Thiên Ý

Kỹ năng tiếp theo chính là chém, chém chính là dạng công kích bằng lưỡi kiếm, công kích dạng này chính là dùng lực đạo và quán tính di chuyển của kiếm để tấn công lên người đối thủ hoặc vật cản, đa số công kích dạng chém nếu thành công đều để lại vết thương dài rộng hoặc lấy đi một bộ phận cơ thể của đối thủ.

Tuy đặc tính khác biệt nhưng nó cũng có các yếu tố quan trong như kỹ năng đâm và Liễu Thiên cũng chỉ luyện ba yếu tố là tốc độ sức mạnh và độ chuẩn xác.

Về phần tốc độ Liễu Thiên hai tay cầm kiếm đứng thẳng bổ ra phía trước rồi lại rất nhanh thu kiếm về rồi rất nhanh lại bổ ra. Bài tập này so với trước kia cũng không mấy khác biệt, khác một chút đó là hắn tăng tốc độ chém nhanh lên qua từng lượt mà thôi.

Vèo! Vèo!...Vèo!

Tiếng kiếm xé gió liên tục vang lên, Liễu Thiên mồ hôi ướt hết người nhưng vẫn không ngừng bổ xuống. Trên hai cánh tay của hắn, cơ bắp liên tục phồng lên xẹp xuống, mồ hôi chảy xuống càng làm cho hai cánh tay bóng loáng.

Hắn cứ vậy luyện đến khi mặt trời khuất núi mới chuyển qua kỹ năng lướt.

Lướt chính là dạng công kích bằng cả lưỡi kiếm và mũi kiếm. Tưởng là giống đâm và chém nhưng nó lại là dạng công kích chỉ cắt qua cơ thể đối thủ và không có quán tính nên nó chỉ để lại vết thương nhỏ và nông, chỉ có tính nguy hiểm khi cắt qua nhưng chỗ cực yếu trên cơ thể còn bình thường chỉ dùng để rỉa máu đối thủ mà thôi.

Dạng này thì yếu tố tốc độ và qũy đạo mới là quan trọng nhất. Lướt cần nhanh và quỹ đạo hiểm, nó ưu tiên tiếp xúc nhất thời với đối thủ, công nhanh rút lẹ, cắt qua là lùi, lùi rồi lại cắt. Quỹ đạo kiếm phải linh hoạt biến hóa, tấn công vào mọi chỗ có thể tấn công. Đồng thời công kích lướt bằng lưỡi kiếm thì đơn giản nhưng bằng mũi kiếm thì lại rất phức tạp.

Tấn công bằng mũi kiếm thì đó là công kích dùng để cắt vào các điểm yếu như mắt hay động mạch nhằm giảm khả năng chiến đấu của đối thủ. Đôi khi lướt bằng mũi kiếm cũng có thể dẫn đến vết thương trí mạng.

Mà mũi kiếm lướt đến cơ thể đối thủ thì cần phải tính khoảng cách và độ dài kiếm, tầm vung tay, rồi đến độ tiến lùi khi chiến đấu để mũi kiếm vừa lướt qua cơ thể của đối thủ.

Nếu tấn công mũi kiếm quá dài sẽ biến thành chém rồi mà quá ngắn thì sẽ không đến đối thủ. Kỹ năng lướt bằng mũi kiếm cần phải luyện tập rất lâu mới có được.

Đồng thời kỹ năng lướt này khác với hai kỹ năng trên là kỹ năng này sử dụng chủ yếu là lực cổ tay nên lực đạo sẽ nhỏ hơn nhưng cách vận kiếm và di chuyển cũng khác rất nhiều. Nói chúng dạng này khá khó luyện làm Liễu Thiên đau đầu nhiều ngày mới nghĩ ra biện pháp.

Với dạng khó nhằn này, Liễu Thiên biết mình phải luyện tập kiểu khác. Hắn sẽ luyện tập tất cả các yếu tố trung với nhau nhưng lại phải chia ra là mũi kiếm và lưỡi kiếm, hai thứ luyện riêng.

Hắn khi này vẫn chọn thân cây kia rồi di chuyển vòng quanh đó, kiếm gỗ trong tay uốn lượn liên tục cắt lên thân cây.

Nhưng không như mong muốn, Liễu Thiên có nhát thì cắt không tới, có nhát lại thành chém hẳn vào thân cây. Rất lâu hắn mới được nhát cắt đẹp chỉ có mũi kiếm lướt qua thân cây.

Quay tròn như vậy một lúc làm cho Liễu Thiên hoa mắt tróng mặt nhưng hắn chỉ dừng lại một chút rồi lại luyện tiếp.

Nửa khắc trôi qua, Liễu Thiên chuyển qua luyện cắt bằng lưỡi kiếm.

Với lưỡi kiếm thì công kích chỉ mang tính rỉa máu nhiều hơn lên công kích chủ yếu là các vùng thừa ra ngoài của đối thủ như tay và chân. Lướt bằng lưỡi kiếm là chiêu giống chém nhưng lực đạo nhẹ hơn rất nhiều và quỹ đão đi lắt léo, không theo một phương nhất định. Nó khác chém lớn nhất ở điểm là một bên dùng lực đạo và quán tính chém đến, một bên thi dùng quỹ đạo là linh động để cắt qua.

Với loại này Liễu Thiên vẫn luyện với thân cây kia, có điều hắn đứng gần hơn và cũng di chuyển vòng quanh như vừa rồi. Kiếm gỗ của hắn lúc nào cũng phải chạm lên thân cây, hắn di chuyển xoáy kiếm nhưng cố không cho kiếm tách ra khỏi thân cây. Bộ dạng luyện kiếm của hắn thật hài hước. Nhìn không khác gì một con trâu bị buộc vào cọc đang cố vùng ra nhưng bị dây thừng ghì lại vậy!

Trời lờ mờ tối, Liễu Thiên bây giờ mới bắt đầu luyện đến kỹ năng chặn.

Chặn hay còn gọi là thủ cũng được, kỹ năng này chính là kỹ năng khó luyện nhất. Như đã nói luyện kiếm thì công là chủ đạo nhưng vẫn phải thủ. Mà kỹ năng chặn chính là dùng kiếm để chặn các đòn công kích của đối thủ vào cơ thể. Làm sao dụng kiếm phải đi được đến mọi điểm bên ngoài cơ thể mới là cảnh giới cao nhất của chặn. Khi dùng kiếm múa nhanh và toàn diện sẽ tạo thành một lớp chắn kín quanh thân thì mọi công kích đều có thể dùng kiếm đỡ được.

Nói thì đơn giản như vậy nhưng luyện tập thì lại rất khó. Người xưa có câu dao sắc không gọt được chuôi. Luyện kỹ năng chặn này cũng tương tự như vậy, kiếm sinh ra là để công nên đa số đều có hình dáng mỏng, nhọn, dài. Vì vậy việc dùng chúng vào phòng thủ là rất khó. Còn bây giờ lại muốn dùng kiếm đưa đến mọi điểm quanh cơ thể thì lại càng khó vô cùng.

Khó khăn nhưng Liễu Thiên đã nghiên cứu qua nên cũng biết một số cách luyện tập đơn giản hơn. Đầu tiên chính là phải luyện tập sao cho hai tay của mình phải chạm được đến mọi điểm trên cơ thể trước. Khi chạm được rồi thì bước tiếp theo là phải làm đi làm lại thật linh hoạt và thành thói quen. Khi đã đạt hai bước trên chính là lúc dùng kiếm rồi!

Liễu Thiên trong vòng nhiều tháng qua cũng đã hoàn thành hai bước trên, bây giờ hắn chính là luyện với kiếm.

Cầm kiếm gỗ trong tay, Liễu Thiên liền múa lên đỉnh đầu rồi vòng ra lưng, đi xuống quanh chân, kiếm đi một vòng lại một vòng quanh người hắn. Thế nhưng tốc độ dùng kiếm rất chậm và ngượng ngạo.

“A!” Liễu Thiên vừa cố múa kiếm nhanh hơn thì liền vụt vào tai trái của mình.

“Cứ tưởng dùng tay có thể chạm được mọi điểm trên cơ thể là dùng kiếm có thể phòng thủ toàn diện? Thực chất thì lại khác, dùng kiếm trạm vào mọi điểm trên cơ thể và tạo thành một cầu kiếm bảo vệ bên ngoài cơ thể là hai việc hoàn toàn khác nhau.” Liễu Thiên dừng lại tự nhủ.

Tạo một lớp bảo vệ bên ngoài chính là đưa thanh kiếm di chuyển quanh từng điểm bên ngoài cơ thể với khoảng cách và cự li khác nhau làm sao cho hợp lí nhất. Tay người muốn đi đến một điểm trên cơ thể thì đều có sự di chuyển thích hợp. Ví dụ như tay chạm vào bụng là việc dễ dàng nên dùng kiếm phòng thủ cũng đơn giản theo. Tay chạm vào cột sống sau lưng rất khó phải cố hết sức nên dùng kiếm phòng thủ ở đó cũng khó hơn.

Vì vậy cách di chuyển kiếm và khoảng cách chặn công kích của mỗi điểm là khác nhau, cái này phải phù hợp với từng trường hợp công kích và điểm bị công kích để chặn đỡ. Trên lí thuyết thì làm sao để qũy tích của lưỡi kiếm có thể bao quanh được cơ thể.

Luyện kỹ năng này cũng cần phải chú trọng mấy yếu tố là phản xạ, tốc độ, lực đạo, chính xác. Phản xạ có nhanh thì mới kịp xuất chiêu, chiêu kiếm có nhanh thì mới có thể kịp đỡ chiêu, lực đạo phải mạnh thì mới đánh bật được công kích của đối thủ, tất nhiên cũng phải chính xác chứ không thì công kích của đối thủ sẽ găm lên người.

“Không thể vội vàng được!” Suy tư một hồi Liễu Thiên đưa ra kết luận.

Thế rồi hắn lại từ từ luyện kỹ năng chặn, hắn cầm kiếm từ từ múa quanh người và sẽ từ từ tăng tốc độ lên.

Kiếm gỗ trong tay Liễu Thiên thân hình uốn éo dùng kiếm múa may quanh cơ thể một vòng. Hắn diễn luyện thật chậm từng đường từng đường kiếm đi quanh từng điểm của cơ thể.

Tại sao bây giờ Liễu Thiên lại chủ yếu luyện bằng kiếm gỗ mà không luyện bằng trường kiếm của mình để thích nghi quen thuộc với kiếm hơn?

Cái này có nhiều nguyên nhân, thứ nhất chính là kiếm gỗ không có tính sát thương nên khi luyện mấy thức khó nếu dùng lỗi sẽ không tự làm cơ thể bị thương. Thứ hai chính là người dùng kiếm thì kiếm nào cũng phải dùng được, lúc đầu không quen nhưng chỉ vài nhịp là dùng được. Cảm nhận quen thuộc với kiếm là bản chất của kiếm khách. Vì vậy dù có luyện bằng cái gì cũng vậy, chỉ cần luyện tập thành thục thì mai kia dùng kiếm nào cũng sẽ thành quen tay và thành thục.

Trước kia Liễu Thiên có nghiên cứu về cách cầm kiếm và cảm nhận kiếm của bản thân nhưng mai sau khi tìm hiểu sâu hơn thì mới biết rằng quen thuộc với kiếm vốn không phải học. Người kiếm khách luyện kiếm cả đời khi dụng kiếm thì họ nhập hồn cùng kiếm, nhưng nhập đây chính là tập trung vận thanh kiếm trong tay chứ không phải là si mê coi thanh kiếm như tính mạng rồi cả đời si mê một thanh kiếm.

Người là vật sống, kiếm là vật chết, người dùng kiếm chứ kiếm không dùng người. Vì vậy coi trọng kiếm là điều tốt nhưng quá cuồng si rồi chỉ dùng một thanh kiếm và không thể sống thiếu nó là việc Liễu Thiên không đồng ý.

Hắn thích kiếm và luyện kiếm chứ không cuồng đến mức bỏ tất cả vì kiếm. Nếu một người hỏi hắn là kiếm đạo có phải quan trọng nhất với hắn? Hắn không cần nghĩ ngợi nhiều sẽ trả lời là không. Với hắn tu luyện còn chưa phải là điều quan trọng nhất chứ nói gì đến kiếm đạo. Tu luyện cũng chỉ để phục vụ cho một cuộc sống tươi đẹp như ý mình. Mà không chỉ có tu luyện mới đem lại cuộc sống tươi đẹp như ý mà có nhiều cách khác. Vì vậy Liễu Thiên đã tu luyện là rất tập trung và chịu khó nhưng tu luyện với hắn không phải quan trọng nhất.

Có thể cách nghĩ này của hắn là sai nhưng hắn vẫn đi theo, con đường của hắn do hắn chọn. Chọn đúng sai tuy quan trọng thật nhưng với hắn thì dù mọi người có nói là con đường đó đúng mà hắn không thích đi thì đối với hắn đó vẫn là con đường sai.

Trên đời này làm gì có đúng sai! Mỗi một vấn đề đều có nhiều phương diện và cách nghĩ khác nhau nên hắn chỉ biết làm theo những gì mình muốn, những gì con tim mách bảo. Hắn thì rằng nếu một ngày hắn có thất bại thì ít ra hắn cũng đã làm điều mình muốn nên không bao giờ phải hối hận.

Những ngày tiếp theo không có gì thay đổi Liễu Thiên vẫn luyện tập như vậy. Đa phần thời gian hắn đều dành để tu luyện, thỉnh thoảng hắn cũng cắt ra chút thời gian đến thư viện, chiến đường hoặc đi dạo loanh quanh một chút rồi lại quay lại tập luyện.

Tháng năm qua đi, tháng sáu đã đến, nắng tháng sáu như nướng da đốt thịt nhưng Liễu Thiên vẫn luyện tập đều đặn. Thời tiết không ảnh hưởng đến lịch luyện tập của hắn. Trời mưa cũng vậy, nắng cũng vậy, hắn vẫn tập luyện theo đúng thời khóa biểu của mình. Ngày ngày hắn vẫn chăm chỉ luyện tập không quản thời tiết hay mọi người nói gì.

Thế nhưng điều kiện ngoại cảnh không thể làm Liễu Thiên gián đoạn luyện tập nhưng chỉ cần Khương Tuyết sang một cái là hắn sẽ nghỉ tập luôn, hắn tự thưởng cho mình một buổi nghỉ để đi chơi cùng nàng.

Nói vậy thôi chứ rất ít những lần hắn nghỉ tập như vậy! Bởi vì từ đợt chia tay ở chỗ Hồng Lan tiên giả đến giờ đã hơn năm tháng, Liễu Thiên mới gặp Khương Tuyết có hai lần. Một lần gặp trên đường hắn rời tông môn đi Cơ gia chẳng may gặp nàng đang đến chỗ Lâm Mông. Một lần là mấy ngày trước, nàng có tiện đường qua chỗ hắn chơi một lần.

Hôm đó, hắn hào hứng nghỉ một buổi đi chơi cùng Khương Tuyết. Khương Tuyết tóc dài gương mặt xinh đẹp mặc một bộ thanh y khiến Liễu Thiên cảm khái không thôi. Hai người ra khỏi đội Mười Hai rồi đi dạo loanh quanh một hồi. Cuối cùng thì dừng lại ở một cái đình nói chuyện. Cuối cùng thì buổi gặp mặt nói chuyện đó không vui vẻ như Liễu Thiên nghĩ.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui