Editor: demcodon
Chung Dịch nghĩ tới nghĩ lui rất nhiều lần, đời trước Đường Hoài Cẩn có phải đã biết mình không phải là con ruột của vợ chồng Đường Đức từ lâu hay không.
Có một thực tế không thể rõ ràng hơn: Dù là ai nhìn Đường Hoài Du cũng sẽ nói gương mặt cô giống như mẹ, miệng giống ba. Còn những người này nhìn Đường Hoài Cẩn thì sẽ ngạc nhiên một câu, nói em gái trông giống ba mẹ. Nhưng anh trai lại... à, có lẽ giống ông bà nội.
Mơ hồ và khách sáo như vậy, không có ai sẽ nói thẳng. Nhưng mọi người đều ngầm nói: Đường Hoài Cẩn và Đường Hoài Du hoàn toàn không giống anh em sinh đôi chút nào.
Nhưng điều này cũng không phải không có lý. Hai người là anh em, một nam một nữ. Đường Hoài Cẩn có đường nét sắc sảo, gương mặt Đường Hoài Du lại mềm mại hơn nhiều. Những khác biệt này dường như được chứng minh dưới trời sinh rất theo lý thường.
Bên cạnh đó, nhìn bằng kính hiển vi cũng có thể nhận ra điểm giống như giữa Đường Hoài Cẩn và ba mẹ: y giống Đường Đức đều có đôi mắt một mí.
Chỉ là với Chung Dịch mà nói, Đường Hoài Cẩn là người giết cậu. Chung Dịch không hề có hứng thú với quá trình trưởng thành của đối phương. Lúc này, cậu chỉ là ngạc nhiên, dùng một loại ánh mắt không tưởng tượng nổi nhìn Đường Hoài Du bên cạnh Trì Quân.
Làm sao hai người này có thể dính dáng với nhau chứ?
* * *
Giới xã giao ở Thượng Hải nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ.
Nhà họ Đường bỏ ra rất nhiều năm muốn chen vào một tầng trung tâm kia. Mà nhà họ Trì không thể nghi ngờ vốn dĩ đang ở trong đó. Thậm chí là tạo thành nền tảng của "giới".
Ngày lễ tết, nhà họ Đường chi tiêu rất lớn ở chỗ nhân tình lui tới. Mấy năm đầu hiệu quả rất nhỏ, những người có gốc gác sâu xa đều có quan hệ họ hàng, chẳng liên quan gì đến "nhà giàu mới nổi".
Vợ của Đường Đức là Tạ Linh đã bỏ ra rất nhiều công sức, từ cách ăn mặc đến cách cư xử, so sánh với mấy cô vợ nhà khác và chỉnh sửa bản thân. Bà đăng ký lớp học nghi thức xã giao, nhưng đáng tiếc đây là một tổ chức đào tạo không chính quy. Sau khi tiền mất tật mang, chẳng thấy mình học được gì. Sau đó lại bởi vì chuyện này "nổi tiếng" ở trong giới nhỏ. Khi mọi người gặp Tạ Linh, họ không kềm chế được sẽ cười khinh một tiếng, hỏi bà đã đến lớp được bao lâu và học được những gì.
Đây là khi Đường Hoài Du và Đường Hoài Cẩn mới vừa học tiểu học.
Ở bên ngoài bị chọc tức, về đến nhà có người sẽ chọn con để trút giận; cũng có người thì lại cảm thấy đứa trẻ đáng yêu như là thiên sứ, chữa lành những tổn thương trong lòng. Tạ Linh thuộc loại thứ hai.
Đối với hai đứa con, bà là một người mẹ rất tốt. Tạ Linh tự mình chịu khổ, vì vậy càng không muốn để cho hai đứa con cũng đi chung con đường đau khổ một lần. Khi tài chính của nhà họ Đường còn eo hẹp, bà đã đi trước những gia đình khác, đưa hai đứa con đi học nhạc cụ, học cưỡi ngựa. Hai đứa con có sở thích khác, Tạ Linh cũng rất ủng hộ và đối xử bình đẳng.
Những bức ảnh khi Đường Hoài Du 7-8 tuổi tham gia cuộc thi khúc côn cầu thiếu nhi trên băng, cũng như những bức ảnh Đường Hoài Cẩn cầm mái chèo khi học chèo xuồng, đến nay đều đặt trên bàn của Tạ Linh.
Có thể nói, hai anh em Đường Hoài Cẩn và Đường Hoài Du này chính là tác phẩm tốt nhất và là niềm kiêu ngạo lớn nhất của Tạ Linh.
Cứ như vậy mười năm trôi qua, cuối cùng nhà họ Đường cũng ra mặt. Tạ Linh và Trì Nam Tang xem như là "có thể nói chuyện". Lúc ăn tết thì cũng có lý do đến thăm nhà họ Trì.
Tạ Linh biết rằng cách nhanh nhất để hòa nhập vào trong giới này chính là thông qua hôn nhân của những đứa trẻ.
Con gái đời này của nhà họ Trì còn đang học tiểu học, Hoài Cẩn của bà thì đã lớn, là một chàng trai anh tuấn, rất thu hút người khác, hai người rõ ràng không hợp nhau.
Cũng may con trai của nhà họ Trì bằng tuổi với Hoài Du. Nghe nói lớn hơn Hoài Du mấy tháng, nhưng đều sinh ra chung một năm cũng không có ảnh hưởng quá lớn.
Đường Hoài Du bị mẹ ân cần dạy bảo, không nói những thứ khác, ít nhất để lại cho Trì Quân một ấn tượng tốt.
Cô dở khóc dở cười nói: "Mẹ, bây giờ đã thời đại gì rồi. Không đúng, ở thời đại của mẹ cũng được tự do yêu đương phải không?"
Tạ Linh thở dài: "Nếu con có bạn trai thì mẹ cũng không thúc giục con. Nhưng con lại không có, vậy làm quen với Trì Quân một chút thì có quan hệ gì? Mẹ thấy nó cũng thật tốt." Gia thế tốt, ngoại hình đẹp, đầu óc cũng tốt.
Đường Hoài Du lẩm bẩm: "Đại học Bắc Kinh thì làm sao? Con còn là UCL đây..." Đó cũng là một trường nổi tiếng.
Tạ Linh còn muốn nói gì nữa nhưng Đường Hoài Du nói tiếp: "Mẹ, bình thường mẹ làm việc quá sức. Mẹ vẫn nên thư giãn và hưởng phúc đi." Cô cũng biết mẹ mình bị ám ảnh bởi việc "chen vào trong giới". Bản thân Đường Hoài Du ngược lại cũng không quá quan tâm, dựa theo cái nhìn của cô thì sống tốt cuộc sống của mình là được. Tại sao lại quan tâm đến ánh mắt của người khác như vậy.
Chỉ là những lời này cô có thể nghĩ và làm như vậy. Nhưng cũng không thể nói thẳng với Tạ Linh. Là con gái phải quan tâm đến tâm trạng của mẹ.
Vì vậy, khi Tạ Linh chuẩn bị quà để cho cô đi Bắc Kinh chơi thì mang cho Trì Quân, như một món quà cám ơn cho nhà họ Trì đã chiêu đãi trong ngày tết. Trong chớp mắt Đường Hoài Du sững sờ.
Sau khi Tạ Linh nói: "Mẹ và dì Nam Tang của con đã nói xong, để cho Trì Quân dẫn con đi chơi hai ngày." Sau đó Đường Hoài Du hoàn toàn sững sờ.
- -- ---
Để giải thích mối quan hệ giữa Tạ Linh và Trì Nam Tang thì cần phải nói đến nhà họ Đường làm giàu như thế nào.
Năm đó, Đường Đức nhìn vợ mang bầu, còn nghe nói siêu âm màu Doppler là sinh đôi trai gái. Ông vừa vui mừng vừa lo lắng, cảm thấy gánh nặng trên vai còn nặng hơn lúc trước.
Ít nhất khi Tạ Linh sinh con, tình huống của nhà họ Đường vẫn còn không bằng nhà họ Chung trong phòng sinh. Dù ai nhìn vào cũng đều cảm thấy con cái nhà họ Đường số khổ, nhà họ Chung
//