Giang Siêu mong muốn sự chào đời của con gái có thể khiến cho cả Hoa Hạ nhanh chóng thoát khỏi bóng tối để chào đón nắng sớm.
Sau khi Tô Miên Miên sinh ra Giang Thần, hoàng đế lại truyền lệnh lần nữa, đồng thời tỏ vẻ với thiên hạ là mình coi trọng Giang Siêu.
Ông ta phong con trai Giang Thần của Giang Siêu là Tĩnh Biên hầu.
Tuy rằng chức vị Tĩnh Biên hầu vốn dĩ là của Giang Siêu, nhưng mà vì Giang Siêu phải nhận chức An Ninh công nên để con của Giang Siêu nhận chức Tĩnh Biên hầu.
Hoàng đế đang mượn bá tánh thiên hạ bắt buộc Giang Siêu phải vào kinh nhận chức.
Nếu lần Giang Siêu lại từ chối không đi thì chẳng khác gì xác nhận tội tạo phản của hẳn.
Hơn nữa, hoàng đế không chỉ ra lệnh cho Giang Siêu vào kinh nhận chức, mà còn không muốn tha cho đứa con trai mới vừa sinh ra của Giang Siêu, trong thánh chỉ có nhắc đến Giang Siêu phải dẫn theo vợ con đi kinh thành nhận phong.
Thật ra thì hoàng đế suy nghĩ rất đơn giản.
Nếu Giang Siêu có con thì dù Giang Siêu có chết, quân Con Cháu cũng sẽ không loạn.
Bọn họ thậm chí sẽ coi con trai Giang Siêu là chủ, dùng lý do báo thù cho Giang Siêu để đoạt ngôi vị hoàng đế của ông ta.
Nếu có thể làm cho Giang Siêu và con trai cùng nhau vào kinh, rồi làm chết con trai Giang Siêu, sau đó làm chết Giang Siêu, thì quân Con Cháu sẽ loạn hết cả lên.
Ông ta nghĩ thì hay lắm.
Có điều Giang Siêu lại kháng chỉ.
Hắn đồng ý vào kinh, nhưng từ chối cho con trai vào kinh, bởi vì con trai còn nhỏ, không thể đi đường dài được.
Lý do của Giang Siêu rất hợp tình hợp lý.
Cho dù hoàng đế có khó chịu hơn nữa thì ông ta cũng không thể làm được gì, trong khi lần này Giang Siêu không kháng chỉ.
Giang Siêu dẫn theo ba mươi quân Con Cháu và vài xe đồ vật đi về phía kinh thành.
Tô Miên Miên, Mộ Dung Chỉ Tình, Tống Ninh Tuyết đều rất lo lắng.
Các nàng đều biết hoàng đế muốn làm gì. Các nàng không hề muốn để Giang Siêu đi kinh thành.
Rốt cuộc, một khi Giang Siêu vào kinh thành rồi thì có khi chỉ còn một đường chết, hoàng đế tuyệt đối sẽ không bỏ qua cho hắn.
Nhưng nếu Giang Siêu không vào kinh thành thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của hắn.
Giang Siêu không hề để ý tới mấy thứ này.
Chỉ là ông nội Tĩnh Biên hầu Giang Lâm của hắn đã vì nước vì dân cả đời, đến cuối cùng lại gánh cái tội tạo phản.
Tuy rằng hoàng đế đã sửa án lại, nhưng nếu hoàng đế lại lấy chuyện này ra nói thì cái mũ tạo phản vẫn nằm trên đầu Giang Lâm, thậm chí còn đội một cách nói có sách mách có chứng.
Giang Siêu không muốn gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ông nội.
Tuy rằng ông nội là ông nội của nguyên thân, nhưng Giang Siêu lại luôn rất kính trọng anh hùng dân tộc, mà ông nội nguyên thân lại không thẹn với cái từ anh hùng dân tộc.
Cho nên, dù thế nào đi nữa, Giang Siêu cũng phải bảo vệ tốt danh tiếng của ông.
Nếu hoàng đế muốn chơi thì hắn sẽ chơi cùng hoàng đế.
Và nếu hoàng đế khiến hắn rơi đến đường cùng thì hắn cũng không ngại bất chấp tất cả.
Lần này vào kinh, Giang Siêu dẫn theo ba mươi hộ vệ, mang theo máy bay trực thăng và mười cái khinh khí cầu.
Chỉ cần có mấy thứ này thì dù hoàng đế có muốn giữ hắn lại cũng không được. Nếu hoàng đế muốn chơi thì đừng trách Giang Siêu đề phòng.
Ngoài ra còn có Tống Tiểu Nhã đi theo. Cô nàng nhất định phải đi theo, mà Tống Ninh Tuyết cũng không yên tâm Giang Siêu, nên để Tống Tiểu Nhã đi cùng.
Lại nói, Tống Tiểu Nhã và Giang Siêu đã cùng nhau trải qua vài lần sống chết.
Giang Siêu đồng ý để Tống Tiểu Nhã đi theo.
Không chỉ có như vậy, hắn còn dạy Tống Tiểu Nhã lái máy bay trực thăng.
Lỡ như có lúc xảy ra chuyện, thì không cần phải lo lắng không có người lái máy bay trực thăng.
Còn đám hộ vệ thì được Giang Siêu huấn luyện điều khiển khinh khí cầu.
Đám người cứ đi thẳng về phía kinh thành. Dọc theo đường đi, Giang Siêu làm việc rất rầm rộ.
Cứ khi đi qua thành trấn hoặc thành thị, hắn đều phải làm cho bá tánh biết là hắn tới, thậm chí hắn còn cho gạo cho đồ cả đường đi, tiêu tiền như nước chảy vậy.
Bá tánh dọc đường đều rất biết ơn Giang Siêu.
Giang Siêu lại cho người lặng lẽ đi các thành thị và xen lẫn vào bá tánh rải một số tin đồn về thôn Kháo Sơn và phủ Ninh Châu.