Thương Trường Đại Chiến

Lục Thiếu Hoa ra lệnh cho mấy người Lưu Minh Chương trong vòng hai tháng phải bán tháo hết toàn bộ cổ phiếu. Bên ngoài nhìn qua thì dường như là có rất nhiều thời gian, nhưng thật ra thì không phải như vậy. Ngoại trừ việc không thể bán tháo ồ ạt, làm rối loạn thị trường ra, còn có nhân tố thị trường nghỉ thứ sáu và chủ nhật ở bên trong.

Cũng may là đội môi giới chứng khoán dưới quyền mấy người Lưu Minh Chương khá nhiều, có thể đem tất cả cổ phần ra, cũng chưa đến nỗi đội này phải chia nhỏ nhiệm vụ bán tháo cổ phiếu, giảm được lượng lớn công việc, đồng thời cũng đẩy nhanh được tốc độ bán tháo.

Trong tháng tám, tất cả cổ phiếu phải được bán tháo hết trong tháng tám, bởi vì đến tháng tám cuộc khủng hoảng tài chính sẽ bùng nổ, mà đến lúc đó, thị trường chứng khoán sẽ hỗn loạn, thi nhau sụt giảm, nếu đợi đến lúc đó mới bán tháo thì e rằng thời gian đã không còn kịp nữa.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm, hai người Lưu Minh Chương không phải là những người bình thường, bọn họ đều có kinh nghiệm phong phú, hiện tại chỉ là bán tống bán tháo cổ phiếu mà thôi, hai người họ có hàng chục, thậm chí là hàng trăm cách để có thể bán được cổ phiếu, sẽ không đến mức làm chậm trễ kế hoạch của Lục Thiếu Hoa.

Dễ nhận thấy, Lưu Minh Chương và Lý Vân Thanh rất tự tin, hai người họ đều tin rằng họ có thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian mà Lục Thiếu Hoa giao phó. Vì vậy, ngay cả nghĩ cũng không cần, hai người họ liền cam đoan, khiến Lục Thiếu Hoa thở phào nhẹ nhõm.

Lưu Minh Chương và Lý Vân Thanh đã cam đoan, Lục Thiếu Hoa còn có thể nói thêm gì chứ, lập tức không nhiều lời, chỉ khẽ gật đầu, sau đó liền giơ tay lên, để hai người Lưu Minh Chương và Lý Vân Thanh đi.

Kỳ thật sở dĩ Lục Thiếu Hoa bán tháo những cổ phiếu có trong tay là vì còn có một nguyên nhân mà hắn không muốn ai biết. Không phải do hắn sợ cổ phần bị co lại, cũng không phải vì kiếm sự chênh lệch giá, mà là vì để tập trung tài chính lại nên mới bán tháo.

Lục Thiếu Hoa bỗng nhiên tập trung vốn đầu tư tăng đến ba nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng thêm một nghìn tỷ đô la Mỹ, tuy trong một nghìn tỷ này có 500 tỷ đô la Mỹ là mượn từ trong nước nhưng vẫn còn có 500 tỷ đô la Mỹ được điều động từ căn cứ Hổ Gầm đến. 

Như vậy cũng có nghĩa là căn cứ Hổ Gầm cơ bản đã không còn nhiều tài chính để có thể điều động, nếu muốn tập trung nữa, chỉ sợ sẽ thâm vào vốn. Căn cứ Hổ Gầm là hậu thuẫn mạnh nhất của Lục Thiếu Hoa, không thể để xuất hiện bất cứ vấn đề gì được.

Căn cứ Hổ Gầm không thể điều động thêm tài chính, như vậy một khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, Tập đoàn Phượng Hoàng sẽ phải làm sao đây?

Tập đoàn Phượng Hoàng tăng cường phòng ngự là điều chắc chắn, Lục Thiếu Hoa cũng đã chuẩn bị một khoản tiền để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính, tạm giữ lại phía sau, nhưng số tiền đó cũng không nhiều lắm, còn chưa đến 100 tỷ đô la Mỹ, có thể sẽ không đủ.

Đừng quên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có thể kéo dài một đến hai năm, mà trong thời gian này, Tập đoàn Phượng Hoàng nên làm gì để có thể duy trì? Đây chính là vấn đề cần suy nghĩ thật kỹ.

Câu trả lời rất rõ ràng, chính là dựa vào tài chính mà duy trì, đây cũng là lý do mà Lục Thiếu Hoa không thể không lấy một chút tiền tới lấp kín chỗ hổng, duy trì đến khi cuộc khủng hoảng tài chính tài kết thúc, tài chính theo sự lèo lái của Lục Thiếu Hoa rút lui khỏi thị trường tài chính, khi đó Lục Thiếu Hoa mới có thể có số lượng lớn tài chính để điều đến chống đỡ.

Tính qua số cổ phần Lục Thiếu Hoa có trong tay, trong đó cũng có hàng chục các công ty nổi tiếng, số định mức không giống nhau, nhưng nếu tung ra, Lục Thiếu Hoa ít nhất cũng có thể thu được gần 200 tỷ đô la Mỹ, đây là chưa bao gồm hơn 51016 cổ phần của các công ty khác, nếu tính cả, Lục Thiếu Hoa mà bán tháo toàn bộ số cổ phần có trong tay ra, như vậy ít nhất có thể thu được không dưới 350 tỷ đô la Mỹ.

Có thêm gần 200 tỷ tài chính chèo chống, hơn nữa Tập đoàn Phượng Hoàng đã sớm chuẩn bị tốt công tác phòng ngự, dùng tài chính chống đỡ để rút lui trên thị trường tài chính hẳn là không có vấn đề gì. Ừ, tối thiểu thì theo Lục Thiếu Hoa cũng là như vậy, chưa có trở ngại gì.

Đây chính là nguyên nhân vì sao Lục Thiếu Hoa muốn bán tháo số cổ phần đó.

Lục Thiếu Hoa ra lệnh bán tháo số cổ phiếu hiện có, giải quyết xong một phần kế hoạch của hắn. Mà Tập đoàn Phượng Hoàng lại đang hoạt động với tốc độ cực nhanh, điều này làm Lục Thiếu Hoa thấy có thể nhẹ nhõm một chút. Tuy nhiên, con người như Lục Thiếu Hoa chắc chắn không thể thoải mái lâu, một khi không có chuyện gì để làm, trong đầu hắn sẽ tự động lại hiện ra một vài số liệu, dự tính.

Những số liệu này không phải cái gì khác, chính là mức độ sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn thế giới năm 2008 này, cũng là danh sách mà Lục Thiếu Hoa giao cho nhóm mấy người Lưu Minh Chương làm.

Bên trong danh sách ghi rõ, trong năm 2008 thị trường chứng khoán mất điểm với biên độ lớn nhất ở một nước nhỏ: Iceland.

Trong năm 2008, chỉ số Iceland 15 cả năm của đảo quốc này giảm 94.43%, xếp vị trí thứ nhất trên toàn thế giới, có thể nói, chỉ số Iceland 15 của họ đã hoàn toàn sụp đổ.

Tuy chỉ số Iceland 15 cả năm sụt giảm 94.43% nhưng đây cũng không phải là quốc gia được Lục Thiếu Hoa chú ý nhiều, điều này làm người khác cảm thấy có chút khó hiểu.

Thật ra lý do rất đơn giản, đó là vì toàn bộ quốc gia Iceland mới có chút tiền có giá trị như vậy, cho dù chỉ số của họ giảm 100% thì Lục Thiếu Hoa cũng không kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng ngược lại, Mỹ là trung tâm của cuộc khủng hoảng, biên độ giảm tuy không nhiều, nhưng so về tiền thì nước Mỹ lại nhiều hơn Icland rất nhiều, số tiền có thể có được hiển nhiên cũng nhiều hơn.

Ừ, trở lại chuyện chính, chỉ số Iceland 15 đứng đầu trong danh sách, xếp hạng độ giảm mức độ lớn nhất, song chỉ số Bulgaria Sofix cũng giảm không kém, chỉ số cả năm của họ giảm tới 79.71%, xếp vào vị trí thiệt hại lớn thứ hai trong danh sách, cũng là một trong số những chỉ số gần như sụp đổ.

Xếp thứ ba là Ukraine, quốc gia này tuy không lớn, kinh tế cũng không phát triển, nhưng biên độ giảm của chỉ số Ukraine PF 7S của bọn họ lại không hề nhỏ, giảm tới 74.33%, chỉ ít hơn biên độ giảm của chỉ số Bulgaria Sofi 5.38%, đứng vị trí thứ ba.

Xếp ở vị trí thứ bốn chính là Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, chỉ số Dubai PF 7S cũng là một trong số những chỉ số hạ hơn 70%, toàn năm hạ 72.42%, đứng ở vị trí thứ tư, cũng có thể coi là gần đứng đầu danh sách.

Tiếp theo là một nước lớn, gần sát ngay bên nước Mỹ trên bản đồ thế giới, cũng là một trong những tay sai của Mỹ, ở ngay bên cạnh trung tâm của cuộc khủng hoảng, kinh tế của họ cũng không hề thấp, nhưng cũng vẫn bị thê thảm, biên độ giảm cả năm cũng vượt qua con số 70%.

71.44%, đây chắc chắn là một con số đáng sợ, nếu chưa tính chỉ số Average, cho dù là sụt giảm 100% cũng chỉ có thể sẽ bị ảnh hưởng một chút mà thôi, không thể chạm tới gốc được. Biên độ hết lần này đến lần khác giảm như vậy cũng chỉ có thể là chỉ số tổng hợp Standard and Poor's (1), vậy thì chịu sao nổi.

Không thể không biết đến chỉ số tổng hợp Standard and Poor's là một trong những chỉ số chính của Canada, kết quả đó không cần nói cũng có thể biết được, Canada thế là xong đời.

Canada xong đời, đây là điều làm Lục Thiếu Hoa thấy mà vui, bởi vì Canada chính là một trong những đối tượng tâm điểm chú ý của hắn . Bọn họ giảm càng thảm thì tiền Lục Thiếu Hoa kiếm được càng nhiều.

Xếp vị trí thứ tư chính là chỉ số tổng hợp của Canada, nhưng đây không phải quốc gia có biên độ giảm tới hơn 70%, phía sau nước này còn có một Vương quốc có biên độ giảm tới hơn 70%, đó là Romania, chỉ số Romania BE sụt giảm đến 70.47%, đứng ở vị trí thứ năm, là quốc gia cuối cùng có biên độ giảm trên 70%.

Có năm quốc gia có biên độ giảm trên 70%, như vậy tiếp theo thì sao? Tiếp theo còn có 19 quốc gia có biên độ giảm trên 60%, trong đó tiêu biểu nhất có các nước như Trung Quốc và Nga.

Trong các quốc gia có biên độ giảm trên 60% có Nga, Russia Index giảm tới 66.86%, tiếp đó là Shanghai composite index của Trung Quốc, giảm [2497. 75-0. 05%]65. 39%, tất cả chỉ số cổ phiếu của Anh cũng giảm 62.41%.

Nga, Trung Quốc, Anh, ba quốc gia này đều là những nước lớn mạnh, có nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới. Nhưng những quốc gia này đang sụt giảm với biên độ thật sự là quá lớn, kết hợp với sự phát triển kinh tế của họ liền có thể tưởng tượng được ra số tiền tổn thất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là bao nhiêu.

Song nói đi cũng phải nói lại, Trung Quốc có một người được tái sinh như Lục Thiếu Hoa, mà trước đó Lục Thiếu Hoa lại đã có nhắc nhở qua với Thủ trưởng số 1, đoán chừng biên độ sụt giảm của Shanghai composite index trên sàn chứng khoán cũng sẽ không lớn như vậy, ít nhất thì theo như Lục Thiếu Hoa thấy, tổn thất hẳn là có thể giảm được hơn một nửa.

Biên độ giảm của Trung Quốc chậm lại, ừ, cho dù là giảm chậm lại, Lục Thiếu Hoa cũng vẫn sẽ không đầu cơ vào thị trường chứng khoán trong nước, dù sao hắn cũng có rất nhiều cổ phiếu của Thượng Hải và Thâm Quyến, nếu đầu cơ, chẳng những những cổ phiếu này sẽ ít đi, mà Lục Thiếu Hoa còn có thể sẽ bị những quan chức cao cấp của quốc gia căm hận, có thể nói là hai bên đều không được thuận lòng, không có lợi.

Cho nên, Lục Thiếu Hoa không suy xét đến việc đầu cơ ở trong nước. Có một số quốc gia nhất định không thể bỏ qua được, ví dụ như Đức hay Thụy Sĩ chẳng hạn, mức độ sụt giảm của họ đều trên 20%, như chỉ số DAX của Đức (2), biên độ của nó giảm tới 29.8%. Còn chỉ số thị trường của Thụy Sĩ là 27.85%, đây đều là những quốc gia bị sụt giảm với biên độ lớn.

Còn về chỉ số Tokyo thì sao? Lục Thiếu Hoa tất nhiên cũng sẽ không thể bỏ qua, bởi vì Lục Thiếu Hoa là một người thức thời, bất kể chỉ số Tokyo hạ bao nhiêu, Lục Thiếu Hoa cũng sẽ nhúng tay vào, huống chi chỉ số Tokyo lại hạ với biên độ không hề nhỏ, cũng trên 30%, như vậy thì làm sao Lục Thiếu Hoa có thể bỏ qua, không nhúng tay vào được chứ?

Lục Thiếu Hoa không những sẽ bước chân vào mà còn có thể sẽ liệt chỉ số Tokyo là đối tượng trọng điểm, hung hãn mà lao vào. Không còn cách nào, ai bảo kinh tế Nhật Bản phát triển chứ, rất có lợi mà.

Song tất cả các quốc gia đều đang sụt giảm, Lục Thiếu Hoa cũng có bố trí có tính châm kích, thế nhưng cộng tất cả lại cũng không thể bằng một nước Mỹ. Trong kế hoạch của Lưu Minh Chương, nước Mỹ là mục tiêu cuối cùng. Nếu lấy ví dụ để chứng minh, nước Mỹ trong kế hoạch này chắc chắn sẽ lấy địa vị của Bin Laden trong chính phủ Mỹ để so sánh.

Bin Laden là đối thủ số một của chính phủ Mỹ, cũng là nhân vật được liệt vào vị trí số một trong sổ đen. Mà thị trường chứng khoán Mỹ cũng được xếp vào vị trí thứ nhất trong bảng danh sách đen trong kế hoạch của Lục Thiếu Hoa, thuộc loại quan trọng nhất trong những loại quan trọng của những mục tiêu quan trọng. Còn về những quốc gia khác, Lục Thiếu Hoa sẽ sắp xếp một chút trong danh sách đen, sau nước Mỹ. 

Giống như mọi người đã biết, kinh tế Mỹ đứng thứ nhất trên toàn thế giới, cho dù bọn họ là trung tâm của cuộc khủng hoảng, mức độ sụt giảm thị trường chứng khoán cũng không phải là lớn nhất. Thế nhưng, chỉ số Dow Jones New York giảm mạnh xuống tới hơn 30.62%, chỉ số giảm 38.49%, chỉ số Nasdaq Composite (3) giảm 34.01%, cả ba chỉ số đều giảm trên 30%, đây cũng không phải là con số nhỏ, lợi nhuận bên trong rất lớn, vậy thì làm sao Lục Thiếu Hoa có thể buông tha chứ?

Đúng vậy, làm sao Lục Thiếu Hoa có thể bỏ qua được chứ?

(1) Standard amp; Poor's là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là một công ty con của McGraw-Hill. Standard amp; Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (*).
Standard amp; Poor's đưa ra các đánh giá tín dụng cả dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức công và tư.
(*) Các cơ quan xếp hạng tín dụng (tên tiếng Anh: credit rating agency, viết tắt: CRA) là những công ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ/chứng khoán, hoặc đối với bản thân các loại nợ/chứng khoán. Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ dưới nợ cũng được xếp hạng.
Ba công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về thị phần) là các công ty Standard amp; Poor's (Samp;P), Moody's, và Fitch Group. Samp;P và Moody's có trụ sở ở Mỹ, trong khi Fitch có cả trụ sở tại Mỹ và Anh, và do FIMALAC của Pháp kiểm soát.
Từ giữa những năm 1990 đến đầu năm 2003, chỉ có 3 công ty này có mặt trong “Các Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc (NRSRO)” tại Hoa Kỳ.

(2) DAX 30 (viết tắt của Deutsche Aktien Xchange 30, tiền thân của Deutscher Aktien-Index 30) là một chỉ số thị trường chứng khoán cho các cổ phiếu blue chip bao gồm 30 công ty lớn nhất của Đức giao dịch trên sàn GDCK Frankfurt, căn cứ theo khối lượng giao dịch và giá trị vốn hóa thị trường. Giá được tính theo giá trên hệ thống giao dịch điện tử Xetra.
L-DAX (Late-DAX) là một chỉ số phản ánh biến động của chỉ số thị trường DAX 30, được sử dụng trên sàn GDCK Frankfurt (Frankfurt Stock Exchange- FSE) sau khi hệ thống giao dịch điện tử Xetra ngừng hoạt động. Chỉ số L-DAX căn cứ chủ yếu vào giao dịch tại sàn FSE. Nếu chỉ số DAX được tính toán từ 9:00 đến 17:30 thì chỉ số L-DAX được tính từ 17:30 đến 20:00.
Eurex- thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và quyền chọn đặt tại Zurich, Thụy Sĩ với chi nhánh tại Frankfurt, Đức, đưa ra chỉ số DAX cho hợp đồng quyền chọn (ODAX) và hợp đồng tương lai (FDAX) từ 8:00 đến 22:00.
Bên cạnh chỉ số DAX 30, còn có chỉ số DAX 100 bao gồm 100 cổ phiếu.

(3) Nasdaq Composite (hay chỉ số tổng hợp Nasdaq): là chỉ số thị trường chứng khoán của tất cả các loại chứng khoán thông thường và cổ phiếu tương tự (chẳng hạn ADRs, chứng khoán dẫn đường, lãi suất hạn chế) được niêm yết trên thị trường Nasdaq, được xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq(**). Chỉ số Nasdaq được xem là chỉ số phản ánh hoạt động của cổ phiếu các công ty công nghệ vào các công ty đang tăng trưởng. Cả các công ty Mỹ và nước ngoài đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq.
(**) NASDAQ (Viết tắt của Hiệp Hội Quốc gia của người Mua bán Chứng khoán có bảng giá được điện toán hóa) là một thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD) và hiện đang được điểu hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng 3.200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất kỳ sàn giao dịch khác ở Mỹ, kể cả NYSE. Có giá trị vốn hóa thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo stock Exchange). Điểm khác biệt quan trọng giữa Nasdaq với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Chỉ số Nasdaq được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Với khoảng 3,800 công ty, khối lượng giao dịch trung bình trên thị trường này cao hơn bất kỳ một thị trường chứng khoán nào trên thế giới.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui