Tiễn Thần


Pháo hoa nở rộ rồi lụi tàn chỉ trong khoảnh khắc.

Sau chớp mắt sáng ngời, màn đêm lại đặc quánh, bầu trời vẫn âm u.
Bên ngoài không có gương soi, không biết Thời Kính Chi nghĩ gì mà mỉm cười tươi rói.

Doãn Từ dùng tay áo nhúng nước tuyết, bắt đầu lau khuôn mặt bị khói hun đen cho Thời Kính Chi.
Hôm nay là giao thừa, sư phụ gà mờ không có đồ mới mặc, song vẫn nổi bật nhờ ngoại hình như hoa đào thành tinh, tiên khí lấn át cả bộ dạng nhếch nhác.

Bây giờ mà vác cái mặt "Bao Công" này vào nhà thì không biết hắn có bị mọi người đuổi ra vì tưởng là thần nghèo không nữa.
Cảm giác khi nghiêm túc đóng vai bậc cha chú của người ta chẳng lấy gì làm sung sướng cả, mới có mấy ngày, trái tim Doãn Từ đã đập loạn nhiều hơn tổng số lần loạn nhịp trong năm mươi năm quá khứ.
Nếu không có cơ thể trường sinh bất tử thì tính riêng khoảnh khắc vừa rồi thôi, y đã tổn mất vài năm tuổi thọ rồi.
Doãn Từ vừa nghĩ ngợi vừa dồn thêm sức lên tay, làm cho khuôn mặt Thời Kính Chi bị cọ đỏ ửng.

Trầy trật mãi y mới kéo được Thời chưởng môn về dạng người rồi cùng trở vào nhà.
Ai ngờ cái tính nghiền vui của Thời chưởng môn chưa kết thúc.
Sau khi hăm hở ăn xong sủi cảo, Thời Kính Chi sắp xếp pháo hoa và đi chuẩn bị ba bao lì xì với điệu bộ thần bí.
"Tô Tứ, sau này phải chăm sóc Bạch gia cho tốt, bớt gây chuyện cho chưởng môn ta."
Thời Kính Chi chìa lì xì ra và vuốt cái đầu Tô Tứ như xoa đầu chó.

Mặt mày hắn phơi phới ý cười nhưng nội dung lời nói lại chẳng hề khách sáo.
Tô Tứ đang nuốt dở sủi cảo, nghe vậy suýt thì nghẹn chết.
Tuy nhiên nghĩ lại, hình như suốt chặng đường vừa qua hắn ta thật sự không hữu dụng mấy.

Thế là Thiếu giáo chủ giáo Xích Câu tủi thân đáp lời, mở bao lì xì, giũ ra được một đồng tiền.
Tô Tứ: "..."
Dù hắn ta không hữu dụng thật, nhưng Thời chưởng môn cũng không phải người hào phóng lắm.
Lì xì thế này có khác gì đuổi ăn mày đâu!
"Diêm Thanh, ngươi cầm số tiền này trước.

Chờ bản chưởng môn phá giải được phong ấn rồi thì ta sẽ thu lại một phần.

Còn nếu ta không...!lúc đấy ngươi cứ giữ số tiền này và đem theo Tô Tứ đến nương nhờ núi Hồi Liên.

Các đại sư sẽ nể mặt thanh kiếm của ngươi mà không bắt nạt ngươi quá đáng."
Giọng điệu như lời gửi gắm cuối cùng của đối phương làm Diêm Thanh há hốc mồm, vành mắt đỏ lên.
Cậu ta cẩn thận mở lì xì, lôi ra được hai tờ ngân phiếu.

Một tờ một lạng bạc, một tờ hai lạng bạc.
Đã bảo lương tháng cộng thêm tiền thưởng là bao nhiêu cơ mà? Có ngần này còn đòi lấy lại một ít?
Sự cảm động của Diêm Thanh tụt dốc không phanh.


Cậu ta ậm ừ một tiếng yếu xìu rồi chậm rãi quay người, quyết định ăn thêm bát sủi cảo nữa.
Cậu ta nghi ngờ phái Khô Sơn đến đây để ăn chùa.

Tới lúc rời đi, có khi họ sẽ lập tức phải dãi nắng dầm mưa, thậm chí không có tiền mà ở các quán trọ đơn sơ nhất.
Cuối cùng Thời Kính Chi bước lại cạnh Doãn Từ: "A Từ, cái này cho ngươi.

Giữ kỹ nhé, dù gì ta cũng là sư phụ ngươi nên vẫn phải cho những gì cần cho chứ."
Có thảm án của Tô Tứ và Diêm Thanh làm mẫu, Doãn Từ nhận lì xì trong tâm thái nghi ngờ.
Dựa vào cảm giác thì thứ này còn không có nổi một đồng tiền, ai biết tay hồ ly muốn nghịch trò gì nữa.
Thôi được, coi như chơi cùng sư phụ gà mờ một lần đi vậy.
Doãn Từ bình thản xé bao giấy đỏ.

Quả nhiên bên trong không có tiền, chỉ có một tấm da yêu nằm ngay ngắn.
Y nhướn mày, lộn tấm da yêu lại.

Da yêu sờn đến mức đã biến thành màu đen, bên trên khắc một hàng chữ nhỏ xinh đẹp và được đồ lại bằng chu sa, trông vô cùng sáng rõ:
Hội đèn Dịch đô, đèn hoa một ngọn.

Có dòng này làm chứng, chọn lựa tùy tâm.
"A Từ phải giữ kỹ đấy." Thời Kính Chi nghiêm túc nói, "Làm mất là vi sư không trả tiền đâu."
Đáy lòng dấy lên nỗi xót xa, Doãn Từ cất miếng da yêu vào ngực áo.
"Dĩ nhiên rồi."
Tuy ý định sửa soạn giao thừa là hoàn toàn bộc phát nhưng đến nửa đêm, tiệc đón năm mới của đám bọn họ vẫn tương đối đủ đầy.

Thời Kính Chi lựa ra một số nguyên liệu rẻ tiền từ đống đồ Trần Thiên Phàm tích trữ, từ đó chế thành dây pháo và pháo hoa, rồi cùng nhau đốt bên ngoài.
Trong tiếng nổ đùng đoàng, pháo hoa tỏa rực rỡ trên cao, để lại muôn vàn những chấm nhỏ lóe lên rồi chợt tắt.
Diêm Thanh ôm thanh kiếm Từ Bi, ngẩng đầu lâu đến mức cổ mỏi nhừ.

Bạch gia thì bị pháo dọa hãi, vừa kêu quang quác vừa chạy tứ tung, khiến Tô Tứ phải nhăn nhó đuổi theo sau lưng nó.
Thời Kính Chi hồ hởi vun ra hai chiếc ghế tuyết, kéo Doãn Từ ngồi xuống, cùng ngắm ánh lửa giữa bầu trời.
Thi Trọng Vũ buồn chuyện sư môn nên không vui nổi.

Không muốn làm ảnh hưởng tới tâm trạng mọi người, nàng liền tìm một góc tường để ngồi tĩnh tọa.
Mùi khói mỗi lúc một nồng, Trần Thiên Phàm hắt hơi, lắc đầu bất đắc dĩ.

Bà Vệ khoác thêm áo rồi cùng ngắm pháp hoa với phái Khô Sơn.
Bà dựa vào cửa, ánh lửa lấp lóe trong đôi mắt mờ đục của bà.
"Gió tình tang lay qua đào mướt, nước sông xuân tĩnh lặng như tờ, nhà ai rộn ràng xuân sắc..."
Bà lại bắt đầu ngâm nga giai điệu vui tươi ấy.


Chỉ có điều so với trước đây, làn điệu bà cất lên khá lạ kỳ - càng hát, giọng bà càng chói tai như thể quên mất tuổi tác của mình nên đã cố ép giọng lên cao vút.
Cổ họng bà không chịu nổi, điệu hát dân gian sắp biến thành nhạc tang, Thời Kính Chi quay đầu: "Bà ơi?"
Bà Vệ nom khá ngẩn ngơ, bà nhìn lửa khói đầy trời, nét mặt dần trở nên hoảng sợ.
"Không xong rồi không xong rồi." Đè giọng, bà thốt lên như một thiếu nữ, "Hỏng giọng rồi, không hát được nữa.

Sang năm lại bị lão gia đánh rồi!"
Thời Kính Chi chần chừ giây lát, toan tiến lên bắt mạch cho bà thì bà đã lại hoàn hồn.
Bà Vệ ngẩn người hồi lâu, đầu cúi xuống, khuôn mặt tròn nở nụ cười gượng gạo: "Lại lẩm cẩm rồi.

Ban nãy làm mấy đứa sợ hả? Để ta vào pha ít trà..."
Rồi không đợi Thời Kính Chi mở miệng, bà đã bước vội vào nhà như muốn chạy trốn.
Có một cao thủ trị liệu là Trần Thiên Phàm ở đây, Thời Kính Chi không dám lấn mặt mà tự tiện thăm khám, nên chỉ im lặng ngồi xuống.

Sau tràng pháo hoa cuối cùng, mọi người mang theo hơi lạnh vào nhà, thấy bà Vệ đã ngồi thêu thùa như thường lệ.
Bà tìm lại được dáng vẻ nhàn nhã, còn tươi cười xin lỗi mọi người.
Thời Kính Chi đến cạnh Trần Thiên Phàm đang luôn tay luôn chân và quan sát lão nghiên cứu thuật pháp.

Thấy sắp tới giờ nghỉ ngơi, hắn kể lão nghe tình trạng của bà Vệ.
"Ừ, ta biết." Trần Thiên Phàm hờ hững nói, "Dạo này bà ấy cứ quên trước quên sau, lẩm cẩm rồi.

Ta đang nghĩ cách."
Nếu bỏ qua chuyện này thì đêm giao thừa của họ tương đối tốt đẹp.
Mà trận chiến đầu năm cũng tốt đẹp như thế.
Dường như bí điển còn chậm chạp hơn hôm qua, Trần Thiên Phàm không dùng cả thuật pháp, lão bảo Thời Kính Chi hãy thử tự chỉ huy xem.

Ba người phối hợp với nhau, đến lúc mặt trời lặn là họ thành công chém rơi được hai tay của một thi thể.
Đêm đó Trần Thiên Phàm xử lí luôn cặp tay này, tuyên bố giữa trưa mùng hai sẽ làm xong phù chắn họa.

Lão Trần dồn tâm chế phù, bà Vệ cũng ở bên trợ giúp, trong phòng thừa ra một khoảng trống lớn được dùng để bố trí đại pháp trận giải phong ấn.
Mở đầu năm mới suôn sẻ làm Thời Kính Chi thoải mái hơn nhiều.
Đi đôi với sự dần hoàn thiện của pháp trận là tâm trạng căng thẳng xen lẫn niềm mong đợi mơ hồ của Thời Kính Chi.
Ngày phá thuật phong ấn sắp đến gần, chỉ thiếu ba thi thể để khởi động pháp trận nữa là xong.

Kế hoạch tiếp theo đã được đặt ra một cách chắc chắn, cứ thế tiến hành tuần tự là được.
...!Tiếc rằng, sự ổn định này đã kết thúc vào sáng hôm sau.
Rạng sáng ngày tiếp theo, thầy trò hai người bị tiếng la hoảng sợ của Diêm Thanh đánh thức.


Bình thường Diêm Thanh vẫn luôn điềm tĩnh, vậy mà hôm nay nỗi sợ lại hiện ra rõ ràng trong cặp mắt đỏ của cậu ta.

Thời Kính Chi dụi mắt, đứng dậy: "Còn chưa tới giờ dần, thế này là sao đây?"
"Bên ngoài, bên ngoài! Bên ngoài!"
Diêm Thanh hoảng loạn khua khoắng tay chân, chỉ ước có thể móc trí nhớ ra cho mọi người nhìn.

Lắp bắp hồi lâu, lưỡi xoắn cả lại, cậu ta đành phải mỗi tay kéo một thầy, trò ra cửa.
Mùa đông lâu sáng, mặt trời chưa ló dạng, xung quanh lờ lững một tầng sáng nhạt nhòa.

Tuy nhiên thế đã đủ cho họ nhận ra điểm bất thường ở đây...
Đất trời phủ tuyết bị che lấp, bốn phía tụ đầy những vật đen thùi lùi đang chuyển động quanh ngôi nhà, tạo thành một vòng bao vây tiêu chuẩn.

Dưới ánh sáng nhập nhoạng, vô số điểm hoặc xanh hoặc đỏ thoắt sáng rồi thoắt tối.

Gió lạnh mang theo âm khí thổi qua, khiến ai nấy đều thấy rờn rợn khắp người.
Doãn Từ nheo mắt, quan sát kỹ.
Cái đám đen kịt kia toàn là yêu quái.

Trong đó tiểu yêu chiếm đa phần, nhưng vậy đã đủ đáng sợ rồi.

Xem thế trận trước mắt thì có bảo tất cả yêu quái của Mật Lam xưa đều tụ tập về đây cũng không ngoa.
Yêu quái đã hiếm chứ huống chi là đủ mọi chủng loại đoàn kết tập hợp thế này.

Liếc mắt, Doãn Từ lập tức nhìn thấy vị "vua" dẫn đầu.
Quả nhiên bí điển có mặt bên trong.
Nó quỳ ngồi ở rìa vòng vây cách ngôi nhà chừng trăm thước.

Cái đầu dữ tợn của nó hơi cúi xuống đối diện cửa nhà.

Bất đồng với lúc giao chiến cùng nó hai ngày trước, toàn bộ mắt của xác chết trên đầu nó đều mở to.

Nhìn từ xa, chúng trông như hàng nghìn con ngươi xanh lục được khảm lên đầu.
Pháp thuật phòng vệ quanh nhà Trần Thiên Phàm chặn chúng yêu bên ngoài.

Chúng không thể tiến lên, chỉ đứng yên tại chỗ.
Khó mà hình dung được cảm giác kinh hãi của Diêm Thanh khi dậy sớm ra sân luyện kiếm.
Ba người gây ra tiếng động khá lớn làm lão Trần ngủ bên cạnh cũng tỉnh lại luôn.

Lão lầm bầm mấy tiếng rồi gạt ba người chặn cửa sang gọn một bên: "Tránh ra tránh ra, để ta xem nào."
Thấy tình hình ngoài cửa và con bí điển đang quỳ cách đó không xa, Trần Thiên Phàm nhướn mày: "Lão phu không ngờ mình đã đến tận cái nơi chim không thèm ị này rồi mà người ta vẫn đến chúc Tết cơ à?"
Ba người phái Khô Sơn: "..."
Lão già này hồn nhiên thật, chắc chắn hồi trẻ oai dữ lắm.
Chửi mát xong, Trần Thiên Phàm duỗi người: "Gọi hết người ra đây đi, đóng cửa sổ vào, đừng để Tiểu Xuân nhìn thấy.

Chớ hoảng sợ, ta bày không ít pháp trận, tạm thời chúng chưa phá được đâu."
Chẳng mấy chốc, người trong nhà đã tập trung một chỗ, bà Vệ không tham gia mà đi nấu bữa sáng theo lệ thường.


Thi Trọng Vũ thấy cảnh bên ngoài thì nhíu mày mạnh tới mức có thể kẹp chết cả ruồi.
Diêm Thanh lập tức phát hiện điểm bất thường...
"Tô Tứ đâu?"
"Tiểu tử lệ chí hả? Nửa đêm con ngỗng đánh cho cậu ta một trận rồi bỏ chạy mất.

Cậu ta đuổi theo, trước khi đi còn đánh tiếng với ta nữa kìa." Trần Thiên Phàm kể, "Giờ nhìn lại cũng khá giống Tái Ông mất ngựa đấy."
Như vậy xem ra có khả năng Bạch gia đã linh cảm thấy nguy hiểm, nhưng thời gian hạn hẹp nên chỉ kịp cứu một mình Tô Tứ.
"Tiền bối, xin hỏi đang xảy ra chuyện gì vậy ạ?" Thi Trọng Vũ là người thiếu thời gian nhất, nàng không giấu nổi giọng nói căng thẳng của mình.
"Có kẻ tiện tay 'đánh thức' bí điển."
Trần Thiên Phàm khịt mũi coi thường.
"Yên tâm, không phải tại các ngươi, tiểu tử lệ chí đi đuổi ngỗng kia cũng không làm nổi.

Kẻ ra được chiêu này chắc chắn phải thuộc hàng sư huynh sư tỷ của ta, sư đệ sư muội chưa tài được thế."
Doãn Từ: "Đánh thức?"
"Khi còn là 'đội đưa tang của Nữ vương', bí điển dữ hơn bây giờ nhiều.

Tông Mật Sơn phải yểm hàng nghìn hàng vạn thuật pháp giới hạn lên người nó thì mới kìm hãm nó thành ra dáng vẻ hiện nay...!Giờ dám chắc có kẻ cố tình vô hiệu hóa phong ấn, giúp nó trở về làm con chó điên năm đó."
Hóa ra mấy ngày vừa qua bọn họ chỉ đánh nhau với bí điển bản yếu mà thôi.
Thời Kính Chi toát mồ hôi lạnh: "Nếu đã yểm thuật hạn chế thì sao còn cố ý chừa đường giải thuật làm gì?"
"Ngu xuẩn, nó là pháp khí của Nữ vương Mật Lam.

Nếu có kẻ địch xâm phạm, đánh thức bí điển cho nó xử lý kẻ thù sẽ được lợi hơn tự ra tay chứ."
Đúng vậy, Doãn Từ thầm nghĩ.

Nếu họ không phải "kẻ địch" thì càng tốt hơn.
Doãn Từ lên tiếng trước Thời Kính Chi: "Hôm đấy Diêm Thanh không có mặt, ta bảo cậu ta đưa ngài và bà Vệ rời đi trước."
Lão Trần lớn tuổi, không còn nhiều sức chiến đấu, lão cũng là nhân tố quan trọng trong việc phá bỏ thuật phong ấn.

Nếu bí điển nhằm vào bọn họ thì cứ đưa người già đi trước sẽ tiện hơn.
Trần Thiên Phàm khịt mũi: "'Đội đưa tang của Nữ vương' chiến đến chết mới thôi, tất nhiên sẽ thỏa thuận với các ngươi rồi.

Khỏi phải nghĩ, hễ bị bao vây là không ai thoát được đâu."
Doãn Từ im lặng.
"Tuy nhiên không phải là không trốn được."
Trần Thiên Phàm không có vẻ gì là giận dữ, lão cười khẩy nhiều hơn.
"Dùng hai tay xác chết làm nguyên liệu là ta có thể chế ra một pháp khí tạm thời, từ đó đưa mọi người chạy thoát.

Lựa chọn này có nhược điểm: dù bị phong ấn thêm lần nữa, bí điển cũng sẽ không bỏ qua cho mục tiêu.

Hễ mục tiêu đặt chân lên đất Mật Lam là nó sẽ truy sát cả đêm lẫn ngày.

Từ đó về sau, chúng ta không được phép tiến gần tông Mật Sơn thêm lần nào nữa."
"Như vậy, phù chắn họa của nha đầu kia sẽ đi tong, mà thuật hạn chế của tiểu tử này cũng đừng mong giải được.

Ba mươi năm nghiên cứu của ta chỉ e cũng phải chịu kiếp chôn vùi tại đây.".


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận