Thương Tâm

Tôi đã có một giấc mơ kì lạ

Trong giấc mơ đó tôi thấy mình bay lơ lửng trên trần nhà, dửng dưng đứng nhìn một “tôi” khác đang nằm gục đầu bên bồn tắm, máu từ cánh tay hòa cùng
dòng nước nhuộm đỏ một mảng sàn. Tôi thấy bực bội, cảm giác nhìn một
người có vẻ ngoài y hệt mình lại chết một cách phi thường bi thảm như
thế chẳng lấy làm dễ chịu. Sao không ai mau chóng phát hiện ra cái xác
đó? Sao không có người nào nhỉ? À, nhưng nếu đó thật sự là tôi, thì phải mất bao lâu mới có một người đến nhà và nhận ra rằng tôi đã chết mục
xương ra đây?

Tôi cứ tự hỏi như vậy.

Loanh quanh trong
nhà ba ngày, chứng kiến cảnh cái xác kia đang dần phân hủy, tôi bắt đầu
không chịu nổi mùi tanh hôi thịt rửa rồi cả việc nhìn thấy từng con từng con giòi to đùng thi nhau ra vào cơ thể “tôi” kia. Vậy là trong một
phút kích động, không cần suy nghĩ thêm, tôi vọt ra phòng khách, hướng
về phía chiếc điện thoại nằm chỏng chơ trên ghế sofa. Tôi không nhớ lần
cuối cùng tôi dùng điện thoại để liên lạc là khi nào, trong suốt 4 năm
qua công dụng duy nhất của nó là báo giờ và báo thức. Tôi vốn chẳng có
ai để nhớ mong, chẳng có ai để tìm kiếm, mà cũng chẳng có ai cần tìm
kiếm tôi làm gì. Thế nhưng trong danh bạ của tôi vẫn luôn có một
người...

Công nghệ tiên tiến thật tốt, mấy ngày qua tôi chẳng thể tác động vào bất kỳ một vật thể nào trong ngôi nhà này, nếu có thì cũng chỉ nhẹ bẫng, như thể dùng một ngọn cỏ phớt qua. Thế nhưng với
smartphone thì khác, màn hình cảm ứng này tốt đến mức cái chạm như có
như không của tôi cũng có thể mở được màn hình, thuận lợi một đường vào

tận danh bạ, bấm số gọi. Điện thoại đổ chuông một lần rồi hai lần vẫn
không ai bắt máy, tôi kiên trì gọi tiếp, đến lần thứ tư một giọng nam
trầm tĩnh nhưng lạnh lùng vang lên:

- Chuyện gì đấy?

Tôi nấc nghẹn.

Tôi không hiểu tại sao, ngay cả lúc tự nhận biết được rằng mình đã chết tôi cũng không cảm thấy hụt hẫng như lúc này. Tôi cứ khóc, khóc càng ngày
càng lớn, khóc như thể cả cuộc đời này tôi chưa từng được khóc lần nào.
Giọng nói ấy, lạnh lùng mà trầm ổn, từ ngày tôi mới sinh ra cho đến nay
vẫn luôn là thứ khiến tôi sợ hãi, lại là thứ khiến tôi an tâm nhất.
Không biết tôi đã khóc bao lâu, cho đến khi đầu dây bên kia ngập ngừng
mấy tiếng, mang chút ấm áp và bất an:

- Con sao vậy Hoàng Liên? Sao lại khóc?

Nước mắt nước mũi nghẹt ứ trong cổ họng, tôi chỉ dùng sức lắc đầu, quên bẵng đi việc đầu dây bên kia không thể trông thấy động tác của tôi, cũng
quên bẵng đi việc tôi chỉ là một linh hồn vất vưởng. Cha tôi bắt đầu sốt ruột, ông nói rất nhanh:

- Cha đang ở thành phố T, ngày mai ký hợp đồng xong cha sẽ sang chỗ con!

Điện thoại lúc này chỉ còn những tiếng tút tút báo hiệu đầu dây bên kia đã
tắt. Tôi ngồi thừ ra trong phòng khách, vẫn khóc đến nghẹn ngào, chỉ là
lúc này đây tôi không biết, thân thể tôi đang dần dần trong suốt, cho
đến lúc tan biến hoàn toàn vào hư không...

--- ------ ------ ------ ------ -----

Có nắng chiếu lên mặt tôi, tôi cảm nhận được điều đó, tiếng chuông báo
thức xa lạ vang bên tai. Tôi hơi ngẩng đầu dậy, với tay định tắt điện
thoại mà ngủ tiếp, nhưng điện thoại lại không nằm ở vị trí đáng lẽ ra nó phải nằm. Tôi bắt đầu thấy kỳ lạ. Chừng nửa giây sau đó, tôi đã thấy
mình bật dậy, hoảng hốt nhìn về phía cửa sổ sáng choang. Tôi có bao giờ
kéo màn cửa sổ lên đâu? Rồi với một bộ dạng không thể nào ngạc nhiên
hơn nữa, tôi đảo mắt nhìn khắp phòng.

Nơi này, không phải phòng của tôi!

Lúc này, tôi đã thực sự hoảng hốt và bấn loạn.

Đây là lần đầu tiên tôi sợ hãi đến như vậy, từ nhỏ đến giờ, tôi chưa một
lần ra khỏi vùng an toàn của bản thân mình. Huống hồ chi cha tôi chắc
chắn sẽ không để điều đó xảy ra. Trong lúc tay chân tôi đã lạnh ngắt,
đầu óc tôi lại liên tục liên tục tuôn ra hàng trăm ngàn câu hỏi dẫn dắt

về chiều hướng tiêu cực nhất: Nơi này là đâu? Tại sao tôi lại ở nơi này? Không phải tôi bị bắt cóc chứ? Tôi có sống được không? Họ sẽ tha tôi
chứ? Tôi có nên tự tử trước khi đón nhận một thứ gì đó tệ hơn? Nếu bây
giờ tôi nhảy qua cửa sổ sẽ thoát được chứ? Bên dưới có người nào không?
Họ cần bao nhiêu... Tôi nên bình tĩnh hơn đúng không?

Nhưng tôi không thể bình tĩnh.

Một buổi sáng đẹp trời năm tôi 10 tuổi, cha tôi chở tôi vào một phòng khám
rất sang trọng. Vị bác sĩ già nhìn tôi âm trầm, hỏi hàng loạt những câu
không đầu không cuối. Tôi vâng vâng dạ dạ, như bao lần trả lời một cách
rành mạch rõ ràng. Nhưng lần này cha tôi lại có vẻ không hài lòng.

Hỏi loanh quanh một lát, bác sĩ đẩy gọng kính, nhìn cha tôi lắc đầu. Ông
đưa ra một sấp tài liệu, mà tôi lại không hiểu những gì mà ông huyên
thuyên cho lắm. Cái gì mà ảnh hưởng? Cái gì mà di chứng? Bác sĩ nói rất
lâu, tôi lại chỉ nhớ mỗi một câu ngắn ngủn: “Trầm cảm bẩm sinh“. Bốn từ
ít ỏi, nhưng chính là lời nguyền ác độc nhất ghim vào cuộc đời tôi,
khiến tôi vạn kiếp bất phục. Nhiều lần tôi lại tự hỏi, nếu không phải vì bốn từ này, có lẽ cuộc đời tôi đã không bi thương và khổ đau đến như
vậy... phải không?

Tôi vẫn không thể cử động.

Tất cả động
tác đều ngưng trệ cùng với đầu óc. Tôi không thể nghĩ được gì, cũng
không thể làm gì, chỉ biết trơ mắt nhìn bức tranh treo trên bức tường
đối diện. Trong tranh hai thiếu nữ đang vui đùa trên một cánh đồng ngập
tràn hoa cúc, một cô gái có mái tóc màu nâu dài xinh đẹp rạng rỡ, một cô gái tóc đen búi cao lại thanh tú ngọt ngào. Bố cục hài hòa, nét vẽ hoàn mỹ, tôi thậm chí có thể cảm nhận được làn gió nhè nhẹ đang ve vỡn mấy
khóm hoa cúc trắng, cảm nhận được hương thơm như ảo như mộng kia...

Cộc cộc cộc. Cánh cửa vang lên mấy tiếng gõ khô khốc. Tôi hơi giật mình,
kinh hoảng nhìn về phía phát ra âm thanh. Thêm vài tiếng gõ, một giọng

đàn bà trong vắt nhưng có lực vang lên:

- Thương Tâm mở cửa cho mẹ!

Mẹ? Thương Tâm? Tôi có nghe lầm không? Ai là mẹ? Còn Thương Tâm là ai?

- Thương Tâm, mẹ biết con rất giận ba mẹ đã tự ý sắp đặt hôn sự cho con, con mở cửa đi mẹ có chuyện muốn nói!

Người đàn bà có lẽ đã hết kiên nhẫn, tôi nghe trong giọng nói ngọt ngào đó ẩn nhẫn một ít sự tức giận cùng khó chịu. Trong này lòng tôi vẫn rối như
tơ vò. Phòng này chỉ có một mình tôi, vậy Thương Tâm là ai? Đang miên
man suy nghĩ, bên ngoài tiếng gõ ngày một dồn dập:

- Thương Tâm! - Xem ra bà ta thật sự đã hết kiên nhẫn - Mẹ không cần biết con giở trò
gì, nhưng chuyện con phải kết hôn cùng Dương Tẫn Phong đã chắc như đinh
đóng cột. Ngày lành tháng tốt ba mẹ cũng đã xem rồi, con cứ ở lì trong
đó đi, chỉ cần tới hôm đó ngoan ngoãn được đưa lên xe hoa coi như ổn
thỏa. Từ đây tới ngày đó, con muốn nháo muốn quậy thế nào, tùy con! Ba
mẹ không ý kiến nữa!

Ngoài cửa vọng lại tiếng bước chân xa dần
cho đến khi tất cả mọi thứ trở về không khí tĩnh lặng vốn có. Thế nhưng
lúc này đây lòng tôi đã chẳng thể nào tĩnh lặng cho cam.

Thương Tâm! Thương Tâm? Không phải là nữ phụ trong “Vũ khúc” hay sao?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận