Tiểu Hà Sơn

Tình huống gia đình Nhị Nha có hơi phức tạp, cần phải giải thích, lại rất đơn giản. Mỗi khi có người hỏi, cô luôn đắc ý nói “Tôi xuất thân từ dòng dõi thư hương!”. Lúc nói mấy chữ dòng dõi thư hương, sống lưng cô thẳng lên, ngực cũng ưỡn ra, dường như là chuyện rất kiêu ngạo.

Cô bạn thân Diêu Huy liếc cô “Dòng dõi thư hương cái quỷ, nhà cậu trên gia phả 3 đời cũng chỉ có mình ông nội cậu là thành phần trí thức, đừng có dựa vào nhà mà dát vàng lên mặt!”

Nhị Nha muốn cãi, Diêu Huy cực kỳ hiểu ý cô, đè bẹp xuống “Muốn nói cha mẹ cậu hả? Cậu có được di truyển nửa điểm không?”.

Nhị Nha giống như bong bóng cao su, nhanh chóng xẹp xuống ủ rũ, không hé răng. Đơn giản chỉ là một nhà ba đời hòa thuận vui vẻ bình thường.

Ông nội cô, Đỗ Kê Sơn là một tổng kỹ sư, khi còn trẻ làm bên ngành đường sắt quân đội, tham gia xây dựng sửa chữa những đường sắt trọng điểm lớn, sau khi xuất ngũ thì làm ở một đơn vị chuyên về công trình, làm tài liệu nghiên cứu vài chục năm, đến tuổi về hưu thì được đại học ở Nhạn thành mời về làm giáo sư vinh dự.

Cả đời Đỗ Kê Sơn cùng bạn già của mình có 4 đứa con trai. Ba người trước, để phân biệt gọi là bác cả, bác hai, bác ba của Nhị Nha. Mấy người con trai kết hôn lập nghiệp, lại có cho ông thêm cháu trai. Tất cả mọi người đều nói ông có phúc, nhà nhiều con trai, tương lai ai cũng là trụ cột, đâu ai biết mỗi ngày tết tụ hội về, Đỗ Kê Sơn lo lắng nhìn trong nhà toàn cháu trai, liền thấy buồn. Bạn già của ông đi sớm, mắt thấy mình tuổi càng ngày càng lớn, ở thời điểm này mấy đứa con trai cũng nhường nhau nguyện vọng ẵm cháu gái của ông. Mong ngày mong đêm, rốt cuộc tới năm đại thọ 60 năm, nhà đứa con thứ tư của ông mới thực hiện.

Quay lại 24 năm sau.

Hai chiếc xe một trước một sau dừng trước cửa đại học Nhạn thành, vừa tắt máy đã có người trong nhà mỉm cười ra đón “Hai đứa đến đúng lúc, hẹn nhau tới hả?”

Nhị Nha cười hì hì mang theo bao lớn túi nhỏ xuống xe “Không có, gặp anh nhỏ Hồ ở cửa”. “Bác ba, chúc mừng năm mới”

“Chúc mừng năm mới”. Đỗ Hi cười mang dáng vẻ rất người lớn, “Mau vào nhà đi, cả nhà đều nhắc con từ sáng giờ”

“Dạ, con đi liền”

Nhìn theo Nhị Nha đi vào, người luôn chạy sau lưng cô mở cửa xuống xe. Hai người chạm mắt nhau, anh gọi trước “Ba”.

“Ừ” Đỗ Hi hiền từ đáp lời, tay chắp sau lưng, trước sau như một.

Chào hỏi xong, người thanh niên trẻ vòng ra sau xe, mở cốp lên đem đồ đạc trên xe xuống. Đỗ Hi thấy vậy nói “Sao lại mua này kia rồi, đã nói trong nhà cái gì cũng có”.

Người thanh niên không ngừng tay, lại khiêng ra cái thùng có vẻ nặng “Không đáng bao nhiêu tiền, nhờ bạn bè mua cho ông nội thùng rượu, với ít trái cây, cũng không thể đi tay không tới”

Đỗ Hi đi tới đậy nắp một cái túi bị rơi ra, lộ ra vài phần thân thiết “Đi, vào nhà, vào nhà nói—”

Một lớn một nhỏ vừa đi vừa nói chuyện, có thể thấy được sự cưng chiều rất nhỏ. Năm sáu túi đồ xếp cùng nhau, không chịu để Đỗ Hi hỗ trợ, Đỗ Hi vì anh kéo cửa vừa đi vừa hỏi “Công tác xong rồi?”

“Dạ xong rồi”

Vào cửa, người thanh niên đem đồ để cạnh tường, cúi đầu đổi giày “Mấy hôm nay ba cũng được nghỉ?”.

Nhìn qua là biết được nhà giáo dục kỹ lưỡng, rất có quy tắc, giày đều được để song song nơi cửa, không ai ném lung tung, để trên kệ ngay ngắn chỉnh tề.

“Mấy ngày đầu tháng ba đi trực, mừng năm mới mấy chuyện đốt pháo bị thương là chuyện năm nào cũng có”.

Đỗ Hi là bác sĩ, là chủ nhiệm khoa cấp cứu bệnh viện thuộc đại học Nhạn thành. Không biết do công việc hay do giáo dục mà Đỗ Hi nhìn thì trẻ tuổi nhưng lại có phong cách trầm tĩnh. Loại phong cách này ở bệnh viện khiến bệnh nhân tin tưởng, phục tùng, ở nhà có thể làm người khác kính trọng.

Người nói chuyện với Đỗ Hi, cũng là người cùng về trên đường với Nhị Nha, là con riêng Đỗ Hi.

Hồ Duy.

Chuyện của Đỗ Hi cũng rất ly kỳ. Năm nay ông hơn 50, đã kết hôn hai lần, tới nay vẫn không có con. Người vợ đầu kết hôn với Đỗ Hi vài ngày thì bỏ theo mối tình đầu, sang đến Mỹ gửi thư về khóc lóc nói có lỗi với Đỗ Hi. Đỗ Hi còn có thể nói gì, buồn bã làm thủ tục ly hôn. Nằm trong phòng ở do bệnh viện cấp cho sốt cao li bì, mấy ngày liền không ra khỏi cửa. Chuyện này đối với ông là sự đả kích rất lớn, nếu không sau hơn mười năm sau mới đồng ý với chuyện tái hôn?

Đỗ Hi gặp người vợ thứ hai, là một người biên đạo múa nổi tiếng, cũng là mẹ ruột của Hồ Duy, tên là Tiểu Hồ Phong. Nghe nói nhà gái là khi Đỗ Hi đi hội thảo được bạn bè giới thiệu. Hai người quen biết không lâu sau thì quyết định sống cùng nhau.

Lúc đó cả nhà họ Đỗ ai cũng phản đối. Chưa nói người phụ nữ kia đã ly dị, con cô ấy đã lớn như vậy, tuổi cũng không nhỏ, ông cưới bà về còn có thể sinh con sao? Ông thích vì đẹp? Ừ, đúng là rất đẹp, nhưng mà người trẻ tuổi xinh đẹp ở đâu chẳng có? Tại sao nhất định phải là co ấy?

Nhưng Đỗ Hi như ăn quả cân quyết tâm, ai nói cũng không có kết quả. Cứ vậy mà Hồ Tiểu Phong thôi việc ở đoàn ca múa, dẫn theo con riêng gả vào nhà họ Đỗ, trở thành con dâu chính thức.

Đó là một phụ nữ cực kỳ ưu tú, lên phòng khách, xuống nhà bếp; không nói một lời phàn nà, học vấn cũng không hề thua kém Đỗ Hi, thậm chí có khi còn hơn.

Có năm ông nội Nhị Nha bị bệnh, Đỗ Hi bận công việc trong bệnh viện, không có người chăm sóc, con dâu Hồ Tiểu Phong chủ động đề nghị mỗi ngày mang cơm cho ba chồng, chăm lo những việc vặt cho ông. Ba chồng làm việc trong phòng bệnh, Hồ Tiểu Phong giúp ông mở bàn, trải bản vẽ, không một tiếng động im lặng đi ra ngoài. Chờ ba chồng làm việc xong thì bà đã mang cặp lồng giữ nhiệt mang cơm đã làm xong đến.

Chính thời gian đó, Hồ Tiểu Phong được mọi người trong nhà họ Đỗ kính nể, chấp nhận. Chỉ tiếc trời ghét hồng nhan, Đỗ Hi với Hồ Tiểu Phong ở với nhau được ba năm thì Hồ Tiểu Phong qua đời.

Sau khi Hồ Tiểu Phong qua đời, trong nhà còn có Đỗ Hi với người con riêng bà để lại – Hồ Duy. Trước mặt mộ bia mẹ mình, Hồ Duy đeo tang, quỳ xuống dập đầu lạy Đỗ Hi ba cái, nói

Mẹ con mang con đến nhà người 3 năm nay, người đối xử với con không tệ, coi con như con ruột. Từ nay về sau, nếu người không chê con, con sẽ đi theo người, hiếu thảo với người,khi nào người muốn lập gia đình mới, không tiện thì Hồ Duy con không nói hai lời sẽ lập tức rời đi. Cho dù là bao xa, chỉ cần lúc người cần gọi một tiếng, con lập tức quay về.

Đỗ Hi ôm Hồ Duy, nước mắt như mưa.

Ta đã từng này tuổi, không cần tìm, không cần tìm nữa, từ đây cha con ta nương tựa nhau mà sống.

Cha con cùng khóc nức nở, những người có mặt không ai không lặng lẽ.

Trong lòng nghĩ thầm, Hồ Tiểu Phong không phải người bình thường, lúc còn sống thu phục lòng người, lúc mất cũng làm người khác đau lòng, con trai của bà cũng không phải người hiền lành, tuổi còn nhỏ mà rất thông minh, biết xem xét thời thế, mẹ ruột vừa mất, theo lý thì cậu không còn qua lại gì, không ai ngờ lại nắm đúng ngay lòng Đỗ Hi, nắm chắc điểm ông không con mà đâm đúng chỗ yếu, cam tâm tình nguyện ăn nhờ ở đậu vì tương lai của chính mình.

Người ta nói Đỗ Hi không phải cha ruột Hồ Duy, đúng là không phải, hai người không hề có quan hệ máu mủ. Đồng ý là không phải nhưng cùng nhau sinh sống mười năm, hai cha con nương tựa lẫn nhau, cảm tình hơn hẳn ruột thịt.

Hôm nay Nhạn thành rất lạnh, vào phòng cũng không chưa hết cái lạnh cả người bên ngoài. Hồ Duy cởi áo bông bên ngoài, lại cởi áo khoác bên trong, chủ động chào bác cả bác hai đang chơi cờ vua.

Bác hai Đỗ Cam nghe thấy Hồ Duy chúc tết không ngẩng đầu, tập trung chú ý vào bàn cờ “Cả thời gian dài chẳng thấy mặt mũi thằng nhóc con, bận cái gì chứ”.

Hồ Duy tiện tay đem áo khoác choàng lên lưng ghế “Bận việc nhỏ ạ”

Bác cả Đỗ Kính cười hề hề “Theo chủ nhiệm tụi con đi tặng quà tết cho người nhà chứ gì”. Đỗ Kính làm công tác chính trị đã hai mươi năm, mặc dù không cùng hệ thống với Hồ Duy nhưng cũng hiểu.

“Ui chà, người bận rộn, đều là người bận rộn, Hồ Duy bận, Nhị Nha cũng bận. Chỉ có đám người già chúng ta tới sớm, bọn con đều có chuyện của mình”. Đỗ Cam thở dài, cầm tách nước trà lên hớp một miếng.

Nhị Nha mới rửa tay trong toilet bước ra, nghe tên mình thì không hiểu sao “Con không trêu chọc gì bác, đang yên lành nói con làm gì?”

“Ai nói con, tiền ngày nào kiếm không được, tại sao tết nhất còn đi làm?”

Nhị Nha đã cởi áo bông, bên trong mặc áo sơ mi trắng, hơi có vẻ giống như nhân viên ngân hàng, nghe xong thì cười gượng “Tạm thời cứu nguy thôi… cũng đâu có bao nhiêu tiền”.

Bác hai Đỗ Cam là người làm ăn, nói chuyện nặng về tiền bạc “Không được bao nhiêu tiền thì càng không nên đi, nên ngoan ngoãn ở nhà với ông nội”. Nói rồi ông hạ giọng, giận dữ mắng Nhị Nha “Anh con không về, trong lòng ông chỉ trông ngóng mình con”

Nhị Nha nghe xong không lên tiếng, quay đầu chạy lên lầu. Bác hai dưới lầu trừng mắt “Không có phép tắc! Ta chưa nói xong mà con chạy đi đâu?”

Nhị Nha không để ý tới ông, bỏ lại một câu “Chạy lên dập đầu xin lỗi ông nội!”

Đỗ Kê Sơn đang nằm nhắm mắt trên giường, nghe tiếng gõ cửa, chậm chạp đỡ đầu giường ngồi dây. Nhị Nha đứng ngoài cửa, thò đầu vào nhìn thử, tươi cười “Ông nội, con về rồi”.

Đỗ Kế Sơn mang kính lão, hình như đang chờ cô “Mau vào đây. Bên ngoài lạnh lắm à?”

Ông kéo tủ đầu giường ra, mang cái hòm sắt cũ cho cô “Năm ngoái có người về hưu tặng ít trái câu, có con thích ăn dâu tây, chút nữa kêu rửa cho con”. “Công việc sáng nay làm xong rồi?”

“Dạ xong rồi”. Nhị Nha ngồi ngay ngắn trên ghế dựa, thấy Đỗ Kê Sơn muốn đi rót nước, cô nhanh tay rót một tách đưa lên tay ông.

“Hết bận là tốt rồi, tuổi trẻ còn việc làm, đừng giống như Đỗ Dược, công việc mỗi ngày chẳng đàng hoàng…”

Đỗ Dược là anh họ Nhị Nha, cả ngày ăn chơi đàng điếm, ông nhìn không ưng. Uống nước xong, Đỗ Kê Sơn lấy một khăn tay màu xanh để dưới gối gấp thành hình tứ giác, mở ra là bao lì xì “Chờ con mãi, nhân lúc không có mấy anh họ con, năm nay là năm tuổi của con, ông nội cho ít tiền lì xì, chúc con năm mới bình an”

Thấy bao lì xì, trong lòng Nhị Nha đã nở hoa tưng bừng, trên mặt còn giả bộ ngại ngùng “Ông nội, không cần đâu, mấy anh sau khi học đại học đã không lấy lì xì rồi”.

Đỗ Kê Sơn yêu thương vỗ đầu cô, “Còn làm bộ với ông nội? Con lớn bao nhiêu thì trong mắt ông con vẫn còn nhỏ”

Nhị Nha ước lượng bao lì xì không nhẹ kia, cúi đầu, dáng vẻ ngoan ngoãn. Đỗ Kê Sơn nhìn Nhị Nha trước giờ vẫn là vẻ hiền lành yêu thương, nhưng lại có cảm giác đau buồn không nói nên lời, nhìn cô, hoặc là nhìn xuyên qua cô mà nghĩ đến người khác.

Trước đó đã nói, ba người con trai đều đã ở dưới lầu, bác cả Đỗ Kính, bác hai Đỗ Cam, bác ba Đỗ Hi. Về người luôn không nhắc tới, người mà ông nội yêu thương, Đỗ Tiểu Mãn, là ba của Nhị Nha.

Nếu nói bác ba Đỗ Hi nửa đời gập ghềnh, hôn nhân bất hạnh; thì ba cô là người đáng giá nhất. Đỗ Hi và Đỗ Tiểu Mãn là anh em sinh đôi, cách nhau nửa phút. Lúc Đỗ Kê Sơn biết thì vừa vui vừa buồn, vui vì một lần có được hai con trai, đều khỏe mạnh; buồn là vì tưởng là con gái, không ngờ lại là con trai, mà lại là hai đứa, cuộc sống trong nhà thật sự khó khăn.

Vì vậy con thứ ba đặt theo tên hai đứa lớn, đứa thứ tư đặt là Tiểu Mãn, ý là “Ngày viên mãn, dừng ở đây”.

Đỗ Tiểu Mãn được anh em yêu thương nhất, cũng thông minh nhất. Nổi tiếng về vật lý ở đại học Tây An, được giữ lại trường. Tốt nghiệp rồi cưới vợ, người kết hôn là bạn học thời làm nghiên cứu sinh, hai người đều là thanh niên có trình độ, có lý tưởng, có khát vọng. Cưới xong được đơn vị cấp cho nhà trong ký túc xá, một trai một gái ra đời, gia đình đầm ấm.

Chỉ tiếc năm Nhị Nha 5 tuổi, đơn vị Đỗ Tiểu Mãn tổ chức sinh hoạt tập thể trên núi, kết quả là mưa to làm lở đất, mẹ Nhị Nha mất tích, ba cô trong tình thế cấp bách đi tìm. Khi tìm thấy thì hai người nắm tay nhau mà mất, ai nhìn cũng phải rơi nước mắt.

Nhị Nha – là một đứa trẻ mồ côi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui