Thu Nương FULL


Nửa năm sau, bà ta khỏi bệnh, nói muốn gặp mặt ta để dập đầu tạ ơn cứu mạng.
Ta đồng ý gặp bà ta.

Vừa gặp mặt, hai chúng ta đều sững sờ.
Tuy bà ta đã già yếu, lưng còng xuống, nhưng dung mạo cũng không thay đổi quá nhiều, thì ra bà ta chính là nha hoàn nhỏ trước kia hầu hạ Ngọc Kiều Nhi.
Khi đó, nàng ta đi theo Ngọc Kiều Nhi đến nhà khách nhân kia ở, sau đó thì không còn tin tức gì nữa.
Cách mấy chục năm trời, người quen gặp lại, vốn dĩ không có tình nghĩa gì, giờ cũng sinh ra chút cảm tình.
Trung thu sắp đến.
Ta giữ nàng ta ở lại vài ngày, cùng nhau trò chuyện về những chuyện đã qua.

Một hôm, nàng ta thuận miệng nói: "Nương tử từng nói, ngày vui vẻ cuối cùng trong đời nàng ấy, là ở nhà quê, vào đêm trước Trung thu."
Nói xong, nàng ta tự biết mình lỡ lời, vội lén nhìn sắc mặt ta.
Ta biết, đó là ngày trước khi cha ta bị ngã xuống nước.
"Lúc đó, hai chúng ta đều còn là những cô nương ngây thơ, năm đó mất mùa, cơm phải trộn với rau dại mà ăn, vậy mà vẫn vui vẻ cùng nhau chèo thuyền chơi."
Ta nhấp một ngụm trà, thản nhiên hỏi: "Sau khi các ngươi rời khỏi Yến Hồng Lâu, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?"
Nữ nhân kia liền ân cần kể lại đầu đuôi câu chuyện.

Hóa ra, đại phu nhân cuối cùng vẫn nhúng tay vào chuyện thư phòng, bà ta lấy bàn là nung đỏ, hủy hoại dung nhan của Ngọc Kiều Nhi.
Vị khách kia lập tức thay lòng đổi dạ, trốn biệt tăm.

Chủ tớ hai người, đều bị đại phu nhân xử lý.
Đại phu nhân nhốt Ngọc Kiều Nhi trong bếp, sai làm những công việc nặng nhọc, ngày ngày đánh đập chửi mắng, ngược lại còn vấn tóc cho nha hoàn, nâng đỡ nó, để nó tát vào mặt Ngọc Kiều Nhi.
Ngọc Kiều Nhi tỏ ra rất ngoan ngoãn, nằm rạp xuống đất lau giày thêu cho đại phu nhân, lại còn lấy thuốc mê giấu trong người đưa cho bà ta.
Vị khách kia sau khi chơi bời chán chê, trở về nhà gặp vợ, liền tỏ ra nhỏ nhẹ ân cần, hai người làm hòa.
Ngọc Kiều Nhi đeo khăn che mặt ở trong phòng hầu hạ hai người, dỗ dành đại phu nhân vui vẻ, cuối cùng cũng được cởi trói.
Từ đó, nàng ngoan ngoãn lo liệu cơm nước ba bữa, nhưng nửa tháng sau, nàng bỏ độc vào thức ăn.

Chỉ trong một đêm, những người chủ trong nhà ăn cơm đều c.h.ế.t sạch.
Đám người hầu sợ bị liên lụy, vội vã cuỗm ít đồ đạc rồi bỏ trốn.

Chuyện sau đó thì ta đã rõ.
Ngọc Kiều Nhi cuỗm theo rất nhiều tài sản, vàng bạc châu báu nhiều không đếm xuể, rồi đem chôn dưới gốc dâu trong nhà, trước khi c.h.ế.t để lại toàn bộ cho ta.
Vài năm sau, có một thương nhân trên đường đi buôn bán đổ bệnh ở đây.

Hiểu Vân vốn lương thiện, liền mua hết hàng hóa của hắn ta với giá gốc, không hề nhân cơ hội ép giá.
Sau khi khỏi bệnh, nan nhân kia đến tiệm để bái tạ Hiểu Vân, vừa nhìn thấy nhau, hai người đều bật cười.
Lai Vượng đã nuôi một bộ râu dài, có tên chính thức đàng hoàng, giờ đã là một người trung niên điềm đạm.
Nhưng khi đến trước mặt ta chào hỏi, hắn vẫn cười toe toét cúi người, vẫn còn chút dáng vẻ nhanh nhẹn như con khỉ năm xưa.
Ta cảm tạ ân cứu mạng của hắn, rồi hỏi hắn vì sao biết được mật đạo đó.

Hắn gãi đầu đáp: "Không biết phu nhân có biết, trong lầu ngày trước, còn có một Thu nương nữa."
Ta gật đầu.

Hắn thản nhiên nói: "Đó chính là mẹ ta.

Ta không biết cha mình là ai, nhưng ta biết mẹ mình.

Sau khi sinh ta ra, mẹ gửi ta ở nhà một người nông dân để nuôi dưỡng.

Trước khi người mẹ nuôi ta qua đời, thấy ta còn nhỏ, sợ ta c.h.ế.t đói, nên bà ấy đã bảo ta vào thành tìm Dì Xuân.

Bà ấy nói rằng trước kia bà ấy và mẹ ta là tỷ muội tốt.

Dì Xuân nói với ta rằng Thu nương đã gả cho một thương nhân ở Hồ Châu đi ngang qua đây, giờ đang sống rất sung túc.

Bà ấy đồng ý cho ta một miếng cơm ăn.

Khi trong lầu xảy ra chuyện, bà ấy bảo ta mau chóng chạy trốn.

Nếu cửa chính khó đi, thì nhân lúc đêm tối đào tường từ phía sau lầu mà chạy."
Hắn cúi đầu, có chút ngậm ngùi: "Dì Xuân, lúc xấu xa thì lấy roi đánh ta, nhưng ta vẫn không hận bà ấy được.

Biết bà ấy và mẹ ta thân thiết, ta nghĩ, có lẽ mẹ ruột của ta cũng là người có tính cách nóng nảy như vậy."
Ta do dự, không biết có nên nói sự thật cho hắn biết hay không.
Hắn bỗng nhiên ngẩng đầu cười nói: "Mẹ ta vẫn là có số phận tốt hơn, được gả cho người lương thiện, có lẽ giờ đây cũng giống như tỷ tỷ, con cháu đầy đàn rồi."
Ta cũng cười gật đầu.
Ngày Tết Thanh minh, Lai Vượng cùng ta trở về thăm chốn xưa.

Yến Hồng Lâu đã bị thiêu rụi thành tro bụi, chỉ còn lại một chút tàn tích đổ nát, nhưng vẫn luôn ở đó.
Người trong dân gian bịa ra rất nhiều câu chuyện, nói rằng mỗi khi trời mưa âm u, thường có tiếng nữ nhân khóc than ở đó.
Chúng ta mang theo một lư hương nhỏ, thắp mấy nén nhang.

Khói hương lượn lờ bay trong trời xanh.
Trên đường bỗng nhiên đi tới một đôi nam nữ cao lớn cường tráng, mỗi người dắt một con ngựa.
Nhìn gần, ta thấy hai người đều có đôi mắt xanh biếc, dung mạo giống người ngoại tộc.

Nam nhân thấy ta quan sát họ, liền gật đầu với ta, thái độ tuy khiêm nhường, nhưng khó giấu vẻ kiêu ngạo, bá đạo.
Nữ tử bước chân mạnh mẽ, đi đến trước mặt ta, hành lễ, rồi hỏi lớn: "Bá mẫu, đây có phải là nơi Yến Hồng Lâu trước kia không ạ?"
Ta gật đầu.

Nàng quay lại nói nhỏ gì đó với người nam nhân kia.

Hai người im lặng đứng đó một lát, nam nhân khẽ vỗ vai nàng, thần sắc và cử chỉ giống như hai huynh muội ruột.
Sau đó, hai người dắt ngựa, chậm rãi rời đi.

Ta nghĩ, có lẽ họ chính là con của Ly nương, đến đây để tìm hiểu về mẹ mình.
Các con của Ly nương vẫn còn sống, trưởng thành cao lớn, xinh đẹp.
Bích Vân đã không nói dối.
Về đến nhà, ta nghe Nguyên Bảo kể rằng có một vị tân vương của bộ tộc nhỏ ở ngoài biên ải, dũng mãnh vô song, trước giúp triều đình bình định biên cương, sau đó nạp cống xưng thần, không cần mỹ nữ cũng chẳng cần tiền tài, chỉ cầu xin hoàng thượng một việc.
Hoàng thượng hạ lệnh, những kẻ từng bắt cóc người ngoại tộc làm nô lệ, phải lập tức trả lại tự do cho họ, quan phủ sẽ cấp lộ phí giúp họ về quê.
Năm tháng thấm thoắt thoi đưa, ta đã bạc đầu, già yếu rồi.
Vào một ngày xuân đẹp trời, cháu gái từ ngoài bước vào, cài một bông hoa lên tóc ta, rồi bê gương đến, cười nói: "Bà vẫn đẹp lắm ạ."
Ta vuốt ve tóc mai, nhìn sang bức tranh treo trên tường đối diện.

Cháu gái ta rất có lòng, chỉ nghe ta kể lại, mà đã vẽ rất giống.
Trong tranh là cô nương mặc áo xanh, dịu dàng yêu kiều, khóe miệng nàng mỉm cười, như đang cười ta vậy.
Lòng ta khẽ xao động, ta lẩm nhẩm ghép hai câu thơ mà nàng từng dạy ta năm xưa.
Tóc bạc cài hoa xin chớ cười.
Ngõ nhỏ nam thành lại gặp xuân.
(Hết).


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui