Thuận Minh

Phủ thành của Đăng châu chính là huyện Bồng Lai. thành trì cao to hùng tráng, là một trong những cứ điểm quan trọng của Sơn Đông, bởi vì biển ở đối diện lại là Bột Hải. cửa ngõ thủ bị kinh sư.

Lúc có loạn Khổng Hữu Đức, Liêu binh ỷ vào thành Đăng châu này. mặc dù quan quân ở ngoài thành có ưu thế binh lực hơn mình mười mấy lần. không ngờ vẫn thủ vững được hơn hai năm, có thể thấy được sự kiên cố và hiểm yếu của thành trì này. Mà hiện giờ đã cách trận đại loạn đó gần sáu năm rồi. trong thành vẫn tàn phá bất kham, chưa khôi phục lại được nguyên khí

Phải biết rằng, ngoại trừ mấy trăm nữ tử trẻ tuổi được sung làm doanh kỹ ngày đó. nhân khẩu trong thành cơ hồ đều bị đồ sát hết. hiện tại cư dân trong thành cũng đều là từ bên ngoài chuyển đến.

Phủ thành bị tàn phá như vậy. sự phá hỏng do công phòng tạo thành ngày đó tới hiện tại được vẫn chưa được tu sửa gì cả. Có điều đối với quan viên quân tướng mà nói. biển lớn mênh mông này chính là lạch trời, địch nhân tự nhiên không thể tới được, lừa mình đối người như vậy nên cũng cảm thấy thập phần an tâm.

Ngày đó sau khi Khổng Hữu Đức suất quân đi thuyền từ thủy môn chạy trốn, chiến đấu sau cũng khiến quân cảng và thủy môn trở thành tồi tàn vô cùng, thủy quân chỉ đành để lại thuyền binh. Để rồi là một số ngư dân và thương nhân nộp một số tiền, liền có thể mượn dùng lương cảng này, bỏ neo buộc thuyền thuận tiện vô cùng.

Từ sau khi Bình Hải du kích La Hạo dẫn năm ngàn binh mã ở giữa Lai Dương và Tê Hà đột nhiên "gặp tặc" rồi tan tác sau một đêm. trong phủ thành Đăng châu này chỉ còn lại hơn một ngàn binh đinh, hơn nữa phần lớn là lão nhược. Đô ti Triệu Năng đóng ở huyện Lai Dương là một tướng lĩnh nhiệt tâm. biết rằng binh lực trong phủ thành Đàng châu bạc nhược, cho nên phái một ngàn người đóng ở cạnh thành Đăng châu, một ngàn binh lính của Giao châu doanh so với hơn một ngàn lão nhược bệnh tất của phủ Đăng châu, đó chính là sự khác biệt giữa hổ lang và dê bỏ.

Có sự uy hiếp ở ngoài thành, người trong thành nơm nớp lo sợ. không dám tự tiện hành động. Thám thưởng trấn thủ bên này thì mỗi một ngày lại gửi cho tổng binh Sơn Đông Khâu Lỗi một phong thư, nói là tuổi già sức yếu. không thể đảm đương được trách nhiệm, xin được cáo lão hồi hương. Những quân binh Đăng châu thường ngày hay hoành hành cảng quặp đuôi làm người, chỉ sợ Giao châu doanh ở ngoài thành bắt được bệnh.

Giữa tháng sáu tháng bảy. đối với ngư dân mà nói, cũng tính là thời gian tốt của một năm. trên biển gió yên sóng lặng, lại có mấy vụ cá từ nước ngoài tới. kịp thời trợ giúp cho sinh kế một năm. Những thượng nhân ra biển làm sinh ý này cũng có cách nghĩ tương tự. mượn cơ hội này đi mấy lần để phát tài.

Cho nên ở phía thủy môn quân cảng của thành Giao châu, mỗi ngày đều có không ít thuyền bè ra ra vào vào. Có điều bất kể là ngư dân hay là nhà đò. đều có chút ý vui mừng phát hiện, các binh sĩ gác cảng thích dọa nạt đó. lúc này đều an phận hơn nhiều, trước đây nếu thấy thu hoạch trên thuyền nhiều hoặc là nhà đó xiêm y gọn gàng, thường bị hạch sách không ít tiền. Nhưng hiện tại. những binh đinh này đều rất giữ quy củ. không dám làm bậy.

Một con thuyền nhỏ cũng từ ngoài cảng chậm rãi tiến vào gần thủy môn tìm một vị trí thích hợp để bỏ neo, động tác thành thục ném dây thừng lên bờ. Một người bộ dạng như thủy thủ cầm ván giậm đặt lên bờ. nhảy lên bờ rồi buộc dây lên cọc gỗ. người đó chào thủy thủ ở trên thuyền rồi thong dong bước lên bến tàu, nhìn thấy có binh sĩ quản lý cảng khẩu tới. vội vàng cười bồi. chạy nhanh lên trước.

"Mấy vị quản gia, tiểu nhân là người đảo Tang ra biển đánh cá. ở chỗ này bán cá rồi đi ngay."

Đảo Tang là một hòn đảo nhỏ cách phủ thành Đăng châu khoảng nửa ngày đi biển, trên đảo toàn là ngư dân. binh sĩ gác thủy môn cũng biết, chỉ là vẫn lạnh lùng quát: "Giao ra mười văn có thể đỗ ba ngày."

Thấy binh sĩ giơ tay ra, tên thủy thủ đó tay đang cầm mấy khối bạc vụn bí mật đút trở lại túi, lấy ra một xâu tiền, cung kính đặt lên tay binh sĩ. nói: "Đây là bảy mươi văn, đưa thêm cho mấy vị quản gia đi uổng trà. cũng tính là một chút tâm ý của tiểu nhân."

Tên binh sĩ thu tiền quay đầu lại nhìn phía sau. do dự một lát rồi thu lấy xấu tiền, nhỏ giọng dặn dò: "Đừng để người khác biệt đấy, thuyền này của người đỗ ở đây thêm mấy ngày, huynh đệ chúng ta cũng không quản ngươi."

"Tiểu nhân biết rồi, xin quan gia yên tâm."

Tên thủy thủ gật đầu đảm bảo, song phương cũng không nói nhiều, sau khi quân sĩ bỏ đi, tên thủy thủ này rất kinh ngạc quay đầu lại nhìn một cái. thầm nghĩ lần trước tới đây. binh sĩ của thủy môn quân cảng bộ dạng như lang sói. đòi tiền thì không nói. thậm chí còn muốn lấy không cá. sao gần đây lại giữ quy củ như vậy. quả thực là có thể dùng từ thanh liêm để hình dung.

Tên thủy thủ này Tuy xưng là người của đảo Tang, nhưng xem ra cũng có chút lý giải về phủ thành Đăng châu này. Đi đi dừng dừng, không lâu sao thì đi tới con đường chính của phủ Đăng châu, phủ thành Đăng châu tuy suy tàn đổ nát, nhưng đối với bách tính thôn dân ở phụ cận mà nói thì vẫn là một thanh thị lớn, tới đây mua đồ cũng tính là một chuyện lớn. hơn nữa trên hải đảo. thiếu rất nhiều đồ. khó lắm mới ra ngoài được một lần. cũng phải mua cho đầy đủ. Rất nhanh, tên thủy thủ này liền chui vào trong một cửa hàng tạp hóa.

Khoảng nửa tiếng sau. tên thủy thủ đó từ trong cửa hàng bước ra. nhưng trang phục trên người đã không còn là loại áo ngắn đi trên biển nữa, mà là bộ dạng của một lữ nhân vân du bốn phương, lưng đeo một cái túi nhỏ. còn dắt một con ngựa, trong tay cầm bánh, vừa đi vừa cắn.

Tới cửa thành, cũng là sĩ binh thủ thành lười biếng kiểm tra lộ dẫn của lữ nhân này. bên trên ghi là dân thành Đăng châu tới phủ Đông Xương thăm thân, cho phép thông hành án chiếu theo quy củ thì binh sĩ phải đòi ba văn tiền, trước khi đi còn lầm bẩm: Vào lúc binh hoang mã loạn như thế này. đi ra ngoài làm gì không biết?

Tên thủy thủ đó mỉm cười không đáp. cứ vậy bước đi. nửa đường ở chỗ không có ai liền lầm bẩm: Những tên phế vật này ngay cả tỉnh khí thần để moi tiền cũng không có thì còn làm được cái gì.

Tuy nói là thượng lộ. nhưng tên thủy thủ ăn mặc như lữ nhân vân du bốn phương này cũng biết trên đường không được thái bình, cho nên trước tiên tới xa mã điếm để kết nhóm, tập hợp nhiều người rồi cùng lên đường, ai ngờ tới xa mã điếm ấy rồi, chưởng qũy cũng là một người thật thà, mở miệng nói luôn: "Mùa màng tuy không tốt. có điều trên đường cũng thái bình, huynh đài cho dù đi một mình thì cũng không cần phải lo lắng gì cả. bọn đạo tặc cướp đường đã đi làm ruộng hết rồi."

Những lời này lập tức khiển cho tên thủy thủ đó đần thổi mặt. nhưng không thể lộ ra bộ dạng không quen được, chỉ đứng đó gật đầu cười khan, giải thích: "Nhiều người đi thì vẫn yên tâm hơn."

Nhiều người kết thành nhóm, xa mã điếm sẽ kiếm thêm một phần tiền, khách nhân đã kiên trì chưởng quỹ đương nhiên là vui vẻ, hắn cũng là nhân vật thông minh chuyên nghênh đón đưa tiễn, mở miệng nói với vẻ khách sáo: "Nghe khẩu âm của huynh đài, còn có chút vị đạo của Liêu trấn, chuyển tới lúc nào vậy?"

Đồng tử của tên thủy thủ đó lập tức co lại, nhưng trên mặt thì vẫn tươi cười, trả lời một cách bình tĩnh: "Từ thời tổ tông đã chuyển tới đây rồi. cũng không biết chuyện của địa giới Liêu Đông nữa."

Chướng quy cũng không hỏi nhiều, tên thủy thủ đó cũng tự tìm một chỗ nằm nghỉ, người tụ tập cũng rất nhanh, một đám người của phủ thành Đăng châu và địa phương phụ cận tụ lại với nhau, bắt đầu lên đường. Tên thủy thủ đó rõ ràng là không giỏi nói năng, có điều lại thích nghe chuyện trong những người đồng hành có kẻ thích nói chuyện có người nghe như vậy thì tất nhiên là nói chuyện rất hứng thú.

Hơn nửa năm nay. đối với bình dân bách tính mà nói. bọn họ không biết ở cảnh nội Sơn Đông, trong bóng tối rốt cuộc là đao quang kiếm ảnh như thế nào. chân tướng của những chuyện đó rốt cuộc là gì. Bọn họ chỉ có thể biết và tin những gì mà quan phủ nói ra, và một số tin tức tiểu đạo mà quan phủ cố ý đưa ra.

Ví dụ như, tổng binh Tào châu Lưu Trạch Thanh cấu kết với loạn tặc Thiểm Tây. song phương phân chia không đều. sấm tặc vào Tào châu giết chết Lưu tổng binh trung liệt song toàn, kết quả Lưu tổng binh vừa chết, khu vực Sơn Đông lập tức đại loạn, binh mã của phủ Đăng châu này hoặc là tự mình tan rã. hoặc là bị tặc binh đánh tan. Kết quả hiện tại phải để một tham tướng vốn được phân thủ Lai châu đi phân thủ các nơi. binh đinh một phủ chỉ có hai ba ngàn người, có thể làm được gì chứ, triều đình không biết làm việc như vậy, sớm muộn gì cũng xảy ra loạn lớn.

người đó nói đến nỗi nước bọt văng tung tóe, tên thủy thủ hảo tâm nhắc nhở một câu "Chớ có để người của quan phủ nghe thấy, không thì sẽ phiền phức đấy", người đó nói dang cao hứng, cũng chẳng buồn để ý, trực tiếp mở miệng nói tiếp: "Họa hại Ngụy Trung Hiền sớm đã bị thánh thượng diệt trừ rồi. hiện tại chính là lúc Đông Lâm thánh hiền ở triều, rất là trong sạch."

Tên thủy thủ này mỉm cười không nói gì, cứ vậy đi trên đường, tên thủy thủ này cùng đoàn người tới Tê Hà thì phân khai với mọi người, tự mình cưỡi ngựa chậm rãi lên đường.

Trong vòng nửa tháng tiếp theo, phủ Đăng châu, phủ Lai châu, phủ Thanh châu đều có thể nhìn thấy bóng dáng của tên thủy thủ này, đi rất nhiều nơi. thấy rất nhiều chuyện..

Sau nửa tháng, người này lại trở về thành Đăng châu, gần như là đảo ngược trình tự ra vào phủ thành Đăng châu, khi tới thủy môn cảng khẩu, lại đổi sang ăn mặc như thủy thủ, mỗi ngày ở quân cảng thủy môn thuyền ra ra vào vào nhiều như vậy. ai mà chú ý một thủy thủ ở trên thuyền.

Thuyền của tên thủy thủ này lên ngồi không phải là con thuyền mà hắn ngồi tới lúc trước, đồng dạng, cũng không ai đi chú ý con thuyền này làm gì. Thuyền cá mà tên thủy thủ ngồi trên đường về vào lúc nộp phí dụng bỏ neo. tự xưng là thuyền tới từ đảo Đại Trúc, có điều sau khi lái ra khỏi thủy môn quân cảng của phủ thành Lai châu, hướng thuyền đi không phải là đảo Đại Trúc.

Đại Minh không có hải quân và thủy sư định kỳ tuần thị mặt biển, hơn nữa biển lớn mênh mông, cho dù là có bố trí như vậy thì chặn đường kiểm ra những con thuyền nhỏ ở trên biển cũng như tìm kim đây biên, huống chi cho dù là chặn lại, người trên thuyền cũng có thể nói là ra biển đánh cá, cũng không có gì vi phạm lệnh cấm cả.

Nhưng con thuyền này rời khỏi Đăng châu rồi. đi qua đảo Đại Trúc cũng không đừng lại. một mực tới đảo Hoàng Thành ở tận cũng phía bắc cũng vẫn không dừng lại. mà trực tiếp đi tới phía Kim châu trung tả sở mới dừng thuyền.

Kim châu trung tả sở vào lúc này đã là danh từ của lịch sử, địa phương này vào mấy năm trước sớm đã bị quân hậu Kim đánh hạ rồi. trước mắt là lãnh thổ của Nữ Chân Thát tử.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui