Thư Sinh Hàn Môn Và Kiều Thê

Tống Ninh Tuyết không hiểu tại sao Giang Siêu lại cho đám cấp dưới đi học lớp văn hóa. Nhưng mà Giang Siêu không nói, nàng cũng không hỏi nhiều.

Dù sao thì từ khi đi học lớp văn hóa, nàng cảm thấy toàn bộ đội ngũ đều thay đổi, không chỉ có nhiệt tình tham gia huấn luyện, mà hành vỉ cử chỉ cũng bắt đầu có chút khác biệt.

Tính kỷ luật tổ chức rất mạnh. Tư tưởng giác ngộ cũng rất cao.

Giang Siêu không chỉ muốn bọn họ biết chữ, mà còn muốn bọn họ hiểu lý lẽ.

Vì vậy, Giang Siêu viết rất nhiều tài liệu dạy học về mặt giáo dục tư tưởng. Hắn gần như dọn hết tất cả tài liệu dạy học về mặt giáo dục tư tưởng trong quân đội kiếp trước lại đây.

Hắn muốn xây dựng một đội quân mạnh mẽ với tư tưởng giáo dục vượt thời đại. Hắn muốn gieo rất nhiều hạt giống tư tưởng ở kiếp trước vào trong lòng bọn họ.

Nói đến cùng, Giang Siêu đã có ý định thay đổi thế đạo hiện nay.

Nhưng chỉ dựa vào một mình hắn là không đủ. Hắn cần một ít người đi theo có cùng chí

hướng.

Ngoài các lớp học văn hóa ra, hắn còn in ấn những quyển tài liệu dạy học trên, phát cho mỗi người một quyển.

Nhờ có sự kết hợp của tài liệu dạy học, lớp học giáo dục tư tưởng của Giang Siêu đạt được hiệu quả nối bật, hơn chín trăm tên bỉnh lính có sự thay đổi rõ ràng.

Ngay cả Tống Ninh Tuyết cũng có sự thay đổi về tư tưởng. Ví dụ như con người sinh ra là bình đẳng, không có phân biệt giàu nghèo cao thấp… Nàng hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên.


Bản thân nàng chưa từng cảm thấy mình là quận chúa nên cao hơn người khác một bậc. Nàng cảm thấy những lý luận tư tưởng kia của Giang Siêu vừa mới mẻ lại vừa có đạo lý.

Trong các lớp giáo dục tư tưởng, nàng thậm chí còn nghiêm túc lắng nghe hơn cả đám bỉnh lính.

Hơn nữa, Giang Siêu nóỉ chuyện rất sinh động, không chỉ có nàng nghe mê mẩn, mà ngay cả đám bỉnh lính cũng nghe mê man.

Ngoài giảng bài cho đám binh lính nghe, đôi khi Giang Siêu còn sẽ đi giảng bài cho các

thôn dân đến đây làm việc nghe.

Hắn không quan tâm đến chuyện thôn dân nghe hiểu hay không. Hắn chỉ cần gieo một ít hạt giống tư tưởng, đợi đến ngày nào đó chúng nó nở hoa kết quả là được.

Trong lịch sử, những cuộc khởi nghĩa nông dân đều bắt đầu từ việc tẩy não.

Hắn không tính tẩy não. Hắn chỉ là sửa đúng lại tư tưởng phong kiến của mọi người mà thôi.

Trải qua vài tháng phát triển, chỗ cổng thôn Kháo Sơn đã thành lập được hệ thống phòng ngự mạnh mẽ. Cho dù có mấy vạn quân đội đến đây thì cũng rất khó để đột phá phòng ngự của thôn Kháo Sơn.

Đây là căn cứ trong tương lai của Giang Siêu. Hắn cần phải tiến hành phòng thủ kiên cố mới được.

Ngoài nước hoa và xà phòng ra, dệt vải cũng đã đi vào nề nếp, chỉ còn lại pha lê, xưởng pha lê đã xây xong rồi.

Dưới sự hướng dẫn của Giang Siêu, một đám thợ pha lê nhanh chóng ra đời. Ngoại trừ các xưởng ra, thì rất nhiều nhà đã được xây lên.

Phần lớn người ngoài thôn dều dọn vào

trong thôn Kháo Sơn. Giang Siêu cung cấp nhà ở cho bọn họ.

Nhìn những căn nhà ngói vừa chắc chắn lại vừa chống rét, đám thôn dân cười đến mức không khép miệng lại được, fôỉ càng thêm ra sức làm việc.

Ngoài sự phát triển về các mặt trên, Diệp Thanh Ảnh còn đưa đến lô hạt giống đầu tiên, có bắp, khoai tây, khoai lang và bông.

Không chỉ có như thế, Diệp Thanh Ảnh còn gửi đến lông dê, đợt lông dê đầu tiên chỉ có ba xe lớn.

Khỉ thấy đám lông dê, trên mặt Giang Siêu tràn đầy vẻ vui sướng. Lông dê là thứ tốt để đan áo lông, khả năng chống lạnh cao hơn bông nhiều.

Giang Siêu sai người đi trồng các loại hạt giống. Sau đó, hắn tự mình dạy mọi người dệt áo lông.

Sau khỉ dệt xong chiếc áo lông đầu tiên, Tống Ninh Tuyết mặc thử vào người, không kiềm được cảm thán trước sự thần kỳ của nó.

Nàng có thề cảm nhận được hiệu quả giữ ấm của áo lông. So với những bộ đồ được may từ vải bố dồn bông rắc chắc, áo lông nhẹ hơn rất


nhiều.

Ngoài ra, Diệp Thanh Ảnh còn chưa tìm được cao su thô. Hiện nay chưa có người nhận ra được tác dụng của nó, nên tạm thời rất khó tìm thây.

Xem ra là chưa thể chế tạo ra được máy hơi nước. Có điều, Giang Siêu đã miêu tả chi tiết về hình dáng bên ngoài của cây cao su và những nơi có thể sinh ra cây cao su cho Diệp Thanh Ảnh nghe.

Chắc là chờ thêm một thời gian nữa là có thể tìm được cây cao su. Khi âỳ, chỉ cần cho người khai thác là có thể giải quyết vấn dề máy hơi nước.

Lại nói, kỹ thuật luyện thép đang tiến bộ. Có lẽ không bao lâu nữa là bọn họ có thể luyện ra được vật liệu thép thô sơ nhất.

Đồng thời, Giang Siêu còn nung khá nhiều đồ đựng pha lê. Hắn muốn xây dựng một phòng thí nghiệm cho riêng mình.

Phòng thí nghiệm này có thể giúp hắn nghiên cứu một số loại thuốc, ví dụ như penicillin và một số thuốc kháng sinh phổ biến.

Đồng thời, hắn còn dùng phòng thí nghiệm để chế tạo thuốc nổ không khói như là

nitroglycerin. Tiếc là tạm thời hắn còn chưa tìm thấy được đồ đệ thích hợp.

Nếu không thì hắn đã dạy hết mấy thứ này cho đồ đệ rồi. Bởi vì chỉ dựa vào một mình hắn là không thể nào làm ra được nhiều chuyện như vậy.

Ngay lúc mọi chuyện ở thôn Kháo Sơn đã đi lên quỹ đạo, huyện thành có người đi tìm Tống Ninh Tuyết và Giang Siêu.

Là bộ đầu Thiết Ưng của huyện nha và một vị công công đến từ kinh thành.

Vị công công kìa mang đến thư bổ nhiệm của triều đình dành cho Giang Siêu và thánh chỉ khôi phục tước vị Tĩnh Biên hầu.

Giang Siêu hơi ngạc nhiên khi thấy thư bổ nhiệm huyện úy và thánh chỉ. Ký ức của nguyên chủ từ từ khôi phục, hắn cũng nhớ tớỉ chuyện về Tĩnh Biên hầu.


Ông nội Giang Lâm của nguyên chủ vốn là Tĩnh Biên hầu trấn giữ biên quan của Đại Triệu. Trước năm mười tuổi, Giang Siêu vẫn luôn ở tại kinh thành.

Tám năm trước, dường như ông nội hắn bị buộc tội thông đồng với địch, bị xử chết ngay lúc đang nhậm chức.

Sau đó, biên quan thay đổi một vị tướng khác, đánh một trận chiến lớn với tộc Khiết Đan, kết quả cuối cùng là bị đánh bại và phải xưng thần.

Cả nhà bọn họ bị lưu đày tới huyện An Ninh vào tám năm trước. Tước vị Tĩnh Biên hầu đã bị hoàng thượng tước đoạt.

Khi ây, Giang Siêu chỉ mới có mười tuổi, không nhớ rõ được mà chỉ nhớ đại khái chuyện đã xảy ra.

Bây giờ, hắn không hiểu tạỉ sao hoàng đế lại đột nhiên khôi phục tước vị cho hắn, còn cho hắn làm huyện úy của một huyện nữa.

“Tiểu công công, ngươi biết chuyện này là sao không?” Tống Ninh Tuyết đưa một tờ ngân phiếu một trám lượng cho tiểu thái giám đọc thánh chỉ.

Nàng cứ cảm thấy chuyện này là lạ, bỗng nhiên có chức quan và tước vị không phải là chuyện gì tốt.

VỊ tiểu thái giám khoảng hơn hai mươi tuổi kia nhìn xung quanh một vòng, rồi nhỏ giọng nói với Tống Ninh Tuyết và Giang Siêu: “Người đẩy mạnh việc này là Trấn Quốc công Trịnh An. ông ta khen ngợi Giang hầu gia trước mặt hoàng thượng, nói hầu gia là nhân tài hiếm có. Hoàng

thượng nghe nói con cháu của Giang lão hầu gia vẫn còn sống thì đã đồng ý lời đề nghị của Trấn Quốc công. Vậy nên mới có ta tới đây ngày hôm nay.”

Tiểu thái giám nhìn Giang Siêu với ánh mắt khác thường. Sau đó, hắn ta lại nhìn xung quanh một vòng, thấy không có ai mới rất cẩn thận mà nói với Giang Siêu: “À phải rồi, tiểu hầu gia, sau này ngươi phải can thận hơn một chút. Chuyện ngươi đánh thắng Trịnh nhị thiếu Trịnh Thế Kinh về cả văn lẫn võ đã truyền vào kinh thành rồi. Trâh Quốc công gia mặt ngoài có vẻ là rộng lượng tiến cử ngươi vớì hoàng thượng, chỉ là…”

Nghe vậy, Giang Siêu cười tỏ vẻ cảm ơn hắn ta.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận