Tiễn Thần


Đêm đông, núi Khô.
Tuyết rơi lả tả cả ngày, đường núi bị chôn vùi sạch sẽ.

Một lão già gầy quắt trầy trật tiến về phía trước, đệm tuyết nhẵn nhụi bị lão xới tứ tung.
Nghĩ đến chuyện tệ hại gần đây, thợ cắt tai lấy làm hối hận.

Bản thân dẫu sao cũng có vài phần danh tiếng, kết quả chỉ vì gϊếŧ một tên trộm vô danh mà ngoan cố ra ngoài giữa ngày đông giá lạnh.

Trộm thì chẳng bắt được, còn chân thì sắp bị thấp khớp.
Tên trộm này thoạt trông không giống cao thủ, ngờ đâu lại khỏe đến rợn người, chạy thẳng một đường ba trăm dặm.

Đợi lão bắt được, đừng nói cắt tai, lão nhất định phải lột cả da mặt nó ra mới hả lòng hả dạ.
Quả là trời không tuyệt đường người, gió tuyết bất thình lình lắng lại, phía trước xuất hiện bóng dáng một người đàn ông.

Người này mặc theo kiểu thợ săn, lưng hơi cúi, trong gùi chất đầy da lông và lâm sản, hông còn treo mấy con gà núi mập.
Thợ cắt tai bước thêm mấy bước, toan nhìn rõ hơn.
Thợ săn kia tuổi đời không lớn, cậu ta dùng một tấm vải bố to che kín nửa gương mặt.

Mái tóc dài chải vội bị tuyết tan gom thành từng bó.

Đôi tai chịu cóng đỏ bừng, nhìn đã biết chẳng được bao phần nội lực.
Thợ cắt tai yên tâm, bèn vọt đến sau lưng thợ săn.
"Này chú thợ săn nhỏ, phía trước có quán trọ nào không?" Miệng lão hỏi, mắt lão vẫn tiếp tục quan sát.
Tai của tên thợ săn này có hình dáng không tệ.
"Dưới vách đá bên kia có quán trọ." Bị hỏi bất ngờ nhưng thợ săn trẻ tuổi vẫn hoàn toàn trấn tĩnh, y trả lời điềm đạm.

"Trên núi chỉ có quán này."
Thợ cắt tai mừng rỡ, khiến khuôn mặt già nua của lão càng thêm dữ tợn.
Ban đêm không tiện xuống núi, tuyết lại rơi mỗi lúc một dày.

Tên trộm kia phải qua đêm bên ngoài ắt sẽ biến thành thịt đông, lão vào nhà trọ há miệng chờ sung là được.

Trộm vặt cuối cùng vẫn là trộm vặt, tự mình đào hố tự mình nhảy xuống, giảm bớt bao nhiêu phiền hà cho lão.
Chẳng bằng cứ ăn mừng một phen trước đã--- tai của tay thợ săn này đẹp gớm, đáng giá cắt đem về.
Thợ cắt tai túm vai tên thợ săn, định kéo người qua bóp nát cổ họng cậu ta.

Thế rồi tay còn chưa dùng sức, cảnh sắc trước mặt đã đột ngột thay đổi.

Lão liếc xuống, không thấy ngực, nhưng lại thấy lưng mình.
Thợ cắt tai hai mắt trợn trừng, thi thể gãy cổ đổ rầm xuống tuyết.
Nửa giờ sau.
(đơn vị thời gian ngày xưa)
"Tiểu tử, bây đến chậm thế hử." Bà chủ quán trọ phủi phủi tay, lớn giọng nói.

"Ta chỉ chờ bắc nồi thôi đấy."
Thợ săn trẻ tuổi vừa rồi- Doãn Từ cười khì đáp lại, đoạn tháo con gà bên hông xuống.
Bên này y vừa thả gà vào nồi xong xuôi thì bên kia bà chủ cũng đếm xong hàng, mụ đập mấy xâu tiền xuống bàn: "Như cũ, phần thêm vào là tiền công vất vả.

Trời đông giá rét, mụ già ta đây chỉ trông cậy vào mỗi bát canh này."
Bà chủ họ Lý, người vùng núi thô kệch, gọi thẳng mụ ta là mụ Lý.
Mụ Lý năm xưa không có chồng, một mình dẫn theo một đôi con trai con gái đến đây mở quán.

Hiện con gái mụ đã lập gia đình từ lâu, con trai thì lên trấn làm công, trong quán chỉ còn có mình mụ.

May là núi Khô nghèo kiết hủ lậu, sơn phỉ cũng chẳng buồn ghé chân.

Mụ Lý còn thuộc tạng người sinh ra đã to cao vạm vỡ, mở miệng một cái là có thể rống lật hai dặm đất, thế nên nhiều năm qua cũng không gặp phiền toái gì.
Ngày trước Doãn Từ từng nếm thử thức ăn của quán trọ này, mà nếm xong cũng lập tức hiểu ra lí do con trai con gái mụ ta vắt chân chạy mất--- tay nghề nấu nướng của mụ Lý quá dở, nhìn thì ngon nhưng vị thì quái, sợ là cho chó ăn nó cũng phải ói ra.
Quán này còn mở được, hoàn toàn nhờ vào lòng cầu sinh của mấy vị khách gần chết đói.
Dĩ nhiên Doãn Từ không muốn ăn mấy thứ này.

Y cố tình dạy mụ vài ngón, ai ngờ mụ Lý lại sẵn lòng chi tiền bỏ của mua vài món ăn của y.

Vì vậy sau mỗi lần đến đưa thổ sản vùng núi, Doãn Từ đều sẽ ở lại một đêm, ké hai bữa cơm nóng rồi đi.
Hiện giờ tuyết gào gió rú, trời tối như đít xoong.

Đừng nói chi người thường, đến dân núi lão làng họ cũng chẳng muốn ra ngoài.

Mụ Lý thắp chung đèn đặt ngoài sảnh trước, đến bánh bột ngô cũng lười làm.

Mụ hâm nóng phần cháo còn dư buổi sáng, coi như đã chuẩn bị cơm canh cho khách.
Đầu kia, thịt gà bỏ kèm mấy của ngon trên núi, ninh nhừ trong nồi đất, mùi thơm tỏa ra dụ người nhầm lối.

Đến giờ, lại mở nắp nồi, váng mỡ gà vàng ruộm nổi trên mặt canh, thịt gà mềm nhuyễn chìm chìm nổi nổi.

Kết hợp với sợi mì mới luộc còn nóng hổi, làm một miếng giữa trời đông giá rét, thì có là thần tiên cũng phải bồi hồi.
Khi bát mì đầu tiên được xới ra, cũng là lúc phía ngoài truyền tới một tiếng két.
Có bóng người lảo đảo ngã nhào lên cửa, sượt qua ngọn đèn, hai người bên trong mới nhờ đó nhìn thấy rõ ngoại hình khách tới---- người này ăn mặc theo lối thầy lang trong giang hồ, mặt đeo mặt nạ trừ tà hở cằm, áo quần xộc xệch, bùn đất toàn thân, giày một đôi nay còn một chiếc, chiếc còn lại không biết đi đâu.
Hắn thở hồng hộc, người bốc hơi nóng hầm hập, không biết đã đi mấy dặm đường trong tuyết.
Xuyên qua hốc mắt trên mặt nạ, người nọ nhìn hai người- chủ yếu là nhìn cái bát trên tay mụ Lý- mấy lần với vẻ tội nghiệp, sau đó ngã ùm xuống đất, không nhúc nhích.
Mụ Lý: "...!Chết chưa? Xin trời rủ lòng thương, đừng để hắn chết trong quán của ta.

Này nhãi, mau tới xem thử giúp mụ già này đi."
Doãn Từ đặt muôi canh xuống đầy tiếc nuối: "Được rồi, mụ mang chậu nước ấm tới."
Đợi nước được mang ra, Doãn Từ tháo mặt nạ hắn ta không hề khách khí, rồi lau mặt thay hắn.

Kiểm tra sắc mặt xong y mới tiện tay bắt mạch: "Mệt lả, ăn uống không đầy đủ, đói ngất."
Nhưng không thấy mụ Lý trả lời.

Mụ nhìn chằm chằm khuôn mặt người kia mà suýt thì giẫm chân vào chậu nước.
Lí do rất đơn giản, bởi vị khách không mời này tuấn tú bất thường.
Hắn thoạt nhìn chưa đủ ba mươi, ngoại hình không nữ tính nhưng lại cực kỳ diễm lệ, đến mức ngũ quan nơi nào nơi nấy đều ẩn chứa mấy phần yêu ma.

Doãn Từ quen thấy mỹ nhân, nhưng vẫn phải ngạc nhiên trong chớp mắt.

Mụ Lý nghiễm nhiên phải chịu sự choáng váng lớn hơn- núi Khô thâm sơn cùng cốc, đến cả lứa trẻ thanh tú không thôi mụ cũng chưa gặp bao giờ.

Dung nhan vị này quả thực quá đà, lời tán thưởng của mụ đã hoàn toàn chuyển thành lời kinh hãi.
"Ôi ngài hồ tiên!" Giọng mụ Lý trở nên the thé.
Doãn Từ chưa kịp chen lời, mụ ta đã cắn răng múc bát cháo còn dư lại, tỏ ý bảo Doãn Từ bón cho người nọ ăn.
"Tạm thời cung phụng, tạm thời cung phụng." Mụ Lý xoa xoa hai lòng bàn tay, nhỏ giọng lầm bầm.
Sống hơn ba trăm năm, Doãn Từ chỉ mới gặp "hồ tiên" hóa người trong thoại bản.

Thấy mụ Lý cứ quýnh cả lên, y cũng lười giải thích.

Y nhận lấy bát cháo chó chẳng buồn ăn, lòng gan dạ sắt mà múc một thìa kề bên mép người nọ- dù gì y cũng thử rồi, không chết người được.
Đáng tiếc "ngài hồ tiên" lại tương đối sành ăn.

Người nọ rên rẩm hai tiếng yếu ớt rồi quay phắt đầu đi, hàm răng cắn chặt.
Mụ Lý thấy mình có lòng người nào có dạ thì nhất thời nổi giận: "Khỏi, lôi gã hồ ly này ra ngoài đi, đừng để chết trong nhà là được."
Cũng xứng danh là một trong những điêu dân được cái vùng chó ăn đá gà ăn sỏi bồi dưỡng, hiển nhiên lòng tôn kính với thần tiên của mụ Lý chẳng được bao nhiêu.
Doãn Từ khéo léo chỉ ra vấn đề quan trọng: "...!Ta thấy túi tiền của hắn rồi, vẫn trả nổi tiền trọ vài đêm đấy."
Tâm địa mụ Lý sắt đá thì sắt đá, nhưng cũng nhớ góp tiền tích đức cho hai đứa con, nên không dám gϊếŧ người cướp của.

Nay nghe có thể thu lợi, chút lửa giận lòng mụ cũng nguội đi trong nháy mắt: "Ấy dà, quần áo ngài hồ tiên ướt sũng thế này chắc chắn khó chịu lắm đây.

Ta có mấy món đồ cũ, bây lau người rồi thay cho cậu ta đi."
Doãn Từ mỉm cười đồng ý.
Trong lúc chờ mụ Lý về phòng lấy đồ, Doãn Từ lột sạch người kia ra thành con cá thịt trắng, rồi lại dùng da thú khô ráo bọc kín vào.

Sau vài ba động tác, vật phẩm người nọ mang theo đều bị y nhìn rõ---
Một lá cờ phướn của thầy lang giang hồ, bên trên viết bốn chữ "Thuốc đến bệnh tan" to lớn và cứng cáp, bên dưới là một chuỗi chữ nhỏ "Viên đại lực", "Mỡ trị sưng" đã thoáng phai màu.

Hòm thuốc hơi cũ, Doãn Từ lấy thuốc bên trong ra ngửi thì thấy tất cả đều là thuốc bình thường, không có lấy nổi một một chai thuốc độc.

Chuông và chày giã thuốc để chung, bị mòn nghiêm trọng, xem ra đã dùng được rất lâu.
Ngoài ra chỉ có một túi tiền đồng, trong túi có năm xâu tiền, ngăn ẩn bọc kỹ mấy lượng bạc vụn.

Đừng nói đến binh khí, ngay cả đoản kiếm phòng thân Doãn Từ cũng không tìm thấy, chỉ thấy một con dao nhỏ dùng để xắt thuốc đã được bọc lưỡi dao.
Quái lạ.
Người này lang bạt giữa đêm tuyết, quần áo kết băng, nhưng da lại không hề bị phỏng lạnh, tuyệt đối là người tập võ.

Lúc trước gϊếŧ thợ cắt tai Doãn Từ cũng nhận ra- thợ cắt tai Trần Thủ, một trong những sát thủ có tiếng của giáo Xích Câu, chuyên gϊếŧ kẻ thù của bổn giáo.
Hai vị này lên núi giữa cơn bão tuyết, chắc hẳn không phải để giải sầu.
Mấy tháng gần đây, việc quỷ mộ giấu châu báu xuất hiện tại nhân gian đã làm giang hồ dậy sóng.

Dẫu sao cũng là ma giáo đứng đầu, giáo Xích Câu lập tức bận rộn với chuyện của quỷ mộ, sẽ không cố chấp ăn thua với một thầy lang giang hồ không ai biết mặt.
Lại nói, dù có là nam sủng của vị trưởng lão nào đó chạy mất, thì cũng chẳng đáng để phái thợ cắt tai dùng dao mổ trâu gϊếŧ gà như thế.
Thừa dịp Doãn Từ trầm ngâm, người nọ đã điều hòa xong nhịp thở mà chậm rãi mở mắt---- cặp mắt phượng đuôi cong, con ngươi màu hổ phách, quả cũng có mấy phần tựa hồ ly.

Chẳng qua mắt hắn mịt mờ, khí chất yêu ma bỗng phai đi không ít.
Doãn Từ chưa giải đáp được nghi ngờ, chỉ đành tiếp tục giả làm người tốt.

Y bưng mì gà tới, múc một thìa ngập nước dùng nóng hổi: "Quan khách nhiễm lạnh, ăn chút canh đi."
Phỏng chừng là do đói rã họng, nên sau một hớp canh tiên, ánh mắt người này bất chợt sáng bừng, rồi dòm thẳng xuống bát mì chan chứa canh sôi bên dưới.

Doãn Từ bón nước và mì, chẳng mấy chốc đã thấy sắc mặt đối phương hồng hào lên chút.
Mụ Lý bê quần áo đến gần, lại suýt thì bị sắc đẹp làm mờ mắt mà vấp đổ ngọn đèn.

Doãn Từ tiện tay đỡ ngọn đèn dầu, làm bộ hít hà một hơi: "Quần áo khô đây, tự ngươi thay được chứ?"
Người nọ gật đầu, nhìn mu bàn tay bị bỏng của Doãn Từ.
Doãn Từ chỉ mụ Lý: "Vậy ta về nghỉ trước.

Vị này là bà chủ, tiền cơm tiền phòng hai người cứ bàn bạc với nhau đi."
Bên ngoài tuyết phủ rợp núi, tạm thời đối phương cũng chẳng bỏ chạy được.

Mình chỉ là một "thợ săn chưa trải sự đời", lúc này vội vàng hỏi han thì mới càng đáng nghi.
Mụ Lý sớm quen với tác phong của y, đã chuẩn bị xong thùng nước tắm trong phòng, nước còn nghi ngút hơi nóng.

Doãn Từ cởϊ áσ quần, bước vào thùng nước nóng.

Sau một khắc, lớp "da" thô đen tách khỏi, để lộ màu trắng lạnh bên dưới.
Áo Da Quỷ, một trong những dị bảo mà Doãn Từ tìm được từ cổ mộ.

Thứ này mỏng như cánh ve, dệt từ tơ quỷ Tây Vực, sau ngâm nhiều lần trong nước thuốc bí truyền sẽ trở nên khá tương đồng với da người sống.

Miễn là xử lý phù hợp, thì không chỉ ngũ quan, màu da, mà cả nốt ruồi vết bớt hay nốt chai tay chân đều có thể ngụy tạo, ngay đến lông tơ cũng hệt như người thật.
Thuật dịch dung bình thường chỉ giả được cổ gáy tay chân, trong khi Áo Da Quỷ chia ba phần, phần cuối ở eo và đùi, có thể bao kín nửa thân.

Trừ khi Doãn Từ cố ý tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ, còn nếu không tuyệt đối không có khả năng bại lộ.
Cẩn thận lột lớp da mặt, Doãn Từ thở phào một hơi.

Y nhón lọ thuốc, trộn lẫn thuốc nước với thuốc màu, rồi lại phơi Áo Da Quỷ lên thành thùng mà dùng khuê bút vẽ lại "vết thương" do bị dầu đèn bắn trúng.
Áo Da Quỷ gồ lên theo đầu khuê bút chạm xuống, làm xuất hiện những vết phồng nước giả.

Doãn Từ ngâm nga hài lòng, đoạn kéo phần mặt ra, bắt đầu sửa ngũ quan cho da quỷ.
Hơi nước ngùn ngụt, ánh lửa chập chờn.

Thoạt nhìn hành động của y, chẳng khác nào ác quỷ họa da trong lời đồn thổi.
...!Chẳng qua hiệu quả thì trái lại.
Mặt da quỷ không đẹp không xấu, tóm gọn là không đặc biệt.

Đứng giữa biển người tình cờ ngoảnh lại, có mười người thì đến chín người quên.

Phỏng chừng nếu để mụ Lý nhìn thấy Doãn Từ bên dưới lớp da, sợ rằng lại phải ré một câu "Ôi ngài hồ tiên" mất.
Vị bên ngoài khôi ngô rực rỡ, vị bên trong thiên về "dịu dàng như ngọc", quả thực khó so.

Chỉ tiếc vị này nồng nàn sát khí, ngọc đẹp thượng hạng xiêu vẹo thành con ve ngọc trong miệng tử thi, làm người ta run mà chẳng rét.
Thân thể Doãn Từ ngâm trong nước ấm, suy nghĩ trong đầu lại lạnh lẽo như băng.
Cần phải thăm dò căn cơ của thầy lang giang hồ ấy.

Nếu người này liên quan đến quỷ mộ thì có thể tha hắn một mạng.

Nếu không liên quan, đành phải mời hắn chết ở núi Khô- dính dáng đến người giáo Xích Câu quá sớm, sẽ chỉ gây ra phiền toái không cần thiết mà thôi.
Kế hoạch vừa tiến hành bước đầu tiên, vẫn đừng nên đâm đầu vào rắc rối.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui