Bên phía thôn Kháo Sơn, Đông Ly Ưng áp giải gân một nghìn tù binh về doanh trại tù binh bên ngoài thôn Kháo Sơn.
Trong đám tù binh có hai tên tướng lãnh rất kiêu ngạo. Một tên là Tống Hà.
Một tên là Lý Quý. Nghe nói bọn họ là chủ tướng và phó tướng của đội quân vạn người.
Bọn họ cứ la hét gọi Giang Siêu tới gặp bọn họ, khí thế cực kì ngạo mạn.
Đông Ly Ưng nhìn hai người họ với ánh mắt tràn đầy sát ý.
Hắn không thể giết hai người họ.
Giang Siêu từng nói là đã bắt làm tù binh rồi thì nếu có thể không giết thì không cần phải giết.
Rốt cuộc thì giết tù binh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phe mình.
Thứ nhất là vì bản thân quân Con Cháu sẽ nảy sinh tâm lý tàn bạo, thậm chí tâm lý dần trở nên méo mó.
Đây là điều mà Giang Siêu không muốn thấy.
Lúc trước giết đám cướp, Giang Siêu không giữ lại người sống là do tình thế bắt buộc, không thể giữ lại tù binh.
Hiện giờ bọn họ đã có điều kiện bắt tù binh thì không thể dễ dàng giết tù binh được nữa.
Bởi vì khi quân Con Cháu trở thành đội quân tàn ác chuyên giết tù binh trong mắt người ngoài, thì dù là đội quân nào bị quân Con Cháu đánh đến cùng đường, đều sẽ hăng hái phản kháng.
Ở trong hoàn cảnh chắc chắn phải chết, con người sẽ bùng nổ một loại năng lượng rất đáng sợ, có khi còn sẽ khiến quân Con Cháu phải chịu những tổn thất không thể bù đắp được.
Vậy nên, dù đám quân địch trước mắt rất đáng ghét, nhưng mà Đông Ly Ưng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt lệnh của Giang Siêu là không tùy tiện giết tù binh.
Có điều, Tống Hà và Lý Quý thật sự khiến hắn có chút khó chịu.
Dù vậy, hắn cũng chỉ có thể tạm thời nhốt riêng hai người không thành thật kia lại, và xem bọn họ có tiếp nhận cải tạo hay không.
Nếu có thể thì quân Con Cháu sẽ tiếp nhận bọn họ.
Nếu không thể thì phải chờ Giang Siêu về rồi mới xử lý.
Đưa một đám tù binh đến doanh trại tù binh ở bên ngoài tường thành thôn Kháo Sơn.
Nơi đây được xây riêng để làm doanh trại cải tạo.
Tường thành ở đây như là tường đồng vách sắt, không thể nào đi thông qua để đi vào trong thôn Kháo Sơn được.
Phía sau nữa là tuyến phòng thủ của quân Con Cháu.
Chỉ cần đám tù binh có bất cứ hành động nào thì kết quả cuối cùng chắc chắn là bị giết chết. Đông Ly Ưng thậm chí còn mong đám tù binh lần này có động tác nữa đấy.
Vậy thì hắn mới có lý do giết hết bọn họ.
Nếu không thì khó mà giết chết một đám đã đầu hàng rồi.
Sau khi sắp xếp đám tù binh xong, Đông Ly Ưng đi bày chiến lược mới.
Hơn ba vạn quân Con Cháu, phân ra một vạn năm canh giữ ở các tuyến phòng thủ quanh thôn Kháo Sơn, hai vạn còn lại đi mai phục ở hai bên sườn bình nguyên bên ngoài tiền tuyến của thôn Kháo Sơn, chuẩn bị sẵn sàng để có thể bao vây kẻ địch bất cứ lúc nào.
Tạm thời chưa có công cụ liên lạc như là điện thoại và điện đài.
Nhưng mà mọi người có một bộ ngôn ngữ tín hiệu truyền qua tín hiệu pháo hoa.
Nó giúp giảm bớt phiền phức và tiết kiệm rất nhiều thời gian khi phải cho người đi qua đi lại truyền tin tức, đồng thời giúp quân đội đưa ra các phản ứng hiệu quả kịp thời.
Đối với loại chiến đấu bao vây tiêu diệt thì nó chính là bảo bối.
Có hai vạn quân Con Cháu mai phục ở hai bên sườn, cho dù có nhiều quân địch hơn nữa thì cũng chỉ có một con đường chết.
Rất nhiều vật tư được vận chuyển từ thôn Kháo Sơn đến hai bên sườn với tốc độ cực nhanh.
Hiện nay quân Con Cháu đánh giặc dựa hết vào vật tư, chứ không chỉ dựa vào mỗi một thứ là vũ lực nữa.
Ngoài lương thực ra còn có đạn pháo, lựu đạn, pháo cối mìn tre, súng và thuốc súng.
Với khả năng công nghiệp hiện nay của thôn Kháo Sơn, thôn Kháo Sơn có thể đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày của ba vạn quân Con Cháu và đáp ứng đủ nhu cầu đánh một trận lâu ngày của quân Con Cháu.
Đương nhiên còn có cả bến tàu bên sông An Ninh nữa.
Nơi đây cũng có quân canh gác vận chuyển vật tư đến từ tộc Dạ Lang.
Có thêm vật tư từ tộc Dạ Lang, dù cho trận chiến có kéo dài hơn nữa cũng không thành vấn đề.
Hiện nay, toàn bộ huyện An Ninh đã hình thành một hệ thống công nghiệp và quân sự bổ sung cho nhau, không ai có thể nhẹ nhàng đánh được nơi đây.