Thời Đại Kết Hôn Mới


Đợi rất lâu mà Quốc vẫn không có tin tức gì, Tây sốt ruột quá bèn gọi điện cho Quốc nhưng quả nhiên tiếng chuông đặc biệt của máy Quốc đang vang lên ở nhà. Chẳng còn cách nào khác, Tây đành phải đợi, đứng ngồi không yên. Trời vừa tối vừa lạnh Quốc đi đâu được nhỉ? Điện thoại cũng không mang theo, không biết xảy ra chuyện gì không? Giờ có muốn đi tìm cũng chẳng biết tìm ở đâu. Tây lại tự an ủi mình rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với Quốc đâu. Quốc là một trang nam tử, lại có võ, nếu có chuyện gì xảy ra thì Quốc cũng sẽ không chịu thiệt. Nhưng, nếu Quốc uống rượu thì sao nhỉ? Cứ tức giận là Quốc lại uống rượu, mà có biết uống đâu chứ, uống vào là say, nhỡ may say rượu rồi gây tai nạn thì sao? Chỉ mới nghĩ tới đây, Tây chẳng dám nghĩ gì hơn, chỉ sợ rằng nỗi lo ấy lai trở thành hiện thực.
Quả nhiên Quốc đang uống rượu tại một quán cóc ven đường như thể người đàn ông chưa vợ. Trên bàn là một đĩa lạc, một đĩa hạt dưa và một xâu thịt dê nướng, một chai rượu Nhị Oa Đẩu, cạnh bàn là chiếc ba lô. Quốc vừa uống vừa nói chuyện với người phục vụ: “Các anh dầu gì để rang lạc à? Sao ăn vào lại có vị cay thế?” Người phục vụ đề nghị đổi cho Quốc đĩa lạc khác nhưng Quốc phẩy tay từ chối khiến mọi người trong quán đều quay lại nhìn: “Thôi được rồi, không cần, tôi ăn cay nhiều rồi, tiết kiệm chút tiền đi.”
Một tiếng sau, tiếng chuông điện thoại đặc biệt của Quốc lại reo lên, Tây vội bổ nhào ra vớ lấy chiếc máy. Bên kia đầu dây là giọng một người đàb iibf kah, là cảnh sát, bảo rằng Quốc say rượu nên được đưa vào bệnh viện. Trên người Quốc có mang danh thiếp và cảnh sát liên lạc theo số điện thoại ghi trên đó. Tây vội bắt taxi tới bệnh viện, lúc đó Quốc đang nằm truyền nước trong phòng bệnh, có vẻ vẫn đang lơ mơ nhưng cũng nhận ra Tây là ai nên vội nắm lấy tay Tây vừa khóc vừa la lối: “Anh đi chết đây… Anh sẽ chết… Tiểu Tây, nếu anh chết đi chắc em vui lắm nhỉ?” Tây chẳng buồn nói lời nào vì biết nói gì với kẻ đang say chứ? Mặt Quốc đỏ au, trong phòng lúc này có khoảng hai mấy người. Tây chỉ mong Quốc đừng nói nữa nhưng Quốc vẫn cứ lải nhải vậy. “Tôi chết đây, sẽ chẳng còn ai quấy rầy cô nữa, sẽ không quấy rầy gia đình cô nữa…” Rồi Quốc bỗng im bặt, thò tay vào túi quần mò mẫm hồi lâu sau đó rút ra một cuốn sổ nho nhỏ, nhìn Tây cười bí ẩn và nói: “Tặng em cái này”. “Đó là cuốn sổ tiết kiệm, Quốc giải thích” “Đây là tài sản mà chồng em tặng lại cho em… Nhớ là, phải chia cho gia đình anh một nửa số tiền này… À đúng rồi, còn mật mã nữa nhỉ…” Quốc nhăn trán suy nghĩ “Bao nhiêu nhỉ?”
Đêm đó, Quốc làm loạn một trận rồi ngủ say bí tỉ chẳng biết trời đất gì nữa. Y tá nói rằng Quốc chẳng sao hết, ngủ một giấc dậy là khỏi thôi. Ngày mai thức dậy có thể sẽ đau đầu lắm, uống một viên thuốc giảm đau đầu của Xing-ga-po cũng rất hiệu nghiệm, vừa đỡ đau, vừa có hiệu quả nhanh. Sáng hôm sau, Quốc tỉnh dậy, nghe lại chuyện đêm qua Quốc chẳng nói lời nào, vác ba lô lên vai và đưa vợ về. Cả đêm qua thức suốt, mặt mũi Tây trở nên phờ phạc cả. Ra đến cổng bệnh viện cả hai cùng lên xe, vừa bước lên xe, Quốc kéo Tây vào lòng, Tây khóc, Quốc cũng rơi lệ theo.
Mọi chuyện lần này lặng lẽ trôi qua như vậy, Tây không kể lại cho gia đình mình nghe. Vì nói ra lợi chẳng thấy đâu có khi còn có hại. Cuộc hôn nhân của họ đã có đủ mọi sóng gió từ trong rồi, quả thực không chịu nổi thêm bất kỳ đả kích nào khác nữa dù là những đả kích mà danh nghĩa là tốt cho cả hai đi chăng nữa. Thế nhưng cuối cùng mẹ Tây cũng biết hết mọi chuyện: đó là do vào kỳ “hành kinh”, dù đã hết ngày mà Tây vẫn bị ra máu nên đành phải tới bệnh viện khám. Đương nhiên bác sỹ sẽ hỏi kỹ nguyên nhân và Tây đành phải kể lại rằng ngày thứ hai sau khi phẩu thuật phải chạy đến Thuận Nghĩa thế nào, v.v… Và thế là mẹ biết. Lần này mẹ không nói một lời nào. Theo kinh nghiệm Tây hiểu rằng mẹ đã không nói thì nghĩa là sự việc nghiêm trọng hơn nhiều khi mẹ nói ra. Vì nói ra, nghĩa là mẹ đã chẳng thèm bận tâm gì đến hai người, và cả gia đình Quốc nữa. Suy nghĩ của Tây quả không sai, mẹ Tây đúng là chẳng buồn quan tâm gì đến gia đình thông gia nữa. Suốt bảy, tám năm qua, vợ chồng Tây cứ gây lộn rồi lại làm lành, làm lành rồi lại cãi vã, rốt cuộc vẫn chẳng có chuyện gì. Bà và bố Tây cũng vậy thôi, vợ chồng nào thì cũng thế. Có điều, vấn đề của con gái bà không giống những gia đình khác, bởi mâu thuẫn giữa vợ chồng Tây không thể nào xóa bỏ được hết. Bảo Quốc chọn vợ bỏ gia đình ư? Không thể nào. Hay ngược lại? Cũng không thể. Hay làm thay đổi bố mẹ Quốc? Cái này càng không. Đường nào cũng không được, đường nào cũng không thể đi. Mẹ Tây bực là bực vì con gái cơ, có chết cũng không thèm hối hận, đường thẳng chẳng đi cứ thích đâm đầu vào bụi rậm. Vì cái gia đình đó, ngay đến khả năng sinh đẻ cũng mất luôn, vậy mà vẫn không chịu quay đầu lại. Đúng là, Quốc yêu Tây, Tây cũng rất yêu Quốc. Nhưng tình yêu đâu phải là tất cả những gì một cuộc hôn nhân cần chứ? Nghĩ vậy nhưng bà chẳng muốn nói nữa, dù sao Tây cũng đã lớn rồi, Tây có sự lựa chọn riêng của mình, bà phải để Tây tự đi trên con đường con gái đã lựa chọn cho dù đó là con đường cùng.
Một tuần sau, Tây đi làm lại, cuộc sống trở về quỹ đạo như xưa. Chỉ khác là, cứ mỗi cuối tuần, hai vợ chồng lại cùng nhau về nhà ngoại. Về đó thì sợ phiền mọi người, mà không về thì lại sợ bố mẹ giận. Cả hai đều cảm nhận được sự lạnh nhạt của bố mẹ Tây, nên cuối cùng hai vợ chồng quyết định cứ về, về rồi ngồi chơi chốc lát, nếu có thể sẽ không ở lại ăn cơm, và cũng không nghỉ lại, được ngày nào hay ngày đó… Cứ thế cho đến một hôm, nhà ngoại xảy ra một chuyện. Chuyện này đã vô tình làm dịu đi mối quan hệ đang căng thẳng trong gia đình Tây.
Bố Tây bi trượt chân khi tắm nên ngã gãy chân. Vì tình hình sức khỏe của Tây, hơn nữa lúc đó trời cũng tối rồi nên cả nhà không báo cho Tây biết. Chỉ có Hàng và mẹ Tây cùng đưa bố tới bệnh viện, chụp phim rồi bó bột. Theo yêu cầu của bệnh viện phải giữ lại để kiểm tra. Đêm đó, Hàng trông bố trong bệnh viện. Sáng hôm sau thì mẹ vào thay. Khi ấy mới gọi điện báo tin cho Tây biết bảo hai vợ chồng đến trông bố vì trưa hôm đó bà còn phải đi khám bệnh cho bệnh nhân.
Vừa gác máy, chẳng kịp ăn uống gì Tây vội chạy tới bệnh viện, cả hai vợ chồng cùng đi. Trưa đó, bác sĩ tới khám lại cho bố và đồng ý cho bố xuất viện sớm. Làm xong thủ tục thì cũng hết buổi trưa, lúc đó mẹ cũng đã khám bệnh xong, biết được tình hình thế liền gọi điện cho Hàng mang xe đến đón bố về.
Gia đình Tây sống ở tầng sáu một khu tập thể cũ nên không có cầu thang máy. Lúc tới bệnh viện, Hàng phải cõng bố từ trên tầng xuống. Cõng bố xuống chỉ cần còng lưng tốn chút sức, nhưng cõng lên thì hoàn toàn khác. Vừa xuống xe, Quốc liền xung phong cõng bố lên tầng. Bố Tây cũng đã có tuổi nên thân hình hơi mập, Quốc mới lên được ba tầng lầu đã mệt như thở chẳng ra hơi nữa. Vừa hay khi ấy, Hàng đánh xe về đến, bố Tây biết ý nên định nhờ con trai cõng lên. Nhưng Quốc mệt không nói được vẫn xua tay ra hiệu không cần mà một mạch cõng bố vợ lên tới tận giường. Sau khi sắp xếp mọi việc, mẹ Tây bảo các con cùng hội ý xem việc chăm sóc bố trong một trăm ngày nằm cố định phải thế nào. Trong lúc nhà chưa thuê được giúp việc, ý của mẹ là ba đứa con phải thay phiên nhau ở nhà chăm sóc bố. Hàng thật khó xử, vì công ty vừa cử Hàng sang Ý công tác, chuyện này Hàng đã nói với bố mẹ, nhưng chắc mẹ quên hoặc cố tình quên. Thế nên, Hàng đành nhắc mẹ điều đó, ý mẹ là Hàng phải từ chối, đến nói khó với công ty cử người khác đi. Nghe vậy Hàng rất thất vọng. Đúng lúc ấy, Quốc cũng lên tiếng.
“Mẹ ạ, cho phép con nói, nếu là đi Mỹ thì thôi cũng được, nhưng đi Ý có ít cơ hội lắm. Chú Hàng làm về kiến trúc nên cần phải sang Ý để mở rộng tầm nhìn.”
Hàng quay lại nhìn Quốc đầy cảm kích, Quốc cũng đáp lại bằng một nụ cười.
“Nếu nó đi, hai con sẽ phải làm nhiều hơn. Ở bệnh viện mẹ có rất nhiều bệnh nhân nên đừng mong chờ vào mẹ quá.” Mẹ Tây nói “hai con” đương nhiên để ám chỉ Quốc và Tây rồi.
“Không cần đâu ạ, sao lại bắt mẹ làm thế được. Tây cũng không cần phải trông bố. Một mình con là được rồi.” Quốc nói. Mọi người nghe vậy đều quay lại nhìn Quốc. “Con nghĩ hay thế này, con quay về đây ở, ban đêm con có thể trông bố; sáng ra con làm bữa sáng, buổi trưa con lại từ cơ quan về, vậy là khỏi lo vấn đề cơm trưa cho bố. Nếu vậy, hàng ngày bố cũng chỉ phải ở nhà một mình có vài tiếng. Ban ngày thì cũng không sao, cứ đặt nước uống và bô ngay chỗ bố có thể tự lấy được, như vậy là ổn. Nếu như có vấn đề gì, bố có thể gọi cho con, con sẽ quay về ngay.”
“Cũng được, nếu vậy sẽ không ảnh hưởng tới công việc.” Mẹ Tây trầm ngâm rồi đồng ý. Thực ra, mẹ lo là lo cho Tây, bà không muốn con gái mệt mỏi nhưng không biết phải nói làm sao. Bà đồng ý ngay với Quốc vì vốn dĩ trong lòng cũng đã định vậy. Xét về chủ quan thì Tây là con gái bà mà, còn về khách quan mà nói, Tây cũng không thể chịu khổ được hơn nữa, sảy thai đối với phụ nữ mà nói là chuyện rất tổn hại sức khỏe. Để cố che giấu sự vừa ý của mình, bà chỉ thể hiện chút quan tâm tới con rể, nghĩ một lát bèn bảo con trai: “Hàng, đưa xe của con cho anh rể đi đi.”
Quốc lại phẩy tay từ chối: “Chuyện này con cũng tính cả rồi. Từ cơ quan con đi rất hay tắc đường, đặc biệt là vào giờ tan tầm. Để đảm bảo thời gian tốt nhất là đi xe đạp. Nếu đạp nhanh chút chỉ mất nửa tiếng. Trưa con được nghỉ một tiếng rưỡi, sáng ra con vo gạo sẵn cho vào nồi, rau cũng nhặt sạch, trưa về chỉ việc cho vào nồi nấu, nửa tiếng là xong hết, bát thì ăn xong cứ để đó tối về con rửa cũng được. Như thế vẫn còn dư đến nửa tiếng, vừa kịp đạp xe về cơ quan. Chứ nếu đi ô tô, chẳng chắc đảm bảo thời gian.”
Mẹ gật đầu đồng ý, nét mặt còn lộ rõ vẻ thỏa mãn. Mà sao không thỏa mãn được chứ, Quốc suy nghĩ chu đáo đến thế còn gì. Nhìn thái độ của mẹ vậy, Tây cũng thấy mát lòng, mấy ngày gần đây chẳng có chuyện gì vui đến thế. Có thể nói, chuyện bố ngã gãy chân không ngờ lại làm thay đổi không khí ngột ngạt trong cuộc sống của Tây. Như vậy có thể thấy mọi việc trên thế giới này chẳng có gì là hoàn toàn tốt cũng chẳng có có gì là hoàn toàn xấu.
Hai vợ chồng Tây về nhà, Quốc nói sao làm vậy, quyết không để Tây phải chịu khổ chút nào. Tối đến, Tây ngủ trong phòng của mình, mẹ ngủ trong phòng của Hàng, còn Quốc ngủ cùng bố Tây trên một chiếc giường bạt của bộ đội. Đó chỉ là chiếc giường được làm bằng khung sắt, quả thực nếu nằm lâu sẽ thấy mỏi lưng, nhưng Quốc chẳng một chút kêu ca. Suốt đêm, hễ bố cựa mình là Quốc tỉnh dậy, chốc chốc lại lấy thuốc, nước hay bô cho bố, Quốc chăm sóc bố hết sức tận tâm. Sáng sớm, khi cả nhà còn đang ngom giấc, Quốc đã tỉnh dậy vào bếp chuẩn bị đồ ăn. Ngoài việc chuẩn bị bữa sáng còn vo gạo sẵn, nhặt rau sẵn cho bữa trưa. Buổi trưa, Quốc vội vội vàng vàng đạp xe từ cơ quan về để kịp nấu cơm trưa cho hai cha con. Đợi cho bố ăn xong lại vội vàng đạp xe về cơ quan cho đúng giờ. Mọi hành động của Quốc đều khiến Tây vô cùng cảm động, và mẹ Tây thì đương nhiên rất hài lòng.
Mấy ngày nay con rể gầy đi nhiều, thế nên bố mẹ Tây bàn nhau phải nhanh chóng thuê giúp việc. Thực ra từ khi bố Tây bị gãy chân cả nhà đã đi tìm giúp việc nhưng không tìm được. Mà nguyên nhân chính là người ta cảm thấy không phù hợp, không ai chịu chăm sóc một người già nằm trên giường, đặc biệt đó lại là một nam giới. Mà cũng chẳng trách người ta chọn lựa thế vì giúp việc hầu hết là phụ nữ trung niên, giờ lại bảo đi chăm sóc một người nam giới đương nhiên là có nhiều bất tiện. Bây giờ vấn đề tìm giúp việc một lần nữa lại được đưa ra bàn bạc. Ngày trước chủ yếu do bố Tây phản đối thuê giúp việc, bây giờ cả nhà thấy con rể phải vất vả quá, không thể không thay đổi ý kiến, không thể tự chống lại quy luật tự nhiên nữa: già thì vẫn là người già. Hôm nay, vừa ngã đã lập tức đã bị gãy chân, ngày mai chẳng biết còn xảy ra chuyện gì nữa, lúc có chuyện rồi mới tìm người thì chẳng kịp nữa. Cũng như việc của quân đội vậy, có thể chuẩn bị mọi thứ mà không đánh nhau, nhưng không thể đánh nhau mà không có sự chuẩn bị nào. Khi đã quyết định tìm giúp việc mới nhận thấy rõ rằng đây không phải chuyện đơn giản. Tìm thì dễ thôi, nhưng tìm người phù hợp mới khó, cũng giống như tìm người yêu vậy. Mấy hôm nay, cũng vì chuyện này mà bố mẹ Tây thở ngắn than dài suốt, Quốc nghĩ một lát rồi nói: “Hay, để con gọi điện về quê nhờ người nhà tìm một người lên.”
Mẹ Tây nghe vậy mắt bỗng sáng rực lên: “Tốt quá. Biết rõ về nhau cũng đảm bảo hơn.”
Cuối tuần. cả ngày gió thổi dữ dội mãi tối trời mới ngừng gió. Gió như quét sạch không gian để lại nơi nơi ánh mặt trời ngập tràn. Chợ rau tấp nập, xa xa dưới ánh mặt trời, rau chất thành từng đống xanh đỏ vàng trắng, gốc còn dính đất, nước vương trên từng cành lá. Mọi người đang tranh thủ chọn rau, Tây và Giai cũng đang chen trong đám đông ồn ào ấy.
Giờ đây, mỗi dịp cuối tuần là những ngày buồn nhất của Giai. Thứ bảy trời gió to nên Giai chẳng đi đâu được chỉ ở lỳ trong nhà suốt. Mà cho dù trời không có gió, Giai cũng chẳng biết nên đi đâu. Ba mươi tuổi đầu, bạn bè đồng trang lứa đều đã yên bề gia thất, bạn cùng phòng hay bạn quen biết chẳng mấy ai vẫn còn độc than như Giai. May mà trời gió to nên Giai viện cớ ở lỳ trong nhà. Sang nay khi tỉnh dậy, Giai phát hiện trời rất đẹp, nhưng trong long lại buồn man mác. Trời đẹp như vậy mà lại ở trong phòng một mình thì đúng là phát điên mất. nhưng nếu không ở trong nhà thì biết đi đây đây. Shopping? Công viên? Nhà hàng? Xem phim? Một mình ư? Cô đơn lẻ chiếc? Thế chẳng khác gì tự châm biếm mình. Bỗng nhiên Giai nghĩ tới một nơi, nhà của Tây. Bố Tây bị ngã gãy chân, Giai cũng chưa tới thăm được, nhân ngày hôm nay đi luôn cũng tốt. Giai vừa là bạn của Tây vừa là cấp trên của Tây, xét về công lẫn tư đều nên tới thăm. Sỡ dĩ Giai ngại chưa đi là vì không muốn giáp mặt với Hàng. Nhưng trước đó ít lâu nghe nói Hàng đi công tác ở Ý rồi, tốt quá. Bước xuống giường, Giai nhanh chóng chải đầu. giai không nấu cơm vì Giai có ý đinh ăn trực nhà Tây. Thế nên, Giai tới siêu thị gần đó mua một bó hoa loa kèn to và một làn hoa quả. Khi đến vừa hay Tây đang chuẩn bị đi chợ, nên vừa đặt đồ xuống, Giai vội theo Tây ra chợ. Có thể đường đường chính chính đi chợ cũng là một hạnh phúc. Trên đường đi, Giai râm ran nói chuyện mãi không thôi, kể cả chuyện tối qua nghe được một tin là “… Nghe nói Vương Phương Cường đã có con rồi, một đứa bé gái, xinh như búp bê vậy, quan hệ giữa hai vợ chồng cũng rất hạnh phúc. Cường theo đuổi mình ba năm, lúc đó thực ra mình cũng thích Cường lắm, nếu không phải vì Khải Đoạn…”
“Gớm, ban đầu khối anh theo, đâu chỉ có mỗi Vương Phương Cường!” Tây nói “Cải ngọt bao tiền một mớ?” Đằng sau có tiếng hỏi giá mua.
“Một đồng hai.”
“Đắt thế.”
“Khủng hoảng mà, cái gì cũng lên giá.”
Giai nhìn Tây chọn rau than thở: “Giờ đây mình cũng chỉ ao ước được sống những ngày tháng như vậy, tan làm vội vàng về nhà nấu cơm, rồi cả nhà cùng quây quần ăn cơm, nói chuyện. khi mẹ mình còn sống, gia đình mình cũng như vậy, khi đó tan học là mình chạy ngay về nhà, mình thích được về nhà lắm. Ấy, thật ghen tị với bạn quá, bạn thật hạnh phúc!”
“Chỉ cần bạn đừng tham giàu chê hèn là cũng sẽ hạnh phúc thôi.”
“Ban đầu mình đến với Khải Đoạn đâu phải vì tiền, mình thực sự đâu có chê…”
“Chê hèn tham giàu!” Tây liền tiếp lời: “Mà có chê hèn tham giàu cũng có sao, kết hôn đâu phải đi làm từ thiện chứ, đâu phải cứ yêu người nghèo hèn mới gọi là tình yêu thiêng liêng chứ!”
“Nhưng mình thực tình không…”
“Để thể hiện bạn thực sự không vậy, bạn cũng đã trả lại hết nhà cửa, xe cộ rồi! Không có tiền mà có tình còn được, chứ không có tiền mà chẳng có cả tình thì về lâu về dài cũng chẳng sống được.” Tây bỏ hai mớ rau ngon vừa chọn được cho vào giỏ và nói tiếp: “Mình có ý kiến thế này, hay tới gặp Khải Đoạn lấy lại xe và nhà đi, nếu được lấy lại cả đôi hoa tai nữa!”
Cùng Tây đi chợ, Giai ngắm nhìn dáng vẻ tất bật tràn đầy hạnh phúc của Tây mà trong lòng chợt thấy tủi phận và hận Khải Đoạn vô cùng. Chính Khải Đoạn đã đẩy Giai tới bước đường ngày hôm nay. Lúc ấy, Tây vẫn đang đứng trước cửa hàng thủy sản, nhìn những con cá tung tăng bơi trong chậu nước và hỏi giá cả. Vừa dùng lướt vớt cá, Giai vừa nói: “Tây à, bạn xem sao anh ta lại thế nhỉ? Rõ ràng không muốn lấy mình, lại lừa mình, lừa mình đến sáu năm. Sao con người có thể ích kỷ đến vậy?”
Những câu như vậy Giai luôn nói sau những câu chuyện và cũng đã nói tới cả trăm lần. Nghe vậy có thể cảm thấy đồng tình, nhưng nếu vẫn lời nói ấy mà nhắc đi nhắc lại tới cả trăm lần thì thành nhàm chán, hay ít nhất là chẳng còn cảm xúc gì. “Thôi xin bạn đấy, lời nói mà lặp lại tới ba lần thì cũng chẳng còn mấy ý nghĩa, bạn nói câu này cả trăm lần rồi đấy.”
“Phiền hả?”
“Ừ, phiền lắm.”
“Bạn bè thế đấy!”
“Bạn bè chứ có phải thùng rác đâu chứ? Cái gì không chịu được là vứt vào đấy hả? Bạn có bao giờ nghĩ xem vì sao Tường Lâm Tẩu không có bạn gái không?” Nghe vậy, Giai đặt phịch giỏ thức ăn xuống đất quay đầu đi thẳng. Tây với gọi: “Giai!... Nhiều thức ăn thế này bạn để mình tự xách hả!... Tối nay đến nhà mình ăn cơm nhé!... Bạn biết mà, anh Quốc nấu ăn rất ngon!”
Nghe vậy Giai đành quay lại giúp Tây xách thức ăn.
Bàn thức ăn chuẩn bị thật phong phú các món ăn và cũng thật ấm cúng.
Bàn ăn hình tròn chứ không phải hình bầu dục theo phong cách của phương Tây vì loại bàn đó không phù hợp với đồ ăn Trung Quốc. Ở ngay giữa bàn là một bát canh xương hầm với hạt sen. Thức ăn hôm đó bao gồm trứng rán, rau cải xào nấm hương, nấm sốt chua ngọt, cá chép hấp. Có thể nói rằng, món cá hấp đó làm rất tuyệt, thịt chín mềm, vị rất thơm, dường như hương vị của gia vị thấm vào từng thớ thịt của cá, quả thực không hiểu sao Quốc có thể làm được ngon thế. Sau hỏi ra mới biết, trước khi hấp, Quốc đã tẩm gia vị cho cá và ướp trong gần hai tiếng, đợi cho gia vị ngấm mới cho vào lò vi sóng, để chế độ cao cho chín hai mặt, mỗi mặt quay trong hai phút, sau đó cho thêm ít dầu ăn lên, rưới thêm nước sốt lên mình cá đã quay chín trong lò vi sóng, từ đó sẽ có được hương vị đậm đà. Cơm ăn cũng vừa ngon vừa thơm. Hóa ra nấu cơm Quốc cũng có bí quyết riêng. Quốc dùng hai loại gạo, gạo Đông Bắc và gạo Thái. Gạo Đông Bắc ăn thì thơm, còn gạo Thái ngửi thấy thơm, hai loại gạo này trộn với nhau thật tuyệt. Bố Tây cũng ngồi vào bàn cùng ăn, Quốc ngồi bên cạnh bố vừa gắp thức ăn, vừa chan canh cho bố, chăm sóc rất chu đáo từng ly từng tí một.
Vì thế Tây có thể chăm chăm ăn cơm không cần quan tâm gì hết. Giai thấy vậy cảm động vô cùng. Nói trắng ra thì, Khải Đoạn thành công hơn Quốc về sự nghiệp, nhưng người đàn ông thành công ấy lại chẳng yêu Giai, hoặc không toàn tâm toàn ý yêu Giai, vậy thì người đàn ông ấy có quan hệ gì với mình đây? Ai cũng nói rằng muốn biết một người đàn ông có thực sự yêu một người phụ nữ không phải xem anh ta có sẵn sàng kết hôn vớ người phụ nữ đó không, có sẵn sàng dành trọn cả đời sống bên người đó hay không? Bản thân Giai từ đâu luôn theo đuổi một mẫu đàn ông thành công, đặc biệt, bây giờ Giai mới nhận ra rằng một đôi vợ chồng bình thường với một cuộc sống bình thường, ngày ngày cơm dưa mắm muốn mới là hạnh phúc thực sự, mới là cái quý giá biết bao mà cũng khó có được biết bao.
Chuông cửa bỗng nhiên reo lên, nhưng Giai không hề bận tâm vì Giai cũng chỉ là khách ở đây mà, dẫu ai đến cũng đâu có liên quan gì tới Giai đâu. Quốc ra mở cửa, người bấm chuông là Cố Tiển Hàng, tay lích kích hành lý, khắp người bụi bặm. trừ bố ra, cả nhà đều đứng bật dậy. Giai ngạc nhiên đến mức suýt làm đổ ghế, bởi lẽ Giai không chỉ ghét con người này mà còn thấy sợ cậu em trai lạnh lùng của bạn, sợ rằng trước mặt mọi người anh ta sẽ nói ra điều gì đó. Cho dù Giai có biện hộ thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi bản chất mối quan hệ xưa kia với Khải Đoạn. Giai chính là cô gái được trai bao. Bố Tây rất phản cảm với cái tựa đề sách “Ba năm tôi được trai bao”, huống hồ giờ lại là người thực. Mặt khác, Giai rất tôn trọng bố mẹ Tây, nhưng nếu lại bị họ coi thường thì Giai đau đớn biết nhường nào. Đúng lúc ấy, Tây cất tiếng hỏi: “Chẳng phải em nói đi mười lăm ngày cơ mà, sao mới được mười ngày đã về thế?”
“Công việc làm trong mười ngày, thời gian còn lại chủ yếu là đi chơi. Em không an tâm chuyện ở nhà nên về sớm. Bố sao rồi?” Hàng vừa nói vừa đi thẳng vào nhà tắm bảo muốn đi rửa mặt mũi chân tay. Mẹ bảo hay đi tắm đã, nhưng Hàng khăng khăng: “Không, con đói lắm rồi, suốt cả tuần lễ ở Ý con chẳng ăn uống được mấy. Chẳng hiểu sao mấy người ở Châu Âu đó sao khiếu ẩm thực của họ lại nghèo nàn đến thế nhỉ, ngoài mỳ ra lại là thịt, mà toàn bày trên đĩa thôi. Suốt dọc đường đi cứ thấy họ ngồi ăn mỳ và uống cô ca, thế mà vẫn nuốt mới giỏi!” Rửa tay xong, Hàng ngồi vào bàn, hít một hơi thật sâu rồi khen “Thơm quá!” rồi cầm đũa lên bắt đầu gắp.
Bố có vẻ không hài lòng: “Chỉ biết ăn thôi! Chẳng cần biết ai nấu cả?”
“Còn phải hỏi nữa ạ? Cả nhà ta còn ai khác có tài nấu nướng thế này chứ?” quay sang Quốc nói “Đúng không? Anh rể?”
“Anh rể con mấy ngày nay vất vả lắm đấy!” Bố Tây nói bổ sung, hai bố con người tung kẻ hứng để bày tỏ lòng cám ơn đối với Quốc, thấy vậy trong lòng Tây sao dịu mát đến thế.
Ăn xong, cả nhà quây quần bên bàn uống nước, còn Quốc rửa bát đĩa trong bếp. Giai cũng đề nghị giúp đỡ nhưng Quốc một mực đẩy ra. Trong phòng khách, Hàng mở va ly và lần lượt tặng quà ọi người. Đầu tiên, Hàng lôi ra một hộp nhỏ tặng mẹ. bên trong hộp là một chiếc trâm cài áo hình bong hoa hồng với những cánh hoa được làm bằng vàng có gắn pha lê. Mẹ Tây nhận món quà xuýt xoa khen: “Ôi! Đẹp quá, tiếc là cả ngày mẹ chỉ mặc áo blouse…”
Tây không thích nghe cũng không ủng hộ quan điểm này của mẹ, suốt mấy chục năm ngày nào cũng vậy, mẹ chẳng bao giờ trang điểm. Trong đầu mẹ chỉ có công việc mà thôi. Tây cầm chiếc trâm đó hướng về trước ngực mẹ nói: “Lúc tan làm hoặc khi nghỉ ngơi, hay khi giảng bài, lúc hội họp, chẳng nhẽ mẹ cũng toàn mặc áo blouse hả?” Giơ xa rồi lại đưa lại gần, Tây khen “Đẹp quá! Mẹ có biết là mẹ cũng đẹp lắm không?
“Con với Hàng so với mẹ hồi trẻ còn thua xa.” Bố nói thêm. Đó không phải lời nói tâng bốc mà là nói thực.
“Bố ơi, thế cho nên để lấy một mỹ nhân về, đặc biệt lại là một mỹ nhân với sự nghiệp vững vàng thế này thì phải có giá chứ.” Tây nhanh miệng nói đùa.
Cả nhà cùng cười. trong tiếng cười vang của cả nhà, Hàng lại rút từ trong túi ra một chiếc ví hình chữ nhật đưa bố: “Bố, cái này chuyên dùng khi mặc ple!”
Bố Tây cầm chiếc ví, ngửi ngửi rồi ngắm nhìn hồi lâu, buông một câu khen “da thật đấy”, rồi gọi lớn “Quốc à!”. Quốc nghe tiếng gọi vội từ trong bếp bước ra, bố Tây cầm chiếc ví đưa cho Quốc “Con dùng đi! Bố nghỉ hưu rồi, cũng chẳng mấy khi mặc ple.”
Tây vội kéo tay bố lại: “Bố, anh Quốc không thiếu ví, chỉ thiếu tiền thôi. Theo con bố cứ giữ cái ví lại, bố giàu hơn mà.”
Cả nhà lại cười rộ lên. Tiểu Hàng nói: “Bố! Con tặng thì bố cứ cầm đi! Anh rể có phần của anh rể mà!” Hàng lại rút từ trong túi ra một chiếc hộp nền đỏ có chữ thập trắng bên trên:
“Kiếm của Thuỵ Sỹ đấy. Mấy ngày nay vất vả cho anh quá!”
“Có gì đâu!” Quốc vội lau hai bàn tay đang ướt vào quần rồi trân trọng nhấn món quà của cậu em vợ, ngắm nghía kỹ càng rồi buột miệng hỏi: “Cây kiếm này bao nhiêu tiền?”
“Ui giời, đúng là anh. Tặng quà còn hỏi tiền nữa!” Tây cười đùa.
“Là anh sợ Tiểu Hàng tốn nhiều tiền…” Quốc giải thích.
“Nhiều thì cũng đã mua rồi mà!”
Cả nhà lại một lần nữa ồ lên cười. Giai chẳng thể ngồi thêm nữa, đối với người ngoài như Giai nhìn cả nhà người khác vui vẻ đầm ấm, mình đúng là người thừa, và hơn thế là một cảm giác tui tủi phảng phất, Giai không có gia đình mà. Năm Giai mười bốn tuổi, mẹ bị tai nạn qua đời. Buổi sáng cả nhà vẫn chào nhau đi làm đi học, mẹ còn dặn Giai tan học nhớ về sớm vì tối hôm đó mẹ làm ón bánh gối, món này ăn nóng mới ngon, nguội không còn ngon nữa. Thế mà tối về, mẹ đã chẳng còn nữa. Sáu năm sau bố tái hôn. Bố cũng cố chờ đến khi Giai đỗ đại học ra ở riêng mới tái hôn. Nhưng dù học đại học thì Giai vẫn muốn có một mái nhà! Nhưng gia đình mà không còn mẹ thì có còn là một gia đình đúng nghĩa không? Thế nên dù có mẹ kế nhưng đó vẫn không phải mái nhà thực sự của Giai. Hơn nữa, sau đó bố và mẹ kế lại có con riêng nữa. Nếu không vì lý do gia đình như vậy, có lẽ Giai và Khải Đoạn cũng không qua lại với nhau lâu đến thế. Giai đứng dậy định ra về liền bị Tây kéo tay bảo ngồi đợi. Vì sắp đến lượt Tây được nhận quà, nên Tây muốn xem đó là cái gì mới đành lòng ra tiễn bạn về chứ. Hàng tặng chị gái một chiếc túi xách Louis Vuitton. Tây nhận món quà quý giá đó mà chẳng thốt nổi lên lời, chỉ kêu lên đầy ngạc nhiên không dứt: “Trời ơi! Trời ơi!”
Coi như đã tặng quà xong, Giai lại đứng dậy toan ra về. lúc này Hàng cảm thấy hơi ái ngại, và hình như cả nhà cũng vậy. Tục ngữ có câu “gặp mặt ắt có quà”, Hàng từ Ý về. Giai vừa hay tới chơi, cuộc gặp mặt này phải “có quà” chứ, quả là rất ý nghĩa. Nhưng lấy gì cho có “ý nghĩa” đây? Hàng ngẫm nghĩ một lát xem trong va ly còn món đồ gì có thể tặng cho phụ nữ được mà lại không quá đắt, vì nếu đắt quá Hàng cũng chẳng thích tặng. cuối cùng, Hàng tặng Giai một lọ nước hoa, giá của nó không quá hai trăm tệ. Hàng cũng mua nó ngẫu hứng, xem ra cũng được, mua về để phòng khi cần vì rốt cuộc Hàng cũng phải có bạn gái chứ. Giai đương nhiên là từ chối nhận quà, nhưng Tây cầm lọ nước hoa dúi vào tay bạn bảo cứ nhận đi. Quốc thấy vậy cũng tiếp lời: “Giai giờ là cấp trên của Tây rồi, lúc nào có việc gì mong em quan tâm hơn nhé.” Mẹ Tây nghe vậy ngạc nhiên hỏi, năng lực của Tây tốt hơn Giai nhiều. Mẹ Tây lại là mẫu phụ nữ hết lòng vì sự nghiệp, vì thế đương nhiên bà cũng muốn con cái mình như vậy. Bà quay lại vặn hỏi Tây.
Thế là Tây đành nói thật rằng hiện giờ Giai là phó trưởng ban biên tập của Tây. Chuyện này Tây không nói với mẹ vì Tây biết tính mẹ, thế nào cũng truy hỏi căn nguyên cho tới cùng, và rồi sẽ lại liên quan tới Quốc và gia đình Quốc. Giai không biết điều này nên cứ phân trần. Giai giải thích với mẹ Tây rằng vì đúng lúc quan trọng Tây không thể tham gia ứng thi mà phải ở nhà dưỡng thai, nếu không chức phó trưởng ban này là của Tây chứ chẳng đến lượt Giai. Nghe vậy, nét mặt mẹ lại trùng xuống. Tây và Quốc nhìn thấy vậy trong lòng cũng không yên.
Hàng về nước sớm mấy ngày để chăm sóc bố, Tây thì suốt ngày than thở, xót xa cho Quốc vất vả bấy lâu, mẹ Tây khi nghe chuyện con gái vì phải ở nhà dưỡng thai mà không tham gia thi tuyển viên chức được mặt bỗng lạnh tanh khiến ai nhìn thấy cũng gờn gợn. Đó là không khí ngột ngạt trong gia đình Tây lúc này, còn ở nhà của Quốc thì sao, cả nhà vẫn chưa hề hay biết Tây đã sảy thai. Quốc không dám báo tin dữ này về nhà, thực sự Quốc cũng không biết phải nói làm sao nữa, vì đứa trẻ này mọi người ở nhà đã từ bỏ cả căn nhà cũ, như thế có thể thấy họ hi vọng vào đứa bé này biết bao.
Hai vợ chồng Tây không bắt xe về, mà cùng đi bộ với nhau. Quốc đút tay vào túi quần, bàn tay Quốc nắm chặt bàn tay Tây ấm áp mạnh mẽ trong túi quần ấy. hai người cùng bước đi, lặng lẽ, mà trong lòng bộn bề bao điều âu lo.
“Anh Quốc!” Tây nói trước làm Quốc chợt giật mình như thể Quốc dự cảm được Tây định nói gì với mình. Quả nhiên điều mà Tây nói ra chính là những gì Quốc đang lo nghĩ. Tây nói:
“Anh Quốc, tới lúc đó anh không được bán rẻ em đi đâu nhé.”
“Gì cơ?” Quốc vờ không hiểu.
“Anh không được nói với mọi người là em có vấn đề nên không giữ được thai!”
“Vậy anh nói thế nào bây giờ?” Quốc hỏi lại một cách bột phá.
“Thì nói anh bận…”
“Công việc của anh bận với chuyện em sinh con có liên quan gì chứ?”
“Thì anh không có thời gian chăm sóc em.”
“Nếu nói vậy mẹ và chị dâu nhất định sẽ lên chăm em.”
“Hay anh nói hiện giờ chúng ta chưa muốn sinh con, chúng ta còn đang phấn đấu.”
“Nếu thế mọi người sẽ bảo anh cứ sinh đi rồi gửi con về quê nuôi, không làm ảnh hưởng chúng ta phấn đấu.”
“Ý anh là như thế nào? Anh định nói thật với cả nhà hả? Nói rằng em không thể sinh con, em không có khả năng này, đến con chim con lợn còn biết đẻ, chúng có thai là sinh con, nói vậy để cả nhà cười em hả, để mọi người coi thường em hả?” Quốc nắm chặt hơn bàn tay nhỏ bé mềm mại trong lòng bàn tay mình mà chẳng đáp lời nào. Một lát sau, Tây lại nói: “Nếu không, anh nói là em không thích có con. Em không muốn sinh con, cùng lắm họ chỉ giận em, nhưng nếu họ biết em không thể có con họ sẽ thế nào đây? Họ sẽ mắng em là sao chổi, là làm cho anh không thể sinh con cái nối dõi…”
“Không đâu! Bố mẹ đều là người rất hiền lành, sẽ không ghét bỏ em vì chuyện này đâu.”
“Chuyện chưa xảy ra sao anh biết được! Trong con mắt của họ, phụ nữ mà không thể sinh con thì đâu phải phụ nữ. Sau này gặp mọi người em còn có thể ngẩng mặt lên không?”
“Không sinh được thì chẳng nhẽ không ngẩng mặt chắc? Đâu còn là xã hội phong kiến nữa, coi phụ nữ là công cụ sinh đẻ chắc?”
“Có khi phong kiến còn hay hơn ý chứ, cứ cưới vợ hai sinh con cho anh là xong.”
“Làm gì mà thảm thế? Bác sỹ cũng không bảo là không chữa được mà, chúng ta cùng cố gắng làm lại.”
“Làm lại? Chúng ta bao nhiêu tuổi rồi? Còn làm lại được mấy lần nữa? Có lúc em chẳng dám nghĩ nữa, cứ nghĩ sau này sẽ ra sao là trong lòng lại trống rỗng. Anh xem, bố mẹ em khi già còn có em với Hàng, khi em già thì có ai đây.”
“Anh không vậy chắc?”
“Anh đương nhiên không giống em! Anh chỉ cần lấy vợ khác là có con, em có lấy một trăm chồng khác cũng vậy, số của em là số cô quả không con không cái!”
“Đừng nói nghe thảm quá vậy. Trước đây em cũng đã nói không thích sinh con là gì? Hơn nữa, bây giờ ngày càng nhiều phụ nữ không thích sinh con mà.”
“Không muốn sinh và không thể sinh khác nhau chứ! Không muốn sinh là vì không thích, còn không thể sinh là vì không có khả năng sinh con. Một người không thể sinh con mà nói là không muốn sinh, để người khác biết được họ chắc chắn sẽ nói rằng mình “làm trò”.” Nói đến đó, Tây nghẹn ngào chẳng nói được gì hơn. Kể từ lúc ấy, trên đường về, hai người lặng lẽ bước bên nhau…
Hồi lâu, Giai chẳng nói gì, bởi không thể phủ nhận rằng lời Tây nói cũng có lý. Từ khi còn yêu Đoạn, Giai cũng thường xuyên một mình một bóng, Khải Đoạn quá bận rộn, rất ít khi đi cùng Giai, nhưng những lúc ấy, dù cuối tuần chỉ có một mình trong căn biệt thự rộng lớn, Giai thường nghe nhạc, xem phim, lên mạng, ngâm mình trong bồn, rồi làm gì đó ăn, cũng có lúc chẳng buồn làm gì, mặc bộ quần áo ngủ rồi lượn đi lượn lại trong phòng cũng tốt. Trong chuyện tình cảm thì không có chỗ cho vật chất xen vào, điều này không phải lúc nào cũng đúng, chỉ vì một phút tức giận mà trả lại tất cả nhà cửa xe cộ, giờ nhìn lại mới thấy hành động dại dột. Nhưng trả cũng đã trả rồi, giờ làm sao Giai đi đòi lại được chứ? Sáu năm luôn ở bên anh ta đó cũng có thể coi là một cuộc mua bán mà. Thực tế, Đoạn cũng đã chủ động đề nghị đưa ra các điều kiện. Hôm đó, từ trạm công an Thuận Nghĩa đưa Tây về, Đoạn tiễn Giai về nhà nơi Giai đang ở. Quả nhiên, anh ta không thể ngờ rằng nơi Giai ở lại cũ kỹ và tồi tàn đến thế. Đứng trong phòng của Giai, anh ta nói rằng, anh ta đặt cho Giai hai điều kiện: một là anh ta sẽ không ly hôn, hai là cả hai sẽ tiếp tục mối quan hệ như trước và Giai muốn gì được nấy. Từ trước đến giờ anh ta chưa bao giờ nói vậy, anh ta luôn khiến Giai tin rằng hôn nhân chính là đích đến cuối cùng trong cuộc tình của họ. Giai chỉ lạnh lùng trả lời rằng điều kiện của Giai là kết hôn và sinh con. Khải Đoạn nói rằng: “Sinh con thì có thể nhưng kết hôn thì… chẳng qua chỉ là một tờ giấy thôi mà.” Ví như vợ của Đoạn vậy, có được tờ giấy đó nhưng được gì đâu. Một năm thì bốn phần năm thời gian là Đoạn không ở nhà, tết đến phải về nhà nhưng Đoạn vẫn người một nơi trái tim một hướng. Từ tờ giấy kết hôn đó, vợ anh ta chỉ có được một sự đảm bảo là cơm no áo ấm và một cái danh phận còn chẳng có được gì vui vẻ cả. Ngay đến “chuyện chăn gối” cũng không có được. Họ đã ly thân nhiều năm nay… Giai đành ngắt lời Đoạn đang thao thao bất tuyệt rồi nói với anh ta từng từ từng từ một: “Tờ giấy đó không chỉ có nghĩa là cơm no áo mặc hay danh phận, mà còn đảm bảo ột người phụ nữ được xã hội công nhận và được mọi người tôn trọng, chúc phúc.” Đoạn lúc ấy bắt đầu nhắc lại cái lý thuyết mà anh ta đã nói với Giai cả ngàn lần rằng: “Đó chỉ là ý nghĩ mà bất kỳ cô gái nào cũng nghĩ, là ý muốn biến tình cảm thành hiện thực, còn cái mà anh cho em…” Giai lại ngắt lời rồi đẩy Đoạn ra khỏi nhà, đẩy tất cả những gì mà tiền bạc có thể đem lại cho Giai.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui