TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 4: Du tiên nhất mộng đáo la phù.
-----o0o-----
Chương 62:Nghĩ điển hoang cư tức danh sơn.
San trung tuế nguyệt
………Du tiên nhất mộng đáo la phù…..
………Vấn hạc thính tùng ý tự như……..
……....Đạo viễn hồng trần phi bất chí…….
………Bạch vân chánh thượng luyện đan lô …….
Quản Bình Triều
Đối với thiếu niên sơn dã đã lăn lộn nhiều năm ở phố chợ Nhiêu Châu như Trương Tỉnh Ngôn mà nói, vào năm mười bảy tuổi, quỹ đạo sinh hoạt vốn bình thường không gì lạ của y, đang đối mặt với một chuyển biến to lớn.
Thiếu niên luôn bình an sinh sống, vào năm này bỗng gặp một kịch biến đầu tiên trong đời y.
Vào lúc đông mạt se lạnh tháng hai ấy, trong đêm trăng tròn kì dị đó, tài sản duy nhất truyền qua nhiều đời của nhà thiếu niên Tỉnh Ngôn, một gò núi hoang dã thấp bé bình thường, lại trong cơn mưa ánh sáng ngập trời đó, trong một đêm vượt đất dâng cao, đột ngột nhập mây. Một tòa núi nhỏ trước giờ vẫn bình thường không gì kì lạ, hiện tại lại thành một ngọn hùng phong cao vợi, ngạo nhiên sừng sững ở phía đông Nhiêu Châu thành.
Hiện tại, trong phương viên mấy chục dặm, vô luận là Bà Dương huyện ven Bà Dương hồ, Thạch Nam huyện, hay là trong Nhiêu Châu thành, mọi người chỉ là ngẩn đầu nhìn về phương đó, đều có thể nhìn thấy dáng núi Mã Đề Sơn cao ngất kiêu hùng.
Mà tất cả chuyện này, đối với vị thiếu niên đứng lẫn trong đám người quan sát đêm đó mà nói, thì hoàn toàn không biết nội tình.
Thấy ngoại thành đột nhiên dựng lên một ngọn núi, che trời chắn sáng, khi sự kinh hãi ban đầu trôi qua, Tỉnh Ngôn bỗng nghĩ đến: ước chừng phương vị của ngọn núi này, hình như rất sát Mã Đề Sơn nhà mình.
Vừa nghĩ thế, Tỉnh Ngôn lập tức vạn phần lo lắng. Trong Nhiêu Châu thành đã chấn động mạnh như thế, không biết nhà mình...
Thiếu niên không dám nghĩ tiếp nữa.
Hiện tại lòng thiếu niên đã như thiêu như đốt, mặc kệ đám người phố chợ xung quanh đang ồn ào bàn tán, lập tức khởi thân chạy nhanh về nhà.
...Cách ngọn núi nguy nga đó càng gần, lòng của thiếu niên càng nặng nề. Bởi vì, trong lòng y càng lúc càng thấy không hay: con đường đi về phía ngọn núi đột nhiên vươn dậy đụng mây đó, căn bản chính là con đường mà y hay trở về nhà. Ước chừng phương vị đó, hình như đúng chỗ Mã Đề Sơn nhà y!
Rất bất hạnh đó là, đợi khi Tỉnh Ngôn đi đến dưới núi đó, đối chiếu cảnh vật xung quanh, cuối cùng phát hiện: ngọn núi hùng vĩ đột hiện lúc sáng sớm, mây mù hiện đã lượn lờ quanh, chính xác là gò núi Mã Đề Sơn tuy rộng nhưng thấp tè xấu xí nhà mình!
Khi xác định chuyện này, trong lòng của Tỉnh Ngôn, lập tức như bị vuốt bén của mãnh thú cào xé. Một cảm xúc hoảng loạn rối bời chưa từng có lan nhanh khắp lòng dạ thiếu niên. Toàn bộ tâm thần như đang rơi thẳng xuống một vực sâu không đáy...
Thiếu niên mất hồn mất vía, vội trèo lên Mã Đề Sơn này, tìm kiếm ngôi nhà tranh của mình.
Tuy cảnh vật Mã Đề Sơn hiện tại khác xa trước kia, nhưng thiếu niên cũng không mất bao nhiêu sức đã tìm thấy.
Ngôi nhà tranh mà y vô cùng quen thuộc, hiện tại vẫn tọa lạc ở nơi đó.
Chỉ là, ba gian nhà tranh vốn nằm trên bờ núi phẳng như đất bằng, hiện tại đã ở độ cao nửa ngọn núi này!
Cha mẹ trong nhà không phải...Tỉnh Ngôn kinh hoàng, vội vàng vượt mọi chông gai, chạy về hướng nhà mình.
Hiện tại, trong lúc Tỉnh Ngôn đang vạn phần lo lắng, lại bất giác sinh ra một cảm giác hoang đường: sau này mỗi khi về nhà, chẳng lẽ cứ phải trèo lên núi như thế? Dị trạng Mã Đề Sơn nhà mình hôm nay, thật là đúng với câu nói của Thanh Hà lão đạo: "Nói lạ chắc không, chuyện lạ chắc có"".
...Quả nhiên là "Chuyện lạ chắc có!"
Người thiếu niên hết sức lo lắng, trong lòng đã tính đến khả năng xấu nhất, đang chuẩn bị cứu người, lúc còn cách gian nhà không xa thì vui mừng phát hiện, cha mẹ mà mình đang vô cùng bận lòng, lại đang đứng tựa của nhà ngóng ra.
Tuy Mã Đề Sơn hiện giờ khắp nơi đá núi lổn ngổn, khác xa trước đây, nhưng Tỉnh Ngôn lại kinh ngạc phát hiện, không những căn nhà của mình hoàn toàn không hư hại, cả tảng đá bằng ở khoảng trống trước nhà, còn có chuồng gà hàng rào, cũng giữ nguyên hình dạng!
"Kì quái!"
"Kì quái!!..."
Thiếu niên đáng thương, mấy ngày hôm nay đã lẩm nhẩm câu này không biết bao nhiêu lần, tâm tình cũng biến động không ít.
Hỏi cha mẹ một lúc mới biết, trong đêm Tỉnh Ngôn cùng người dân trong thành Nhiêu Châu chứng kiến nhiều cổ quái ở trên bầu trời Mã Đề Sơn, thì cha mẹ y chẳng biết gì cả. Mãi đến khi trời sáng, lúc mẹ Tỉnh Ngôn ra khỏi nhà cho gà ăn, mới phát giác trời đất trước mắt, đã khác rất xa so với đêm qua!
Vừa thấy tình cảnh này, lão Trương đầu và bà vợ già, đều cho rằng mình đang nằm mộng còn chưa tỉnh ngủ!
"Hà...kì lạ thì mặc kệ nó, chỉ cần người nhà ta bình an là tốt rồi".
Thấy cha mẹ bình an, Tỉnh Ngôn cũng vô cùng nhẹ nhõm.
Bởi vì từng quen biết với Long cung công chúa, lại chính mắt chứng kiến nhiều chuyện quái dị, hiện tại thiếu niên đã là thấy lạ không còn lạ, cho rằng chuyện này sẽ bình thường lại thôi.
Nhưng y không ngờ đó là, trong mấy ngày tiếp theo, y không thể quay lại sự thanh nhàn như trước đây nữa.
Từ khi gò núi Mã Đề Sơn nhà y đột nhiên vượt đất vọt lên nhập mây, các châu huyện gần Bà Dương, đã tuyên truyền sôi sục chuyện này. Số người hiếu kì hỏi thăm đến xem quả thật quá nhiều, nườm nượp không ngớt. Lúc đầu còn miễn cưỡng tiếp đãi, nhưng nhiều quá thì đúng là phiền phức không chịu nổi.
Theo sau mấy người hiếu kì đến ngắm cảnh này đó là, hiện tại ở địa giới Nhiêu Châu Bà Dương, về biến cố kì dị chưa từng nghe nói của Mã Đề Sơn. lưu truyền đủ thứ thuyết pháp. Trong đó có không ít thuyết từ đến tai Tỉnh Ngôn, quả thật so với chuyện của Mã Đề Sơn, còn ly kì hơn.
Chẳng hạn, bắt đầu loan truyền từ sơn dân phụ cận, hiện tại mọi người đều rỉ tai nhau, nhất trí cho rằng, truyền thuyết ngựa trời giẫm chân ở Mã Đề Sơn tuyệt không phải hư ngôn. Không tin? xem coi hiện tại Mã Đề Sơn có phải đã hóa thân vạn thiên khí tượng sâm nghiêm nguy nga hay không, vừa nhìn đã biết không phải là ngọn núi tầm thường. Nếu như không phải tiên khí của ngựa trời năm xưa, làm gì có được cảnh tượng như hôm nay chứ?
Lại có nhân sĩ sĩ tộc trước giờ chủ trương môn phiệt nói, một nhà Trương Tỉnh Ngôn trên Mã Đề Sơn, thì ra là hậu duệ của Lưu hầu Trương Lương Trương tử phòng thời Hán sơ. Mã Đề kì sơn này, chính là chỗ năm xưa Trương lưu hầu theo thần tiên Xích Tùng Tử phi thăng. Dạng này cũng chẳng khác gì thuyết pháp quái lực loạn thần, nhưng lại lưu truyền rất rộng trong giới sĩ lâm. Thậm chí, còn có một vị nhân sĩ hết lòng tin thần tiên chích quái, đích thân đến nhà Tỉnh Ngôn khảo sát, nói muốn đem con gái của mình gả cho hậu duệ của Trương lưu hầu. Chỉ khi nghe nói vị thiếu niên này lại là một người lăn lộn trong chốn kĩ lâu, thêm vào toàn gia đồng loạt phản đối, Tỉnh Ngôn mới lỡ mất đoạn nhân duyện cũng không tệ này...
Đương nhiên, nhắc đến khảo chứng của môn phiệt, tự nhiên có người cũng tuyên bố, hắn cho rằng một nhà Tỉnh Ngôn, là dòng dõi của danh tướng Trương Liêu Trương Văn Viễn thời Ngụy triều. Chỉ là, do Trương Liêu Trương tướng quân cách triều đại hiện tại không xa, vì vậy dạng thuyết pháp này rất dễ dàng bị chỉ ra chỗ sơ hở, sau khi lưu truyền một thời gian, cũng im lìm biến mất.
Ngoại trừ khảo chứng về nguồn gốc của đám môn phiệt, còn có hàng xóm láng giềng chứng kiến từ xưa, xác định sự thật, một nhà Tỉnh Ngôn đúng là không tầm thường. Theo các vị hàng xóm của chủ nhân Mã Đề Sơn chính mắt thấy, lúc Trương Tỉnh Ngôn còn nhỏ, có một năm làm bánh màn thầu ăn tết, nhà y chỉ lên men gạo trong một cái chum sành nhỏ, cũng chỉ bỏ vào hơn nửa chum bột gạo, nhưng khi lấy ra thì lấy hoài không tận, kéo màn thầu cả đêm, đến sáng vẫn còn chưa xong.
Theo người chứng kiến nói, đây chính là "Thanh long diếu" khó thấy trên thế gian! Từ đó có thể thấy, hộ nhân gia này, không phải là nhân vật bình phàm!
Mấy truyền thuyết này, kì thật hết sức hoang đường. Cái gọi là "Thanh long diếu" đó cũng chẳng biết là cái gì. Nhưng người nghe thì chẳng thể truy cứu, cũng tuyệt không nghĩ đến chuyện đi hỏi đến tận cùng, truy cho ra cái "Thanh long diếu" đó. Dù sao cũng là tuyên truyền, người kể linh hoạt thú vị, người nghe vỗ bàn kêu lạ, chỉ cần biết chuyện rất thần kì, thế là đã đủ.
Chỉ bất quá, người đương sự Tỉnh Ngôn nghe mấy câu chuyện đồn thổi này, lại có chút dở cười dở khóc. Tuy những chuyện lúc nhỏ không còn nhớ rõ, nhưng lời đồn về "Thanh long diếu", đúng là chẳng có dựa vào đâu, nhà mình mấy lần làm màn thầu ăn tết, toàn là thiếu trước hụt sau. Cho dù làm màn thầu, cũng làm gì lấy gạo để làm? E rằng người tung ra lời đồn này, đã tưởng tượng ra như vậy.
Ngoài mấy truyền thuyết trên, trên phố còn lưu truyền một thuyết pháp khác càng hoang đường hơn, cũng không biết từ nơi nào truyền ra, nói đất đá dưới chân mọi người, là do đá được nung chảy trong lò lửa ngầm dưới đất, giống như dòng thép chảy trong lò luyện thuyết, lưu động không ngừng. Mà Mã Đề Sơn hiện tại cao ngút trời mây, chính là dòng đá nung chảy đột nhiên phún ra, gặp gió lạnh ngưng kết mà thành...
Mấy cái thuyết pháp quá hoang đường như thế, cho nên chẳng được người nghe đón nhận là mấy.
Trừ mấy cái truyền ngôn không căn không cứ hoang đường vớ vẩn đó, đối với Tỉnh Ngôn mà nói, còn gặp vài chuyện phiền phức khác.
Từ khi Mã Đề Sơn bộc lộ dáng vẻ cao ngất của nó, thì có mấy tên lưu manh phá nhà phá cửa trong thành, tự xưng ngọn núi Mã Đề Sơn chẳng có liên quan gì đến chúng, lại là địa sản của nhà chúng!
Bất quá, hiện tại mấy chuyện này đối với Tỉnh Ngôn mà nói, chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Khi Tỉnh Ngôn không còn khách khí, dưới sự giúp đỡ của láng giềng, tung quyền đánh cho mấy tên khốn kiếp định thừa nước đục thả câu này một trận, thì cũng không có tên vô lại nào dám đến quấy nhiễu nữa.
Bởi vì, nhân đột biến Mã Đề Sơn lần này, thiếu niên Tỉnh Ngôn hiện giờ trong Nhiêu Châu thành, đã coi là có thanh danh vang dội. Những chuyện trước đây của y, mặc kệ là có hay không có, đều bị người nhàn rỗi lôi ra bình luận, miệng miệng truyền nhau, trở thành câu chuyện khi trà dư tửu hậu. Hiện tại trong địa giới Nhiêu Châu, sự tích một quyền đánh lui cao thủ giang hồ "Phích lịch kinh hồn thủ" ở Hoa Nguyệt Lâu mấy tháng trước, cũng tự nhiên bị thêm mắm thêm muối, lan truyền khắp đường lớn ngõ nhỏ Nhiêu Châu.
Đến khi đích thân chứng kiến cảnh tượng dũng mãnh của thiếu niên, ấn chứng truyền ngôn lần nữa, hiện tại mấy tên lưu manh phá gia chi tử đó, cũng không dám đến gây sự nữa.
Còn hào cường chân chính, tuy cũng có lòng thừa lúc hỗn loạn này kiếm chác, nhưng lúc đầu thấy chuyện kì dị, cũng hết sức kinh sợ, nhất thời chưa từng nghĩ đến hạ thủ. Đợi thêm vài ngày, lúc tinh thần trấn định lại, nảy sinh ý định thôn tính, thì đã "Thời cơ không đợi ta": Chuyện một nhà Tỉnh Ngôn là chủ của Mã Đề Sơn, đã được mọi người thừa nhận. Giờ muốn động thủ, thì khó tránh trở thành mục tiêu công kích của mọi người.
Bất tri bất giác, một nhà Tỉnh Ngôn đã thoát khỏi kiếp nạn chân chính đó.
Bất quá, sau chuyện tống cổ mấy tên lưu manh đến nhà quấy nhiễu, Tỉnh Ngôn lại không yên tâm cha mẹ ở nhà, tuy đau lòng vì mất mấy ngày công, nhưng vẫn xin nghỉ thêm ở Hoa Nguyệt Lâu vài ngày, chuyên tâm lo việc nhà. Hiện tại núi lớn như thế, bụi gại rậm rì, đúng là phải mất chút thời gian mới chỉnh trang được.
Mãi đến lúc này, thiếu niên Tỉnh Ngôn vẫn không biết, đột biến của ngọn núi nhà mình, sẽ mang đến thay đổi gì trong sinh hoạt ngày sau của y. Lại thêm mấy ngày, đợi mọi chuyện yên ổn, Tỉnh Ngôn xem xét cũng đã đến lúc quay trở về Hoa Nguyệt Lâu, tiếp tục làm công việc nhạc công kĩ lâu của y.
Cả nhà Tỉnh Ngôn đều ôm ấp suy nghĩ kiếm sống trên ngọn núi này. Mãi cho đến một ngày, có một vị khách nhân đặc biệt đến nhà bái phỏng, thiếu niên mới biết, cuộc đời này của mình, e rằng không phải chỉ lăn lộn chốn lầu xanh phố chợ kiếm miếng ăn nữa.
Đại khái đến ngày thứ năm kể từ ngày gò núi Mã Đề Sơn đột nhiên vươn dậy, đứng sừng sững ở phía đông Nhiêu Châu thành, trong nhà Tỉnh Ngôn, có mấy vị đạo sĩ đến từ Tam Thanh Sơn gần Bà Dương hồ. Trong đó có một người vang danh trừ ta bắt yêu: Tam Thanh Sơn Vương Bàn đạo trưởng.
Người này đầu buộc khăn thuần dương, thân khoác đạo bào đạo sĩ Tam Thanh Sơn bằng lụa xám, trịnh trọng nói với thiếu niên đang vô cùng kinh ngạc trước mặt:
Tòa Mã Đề Sơn nhà y đột nhiên vươn dậy này, chính là một trong bảy mươi hai phúc địa mà trong đạo gia bảo điển "Vân cập thất giám" có ghi chép, là nơi tu luyện phi thăng của Tử Châu chân nhân thời thượng cổ.
Sách ghi: Mã Đề Sơn ở Nhiêu Châu Bà Dương, là núi tiên tu đạo, là phúc địa phi thăng!