Thiết Huyết Đại Minh

Vương Phác nói: - Chủ yếu giám sát trên hai phương diện. Một là hoạt động kinh doanh sản xuất của các ngươi bị triều đình giám sát. Nói ví dụ như, một vị đại hộ Long Du là một năm có thể nung được 10 ngàn bộ đồ sứ nhưng báo quan phủ lại chỉ có 5 nghìn bộ, đây là lừa dối Với một thương nhân có lòng đen tối như vậy, quan phủ chắc chắn sẽ trừng phạt.

Hoàng Quyền nói: - Còn gì nữa không?

Vương Phác nói: - Còn nữa sản phẩm xuất ra hải ngoại nhất định phải qua hải quan kiểm tra. Nếu như một vị thương nhân trà Chiết Giang lén lút buôn bán với ngoại thương, một mình dùng thuyền nhỏ lén vận chuyển lá trà qua biển buôn bán với thương nhân ngoại quốc, nếu bị quan phủ truy ra, toàn bộ lá trà bị tịch thu, người thương nhân kinh doanh trà đó cũng sẽ bị hủy tư cách kinh doanh.

Thẩm Nhất Quán vội hỏi: - Vậy thu thuế thì sao?

Vương Phác nói: - Có hai loại thuế, một là thuế gốc. Cái gọi là thuế gốc này là thu thuế từ nguồn sản xuất. Ví dụ như sứ, một năm sản xuất ra 1 ngàn bộ sứ tương đương với 5 ngàn bộ thuế. Ví dụ như tơ lụa, một năm sản xuất ra 200 ngàn cuộn thì thuế thu cũng sẽ là 200 ngàn cuộn, nộp thuế, thì sản phẩm của thương hộ mới được lưu thông trên thị trường.

Cách thu thuế gốc khá hiệu quả giám sát cũng dễ dàng.

Ví dụ như ngành muối, quan phủ chỉ cần quản lý nơi đầu nguồn sản xuất muối. Sản lượng bao nhiêu thì thu thuế bấy nhiêu, còn lại khâu lưu thông thì buông lỏng, muối Giám cũng bị hủy bỏ, bỏ thẻ thuế, nha môn vận chuyển muối các phủ cũng bỏ, mức hạn lớn nhất là tự do buôn bán muối trong 1 năm.

Về phần thu thuế thì do Thuế vụ ti mới thành lập thống nhất, cân nhắc đến việc tranh chấp thuế nước, thuế đất của hậu thế, Thuế vụ ti của các phủ các tỉnh thuộc Hộ bộ quản lý. Toàn bộ các khoản thu thuế đều nộp lên ngân khố quốc gia, quan địa phương không được giữ lại dù chỉ một lượng bạc. Về phần bạc cần thiết cấp cho quan phủ địa phương làm việc thì sẽ do triều đình trích cấp.

Thương nhân Dương Châu buôn muối Tiền Khản nói:

- Xin hỏi Hầu gia, sau khi trưng thuế gốc xong thì nha môn Diêm giám và nha môn Diêm vận ti còn đánh thuế nữa không?

- Không. Vương Phác nói: - Sau khi thiết lập nha môn Thuế vụ ti, chắc chắn sẽ bỏ nha môn Diêm giám và nha môn Diêm vận ti. Các trạm kiểm soát được thiết lập ở các ty phủ tương tự cũng bị hủy bỏ. Tóm lại là, sau khi trưng thuế gốc thì việc buôn bán trong lãnh thổ Đại Minh của các ngươi sẽ không phải chịu bất cứ một hạn chế nào nữa, cũng không cần phải nộp bất cứ khoản thuế nào khác.

Năm vị thương nhân nghe đến đây liền tỏ ra hưng phấn. Nếu Nội giám, quan giám và các trạm kiểm soát đều hủy bỏ thì điều này đối với thương nhân mà nói là một tin tức có lợi lớn.

Nhưng Vương Phác còn nói thêm: - Nhưng, các ngươi không được lên giá hàng đồng loạt. Hàng năm Hộ bộ sẽ căn cứ vào thực tế sản xuất để định ra một tiêu chuẩn giá cả cơ bản. Giá cả tiêu thụ cuối cùng không được vượt qua tiêu chuẩn quá 50 phần trăm. Nhưng xét đến phí vận chuyển thì giá cả cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng ở những thời điểm không giống nhau.

Tiền Khản nói: - Nếu quan phủ địa phương thiết lập trạm kiểm soát thì phải làm sao?

Vương Phác nói: - Dễ thôi, các ngươi có thể tố cáo trực tiếp lên Tổng đốc hoặc Hộ bộ. Nha môn đổng đốc hoặc ty Thương nghiệp sẽ nghiêm trị những quan viên địa phương vi phạm quy định.

Thẩm Nhất Quán nói: - Xin hỏi Hầu gia, còn có một loại thuế thu khác thì sao?

Vương Phác nói: - Còn có loại thuế khác gọi là thuế quan, nếu các thương hộ chỉ lưu thông hàng hóa trong lãnh thổ Đại Minh thì không phải nộp thuế quan. Chỉ cần sản phẩm của các ngươi tiêu thụ ra nước ngoài thì mới phải nộp thuế quan! Thuế gốc giảm đi hai phần thì thuế quan tăng lên 2 lần.

Thẩm Nhất Quán nói: - Hầu gia có thể giải thích rõ hơn một chút không?

Vương Phác nói: - Lấy ví dụ: Một tấm tơ lụa theo tiêu chuẩn ở hai tỉnh Chiết Trực có giá cơ bản là 6 lượng. Nhưng vậy thuế nguồn sẽ là 1 lượng 2 tiền. Một lượng hai tiền này sẽ được triết khấu trực tiếp từ lợi nhuận của thương hộ. Thương hộ không được nâng giá ở tơ lụa khác để bù lại tổn thất lợi nhuận của mình.

- Thuế quan lại là tăng gấp 2 lần. Nói cách khác tơ lụa giá 6 lượng cần phải tăng thêm 12 lượng thuế quan. Nhưng thuế quan phụ tăng lên sẽ đánh lên thương nhân nước ngoài, một tấm tơ lụa giá bán cuối cùng chính là 18 lượng bạc! Đương nhiên, hải quan sẽ được 12 lượng thuế quan, một nửa trả lại cho thương hộ.

Vương Phác hiểu rõ Thế kỷ cường quyền ở thế kỷ XVII, đã quá quen thuộc với chủ nghĩa mậu dịch bảo hộ, 200 % thuế quan không đáng kể chút nào huống hồ tơ lụa, lá trà, sốm sứ và các thương phẩm khác của Đại Minh thời bấy giờ lại là hàng xa xỉ phẩm của phương Tây. Cho dù có trưng thu thuế quan gấp đôi thì cũng chỉ là làm theo thị trường mà thôi.

Vương phác tuyệt đối sẽ không do dự mà mổ xẻ thương nhân phương Tây.

Về phần Vương Phác quyết định trả lại một nửa thuế quan cho thương hộ trong nước là đã có sự suy nghĩ kĩ càng. Đó chính là để mở rộng ra hải ngoại trong tương lai.

Trong tương lai không xa, triều Đại Minh sẽ để cho thương nhân hoặc có thể nói cách khác là nhà tư bản nắm giữ các cơ quan Quốc gia. Chỉ có buôn bán ra hải ngoại mới có thể có lợi. Những nhà tư bản này mới có thể thúc đẩy, mở rộng các cơ quan của quốc gia phát triển hướng ngoại. Lợi dụng hạm đại pháo này lần lượt phá vỡ các hàng rào thuế quan, đưa ngành thương nghiệp của Đại Minh không ngừng phát triển ra bên ngoài.

Đến lúc đó, hải ngoại của triều Đại Minh phát triển mở rộng sẽ cùng với các nhà tư bản lớn trong nước kết hợp chặt chẽ với nhau, hình thành trên bảo đảm lợi ích, bởi như vậy, sẽ không còn tái diễn con đường các triều đại trước phát triển sau co rút lại, dưới sự thúc đẩy của lợi ích mà việc mở rộng phát triển đối ngoại của đế quốc sẽ được tiếp tục.

Thậm chí Vương Phác đang ảo tưởng, sau mấy thế kỉ nữa, cả thế giới đều là thuộc địa của đế quốc Đại Minh. Thương phẩm của Đại Minh không ngừng hướng ra các nước khác. Các nước thuộc địa lấy mồ hôi nước mắt của dân chúng để nuôi sống đế quốc Đại Minh. Mỗi một con dân Đại Minh đều có cuộc sống giàu có, kẻ lang thang trên đường cũng có thể dựa vào tiền cứu trợ của chính phủ ra nước ngoài nghỉ ngơi, du lịch

Con ngươi của Thẩm Nhất Quán cũng sáng lên, không đơn giản chỉ vì việc buôn bản ra hải ngoại mang lại lợi nhuận lớn. Mà quan trọng hơn là vì bọn họ đã phát hiện ra điểm mấu chốt để buôn lậu.

Sao Vương Phác lại không biết những thương hộ khôn khéo này đang suy nghĩ gì, hắn liền nhắc nhở: - Nhưng Bản hầu trịnh trọng nhắc nhở các ngươi, tuyệt đối đừng có nghĩ đến buôn lậu. Đừng có nghĩ đến mang thương phẩm bán trực tiếp cho ngoại thương, làm như vậy hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, một khi bị đội điều tra bắt được thì hãy đợi mà tán gia bại sản đi.

Mấy vị thương hộ bị Vương Phác đánh trúng tim đen, vẻ mặt tỏ ra vô cùng xấu hổ.

Vương Phác lại nói với Vương Cử:

- Đại ca, chuyện bán đấu giá tài sản Quan doanh trước hết nói đến đây thôi. Bây giờ huynh dẫn mấy vị thương hộ đi Tiêu Dao Tiên Cảnh, ăn một bữa cơm. Chi tiết cụ thể để chiều bàn tiếp.

Đợi cho Vương Cử dẫn Tiền Khản và đám thương hộ đi rồi, Lã Đại khí mới lo lắng nói: - Hầu gia, ngài thực sự định bỏ qua Nội giám, Quan giám, còn cả các trạm kiểm soát các phủ sao? Nếu đúng là muốn rút hết những bộ phận này đi thì Đại nội hoàng cung và quan phủ địa phương sẽ không có bất kì nơi thu thuế nào nữa, bọn họ có đồng ý không?

Tiềm Khiêm Ích cũng vô cùng lo lắng nói: - Đúng vậy, Hầu gia, thực sự ép bỏ những nơi đó đi e là bọn họ sẽ tạo phản.

Vương Phác gật đầu nói: - Sự lo lắng của hai vị Các lão không phải không có lý, cho nên việc này phải làm từng bước một, không thể gấp gáp. Ý của ta là trước hết làm thử ở Nam Trực, Chiết Giang và Hồ Quảng. Sau đó là thi hành ở 5 tỉnh phía Bắc, cuối cùng là quay lại chỉnh đốn ở các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Qúy Châu.

Tôn Truyền Đình nói: - Như vậy là tốt nhất.

Lã Đại Khí nói: - Hầu gia, có một câu Môn hạ không biết có nên nói hay không?

Vương Phác nói: - Lã các lão cứ nói.

Lã Đại Khí nói: - Ngoài việc trưng thu thuế nguồn và thuế quan. Triều đình còn buông lỏng tất cả các hàng sản xuất, Hầu gia có nghĩ đến sẽ mất đi sự khống chế các thương hộ này không? Nếu một ngày nào đó họ tích lũy được một lượng lớn của cải, sau đó tạo phản. Họ đi giúp tất cả những người tạo phản thì triều đình phải làm sao?

Vương Phác thầm gật đầu, nghĩ Lã Đại Khí rất tinh ý trong vấn đề này.

Nhưng sự lo lắng của Lã Đại Khí cũng chính là hi vọng của Vương Phác. Hiện tại hắn cần cố gắng bồi dưỡng các thế lực công thương, để thế lực công thương và Trung Ương quân hợp lại một chỗ. Đợi thời cơ chín muồi mời đến dự quốc hội nâng địa vị của công thương lên tầm thống trị.

Chỉ có điều này thế lực của công thương mới đủ hùng mạnh, mới có thể đứng vững phản công lại thế lực Phong kiến thế lực.

Về phần Lã Đại Khí, Tiền Khiêm Ích có những quyền quan liêu, tương lai sau khi công thương lớn mạnh, Vương Phác chỉ có thể cho họ hai con đường, một là dung hợp với thế lực công thương mới. Một nữa là chết. Ngoài hai con đường này ra, tuyệt đối không có con đường thứ ba cho họ lựa chọn.

Nhưng những lời này đương nhiên là hắn sẽ không nói cho Lã Đại Khí và Tiền Khiêm Ích biết, lại càng không thể nói vào lúc này.

Vương Phác vỗ bả vai Lã Đại Châu thân thiết, cười nói: - Lã các lão lo lắng quá rồi, chỉ cần có ta ở Trung Ương Quân thì các thương hộ đó có thể gây ra sóng gió gì chứ? Ta chỉ cần động một đầu ngón tay nhỏ là có thể tiêu diệt hết bọn họ!

- Đúng đúng đúng! Tiền Khiêm Ích vội vàng vuốt mông ngựa nói: - Hầu gia nói rất đúng. Hầu ra chính là Định hải thần châm của triều Đại Minh chúng ra, đế quốc Đại Minh sẽ không thể loạn được.

Lã Đại Khí nói: - Nếu như vậy thì Môn hạ cũng không còn gì để nói nữa.

- Lã các lão. Bỗng nhiên Vương Phác nói: - Vãn bối có một đề nghị không biết ông có muốn nghe không?

Lã Đại Khí hỏi: - Mời hầu gia nói.

Vương Phác nói: - Lần này sắp đề cập đến bán đấu giá tài sản quan phủ ở Nam Kinh, Dương Châu, Tô Châu, Tùng Giang, Hàng Châu, kim ngạch là rất lớn, bước đầu ước khoảng hơn 2 ngàn vạn. Tài sản không lồ như vậy chỉ dựa vào mấy thương hộ sẽ nuốt không nổi. Nếu vãn bối đoán không sai, những thương hộ này chắc chắn sẽ có hình thức góp vốn để có được số sản nghiệp này của quan phủ.

- Hình thức góp vốn?

Lã Đại Khí nhìn Vương Phác với ánh mắt mù mịt, căn bản là không biết dụng ý của Vương Phác nói vậy là gì.

Vương Phác nói: - Cái gọi là góp vốn chính là do nhiều thương hộ liên kết lại cùng bỏ vốn ra, sau đó theo số tài sản mà phân chia lợi nhuận. Theo vãn bối được biết, trong thành Nam Kinh có không ít huân thích muốn bỏ vốn, liên kết với thương hộ liên kết giành được phân xưởng của quan phủ, sau đó thương hộ kinh doanh, bọn họ chỉ ăn theo cổ tức.

Tiền Khiêm Ích lúc này mới hiểu đầu đuôi liền vui vẻ nói: - Ý của Hầu gia là quan viên triều đình cũng có thể góp cổ phần?

- Đương nhiên là có thế. Vương Phác nói: - Quan viên Triều đình góp cổ phần, vãn bối tán thành cả hai tay.

Sự thật cũng đúng là như thế, quan viên triều đình góp cổ phần thì không lâu sau họ cũng thành tư bản rồi, tuy rằng quan viên góp cổ phần sẽ thúc đẩy quan thương gia tăng hủ bại. Nhưng hiện tại, Vương Phác không quan tâm đến những điều này, điều cần nhất lúc này là nâng cao thế lực của công thương, đề cao đám quan phủ có nhiều của cải thành đại tư bản.

Lã Đại Khí chản nản nói: - Lão phu vô sản, có muốn góp cổ phần cũng không được.

Vương Phác nói: - Lã các lão nếu muốn có tiền vốn, vãn bối có thể cho mượn, nhiều thì không có nhưng 50 vạn lượng thì sẵn sàng có.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui