Thiên Văn

Tôi
như con ruồi mất đầu, cứ thế lao ra tứ phía, húc đổ bao nhiêu đồ đạc trong
phòng nhưng lại không hề cảm thấy đau đớn. Lúc đó thì gần như phát điên, trong
đầu chỉ quanh quẩn một ý nghĩ: Viễn Chinh chưa chết, Viễn Chinh chưa chết, nhất
định phải tìm được anh.

Tôi
đến gặp bố mẹ, lấy cớ đem bức ảnh cũ qua nhà để mượn mẹ tôi chìa khóa nhà cậu,
rồi ngồi xe buýt đến đó. Tôi tìm thấy vài sợi tóc bạc còn cả chân tóc trên ga
giường phòng ngủ của cậu, bọc cẩn thận trong gói giấy, nhét vào khe thẻ cảnh
sát chuẩn bị đi làm xét nghiệm ADN.

Trước
khi ra khỏi cửa, tôi bất ngờ dừng bước, quay người lại ngắm kĩ một lượt căn
nhà, nhìn thấy chỗ bức tranh bị tháo để lại miếng sứt lớn trên tường phòng
khách, lòng tôi bỗng xót xa vô cùng.

Còn
nhớ hồi nhỏ tôi nghịch ngợm có tiếng, hệt như một thằng con trai, mỗi lần đến
nhà cậu chơi, tôi đều nhảy nhót khắp nơi, cào cấu lung tung vào bức tranh nên
không ít lần bị cậu đánh đít. Nhưng khi thấy tôi gào khóc, cậu lại nựng nịu dỗ
dành, bế bổng tôi lên rồi cả hai cậu cháu lặng lẽ ngắm nhìn bức tranh trên tường.
Đến nay đã hai mươi năm trôi qua, có ai ngờ rằng, bức tranh ấy lại cất giấu một
phần da thịt của chính cậu.

Nghĩ
đến đây, tôi chợt nhớ lại kí ức, ánh mắt cậu lúc ngắm nhìn bức tranh rất chăm
chú, giống y hệt người chiến sĩ trong bức họa.

Tôi
day nhẹ trán, vô số câu hỏi bủa vây trong đầu, tại sao cậu lại vẽ mình với dáng
vẻ như vậy chứ?

Ngày
nghỉ đối với cảnh sát hình sự mà nói chẳng khác gì nằm mơ giữa ban ngày, mặc dù
hôm đó là chủ nhật. Tòa nhà làm việc của đội trinh sát hình sự vẫn đông đúc như
mọi ngày. Vì trong lòng đang mắc chuyện riêng nên tôi chẳng để ý mấy đến mọi
người xung quanh, cắm đầu đi thẳng vào phòng xét nghiệm vật chứng ở tầng hai,
đưa mấy sợi tóc và mảnh da người cho các đồng chí kỹ thuật viên, nhờ họ nhanh
chóng làm xét nghiệm đối chiếu ADN.

Mặc
dù là tăng làm thêm và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất nhưng kết quả
xét nghiệm cũng phải sau ba tiếng mới có được. Nhìn bọn họ bận rộn, chăm chú với
các bước xét nghiệm, tôi thấy sốt ruột cũng chẳng ích gì đành trở về phòng làm
việc của mình.

Ngồi
trên ghế, tôi dặn mình phải bình tĩnh.Tay lật giở những tập hồ sơ vụ án bị
ứ lại, nhưng đầu óc cứ quay cuồng mông lung chẳng đọc được gì vào đầu, đành ngồi
nhắm mắt thư giãn.

Một
lúc lâu sau, tôi bừng mở mắt ra, đứng phắt dậy, quyết định đi tìm La Viễn
Chinh. Tôi muốn tận mắt nhìn xem bức tranh toàn cảnh rốt cuộc ra sao.

Sở
Công an thành phố cách nhà tưởng niệm chiến dịch Liêu Thẩm không xa, chỉ mất mấy
phút ngồi xe. Vừa xuống taxi, tôi bỗng cảm thấy không khí có gì đó bất thường,
trước cổng nhà tưởng niệm đỗ bảy tám chiếc xe Jetta của cảnh sát, đèn chớp liên
hồi, nhìn biển số xe thì hóa ra là xe của công an Linh Hà. Đoàn khách du lịch lập
cập từ bên trong đi ra, ai nấy mặt mũi đều căng thẳng, bàn tán sôi nổi.

Nhìn
cảnh tượng đó, tôi bỗng thấy tim thắt lại, đoán chắc vừa xảy ra chuyện chẳng
lành, liền kéo tay một cô bé trông có vẻ giống học sinh cấp hai, hỏi đã xảy ra
chuyện gì.


bé đó nhìn tôi ngập ngừng nói:

-
Cháu nghe nói trong phòng tranh panorama xảy ra án mạng, một người đàn ông bị
đâm chết, rất nhiều cảnh sát đến điều tra, bây giờ họ không cho ai vào xem nữa…

Tai
tôi ù đi như sấm đánh bên tai, cũng không hiểu tại sao linh cảm đầu tiên của
tôi là La Viễn Chinh đã xảy ra chuyện. Tôi hoảng hốt, vội vàng gạt cô bé ra rồi
xông thẳng vào trong.

Tôi
chạy thục mạng, vượt qua khoảng sân rộng lớn, lúc đến cửa ra vào nhà tưởng niệm,
tôi rút vội tấm thẻ cảnh sát ra trước con mắt ngỡ ngàng của mấy nhân viên ở đó,
rồi cứ thế chạy thẳng đến phòng tranh panorama ở tòa nhà phía sau.

Trước
cửa phòng tranh panorama có căng dây bảo vệ, hai cảnh sát mặc đồng phục đứng
gác bên cạnh, chính xác là người trong đội trinh sát hình sự Linh Hà. Nhìn thấy
tôi đến, họ gật đầu rồi hạ dây bảo vệ xuống để tôi bước qua.

Tôi
chạy theo cầu thang xoắn ốc hẹp lên đến tầng trên cùng. Nơi đây được thiết kể
theo kiểu nóc nhà, vô cùng yên tĩnh, vòng xung quanh là bức tranh panorama khổng
lồ. Lúc này còi cảnh sát đã im bặt, hơn mười điều tra viên người đứng người ngồi
vây tròn lại, không ngừng bấm máy ảnh lia lịa.

Qua
ánh đèn flash nhấp nháy, tôi nhận ra có một người nằm sõng soài trên mặt đất.

Do
tầm nhìn bị che khuất, tôi chỉ nhìn thấy hai chân của người đó. Vừa nhận ra đôi
giầy Kangnai màu nâu quen thuộc, tôi liền đứng khựng lại, toàn thân bủn rủn
không còn chút sức lực nào, tim tôi như có bàn tay khổng lồ nào đó bóp nghẹt,
không còn đập được nữa.

Tôi
ôm chặt lấy ngực, cố chen lên mấy bước, môi run lẩy bẩy, tôi, muốn mở miệng ra
kêu lên nhưng không sao thành tiếng, chỉ cảm thấy trời đất quay cuồng, trước mắt
là một màu đen kịt…

Cũng
không rõ bao lâu sau, chỉ biết khi tỉnh lại, tôi lờ mờ nhận ra mình đang nằm
trên giường, đầu óc nặng trịch, hai bên thái dương đau nhói. Tôi không nhớ nổi
đã xảy ra chuyện gì. Vùng giữa trán và xung quanh mắt rất mỏi, tôi từ từ mở mắt
ra, vẫn là một màu đen kịt.

Màu
đen kịt đó hoàn toàn không giống như lúc mình ở trong bóng tối mà là một cảm
giác vô cùng lạ, chưa từng có từ trước tới nay. Tôi cố gắng lắc đầu dụi mắt
liên tục, vẫn không có gì thay đổi. Mãi lâu sau, tôi mới hiểu ra vấn đề, tôi đã
không còn nhìn thấy gì nữa.

Tôi
đã bị mù!

Trước
biến cố bất ngờ, tôi hoảng hốt gào thét ầm ĩ. Tôi không nhớ lúc đó mình đã làm
những gì, chỉ biết rằng tôi kêu gào như một người điên, như thể chỉ có gào thét
như vậy mới giúp tôi bớt đi cảm giác sợ hãi.

Tôi
vừa gào thét điên cuồng vừa chống tay để ngồi thẳng người dậy. Chợt có bàn tay ấn
vai tôi xuống. Tôi càng ra sức giãy giụa, bàn tay đó lại càng ấn mạnh hơn. Cùng
lúc đó, tôi nghe thấy giọng nói của bố:

-
Vi Vi, con bình tĩnh, bình tĩnh lại đi!

Tôi
thở hắt ra, nắm chặt lấy tay bố, hỏi dồn:

- Bố,
bố, có đúng là bố không, đúng là bố không? Con… con làm sao thế hả bố, con
không nhìn thấy gì, không thấy gì hết, tại sao con không nhìn thấy gì hết…

Bố
vẫn giữ chặt lấy vai tôi chưa vội trả lời ngay, chỉ đến khi tôi giục giã thêm
vài tiếng, tinh thần đã tương đối ổn định, ông mới nói:

-
Vi Vi à, đừng sốt ruột, con đừng sốt ruột, bây giờ con đang ở bệnh viện. Bác sĩ
dự đoán con có thể sẽ không nhìn thấy gì trong một thời gian, do bị sốc bất ngờ
nên ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Nhưng con đừng sợ, đó chỉ là tạm thời
không nhìn thấy thôi, điều trị một thời gian thị giác con sẽ hồi phục trở lại.

Nghe
bố nói vậy, tôi thấy yên tâm hơn, thở phào nhẹ nhõm và bắt đầu bình tĩnh trở lại.
Nhưng ngay lập tức một cảm giác sợ hãi ghê gớm lại ùa đến, cảm giác sợ hãi đó
không phải do không nhìn thấy ánh sáng, mà là đột nhiên tôi nhớ đến đôi giày
mình nhìn thấy trước khi ngất lịm đi. Cảm giác lạnh thấu xương, tôi túm chặt lấy
tay bố, run rẩy hỏi ông:

- Bố,
Viễn… Viễn Chinh…

Bố
tôi lặng im, nhẹ nhàng ấn tôi nằm xuống, thở dài một tiếng rồi mới kể lại cho
tôi toàn bộ quá trình sự việc xảy ra.

Nội
dung dưới đây là tất cả những gì tổng hợp lại theo lời kể của nhân chứng, hình ảnh
từ mera giám sát và kết luận điều tra của cảnh sát.

Phòng
tranh panorama trong nhà tưởng niệm chiến dịch Liêu Thẩm mang kiến trúc hình trụ
tròn dựng đứng, hình dáng giống như lô cốt, o to hùng vĩ, bức tranh panorama
khổng lồ được treo vòng quanh tường, xung quanh sử dụng hiệu ứng âm thanh ánh
sáng kỹ thuật o, tái hiện sinh động cuộc tiến công thành Cẩm Châu vĩ đại hơn
nửa thế kỷ trước. Để tạo thuận lợi cho du khách tham quan, ở chính giữa phòng
tranh có xây một đài ngắm tranh hình tròn, xung quanh lắp lan n bảo vệ bằng
inox o hơn một mét.

Hôm
xảy ra vụ án là cuối tuần, lại gần đến ngày Thành lập Quân đội mùng 1 tháng 8,
vì thế du khách tham quan rất đông, đứng chật kín cả đài ngắm tranh.

La
Viễn Chinh từ cầu thang bước lên, cố lách người len vào trong, tay phải cầm máy
ảnh kỹ thuật số, loay hoay tìm kiếm. Rất nhanh, anh tìm được cho mình một vị
trí lý tưởng, mở máy ảnh ra ngắm một lúc rồi bắt đầu chụp lại khu vực đó.

Chụp
được khoảng hai ba tấm, anh chợt bỏ máy ảnh xuống, hai tay bám chặt lan n bảo
vệ, cố nhoài người ra nhìn chằm chằm vào phía trước. Được một lúc, anh bỗng
quay ngoắt người lại, sắc mặt hoảng hốt, rút điện thoại ra vừa bấm số vừa bước
nhanh về phía cầu thang.

Đúng
lúc này, có một đoàn khách du lịch rất đông từ cầu thang đang ào lên, ngay lập
tức hình ảnh La Viễn Chinh bị che khuất, tiếp theo trong đoàn khách có tiếng
kêu thất thanh sợ hãi, du khách hoảng hốt lùi ra bốn phía, tạo thành một vòng
tròn ở giữa. mera còn kịp ghi lại hình ảnh La Viễn Chinh nằm trên mặt đất, ngực
trái bị con dao hoa quả đâm khá sâu, lút đến tận chuôi, máu chảy ra lênh láng từ
vết đâm. Hai mắt anh mở trừng trừng, mặt mày cứng đờ, nhưng tứ chi vẫn không ngừng
giật giật.

Thấy
xảy ra án mạng, đám du khách hét lên sợ hãi, chạy như ong vỡ tổ xuống cầu thang
khiến hiện trường càng thêm hỗn loạn. Một vài nhân viên phòng tranh vội vàng chạy
đến xem tình hình, rồi ngay lập tức gọi điện báo cảnh sát.

Ít
phút sau, đội cảnh sát hình sự Linh Hà đã có mặt để làm nhiệm vụ giải tán đám
đông, phong tỏa hiện trường. Lúc này La Viễn Chinh đã chính thức tắt thở, qua
khám nghiệm sơ bộ tử thi, ngực trái bị một nhát dao đâm sâu vào tim, khiến anh
chết ngay lập tức. Khoảng mười phút sau thì tôi đến hiện trường, do bị sốc nặng
nên bất tỉnh tại chỗ.

Tuy
lúc nhìn thấy La Viễn Chinh, tôi đã thoáng đoán được kết cục sẽ là như vậy,
nhưng vẫn nhất quyết không muốn tin đó là sự thật, nay những lời nói của bố đã
đâm toạc vết thương trong lòng, khiến tôi như đứt từng khúc ruột, đau đớn tột
cùng. Tôi gào khóc thảm thiết:

-Không,
không… bố lừa con, bố lừa con… Viễn Chinh chưa chết, Viễn Chinh chưa chết…

Không
đợi bố kịp nói gì, tôi vung chăn ngồi bật dậy, nhảy xuống giường, hai tay khua
loạn xạ như muốn chạy ra ngoài.

Tôi
như con ruồi mất đầu, cứ thế lao ra tứ phía, húc đổ bao nhiêu đồ đạc trong
phòng nhưng lại không hề cảm thấy đau đớn. Lúc đó tôi gần như phát điên, trong
đầu chỉ quanh quẩn một ý nghĩ: Viễn Chinh chưa chết, Viễn Chinh chưa chết, tôi
nhất định phải tìm được anh.

Bố
tôi đuổi theo phía sau, ôm chặt lấy tôi, van vỉ:

-
Vi Vi, con bình tĩnh lại… bình tĩnh lại đi… được không…

Tôi
cố dùng toàn bộ sức lực của bản thân để thoát khỏi bàn tay của bố, vừa khóc vừa
gào:

-
Không… không… Viễn Chinh chưa chết, Viễn Chinh vẫn chưa chết…

Đúng
lúc này, tôi nghe có tiếng mở cửa, tiếp đó là tiếng bước chân dồn dập, có vẻ
như rất nhiều người từ ngoài chạy vào, bọn họ chân năm tay mười giữ chặt lấy
tôi khiêng lên giường.

Giọng
một cô gái vang lên bên tai tôi:

- Bệnh
nhân tinh thần bất ổn, phải tiêm thuốc an thần ngay!

Tiếp
ngay sau đó, tôi cảm giác như bị ai đó vén tay áo, rồi mũi kim tiêm lạnh ngắt
đâm ngay vào cổ tay.

Tôi
hét tướng lên, ra sức giãy giụa nhưng vô ích, vô số bàn tay giữ chặt lấy tôi,
không thể động đậy được gì.

Vào
đúng khoảnh khắc tinh thần hoảng loạn sắp bị khống chế, chẳng hiểu sao tôi đột
nhiên nhớ đến một chuyện: Sau khi chia tay La Viễn Chinh, đầu tiên tôi đến nhà
bố mẹ để lấy chìa khóa, sau đó đến nhà cậu để lấy vật mẫu, cuối cùng gửi mẫu đến
đơn vị để làm xét nghiệm, tôi còn ngồi ở đó một lúc, tất cả mất khoảng hai tiếng
đồng hồ. Lúc tôi đến phòng tranh panorama là lúc La Viễn Chinh vừa bị giết hại
khoảng mười phút. Nhưng anh và tôi ra khỏi nhà cùng lúc, nhà lại cách phòng
tranh không xa, tại sao anh chỉ đến trước tôi vài phút như vậy? Rốt cuộc anh đã
nhìn thấy gì, có phải anh định gọi điện cho tôi…

Nghĩ
đến đây, tôi cảm thấy vô cùng choáng váng, mọi nghi ngờ và đau khổ tự nhiên biến
mất hoàn toàn, mắt tôi nhắm lại, cứ thế chẳng còn biết gì nữa. Tôi ngủ mê mệt,
giấc ngủ như kéo dài hàng mấy thế kỉ. Khi mở mắt, tôi cảm thấy thị lực đã hồi
phục khá nhiều, tôi nhìn thấy bố và hai người bạn thân nhất ngồi bên cạnh giường,
nhìn tôi đầy lo lắng.

Tôi
mừng quá, chớp chớp mắt, vừa định mở miệng ra gọi thì chợt nhớ lại những nghi
ngờ trong đầu trước khi chìm vào giấc ngủ. Tại sao hung thủ lại biết rõ hành động
của chúng tôi như trong lòng bàn tay như thế, liệu tôi có phải là đối tượng bị
hại tiếp theo không?

Rồi
một ý nghĩ xoẹt qua đầu, liệu có phải bên cạnh tôi vẫn luôn có một đôi mắt theo
dõi và từng giờ từng phút chờ đợi…

Ý
nghĩ đó không thể phán đoán bằng lý trí, nhưng nó lại thật đến mức đáng sợ, xuất
phát từ ý thức bảo vệ bản thân, tôi liền tiện mồm chuyển chủ đề:

-
Tôi, tại sao tôi… tại sao vẫn không nhìn thấy, bố ơi… bố ơi… bố đâu rồi…

Tôi
hoang mang nhìn lên trần nhà, đưa hai tay ra khua khoắng kiếm tìm.

Mãi
đến hôm nay, nghĩ lại quyết định đó, tôi thấy hoàn toàn chính xác. Nếu không giả
vờ bị mù, rất có thể cả đời này tôi cũng không biết được chân tướng của sự việc.
Thế nhưng, để tìm ra chân tướng của sự việc, tôi cũng đã phải hi sinh rất nhiều,
rất nhiều…

Tôi
nằm viện ba ngày, đến sáng ngày thứ tư, sau khi kiểm tra tổng thể xong, tôi được
xuất viện chuyển về ở nhà bố mẹ. Đóng kịch phải đóng từ đầu đến cuối, lúc này mọi
hành động của tôi đều phải có người trợ giúp.

Sợ
mẹ không chịu nổi cú sốc, tôi và bố quyết định không nói thật với bà, chỉ nói rằng
La Viễn Chinh được cơ quan cử đi học bồi dưỡng ở Bắc Kinh, nửa năm mới về. Còn
về đôi mắt của tôi, máu chèn vào thần kinh thị giác gây chứng mù tạm thời, cần
tĩnh dưỡng thời gian dài.

Mẹ
tôi không nhận ra điều gì bất thường, chỉ luôn miệng trách mắng tôi làm việc
không cẩn thận, coi thường mạng sống, mỗi ngày chỉ biết lao đầu ra ngoài đường,
sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện, nên sớm chuyển về công tác tại văn phòng, nếu
không chẳng biết đến bao giờ bà mới được bế cháu ngoại. Nghe mẹ cằn nhằn như vậy,
lòng tôi quặn đau mà không dám biểu lộ ra mặt, chỉ biết âm thầm chịu đựng trong
lòng, cảm giác đó thực sự không dễ chịu chút nào.

Người
xưa vẫn nói “vô cảm nhìn đời”, tình hình của tôi lúc này đúng là như vậy. Sau
khi hay tin, rất đông anh em trong đơn vị đến thăm hỏi tôi, mặc dù tôi nhìn thấy
rất rõ, nhưng họ lại tưởng tôi không nhìn thấy gì hết.

Những
người bạn tốt thì băn khoăn lo lắng, những đồng nghiệp bình thường thì phụ họa
thêm vài ba câu, những người xấu bụng thì khẩu phật tâm xà, nhìn biểu cảm của họ
kẻ giả người thật, nếu không phải trong lòng tôi đang chịu một áp lực lớn thì
đây chắc hẳn là một màn kịch rất hay ho.

Lúc
đội trưởng Mã Vân Vĩ đến thăm, tôi đã do dự rất lâu, cân nhắc mặt lợi và mặt hại,
cuối cùng thành thật báo cáo toàn bộ quá trình sự việc. Tuy nhiên, tôi cố tình
không nhắc đến những phán đoán cá nhân, nhất là việc nghi ngờ có nội gián. Bởi
vì tôi nhận ra mình bây giờ đã rơi vào một vòng tròn lớn, mỗi bước đi đều là những
chiếc bẫy giăng sẵn, bất cứ lúc nào cũng có thể đe dọa tính mạng, thực sự tôi
không thể tùy tiện tin tưởng bất cứ ai.

Nghe
tôi thuật lại, Mã Vân Vĩ hết sức kinh ngạc, ngay lúc đó quyết định khi về sẽ lập
tức trình báo lên lãnh đạo Sở công an, vụ án này nhất định phải điều tra đến
cùng. Trước khi về, ông vỗ vai tôi, dặn dò đừng quá đau buồn, phải giữ gìn sức
khỏe, không được nghĩ ngợi lung tung, mọi việc cứ giao cho tổ chức.

Tôi
khẽ gật đầu, tỏ vẻ tuân lệnh, nhưng trong lòng rất không phục tổ chức… tổ chức
thực sự có tác dụng không?

Mấy
ngày sau, Phùng Siêu làm nhiệm vụ từ Hohhot[1] trở về, nghe mọi
người kể tôi xảy ra chuyện liền đem theo rất nhiều đồ ăn dinh dưỡng đến thăm.
Tuy không có quá nhiều lời hỏi thăm thân mật nhưng nhìn thái độ của anh tôi nhận
ra rằng anh thực sự rất quan tâm đến tôi, nếu không muốn nói đây chính là lý do
mà đến tận bây giờ anh vẫn chưa kết hôn.

[1]
Tức là Hòa Hạo Đặc, một thành phố thuộc Nội Mông, Trung Quốc.

Nhìn ánh mắt quan tâm ân cần của Phùng Siêu, giây phút đó tôi thấy lòng mình thực sự ấm áp, thực sự rất cảm động, suýt chút nữa thì tiết lộ chuyện
tôi không bị mù. Nhưng ngay lập tức tôi lại cố kìm chế bản thân bởi
không muốn cuốn anh vào chuyện này, tôi không biết vụ án này lớn đến đâu và còn bao nhiêu người phải chết vì nó.

Do tôi cứ nằn nì yêu cầu, Phùng Siêu đành lái xe đưa tôi đến đội cảnh sát, các anh em trong đội thấy tôi xuất hiện thì vô cùng ngạc nhiên, để tránh bị mọi người nghi ngờ, tôi chỉ nói muốn đến tìm hiểu vụ án tiến
triển đến đâu thôi.

Kỹ thuật viên phụ trách xét nghiệm cho tôi biết qua so sánh đối chiếu mẫu ADN, kết cấu ADN của mẫu da và mẫu chân nang tóc là đồng nhất, đều
là tổ chức tế bào trong cơ thể cậu.

Mã Vân Vĩ luôn miệng an ủi tôi, nói rằng đảng ủy công an thành phố
rất coi trọng vụ án này, các lãnh đạo đã ra lệnh thành lập tổ chuyên án
đặc biệt, mọi người đang dốc toàn lực tiến hành điều tra, nhưng do tình
tiết vụ án khá phức tạp lại thiếu những chứng cứ cần thiết nên trước mắt vẫn chưa thu được kết quả gì.

Đồng thời, tôi cũng được biết La Viễn Chinh định gọi điện cho tôi lúc ở phòng tranh panorama, điện thoại anh còn lưu số 1350 - chính là bốn
số đầu trong dãy số điện thoại của tôi.

Nghe được những thông tin này, tôi khẽ gật đầu, tuyệt nhiên không tỏ
thái độ gì, sau đó yêu cầu họ bật lại đoạn băng ghi hình của camera giám sát phòng tranh panorama, và lý do tôi đưa ra điều này là:

- Ở đó có chồng tôi, dù không nhìn thấy gì nhưng tôi vẫn muốn nghe những âm thanh cuối cùng của anh ấy.

Mã Vân Vĩ đồng ý. Một đồng chí ôm chiếc laptop tới, hình ảnh trong
đoạn băng ghi hình dần hiện ra trên màn hình, và ngay lập tức vang lên
tiếng người tiếng súng ầm ĩ náo loạn hiện trường.

Tôi hít một hơi dài, ôm chặt lấy vai, làm ra vẻ hoang mang hoảng sợ,
giả bộ nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ như đang chú ý lắng nghe, nhưng
tia mắt thì không rời khỏi hình ảnh trên màn hình.

Tôi nhìn thấy La Viễn Chinh bước lên từ phía cầu thang… Tôi thấy anh
tìm kiếm khắp nơi… Tôi thấy anh chụp ảnh lia lịa… Tôi thấy anh rút điện
thoại ra… Tôi thấy anh bị một đoàn khách che lấp… Tôi thấy anh đau khổ
nằm trên mặt đất…

Tôi cắn chặt môi, khóc không thành tiếng, trái tim như bị cào xé từng mảnh, đau đớn tột cùng. Đó là những hình ảnh cuối cùng mà người chồng
yêu dấu của tôi còn lưu lại trên cõi đời, từ nay về sau tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy anh nữa…

Đột nhiên, tôi thấy một gương mặt quen quen…

Trong đoạn băng ghi hình, một người đàn ông lướt qua chỗ La Viễn
Chinh ngã xuống, trong một khoảnh khắc đầu hắn vừa vặn hướng về phía
camera, do thẳng hướng đèn nên khuôn mặt của hắn rõ mồn một. Chính là gã tài xế xe bán tải gây tai nạn rồi bỏ trốn tối hôm đó.

Trong phòng panorama, hệ thống đèn chiếu sáng đều được bố trí đằng
sau góc tranh, vòm nóc chỉ có mười mấy chiếc đèn lead nhỏ, ánh đèn ở vị
trí trung tâm được điều chỉnh có màu vàng sẫm, từa tựa giống với thứ ánh sáng nhập nhoạng ở hiện trường xảy ra vụ tai nạn xe, do đó tôi dám
khẳng định chắc chắn rằng mình không nhìn nhầm.

Người tôi run lẩy bẩy, kích động đến nỗi suýt chút nữa ôm chầm lấy
chiếc laptop mà hét to lên rằng: “Là hắn, là hắn, hắn chính là hung thủ, chính hắn đã giết chồng tôi!”. Nhưng giây phút đó tôi đang đóng giả một người mù, làm sao có thể hét lên như vậy chứ.

Tôi cắn răng nuốt hàng nước mắt chực trào ra, tay nắm chặt lại, móng tay cắm chặt vào lòng bàn tay đau buốt.

Mẹ kiếp, tên khốn! Rồi ngươi sẽ phải trả giá!

Tôi trở về nhà, lòng đầy oán hận, sau khi đuổi được Phùng Siêu về, tôi khóa chặt cửa phòng ngủ, lao lên giường nằm khóc thầm.

Vừa khóc được một lúc, tôi chợt giật mình, nếu bên ngoài có kẻ theo
dõi thì hành động này của tôi liệu có khiến hắn nghi ngờ? Để tránh điều
này, tôi lập tức lau khô nước mắt, đứng dậy bước xuống giường, mò mẫm đi đến bên cửa sổ, vặn người mệt mỏi, uể oải ngáp vài cái ra vẻ vô cùng
buồn ngủ, hai tay khua khoắng vờ ngu ngơ kéo rèm cửa lại.

Trong phòng lập tức tối om, tôi nhanh chóng ngồi vào bàn, mở ngăn kéo ra tìm giấy bút, nhân lúc đầu óc còn tỉnh táo, tôi liệt kê từng diễn
tiến sự việc và những điểm nghi vấn. Đã đến lúc cần phải tranh thủ thời
gian để suy nghĩ. Ý tưởng trong đầu cứ thể tuôn ra không ngừng, tôi viết liền một mạch:

1. Hành động của cậu trước lúc chết hết sức bất thường, nhất
quyết không cho người ngoài biết tin, còn yêu cầu hỏa thiêu và đốt hết
tất cả các bức tranh, chứng tỏ trên cơ thể và trong các bức tranh chắc
chắn chứa bí mật gì đó; hơn nữa lúc đó thái độ của cậu rất quyết liệt
chứng tỏ bí mật đó vô cùng quan trọng.

2. Tối hôm làm ma cậu, có người cố tình tạo vụ tai nạn xe thu hút sự chú ý của bạn bè người thân, nhân cơ hội đó lóc đi mảnh da lưng của
cậu, sau đó bắt trói ông Mã Trấn Quốc là người đã liệm trang cho cậu,
chứng tỏ chúng đã luôn theo dõi nhất cử nhất động của chúng tôi, hơn nữa chúng còn không muốn cho người khác biết chân tướng bí mật.

3. Tôi và La Viễn Chinh vô tình phát hiện ra trong bức tranh
panorama thu nhỏ có một mảnh da người. Khi tôi đem mảnh da đó đến đội
cảnh sát để làm xét nghiệm, La Viễn Chinh đã đi đến phòng tranh kiểm
tra, sau đó thì bị giết hại, hung thủ chính là gã tài xế xe bán tải
trong vụ tai nạn tối hôm đó.

Tôi giơ tờ giấy lên, đọc lại một lượt từ đầu đến cuối, đây chính là
toàn bộ quá trình sự việc, không bỏ sót điều gì, nhưng bên trong sự việc tưởng chừng như rõ rành rành này lại ẩn chứa quá nhiều điều khó lý
giải.

Tôi ngả người ra dựa vào thành ghế, nhắm nghiền mắt lại, dùng ngón
tay trỏ ấn mạnh huyệt thái dương, cảm giác đau nhè nhẹ đã kích thích đầu óc đang rối bời trở nên tỉnh táo, giúp tôi phân tích rõ từng vấn đề.

Một là, trên cơ thể cậu và trong những bức tranh rốt cuộc ẩn chứa bí
mật gì? Theo các ký ức của tôi, bức tranh da người đó được cậu vẽ lại
năm 1989 sau khi hoàn thành bức tranh panorama toàn cảnh, cũng có nghĩa
là cùng năm đó cậu đã quyết định lóc da mình. Theo quan sát, trước mắt
chỉ có thể nhận ra hình ảnh người chiến sĩ ấy được xăm bằng kỹ thuật hết sức tinh xảo. Tại sao cậu lại xăm hình người chiến sĩ giải phóng quân
giống hệt mình trên người, và sau đó lại chèn nó vào trong bức tranh sao chép của mình, có phải cậu muốn ám chỉ điều gì không?

Hai là, hung thủ giấu mặt kia muốn gì? Tuy lúc đầu tôi nghĩ chúng
không muốn để lọt bí mật này ra ngoài, nhưng nghĩ kỹ lại, hình như không phải vậy. Một là, bức tranh này đã ở bên cạnh cậu tôi hơn hai mươi năm, tại sao chúng không hành động từ sớm, khó có chuyện sau khi cậu mất
chúng mới biết chuyện này. Hai là, trước lúc ra đi cậu có trăng trối,
nhất định bắt chúng tôi phải hỏa thiêu và đốt toàn bộ các bức tranh,
chứng tỏ cậu đã quyết định hủy hết bí mật đó đi. Đúng lúc này bọn người
đó lại tiến hành lóc da cậu, đây không những là hành động thừa, mà còn
khiến người ta nghi ngờ. Ba là, thầy liệm trang Mã Trấn Quốc từng tắm
rửa hóa trang cho cậu, nếu phát hiện thấy điều gì bất thường, tại sao
ông ấy không nói với người nhà chúng tôi, điều này chứng tỏ cơ thể cậu
nhìn vẫn hoàn toàn bình thường, chắc không có gì đặc biệt, nhưng nếu vậy thì bọn người đó tại sao phải bắt trói ông ấy? Bốn là, sau khi phát
hiện ra cậu bị lóc da, tôi cùng Phùng Siêu và mấy người đã lấy vải trắng quấn lại, lúc đó tôi vẫn nhớ rõ ràng ngoài vết thương sau lưng, trên
người cậu không còn bết kì vết thương hay vết sẹo nào khác. Cứ coi như
mảnh da đó ẩn giấu bí mật, nhưng cậu đã lấy nó để chèn vào bức tranh
rồi, vậy thì bọn người kia tại sao lại lóc da ở vị trí cũ, có phải hành
động đó có mục đích gì không?

Ba là, hôm La Viễn Chinh bị sát hại đã xảy ra chuyện gì? Vốn dĩ La
Viễn Chinh phải đi thẳng đến phòng tranh, tại sao giữa đường lại bị gián đoạn một thời gian khá dài như thế, khoảng thời gian đó anh đã đi đâu,
tại sao phải giấu tôi? Trong camera giám sát ghi lại toàn bộ quá trình
La Viễn Chinh bị hại, tôi phát hiện ra đã có phút giây anh ngập ngừng,
có lẽ do phát hiện ra một vài điều bất thường trong bức tranh, sau đó
anh rút điện thoại định gọi cho tôi, lúc đó rốt cuộc anh đã nhìn thấy gì và muốn nói gì với tôi?

Xoay quanh những nghi vấn kỳ lạ này, tôi suy nghĩ mãi, muốn đi sâu lý giải từng điều một, nhưng dù có nghĩ nát óc vẫn không ra được điều gì.
Quanh đi quanh lại thì trời đã tối om, ánh sáng trong phòng vô cùng yếu
ớt, tôi thò tay vào túi móc điện thoại ra, mở khóa bàn phím, xem giờ.

Màn hình bật sáng, hình nền là ảnh cưới của tôi và La Viễn Chinh.
Nhìn đôi mắt sáng rực, nụ cười hạnh phúc của anh; nước mắt tôi chợt ứa
ra, tim thắt lại.

Không đúng, không đúng! Tôi chợt nắm chặt lấy điện thoại, nhìn chăm
chăm vào màn hình, bấm nhanh vài nút trên bàn phím và chợt bừng tỉnh.
Tôi đã bỏ sót một chi tiết vô cùng quan trọng.

La Viễn Chinh là giảng viên toán cao cấp, anh vốn có những năng khiếu bẩm sinh với các con số, thậm chí có thể nhìn qua là nhớ. Hơn nữa, tính cách anh hướng nội nên rất ít bạn bè, điện thoại không bao giờ lưu số
của ai mà chỉ nhớ trong đầu; duy chỉ có tôi là ngoại lệ, đứng đầu tiên
và cũng là cuối cùng trong danh bạ của anh.

Vậy thì hôm đó trong phòng tranh panorama, nếu thực sự định gọi điện
cho tôi tại sao anh không trực tiếp bấm nút gọi mà lại bấm số? Trong khi cả tôi và anh đều dùng điện thoại Nokia E71, nút quay số nhanh nằm trên bàn phím, giữa bấm nút gọi và tra tìm danh bạ, cái nào nhanh cái nào
chậm không cần nói cũng biết. Thử nghĩ xem, một người trong tình trạng
cấp bách, thao tác phản xạ tự nhiên chắc chắn phải chọn giải pháp nhanh
và tiện lợi chứ không thể có hành động thừa.

Tôi chợt đứng thẳng người, đẩy ghế ra, hai tay túm chặt lấy điện
thoại, bắt đầu đi đi lại lại quanh phòng, những suy đoán quay mòng mòng
trong đầu.

Bấm số… bấm số… bấm số… tại sao lại là bấm số? Động tác thừa này chỉ
có một cách lý giải duy nhất, số điện thoại anh định gọi chưa chắc là số của tôi, mà là của một người khác, có điều trùng hợp là số của điện
thoại đó cũng bắt đầu bằng số 1350 giống tôi.

Số điện thoại có tất cả mười một chữ số, ba số đầu là mã số nhà cung
cấp, bốn số giữa là mã vùng, bốn số cuối là số phân biệt khách hàng. Vì
La Viễn Chinh chưa bấm hết số nên hiện tại tôi chỉ có thể xác định rằng
người được gọi sử dụng dịch vụ mạng Di Động[2], ngoài ra không có thêm thông tin gì khác, điều đó cũng có nghĩa là người được gọi có thể là người ở bất kỳ tỉnh thành nào.

[2] Trung Quốc có hai mạng lớn là mạng Di Động và mạng Liên Thông.

Người này là ai, là nam hay nữ, tại sao khi phát hiện có điều bất thường, La Viễn Chinh lại gọi cho người đó?

Nghĩ đến đây, tôi bỗng nhớ đến chiếc xe bán tải nội địa và chiếc
Accord màu đen, biển số xe chúng dùng đều của tỉnh Thẩm Dương, mặc dù
bên điều tra phát hiện đó là biển giả nhưng tại sao chúng phải lấy biển ở tỉnh xa mà không lấy ngay biển số của Cẩm Châu? Bọn người đó rốt cuộc
đến từ Thẩm Dương hay chúng cố ý tung hỏa mù để đánh lạc hướng cảnh sát?

Tiếp tục đi sâu phân tích thủ đoạn gây án của chúng, đúng như đã suy
đoán trước đó, bên cạnh tôi phải luôn có đôi mắt theo sát nhất cử nhất
động, như vậy mới có thể đạt đến độ chính xác đến từng chi tiết như vậy. Thế nhưng từ lúc cậu mất đến lúc làm ma chay cùng lắm cũng chỉ cách
nhau một ngày, nếu kế hoạch của chúng thực sự đã được lên một cách chu
đáo, hơn nữa còn nắm chắc trước toàn bộ tình hình thì đáng lẽ chúng nên
làm biển số Cẩm Châu giả, nhưng ngược lại chúng lại sử dụng biển số Thẩm Dương, dùng biển số tỉnh xa thay cho tỉnh gần, như vậy có thể chứng tỏ
một điều: Bọn chúng không có âm mưu từ trước mà cũng mới biết không lâu, do thời gian gấp gáp nên đành tranh thủ những thuận lợi nhất định có
được, trực tiếp dùng biển số giả Thẩm Dương, như vậy ở mức độ nào đó đã
chứng tỏ được rằng bọn chúng chắc chắn đến từ Thẩm Dương.

Nhưng một vấn đề nữa lại xuất hiện, cậu tôi là người Cẩm Châu chính
gốc, trừ mấy năm học tại Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn, thì hầu như cả đời
đều sinh sống tại Cẩm Châu. Cho dù bình thường có đi các tỉnh khác tổ
chức triển lãm, diễn thuyết giảng bài thì cũng không ở lại lâu. Đám hung thủ Thẩm Dương sao phải nhằm vào cậu chứ?

Muôn vàn những thắc mắc như hàng nghìn hàng vạn con thiêu thân bay
qua bay lại trong đầu tôi, mặc dù đã có thể nghĩ thông được một số điều, nhưng đa phần tôi lại không nghĩ thêm được gì.

Đau khổ suy nghĩ hồi lâu, tôi đột nhiên véo mạnh vào đùi tự rủa thầm: Đồ ngốc, tại sao mi lại quên mất một việc quan trọng nhất chứ!

Tôi lập tức nhấc điện thoại lên, định bấm số gọi lại, nhưng đã kịp
dừng tay. Không được, chuyện này tôi không thể giải quyết một mình, nhất định phải tìm một người cùng phối hợp. Nhưng tìm ai bây giờ, bên cạnh
tôi ai có thể tin tưởng được, nói chính xác là người này không những
phải đáng tin cậy mà còn phải có năng lực làm việc.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định gọi vào số máy của Phùng Siêu. Tôi
cố gắng giữ giọng điệu bình thường mời Phùng Siêu đến nhà ăn cơm, nói
rằng có một số chuyện muốn tâm sự với anh. Nghe tôi nói vậy, Phùng Siêu
rất lấy làm lạ, nhưng anh vẫn nhận lời, nói là sẽ đến ngay.

Lúc Phùng Siêu đến, trời đã tối hẳn. Sau khi ăn xong bữa tối vô vị,
tôi dẫn anh vào phòng mình rồi khép nhẹ cửa. Quay lại thấy Phùng Siêu
mặt đỏ ửng, dáng vẻ lúng túng, tôi thầm thấy buồn cười, bèn nói với
Phùng Siêu nếu thấy trong phòng tối quá thì có thể bật điện. Phùng Siêu
gật đầu lia lịa, vội với tay bật công tắc đèn, ngồi nép một bên nhìn
tôi.

Tôi ngồi đối diện Phùng Siêu, sắp lại mọi ý trong đầu rồi đi thẳng
vào vấn đề, nói lần này tìm anh là muốn nhờ làm giúp ba việc: Một là
điều tra xem có những ai đến viếng đám tang cậu tôi, đặc biệt là khách
Thẩm Dương, càng chi tiết càng tốt; hai là đến nhà tôi lấy bức tranh sơn dầu mô phỏng cùng với hình chiến sĩ bằng da người đang để ở sở cảnh
sát, đối chiếu kỹ với vị trí tương ứng trong bức tranh nguyên bản tại
phòng tranh panorama, tốt nhất nên chụp lại ảnh để tiện bề đối chiếu; ba là dựa vào đặc điểm hình xăm trên mảnh da, tìm hiểu xem nó được xăm bởi bàn tay của nghệ nhân nào.

Nói xong, tôi mở ngăn kéo tủ đầu giường, lần tìm danh sách đến viếng
đám ma cậu hôm đó, rồi móc chùm chìa khóa nhà đưa cho Phùng Siêu, nói:

- Bây giờ mắt em không nhìn thấy gì, cho nên rất nhiều việc không thể làm được, anh là bạn tốt nhất của em, mọi chuyện đành phiền anh giúp.
Nên nhớ rằng, phải hết sức cẩn thận, giữ kín bí mật, chưa thực sự cần
thiết thì không được cho người thứ ba ngoài anh và em biết.

Phùng Siêu ngồi phía sau, ánh mắt lấp lánh ngắm tôi hồi lâu. Nhìn nét mặt, tôi có thể nhận ra anh đang nghi ngờ và hi vọng tôi sẽ đưa ra lời
giải thích hợp lý. Nhưng tôi vẫn vờ như không thấy gì, vô cảm nhìn về
phía trước, lặng yên đợi câu trả lời của anh. Thấy tôi mãi không lên
tiếng, Phùng Siêu đành thở dài, nhận lời với tôi, sau đó nhận lấy tập
danh sách rồi quay người đi.

Vài phút sau, có tiếng anh chào bố mẹ tôi dưới phòng khách, tiếp đó
là tiếng đóng cửa. Tôi thở dài, nói thầm trong lòng: Xin lỗi anh!

Tôi nhanh chóng đứng dậy tắt đèn, khóa cửa phòng, nói vọng ra ngoài:
“Con ngủ đây!” rồi tìm sợi dây chun vấn tóc lên như bà già, thay bộ quần áo của mẹ đã chuẩn bị sẵn, đi đôi giày du lịch gọn nhẹ, cuối cùng cẩn
thận giắt khẩu súng vào sau lưng.

Ngắm lại mình một lượt trong gương, thấy không có sơ suất gì, tôi
liền đến bên cửa sổ, vén rèm đẩy cửa chống muỗi lên, nhẹ nhàng nhảy ra
ngoài, lẩn vào bóng đêm.

Nhà bố mẹ tôi ở ngay tầng một của khu chung cư, bên ngoài là hàng cây cao to rậm rạp, rất phù hợp để ẩn nấp. Tôi nghĩ chắc sẽ không bị ai
phát hiện ra, mà cho dù có người theo dõi ở bên ngoài thì sự xuất hiện
của Phùng Siêu cũng dư sức thu hút bọn chúng, nhất là với cuốn sổ danh
sách những người đến phúng viếng dày cộp trên tay.

Tôi khom lưng, bước thêm vài bước rồi nhảy xuống gần gốc đào, đứng
nép sát vào thân cây, thò đầu ra quan sát tình hình xung quanh.

Ánh trăng xuyên qua kẽ lá lọt xuống, những giọt sương đêm trên đám cỏ được ánh trăng phản chiếu sáng lấp lánh, mùi cỏ mới cắt xộc vào mũi
ngai ngái, ngoài tiếng côn trùng kêu rin rít, bốn bề đều vô cùng yên
ắng.

Sau khi chắc chắn xung quanh không có người, tôi lần theo bóng tối
tòa nhà, chạy nhanh đến rìa ngoài khu chung cư, ở đó có một bờ tường
gạch đỏ thấp. Tôi giẫm vào một hốc rỗng, lấy sức đu người lên, lách qua
hàng rào sắt dựng phía trên, nhảy xuống vỉa hè bên ngoài.

Chân vừa chạm đất, tôi liền ngồi thụp xuống chân tường, quay đầu nhìn về phía cổng chính khu chung cư. Chiếc Polo màu xanh lam của Phùng Siêu vừa từ cổng phóng ra, rẽ trái rồi từ từ tăng tốc, lao đi trên con đường sáng rực đèn.

Tôi đứng ngay dậy chạy ra bên đường, giơ tay vẫy chiếc taxi Hạ Lợi,
chui vào hàng ghế sau, hổn hển bảo tài xế bám theo nhưng không được quá
gần. Sau đó kéo rèm cửa xe lên nhìn ra ngoài quan sát.

Thực ra kế hoạch của tôi rất đơn giản, tức là dựa vào tình hình trước mắt, cố tình đánh lạc hướng cảnh sát để tiến hành điều tra cá nhân, mà
mắt xích hết sức quan trọng lúc này chính là Phùng Siêu.

Tôi muốn Phùng Siêu làm con mồi, ở vị trí tiền tuyến trong vụ án. Còn tôi sẽ luôn bí mật theo sát anh ta, xem ai là kẻ theo dõi nhất cử nhất
động của tôi. Mặc dù lúc này địch ở trong tối tôi ở ngoài sáng, nhưng có một điều kiện hết sức thuật lợi hiện giờ. Tôi là một “người mù”.

Hơn nữa, tôi có niềm tin tuyệt đối vào Phùng Siêu, với kinh nghiệm và năng lực của bản thân, anh thừa sức đối phó với mọi nguy hiểm có thể
xảy ra, chưa kể đến việc luôn có một người ở trong bóng tối là tôi nữa!

Nếu nói Phùng Siêu là ve sầu thì bọn người đó là bọ ngựa, còn tôi sẽ là chim vàng anh ở sau cùng.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui