Thủ Tịch Ngự Y

Người ngoài cuộc thấy náo nhiệt, còn người trong cuộc mới biết thực hư.

Mọi người xung quanh nhao nhao nịnh bợ, Phan Bảo Tấn thì lại trưng ra bộ mặt nghiêm nghị. Tăng Nghị cũng không chút thoải mái đứng ở một bên. Hai người đều nhận thấy bệnh này có chút kỳ quặc.

Lúc này đây, tổ quay phim của đài truyền hình đã rục rịch mở máy. Ống kính máy quay đều hướng về phía Phan Bảo Tấn và người bệnh.

- Khi nào thì phát bệnh? Có thấy triệu chứng gì không?

Phan Bảo Tấn hỏi, theo mạch tượng thì không nhận ra điều gì bất thường. Nếu muốn chuẩn đoán chính xác, còn phải tìm hiểu thêm.

Người phụ nữ trung niên sau một hồi nghỉ ngơi đã trở về trạng thái bình thường, có thể tự mình trả lời:

- Có một thời gian, tôi vừa ngủ dậy liền ho khan, khó thở, tức ngực. Tôi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ bảo có đờm, bảo tôi uống nước đường và ăn cam thảo để long đờm. Ai ngờ bệnh càng ngày càng nặng. Mấy ngày gần đây, chỉ cần nằm xuống tôi liền không thở nổi. Hôm nay bị ngất, suýt nữa không còn cái mạng này.

Phan Bảo Tấn hỏi thêm:

- Chỉ khi nằm xuống mới nghiêm trọng phải không?

Người phụ nữ gật đầu:

- Phải, ngồi còn dễ chịu hơn một chút, chứ nằm xuống tôi không thở được. Tôi thấy đau đầu choáng váng, không chịu đựng được.

Trương tổng đứng phía sau liếc mắt nhìn Tăng Nghị. Thật không ngờ trên đời lại có căn bệnh kỳ quặc thế này.

Hình như mẹ của Diệp Thanh Hạm cũng từng mắc một căn bệnh kỳ lạ, hoàn toàn đối lập với người phụ nữ này. Người phụ nữ trước mặt không thể nằm như mẹ của Diệp Thanh Hàm lại chỉ có thể đứng. Điểm chung là tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt.

Tăng Nghị từng chuẩn đoán bệnh của mẹ Diệp Thanh Hàm do sau khi bị ngã, nội tạng mất cân bằng. Chú ý ăn uống điều độ sẽ khỏi. Lẽ nào người phụ nữ này cũng từng bị ngã?

Trương tổng đang tính tự mình đi chuẩn bị bữa ăn, nhưng thấy Tăng Nghị không động tĩnh gì, ông ta đành im lặng theo dõi tình hình.

Mọi người bây giờ đã hiểu ra, thì ra bệnh này Phan Bảo Tấn đã từng chữa khỏi. Nhưng mà người bệnh chỉ cần nằm sẽ phát bệnh, ngồi thì không sao, ai cũng thấy kì lạ.

- Trước khi mắc bệnh này, bà có từng xảy ra chuyện gì không? Ví dụ như bị ngã, sốt hay tức giận?

Phan Bảo Tấn tiếp tục hỏi.

Người phụ nữ lắc đầu:

- Không có!

- Bà thử nằm xuống tôi kiểm tra xem.

Người phụ nữ do dự một lát song vẫn bám vào tấm gỗ nằm xuống. Nhưng chỉ sau hai mươi giây những người có mặt đều nghe thấy hơi thở gấp gáp, lúc có lúc không của bà. Sau đó sắc mặt cũng thay đổi, cả người run rẩy, giãy giụa như muốn ngồi dây nhưng không chút sức lực nào.

Phan Bảo Tấn quan sát một chút, đây đích thực là phản ứng của cơ thể, không thể nào là giả được. Ông ta vội vàng đưa tay đỡ người phụ nữ dậy.

Sau khi ngồi dậy người phụ nữ rất nhanh đã khôi phục bình thường.

Những người có mặt đều vô cùng ngạc nhiên, họ rì rầm bàn luận. Đây rốt cuộc là bệnh gì? Tại sao lại kỳ lạ như thế? Chỉ cần nằm xuống thì rất dễ mất mạng

- Bác sĩ Phan, rốt cuộc tôi mắc bệnh gì thế?

Người phụ nữ lo lắng nhìn Phan Bảo Tấn.

- Ông mau chữa cho tôi đi, tôi sắp bị nó hành chết rồi. Chằng may lúc nào đấy nằm xuống tôi sẽ ngủ luôn. Tôi vẫn còn đứa con đang đi học.

Mấy người khác cũng nói thêm vào:

- Đúng đó, bác sĩ Phan, ông là bác sĩ nổi tiếng, ông mau chữa cho bà ấy đi, cũng chỉ có ông mới chữa khỏi bệnh này.

Phan Bảo Tấn ra hiệu cho mọi người, ý bảo ông đang suy nghĩ. Sau đó ông đứng dậy, chắp tay sau lưng suy ngẫm.

Những người xung quanh bắt đầu suy diễn:

- Ông nói xem đây rốt cuộc là bệnh gì?

- Liệu có phải trúng tà không? Dáng vẻ bà ý lúc nãy đúng là dọa người nha.

Có người đoán mò.

Ngay lập tức có người phản bác:

- Làm gì có chuyện trúng tà. Tôi nghĩ chắc chỗ này có vấn đề.

Người đó vừa nói vừa chỉ vào đầu mình.

- Hay là tắc động mạch?

Lại có người mắt sáng lên, ra vẻ phân tích:

- Nói không chừng đây chính là nguyên nhân. Mọi người thử nghĩ xem, khi nằm xuống không phải máu dồn về não sao? Vì tắc ở não nên phải chờ khi ngồi dậy máu lưu thông được, lúc ấy mới không làm sao.

Những người khác thấy cách giải thích này cũng có lý, chắc chắn do tắc động mạch. Nhưng cũng có người hoài nghi:

- Tắc động mạch thì liên quan gì đến ho khan?

Trương tổng nghe mọi người bàn tán liền lắc đầu:

- Các người thật là, khi có bệnh đều tìm đến bác sĩ Phan. Bây giờ lại đứng đây phân tích. Nếu các người biết nguyên nhân thì sẽ chẳng ở đây.

- Yên lặng

Một người đàn ông quay lại nói.

- Đừng suy diễn nữa, yên lặng để bác sĩ Phan còn suy nghĩ.

Mọi người đành ngậm miệng, chờ đợi Phan Bảo Tấn cho ra kết luận.

Lúc nãy Phan Bảo Tấn đã xem mạch. Mạch huyền chứng tỏ trong cơ thể có tắc nghẽn, nhưng cụ thể tắc ở đâu thì rất khó nhìn ra. Cũng có thể là do động mạch chủ nhưng mạch tượng không đến nỗi nghiêm trọng như thế.

Phan Bảo Tấn suy nghĩ một lát rồi quay sang hỏi bệnh nhân:

- Gần đây bà có ho khan không?

Người phụ nữ lắc đầu:

- Ăn cam thảo thì không ho nữa.

- Năm nay bà bao nhiêu tuổi rồi?

Câu hỏi này vừa thốt ra, Tăng Nghị liền nhíu mày. Phan Bảo Tấn hỏi như vậy, hắn đã phần nào đoán được kết luận của Phan Bảo Tấn.

- Tôi bốn mươi ba tuổi.

Người phụ nữ trả lời.

- Kinh nguyệt có đều không?

Bị hỏi trực tiếp như thế người phụ nữ có chút xấu hổ. Trước mặt bao nhiêu ngưởi bà đành ấp úng:

- Vẫn…vẫn đều!

- Vậy thì rất có khả năng bệnh của bà là dấu hiệu tiền mãn kinh, tôi sẽ kê đơn, bà về uống theo đơn này nhé.

Tăng Nghị nghe thế, thầm nghĩ lần này sợ là Phan Bảo Tấn có chút bảo thủ.

Bình thường người ta đi khám bệnh, sẽ phát hiện dấu hiệu không bình thường. Đối với những phụ nữ ngoài bốn mươi tuổi, dù là đông y hay tây y, cứ thấy dấu hiệu gì kỳ lạ khó giải thích liền hỏi bệnh nhân: “Năm nay bao nhiêu tuổi? Kinh nguyệt có bình thường không?” Và cuối cùng đều quy về dấu hiệu tiền mãn kinh.

Đông y cho rằng, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, vì kinh nguyệt không đều, máu không thoát được ra ngoài mà ứ đọng trong cơ thể, sinh ra các chứng bệnh. Tây y cũng cho rằng thời kỳ tiền mãn kinh hoocmon sinh dục giảm, dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể, từ đó gây ra các chứng bệnh.

Vì thế, nếu gặp bệnh nhân nào ở độ tuổi này có dấu hiệu bất thường, đều quy về một loại là dấu hiệu tiền mãn kinh thì có phần không chính xác hoàn toàn.

Đối với trường hợp này đông y có kê đơn thuốc bao gồm: huyết phủ trục ứ hoàn, tiêu dao hoàn. Người bênh sau khi uống đều cảm thấy khá hơn. Cũng vì thế mà các vị đại phu thời cổ đại nói: “Tất cả các triệu chứng lạ khó lý giải đều do khí huyết không thông.” Tây y thì chưa có loại thuốc nào đặc trị chứng bệnh này. Nếu bệnh nghiêm trọng, bác sĩ đều khuyên người bệnh nên chú ý giữ tâm trạng thoải mái, chờ giai đoạn này qua đi sẽ tốt hơn.

Thế nhưng giai đoạn tiền mãn kinh đối với mỗi người dài ngắn khác nhau, có người thậm chí kéo dài mười năm. Ai có thể ngủ mười năm chỉ nằm trên giường?

- Bác sĩ ơi, thuốc này uống xong tôi sẽ khỏi bệnh phải không?

Người phụ nữ hỏi Phan Bảo Tấn.

- Bà cứ uống đi đã, chắc là sẽ khỏi thôi.

Phan Bảo Tấn cũng không dám đảm bảo.

- Thế nếu không khỏi thì sao?

Người phụ nữ trung niên hỏi lại.

Câu này khác nào hạ thấp danh tiếng Phan Bảo Tấn. Lời người phụ nữ chưa dứt những người khác đã ầm ầm trách cứ:

- Bác sĩ Phan là bác sĩ nối tiếng, đơn thuốc ông ý kê làm sao lại không có tác dụng được.

Phan Bảo Tấn phấy phẩy tay:

- Nếu sai ba đơn thuốc không khỏi thì tôi đành nhận kiến thức của tôi không đủ, bà hãy mời danh y khác.

Những lời này nghe có vẻ thẳng thắn và thành thật nhưng nghĩ lại, hình như Phan Bảo Tấn tức giận vì có người nghi ngờ năng lực của mình. Thật ra thì đây là câu trả lời tiêu chuẩn của bác sĩ khi bị nghi ngờ, như Tây y thường nói: “ Nếu không tin tưởng bác sĩ thì bệnh nhân còn đến đây làm gì?” Nói như thế bệnh nhân liền không còn đường tranh cãi.

Vương Bưu lúc này cao giọng quát:

- Người này sao lại như thế? Bà có biết giáo sư Phan là ai không? Cho dù căn bệnh của bà phức tạp hơn nữa thì giáo sư Phan cũng đều có thuốc để chữa trị. Đi mau, đi mau, khẩn trương trở về nhà mua thuốc uống vào. Nói không chừng, sau khi uống một thang xong, bệnh của bà được khỏi thì sao?

Y đây là vì cảm thấy bất công cho Phan Bảo Tấn, nhưng lại bị người phụ nữ trung niên túm lấy làm đầu đề câu chuyện.

- Nếu có thể uống một thang sẽ khỏi, thì tại sao không uống ở trong này luôn đi?

Đám người đàn ông ồn ào nói:

- Nếu uống mà cảm thấy không tốt thì có thể mời bác sĩ Phan kiểm tra lại.

Lần này, những người tại hiện trường đều có điểm mong đợi. Giáo sư Phan ngay tại chỗ khai căn cho thuốc, lần này nhất định được mở mang kiến thức rồi.

Kích động nhất chính là đám người của đài truyền hình. Hôm nay hai người hội chẩn Hoàng Xán và Phan Bảo Tấn đều là thầy thuốc thuộc loại trung y quy cũ. Khi khám đều đi theo một quy trình tiêu chuẩn. Đầu tiên là vọng, văn, vấn, thiết. Sau đó mới khai căn cho thuốc, rồi bảo người bệnh về nhà uống thuốc.

So với những vị thần y nhanh nhẹn của hai ngày trước, hôm nay có thể nói là bình thản vô kỳ. Người của đài truyền hình ở trong này một ngày, một cảnh cũng không chụp được. Hiện tại vừa nghe có thí nghiệm thuốc tại hiện trường, làm sao mà không ủng hộ. Lúc này mang máy ảnh nhắm ngay vào Phan Bảo Tấn. Người chủ trì tiết mục cũng linh hoạt, giải thích sự việc tại hiện trường.

Phan Bảo Tấn liền trừng mắt nhìn Vương Bưu một cái. Đầu của cậu bị cánh cửa thang máy kẹp hỏng rồi sao? Chẳng lẽ nhìn không ra đám người này là “lai giả bất thiện”?

Đám người đàn ông tiếp tục nói:

- Bác sĩ Phan khai căn đi. Cách khách sạn không xa có một hiệu thuốc Đông y, tôi sẽ bảo bọn họ mang thuốc tới.

Phan Bảo Tấn muốn đem chuyện này cho trôi qua. Nhưng ông còn chưa kịp mở miệng thì người đàn ông kia lại bồi thêm một câu.

- Nghe nói hai ngày hôm trước, những thầy thuốc tọa chẩn trong này đều là thuốc đến bệnh trừ, hiệu quả như thần. Chúng tôi ở trên TV nhìn thấy được tất cả. Bác sĩ Phan có tiếng là đại thần y, khẳng định là cũng lợi hại giống như vậy.

Phan Bảo Tấn trong lòng chửi chó má. Hôm nay nếu mình không ở đây khai căn cho thuốc một cách hiệu quả thì chứng tỏ y thuật của mình không bằng những thầy thuốc của hai ngày hôm trước. Những người này rõ ràng là muốn đặt mình lên trên bàn nướng, khiến mình có muốn từ chồi cũng không được.

Hiệu quả chỉ trong một lần uống, loại sự tình này làm sao mà dễ dàng như vậy. Trương Thanh Lai ngày hôm qua sở dĩ dám ở hiện trường thí nghệm thuốc, đó là căn cứ vào chẩn đoán chính xác thì mới dám khai căn. Ông ta nhất định trước kia đã gặp qua chứng bệnh tương tự, cho nên rất có nắm chắc. Nhưng người phụ nữ trung niên trước mặt này căn bệnh rất kỳ lạ, chính mình trước kia không có gặp qua. Lúc này cũng chỉ là đưa ra phán đoán một cách bảo thủ, sao có thể cam đoan uống một lần là có hiệu quả.

Chẩn đoán một cách chính xác vẫn là một sự kiện đề cao năng lực của người thầy thuốc. Mọi người thích nhìn các chuyên gia xem bệnh, chính là vì lão chuyên gia kinh nghiệm phong phú, khả năng chẩn đoán chính xác rất cao.

Hiện tại, những bệnh viện lớn khả năng chẩn đoán chính xác miễn cưỡng có thể là hai mươi phần trăm. Còn những bệnh viện nhỏ thì lại càng kém hơn. Cơ bản phải cần nhiều lần chẩn đoán bệnh thì mới có thể chẩn đoán ra chính xác. Hơn nữa, lại là những căn bệnh thông thường. Nếu gặp phải những nghi nan tạp chứng thì trong mười người chỉ có được một người là trong lần chẩn đoán đầu tiên có thể tiến hành chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Và đó hẳn sẽ là một người rất giỏi.

Nghi nan tạp chứng sở dĩ được gọi là nghi nan tạp chứng, chính là bởi vì nó rất khó chẩn đoán chính xác.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui