Sau khi uống một bát lớn bánh trôi, hương vị ngòn ngọt thanh thanh lan ra khắp miệng, Kỷ Hòa lại tiếp tục ăn từng viên bánh trôi nhỏ dưới cái nhìn chăm chú của Kỷ Thiện Sinh.Bánh trôi trắng trắng mềm mềm y như thiếu gia hồi bé vậy.Kỷ Hoà bỗng dưng nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên của họ.Lúc đó cô chỉ là một cái xác chết đói ngồi gặm vỏ cây ven đường, còn thiếu gia thì ngồi trong chiếc xe ô tô xa hoa đang chạy chậm, hai đứa nhỏ không hẹn mà nhìn nhau, mặt đối mặt.Mẹ cô mất ngày trước.
Bị bỏ đói đến chết.Cuối cùng, bà chỉ để lại một chút vỏ cây mà bà đã dành dụm bấy lâu nay cho cô, Kỷ Hòa vừa nhai vừa nhìn Kỷ Thiện Sinh.Bé trai này thật đáng yêu quá đi.
Khuôn mặt tròn trịa, trắng trẻo và mềm mại như bánh trôi ăn trong Tết Nguyên Tiêu vậy.Khi chiếc xe tiếp tục đi về phía trước, cô nuốt nước bọt, dùng đôi tay gầy guộc chống đỡ cơ thể yếu đuối của mình rồi loạng choạng đứng dậy.Cô nhớ tới lời mẹ dặn, khi đến Bắc Kinh, bọn họ sẽ đi tìm một gia đình giàu có, chăm chỉ lương thiện làm việc rồi sẽ tự khắc nuôi sống được bản thân.Một gia đình giàu có? Thế nào mới được coi là một gia đình giàu có?Lúc đó, trong ý nghĩ của một cô bé mới tám tuổi như Kỷ Hòa, những người có cơ hội được lái ô tô đã được coi là người giàu có rồi.Chưa kể, đi theo chiếc xe này còn có thể thấy được cậu bé đáng yêu đó nữa.Có lần cô lén nghe một thầy giáo trong trường tư nói qua rằng, cái bánh trôi đó còn có tên là cái gì Vọng, Vọng cái gì mà Chỉ Khát?Uhm, Kỷ Hòa lại nuốt nước bọt một lần nữa, nuốt theo cả miếng vỏ cây khó ăn kia vào.Đúng rồi, cô nghĩ ra rồi.
Nó được gọi là “Vọng Thang viên Chỉ khát" [1][1] Vọng Thang viên Chỉ khát: Lấy từ câu thành ngữ “望梅止渴” - trông mơ giải khát, ví là tự ảo tưởng để an ủi bản thânCũng chỉ vì có thế mà, Kỷ Hòa đã theo xe của Kỷ gia suốt ba ngày ba đêm.Kỷ Thiện Sinh thực ra sớm cũng đã để ý đến Kỷ Hoà.
Không có lý do nào khác, chỉ là vì Kỷ Hòa có một đôi mắt đẹp.Một đôi mắt tuyệt trần.
Mặc dù cả người gầy gò, ốm yếu, toàn bộ khuôn mặt xám xịt bẩn thỉu, không thể nhìn ra chút dung mạo nào, nhưng trong mắt vẫn lóe lên một tia sinh tồn sáng chói, không cam lòng chịu cúi đầu trước số phận.Đôi mắt đen nhánh và sáng bóng, giống như một viên đá quý, khiến ai nhìn qua cũng khát vọng có được.Vào ngày thứ ba, Kỷ Hòa cuối cùng đã mất đi chút sức lực cuối cùng.Ngất xỉu bên vệ đường.Kỷ Thiện Sinh chợt thấy cô gái nhỏ cả người nhem nhuốc, bẩn thỉu mà anh vẫn hay nhìn qua gương chiếu hậu đột nhiên biến mất, liền nhanh chóng kêu tài xế dừng lại.Sau đó anh bế cô lên xe, đưa Kỷ Hòa trở về nhà.Kỷ Hòa ban đầu không được gọi là Kỷ Hòa.Cha cô thấy cô sinh ra không phải là đứa con trai mà ông hằng mong ước, nên ông ta tùy ý đặt cho cô một cái tên, gọi là Đại A.
Ông ta nghĩ rằng, chỉ người con trai nối dõi tông đường mới đủ tư cách được theo họ ông ta.
Con gái chỉ khiến cho việc làm ăn càng thêm thua lỗ.Kỷ Thần lúc đó cũng là người đã có tiếng tăm, là người mà ai nhắc đến tên cũng phải nể trọng.Do đã chịu nỗi khổ khi không được ăn học đàng hoàng, sau này, ông bắt buộc hai đứa con trai của mình đều phải lên giảng đường học tập bài bản.
Tên của người hầu trong gia đình cũng được đặt bằng những cái tên nho nhã, lịch sự nhất..Vào thời điểm đó, Kỷ Hòa, vẫn còn được gọi là ‘Đại A’, khi được cứu về, Kỷ Hòa đã hướng tới Kỷ Thiện Sinh dập đầu lạy đủ ba lạy.Trong ý nghĩ của cô, đền ơn đáp nghĩa có nghĩa là lấy thân báo đáp, dùng cả đời của mình để trả ơn cho người.Cô không cha không mẹ, thiếu gia cứu cô một mạng, thì giờ đây cô chính là người của thiếu gia.
Cô không có ý nghĩ gì khác.Cô chỉ nhớ rằng lần cuối cùng, trước khi mẹ đi, mẹ đã nắm lấy tay cô và dặn cô hãy sống thật tốt.
Cô cầu xin thiếu gia ban cho cô một cái tên.Kỷ Thiện Sinh nhớ rằng, lúc Kỷ Hòa hôn mê, tay cô bé vẫn cố nắm chặt lấy vài cọng cỏ khô xơ xác.
Nghĩ đến trong trận cháy rừng bất tận, đôi mắt đó của cô vẫn giữ một sức sống mãnh liệt.Vậy thì gọi là ‘Kỷ Hòa’ đi.Kỷ Hòa và Kỷ Thiện Sinh.Hoà thử li li, tụng thiện nhi sanh.[2] Hoà thử li li, tụng thiện nhi sanh:Ý là mạ non (cỏ khô) từ thiện mà sinh.Cũng kể từ đó, Kỷ Hoà đã đi theo bên cạnh Kỷ Thiện Sinh.Đi theo cả một cuộc đời.