đường, có phải thợ xăm thân khắc hình bọn em cần phải có khả
năng hội họa nhất định không, nếu không thì sao có thể xăm đẹp như thế
chứ?

Tiểu Đường thở dài, giọng nói hơi có chút xúc động:

- Vâng, ban đầu là phải rèn luyện kỹ năng hội họa, tức là sao chép
mọi loại tranh, thậm chí còn phức tạp và công phu hơn cả hình xăm, cho
nên thời cổ đại...

Nói đến đây, cô bé lập tức im bặt, rồi thở dài thườn thượt, khuôn mặt bỗng chốc trở nên buồn thảm, cho dù tôi có gặng hỏi thế nào đi chăng
nữa cũng không nói thêm câu nào. Thấy vẻ bí hiểm của cô bé, tôi không
khỏi tò mò: Cổ đại... cổ đại gì chứ?

Sau bữa ăn tối, Lão Mục lại đến nhà Tiểu Đường, xếp những bức ảnh
chụp mười chín bức quốc họa ra mặt bàn, rồi nói với chúng tôi, dựa vào
những kiểm định về thời đại sử dụng những tấm giấy này và loại mực trên
đó cho thấy chúng đều ra đời vào khoảng trước hoặc sau năm 1989, cùng
thời điểm với bức tranh toàn cảnh Cẩm Châu, điều này thật hết sức bất
ngờ.

Chúng tôi ngẫm nghĩ hồi lâu, cuối cùng cũng nhận định rằng, những bức tranh này chỉ có thể là từ một người vẽ, rồi được đánh số năm khác
nhau; Từ Vạn Lý cứ cách một năm lại thêm một bức, cứ như thế liên tục
trong mười chín năm. Thế nhưng về động cơ và phương cách cất giấu thì
thật khó để suy đoán.

Lão Mục bất ngờ quay sang hỏi tôi:

- À, Tiêu Vi, liệu ngọn tháp trong bức tranh của cậu cô ở Cẩm Châu có đủ mười chín tầng không?

Câu hỏi này tôi cũng đã từng nghĩ đến, là người sinh ra và lớn lên ở
Cẩm Châu, hơn nữa đơn vị cũng nằm đối diện với vườn hoa tháp cổ, nên có
nhăm mắt tôi cũng biết tháp cổ hiện nay chỉ có mười ba tầng, chứ không
phải là mười chín tầng.

Thế nhưng câu hỏi của Lão Mục không khỏi khiến tôi phải suy ngẫm, bức tranh của cậu tôi và cả mười chín bức quốc họa của Từ Vạn Lý đều mang
một ám thị rất kỳ lạ, liên quan đến ngọn tháp cổ.

Lão Mục gật gật đầu, trầm ngâm nói:

- Không sai, sau khi Cục An ninh Quốc gia nghiên cứu xong, cũng đưa
ra những quan điểm như thế, hơn nữa họ cũng đã đưa ra sắc lệnh phát
triển điều tra trong thời gian sắp tới, cô hãy chuẩn bị tinh thần, có
thể sẽ phải quay trở lại Cẩm Châu bất cứ lúc nào đấy.

Trước khi Lão Mục rời đi, tôi lôi chiếc bật lửa và con dao nhỏ của
tên lùn làm rơi ra, nhờ anh ta kiểm tra dấu vân tay. Ngay sáng sớm hôm
sau, Lão Mục gọi điện tới, thông báo với tôi dấu vân tay trên đó hoàn
toàn bình thường. Trong lòng tôi nảy ra vô số những hoài nghi, lẽ nào gã lùn trong hai lần đó chính là một, tên trước là đàn ông thì không để
lại dấu vân tay, tên sau lại là phụ nữ thì để lại dấu vân tay, nhưng tại sao lại có thể giống nhau đến như thế và chỉ nhắm vào tôi. Nếu như tên
sau đúng thật là phụ nữ, tại sao lại luôn mang theo bật lửa trong người, nếu đấy không phải là người nghiện hút thuốc thì lẽ nào lại là một tên
thái giám?

Tiểu Đường ngồi lặng lẽ một góc, giống như đang trầm tư suy nghĩ, tay phải vân vê một chiếc kim nhỏ sáng loáng, không ngừng miết lên lòng bàn tay còn lại, do vô ý miết mạnh quá khiến mũi kim đâm sâu vào da thịt,
làm trào ra những giọt máu tươi. Tôi hoảng hốt hỏi cô bé đang nghĩ gì mà bất cẩn thế. Tiểu Đường chỉ cúi đầu không nói gì, một lúc lâu sau, mới
bất ngờ thốt lên:

- Xem ra... – Dừng lại một lúc, cô bé lắc đầu, mắt nhìn chằm chằm vào lòng bàn tay, nói trong vô thức – Không thể như thế, không thể như thế
được, làm sao mà họ vẫn đang...

Tôi chợt giật mình nhận ra, điệu bộ của Tiểu Đường lúc này thật giống cậu tôi khi mơ ngủ, đặc biệt là câu “bọn họ vẫn đang”, tôi vội vàng gặng hỏi:

- Tiểu Đường, em vừa nói bọn họ vẫn đang... bọn họ là ai?

Tiểu Đường giật mình bừng tỉnh, mặt ngơ ngác hỏi lại tôi:

- Em đã nói gì?

Sau khi nghe tôi kể lại, cô bé bình thản nói:

- Chắc là chị nghe nhầm. – Nói rồi quay lưng bước vào trong phòng, nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại.

Cho đến khi tối muộn, đợi tôi nấu xong cơm gọi ra ăn, Tiểu Đường mới
mở cửa bước ra, tôi phát hiện trong lòng bàn tay trái đã có thêm hơn
chục vết cứa nông sâu khác nhau, có chỗ máu vẫn đang ứa ra, có chỗ đã
liền miệng.

Tôi giật thót tim, nhưng vì đã quen với tính cách kỳ lạ của cô bé nên không hỏi thêm câu nào mà chỉ đi tìm bông và cồn y tế, nhẹ nhàng giúp
cô băng rửa vết thương.

Lông mày Tiểu Đường cau lại, cô bé nhẹ nhàng xoa xoa lòng bàn tay, rồi bất ngờ hỏi:

- Chị Tiêu Vi, chị có biết lòng bàn tay chị Lan Lan có những lỗ nhỏ không?

Tôi cũng nhớ đã có lần Tang Giai Tuệ nhắc đến chuyện trong lòng bàn
tay Sở Khinh Lan có khắc một lỗ nhỏ, rồi dùng kỹ thuật điều khiển bằng
khớp xương bàn tay mà mở được cánh cửa Hắc xà Linh môn dưới lòng Cố
Cung. Nghe nói, tất cả những cao thủ mở khóa đều khắc rãnh trong lòng
bàn tay, sâu vào tận trong xương cốt để cố định những dụng cụ mở khóa
đặc biệt.

Thấy tôi gật đầu, Tiểu Đường tiếp tục:

- Em luôn tò mò... – Dừng lại một lúc, cô bé đứng dậy kéo tay tôi, rồi từ từ bước tới bên cửa sổ.

Bên ngoài trời đã tối sầm, những đám mây lững lờ trôi đi, chúng không ngừng biến đổi hình dạng, ở tít đằng xa lấp ló vài ngôi sao nhỏ xíu,
thoắt ẩn thoắt hiện.

Tiểu Đường ngẩng mặt nhìn lên trời cao, đôi lông mi không ngừng chuyển động, phải một lúc lâu sau mới cúi đầu xuống:

- (Ngẩng mặt nhìn trời, xoay đầu thấy bóng), xem ra đúng như vậy thật rồi. Tay chị Lan Lan chằng chịt những vết tích thời gian, nhưng bản thân tại sao lại không biết?

Tôi nghe mà thấy thật mông lung, khẽ khàng hỏi lại:

- Vết tích thời gian gì, Sở Khinh Lan không biết cái gì?

Tiểu Đường thở hắt, mơ hồ lắc đầu:

- Cao thủ mở khóa, cao thủ xăm hình, xem ra chỉ có hai đứa chúng em,
nhưng cũng không đủ. Lẽ nào... – Nói đến đó, Tiểu Đường quay mặt sang
phía tôi cười khúc khích, lập tức chuyển chủ đề. – Chị Tiêu Vi, em đói
quá, chị em mình ăn cơm thôi!

Thấy Tiểu Đường lấp lửng, tôi cũng không ép, nhưng luôn cảm thấy cô gái này ẩn chứa rất nhiều bí mật.

Trong suốt nửa tháng sau đó, không có chuyện gì bất thường xảy ra,
Tiểu Đường cũng không tới cửa hàng, hàng ngày chỉ đưa tôi tới bệnh viện
thay băng rồi về, không thì nhốt mình trong phòng khổ luyện kỹ thuật
khắc hình. Đồ vật trong nhà và bốn bức tường đều chằng chịt những hình
vẽ các loại động vật, chim muông, thậm chí cả những bức chân dung. Chúng đều rất tinh tế và sắc nét, giống như những tác phẩm điêu khắc tinh xảo vậy.

Một hôm, sau khi ăn cơm tối xong, tôi và Tiểu Đường cùng ngồi trên
sô-pha trò chuyện đủ mọi chủ đề. Khi nói đến những đường vân trên bề mặt gỗ hồng mộc, Tiểu Đường lập tức trở nên trầm tư, cô bé đứng dậy tắt hết đèn trong phòng chỉ để lại duy nhất một chiếc đèn tường nhỏ bé, chầm
chậm bước tới trước chiếc gương lớn trong phòng khách. Tôi cũng tò mò đi theo, đứng bên cạnh quan sát.

Tiểu Đường dừng lại một lúc, không biết đang lưỡng lự điều gì, rồi
đột nhiên bước tới trước một bước, hất cằm ra phía trước, đôi mắt mở to
nhìn chằm chằm vào mặt mình trong gương.

Dưới ánh đèn vàng mờ ảo, da của Tiểu Đường trở nên trắng bệch, hai
khuôn mặt ở trong gương lẫn ở ngoài đời đang nhìn trực diện với nhau,
hai đôi mắt cùng chớp chớp, giống như là hai người thật đứng đối diện
nhau vậy.

Tôi đứng phía sau không khỏi bất ngờ, vì chưa hiểu cô bé đang muốn
làm gì, đang định cắt lời hỏi, thì Tiểu Đường đã kịp ra dấu im lặng, rồi đưa ngón tay trỏ bên trái chầm chậm chạm vào mặt gương, tay phải lôi
một chiếc kim từ trong túi ra, từ từ đưa lên trước mặt, sau đó thận
trọng đâm thẳng vào mặt gương.

Một tiếng “rắc” nhẹ phát ra, mặt gương lập tức xuất hiện một lỗ mắt
nhỏ, hết sức tròn trịa không có chút dấu hiệu nứt vỡ, nằm ngay trên góc
bên trái vầng trán.

Sắc mặt Tiểu Đường vẫn bình thản không thay đổi, toàn thân vẫn giữ
nguyên vị trí, chỉ có mũi kim là lần theo gương mặt trong gương, tiếng
lạo xạo phát ra không ngừng nghỉ, cuối cùng cô bé cũng đã khắc xong
khuôn mặt với vô số những vệt chấm nhỏ. Sau khi dùng đủ loại mực tô
điểm, khuôn mặt khắc trên gương giống y hệt người thật. Đặc biệt là đôi
mắt rất có hồn, cho dù đứng ở góc độ nào, đôi mắt ấy vẫn như đang dõi
theo mình vậy.

Tiểu Đường khẽ gật đầu, lùi lại vài bước, đứng sát bên cạnh tôi, cả
hai chúng tôi cùng chăm chăm nhìn vào khuôn mặt đó. Trên mặt gương giờ
đây ngoài tôi và Tiểu Đường ra, còn có thêm khuôn mặt đó, xếp song song
với nhau, nét mặt và thần thái tinh xảo đến vô cùng. Tôi ngỡ ngàng, giữa khuôn mặt trên gương và khuôn mặt của người đứng cạnh tôi bây giờ,
không thể phân biệt đâu mới là khuôn mặt thật của Tiểu Đường.

Bỗng một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu tôi, hay là lúc trước, cũng
vào một buổi tối như thế này, cậu tôi cũng kinh ngạc khi nhìn thấy hình
xăm trên lưng mình, rồi tiện tay khắc lại khuôn mặt của chính mình, nét
biểu cảm đó vừa hết sức kinh ngạc lại mang nét hoang mang...

Tôi bừng tỉnh trở lại thực tại, cố nén những băn khoăn trong lòng,
không ngừng tán dương tài nghệ của Tiểu Đường. Tiểu Đường buồn bã lắc
đầu, đôi mắt vẫn không rời khỏi khuôn mặt trên gương, khẽ nói:

- Quá kém, khác biệt lớn quá! Nếu đem so sánh với nét khắc hình rồng
trên tấm gỗ hồng mộc và mười chín ngọn tháp kia, thì đây chỉ là rác rưởi thôi.

Tôi phì cười, an ủi:

- Chị thấy đẹp lắm, giống y như thật mà!

Nói rồi tôi đưa tay sờ lên mặt gương. Những lỗ nhỏ chi chít tạo thành những đường nét mềm mại, giống hệt như một tác phẩm điêu khắc trên thủy tinh, nhưng lại không hề thô cứng.

Hết sức tò mò, tôi liền lấy cây kim từ tay Tiểu Đường, thử cào lên
mặt gương, chỉ thấy cứng như đá, cố miết thử vài đường, mũi kim đều bị
trượt đi.

Thấy tôi cứ mân mê cây kim mà không làm được gì, Tiểu Đường liền mỉm cười:

- Chị Tiêu Vi, chị không biết miết hình bằng tay thì chỉ phí công vô ích thôi.

Tiểu Đường tiếp tục giải thích với tôi, miết hình là một kỹ năng tất
yếu của nghệ thuật khắc hình, nó hoàn toàn dựa vào cảm nhận của đầu ngón tay khi lần theo kết cấu và đường vân rồi từ đó mới tìm ra vị trí hợp
lí để đặt mũi kim.

Tiểu Đường hướng dẫn tôi dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng và thận trọng
đặt lên mặt gương để cảm nhận chất liệu nhưng cho dù tôi mân mê bao lâu
đi chăng nữa thì ngoài cảm giác trơn lạnh ra thì không thấy điều gì
khác.

Tiểu Đường cười mỉm rồi đưa tay ấn nhẹ lên đầu ngón tay tôi, vừa từ
từ miết trên mặt gương, vừa giải thích nét dày sẽ mịn, nét thưa sẽ ghồ
ghề, bất kể là chất liệu gì thì trên bề mặt đều sẽ để lại dấu vân của
mình, đó cũng là lựa chọn tốt nhất để chọc mũi kim, câu thành ngữ “kiến phúng tháp châm” (thấy chỗ hở thì châm kim vào) cũng chính là từ đó mà ra.

Cô bé cứ thao thao tràng giang đại hải, còn tôi thì gật gù cố tỏ ra
là mình đã hiểu, nhưng phải nói rằng, những điều này thật thần kỳ, làm
sao chỉ miết lên bề mặt chất liệu mà đã có thể nhận ra bao điều cổ quái
đến thế, sau này sẽ còn bao điều phức tạp hơn thế nữa đây?

Tiểu Đường tiếp tục nói, sau khi miết hình, phải dựng thẳng đứng mũi
kim, dùng lực và sự khéo léo của đầu mũi kim để xăm hình. Khi xăm phải
hoàn toàn tập trung, kết hợp với lực từ mảnh vải lụa trong lòng bàn tay
cuốn quanh mũi kim.

Tiểu Đường lại lôi ra một mũi kim nhỉnh hơn mũi kim kia một chút, nói rằng tôi hiện giờ chưa biết gì về kỹ thuật xăm nên phải dùng một vật
thay thế, mũi kim này xem ra phù hợp nhất. Cô bé hướng dẫn tôi đặt mũi
kim lên đường vân tay của ngón trỏ tay phải, đồng thời dùng ngón tay cái giữ chặt, làm sao để đảm bảo chúng luôn dính chặt lấy nhau không được
nới lỏng dù chỉ trong giây lát.

Sau khi thấy các ngón tay tôi đã ở đúng vị trí, cô bé mới dùng đầu
ngón tay miết lên mặt gương vài cái rồi chọn ra một vị trí, sau đó nắm
lấy tay tôi nhẹ nhàng đặt mũi kim lên đúng vị trí đó và giữ thật chặt.

Tiểu Đường bất ngờ ấn mạnh lên mũi kim, tôi kịp cảm thấy lực đẩy
không quá mạnh nhưng ngay lập tức mũi kim đã nhẹ nhàng đâm sâu vào mặt
gương. Sau khi nhấc tay ra, mũi kim gắn vuông góc với mặt gương, giống
như nó vốn mọc trên đó mà không hề bị rơi xuống.

Chứng kiến cảnh này, tôi đờ đẫn như hóa đá, không biết là thực hay
mơ. Một lúc sau Tiểu Đường rút mũi kim ra cho vào trong bọc và nói:

- Chị Tiêu, lần này nếu đi Cẩm Châu, chị nhất định phải cho em đi
cùng để được tận mắt nhìn thấy mảnh da xăm hình của cậu chị, em nghe nói nó được xăm một cách thần kỳ, nhưng em vẫn chưa tin lắm, vì nói về nghệ thuật xăm hình ở Trung Quốc hiện nay, chưa có ai qua được em.

Tôi gật gật đầu, nói:

- Không sao, dựa vào quan hệ giữa chị và Mã Vân Vĩ thì việc lấy mẫu vật ra chắc là không khó lắm.

Lúc đó, khi đồng ý với Tiểu Đường tôi không nghĩ sâu xa gì, chỉ coi
Tiểu Đường như một đứa trẻ hay tò mò thôi. Nhưng sau này tôi mới biết,
thực ra cô bé đã có một ý định khác.

Kể từ khi tôi chuyển tới đây, Tiểu Đường không hề tới cửa hàng, mọi
chi tiêu trong nhà đều do cô bé chi trả. Không khó để nhận ra Tiểu Đường là một cô gái hết sức thời thượng, từ ăn uống, thời trang cho đến đồ
trang điểm đều là hàng hiệu; đặc biệt là quần áo, cô bé sẽ không mặc nếu như không phải thiết kế của Dior. Nghĩ lại lúc tôi bằng chừng này tuổi, có đồ của Giordano hay của Baleno đã là một sự xa hoa rồi, xem ra thế
hệ 9X hiện nay đúng là dám tiêu tiền. Thế nhưng tôi lại nghĩ, mỗi lần
xăm một hình đầu con hổ bé xíu Tiểu Đường đã nhận được ba nghìn tệ,
trong mấy năm trời mở tiệm, chắc chắn cô bé cũng chẳng thiếu tiền.

Ngoài khả năng xăm hình thông thường, Tiểu Đường thỉnh thoảng còn lôi bút lông ra vẽ lại những bức họa nổi tiếng của Trung Quốc. Bất kể loại
tranh đó là tranh tĩnh hay tranh động; chủ thể là hoa lá, động vật hay
chân dung, chúng đều rất có hồn, thật tới mức khó phân biệt, xem ra cô
gái này thực sự là một người đa tài. Giờ nghĩ lại, lúc đó đáng lẽ ra tôi đã phải đoán ra thân phận của cô gái này, nhưng tôi đã vô tình bỏ qua
nó.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui