[Tiểu Lâu Truyền Thuyết] Quyển 3 - Bích Huyết Hán Khanh

Lúc mới gặp Tô Mi, Địch Cửu còn là Thiên vương Tu La giáo, lần đó tuần tra phân đàn, phân đàn chủ hết sức lo sợ, dâng tặng ca vũ hay nhất cho y.

Mỗi một danh giác lên sân khấu, mỗi một đoạn ca múa kinh diễm bắt đầu, phân đàn chủ đều phải ở bên cạnh cẩn thận giải thích giới thiệu.

Khi Tô Mi lên sân khấu, giải thích của phân đàn chủ là: “Nàng này là danh kỹ bản địa, vốn có tài danh, diệu thiện ca vũ, hiệu xưng diệu nhân nhi.”

Ngoại hiệu ba chữ “diệu nhân nhi” kia, thật có thể khiến người nghe ra ý ngả ngớn vô hạn, chỉ là Địch Cửu vốn chẳng yêu nữ sắc, Tô Mi đẹp nữa diệu nữa cũng không liên quan đến y.

Chỉ là ngày ấy, vừa lúc tâm tình cực tốt, bộ dáng liều mạng hiến cần của vị phân đàn chủ bên cạnh kia cũng khá thú vị, làm người thượng vị, cho dù bản tâm không hề cho là đúng, ít nhất phải chú ý thể diện của thuộc hạ, làm bộ vui vẻ tiếp nhận, đồng thời khá tán thưởng.

Huống chi nữ tử trên đài cao dưới một điệu múa, quả là múa hết Giang Nam, múa khắp xuân sắc, người khác không thể không khen một chữ “hay”.

Địch Cửu đập bàn khen hay, vui vẻ nhìn lên đài cao, đầy vui mừng nói: “Hay, hay cho một diệu nhân nhi, một điệu múa này quả là ít có.”

Một tiếng khen này, y bất quá nửa là thật tâm, nửa vì xã giao, chẳng qua rất giỏi làm bộ, vẻ yêu thích vui mừng trên mặt rất đậm.

Nói đến thì cũng không phải là cố ý muốn gạt người, chẳng qua đã thành thói quen, dùng đủ loại mặt nạ đi ứng phó hết thảy, vĩnh viễn lựa chọn phương thức có lợi nhất cho mình để bày ra cảm xúc mà thôi.

Nhưng lần này phân đàn chủ lại không như y tưởng, vì một câu khen ngợi của y mà vui vẻ đắc ý, ngược lại toàn thân cứng đờ, trên trán lại ẩn ẩn mồ hôi. Sau đó cuống quít tìm cớ cáo lỗi rời đi.

Người thông minh như Địch Cửu, nhất thời lại cũng không nghĩ minh bạch, vì sao phản ứng của phân đàn chủ kỳ quái như thế.

Cho đến khi ca múa tan hết, người không phận sự đều đi cả, phân đàn chủ mới hoảng hốt chạy đến thỉnh tội.

Thì ra sau khi Địch Cửu khen một câu kia, phân đàn chủ vội vã chạy đến hậu đài. Khoản tiền lớn cảm tạ Tô Mi, lại lập tức phái người tiễn nàng đi. Sau đó mới cố kiên trì đến trước mặt Địch Cửu, lắp bắp nửa ngày, cà lăm hồi lâu.

Không ngoài mấy lời “Giáo chủ bên kia không dễ ăn nói, xin Thiên vương thứ tội”.

Đến lúc này, Địch Cửu mới bừng tỉnh đại ngộ.

Thượng tầng Tu La giáo đều biết quan hệ giữa Thiên vương và giáo chủ. Dù là hành tẩu các nơi, phân đàn chủ chỗ nào không xem y như tình nhân của giáo chủ. Tuy là tận lực hầu hạ chu đáo, lại chưa từng dám hiến mỹ nam mỹ nữ hầu hạ, dù là xem hết ca múa, cũng bất quá thuần là tìm niềm vui, chưa từng có ai nghĩ chuyện hiến mỹ mời sủng, chẳng ai cảm thấy Thiên vương sẽ có yêu cầu như vậy, cách nghĩ như vậy.

Một tiếng khen ngợi “diệu nhân nhi” vừa nãy kia, chắc vị phân đàn chủ này tự cho là thông minh nghe ra ý tứ khác, vội vàng tiễn mỹ nhân gây họa này đi, sau đó đến thỉnh tội.

Đây là một hiểu lầm lớn cỡ nào, mình phải ngửa mặt lên trời cười dài, nếu có tâm tình liền nhàn nhã giải thích vài câu, nếu không hưng trí thì không ngại làm ra vẻ mất vui phẩy tay áo bỏ đi, khiến tên đần độn này ở đây đứng ngồi không yên là được.

Nhưng mà khoảnh khắc đó, cảm thụ của y chỉ có khuất nhục.

Thiên vương chi tôn cũng thế, quyền cao chức trọng cũng thế, y thủy chung đều ở dưới giáo chủ.

Đệ tử các phương tôn kính cũng thế, đàn chủ các nơi úy phục cũng thế, trong mắt họ, Thiên vương khẳng định là người của giáo chủ. Sau lưng giáo chủ tốt với nữ nhân khác, việc này nguy to. Người nào đảm đương được trách nhiệm này, cho dù liều chết cũng phải khuyên ngăn Thiên vương mới đúng.

Địch Cửu muốn cười lại không phát được tiếng.

Nếu hôm nay, người ngồi ở đây là A Hán thì thế nào? Nếu là giáo chủ đại nhân, vẻ mặt tán thưởng ưa thích nói ra ba chữ “diệu nhân nhi”, thì thế nào?

Mỹ nữ kia đêm đó sẽ đưa lên giường giáo chủ nhỉ?

Giáo chủ chính là giáo chủ.

Y và Phó Hán Khanh, kỳ thật chưa bao giờ ngang hàng.

Vô luận y nỗ lực đi làm như thế nào, vô luận A Hán không có tâm đi tranh như thế nào, vẫn một mực không thể ngang hàng.

Vây giữa trùng trùng quy tắc của Tu La giáo, bất kể y đã làm những gì, bỏ ra bao nhiêu, y đều chỉ có thể ở dưới con heo lười cả ngày ăn uống no đủ ngủ ngon kia.

Y không hề phẫn nộ, chỉ cảm thấy khuất nhục.

Hóa ra đoạn ước hẹn tình nhân kia, khiến cho y trong mắt mọi người, không còn là một người độc lập mà chỉ thuộc về ai đó.

Hóa ra đoạn ước hẹn tình nhân kia, lại khiến y mất đi quyền tự do yêu thích người đẹp.

Y không yêu mỹ sắc, y không ham mê niềm vui giường chiếu, y căn bản chưa từng nghĩ chuyện bản thân phải đi tìm tân sủng khác. Nhưng mà, nghĩ hay không nghĩ là một chuyện, bị người khác ước thúc giám thị khống chế không cho phép y làm như vậy, lại là một chuyện khác.

Sau khi sự kiện đó phát sinh không lâu, Bất Động Minh vương đã tìm đến y, trong lần mật đàm không tính là dài đó, họ đã đạt thành ước định bắt tay hợp tác.

Mấy năm qua nhìn lại chuyện cũ, cũng từng tự hỏi, nếu chưa từng có việc Tô Mi, liệu y có hợp tác với Minh vương hay không. Nhưng mà, mỗi khi tự ngẫm, cũng mỗi khi tự giễu.

Vì sao đã đến bước này rồi, còn phải tìm cớ cho mình.

Ích kỷ, tàn nhẫn, tham lam, độc ác, hết thảy những điều này chẳng lẽ không phải là lý do tốt nhất sao?

Cho dù không có chuyện Tô Mi, y cũng sẽ hợp tác với Minh vương, tối đa chỉ là đáp ứng không sảng khoái như vậy mà thôi.

Ngày đó y cơ hồ không hề đấu tranh tư tưởng đáp ứng Minh vương ngay, rồi lại vẫn gánh vác tất cả áp lực và chỉ trích, kiên trì cùng Phó Hán Khanh dạo chơi hơn nửa năm, thời gian sớm chiều ở chung ấy, là y lấy từng lần tranh chấp, từng ước định thỏa hiệp trong trao đổi lợi ích đến đổi. Y vẫn không để ý sự chê trách của Minh vương và các thuộc hạ khác, hao phí một khoản lớn, dựng lưu ly ốc, đốt pháo hoa suốt đêm. Nhưng mà, hết thảy hết thảy, cuối cùng vẫn không thể khiến một kiếm kia y đâm ra có gì chùn tay.

Đến nay, y cũng không hề cảm thấy hết thảy ôn nhu mình đã làm kia được tính là yêu, đến nay, y vẫn nhận định rằng đó chẳng qua là giả nhân giả nghĩa vờ vĩnh buồn cười.

Nhưng mà, bán đứng như vậy, phản bội như vậy, lại không làm cho y lập tức đạt được hết thảy quyền lợi và tài phú y muốn.

Kho báu khổng lồ hơn nữa, cũng là một con số có hạn, mà sự chờ mong của thuộc hạ và những người hợp tác quả thật vô hạn. Tu La giáo bất biến ứng vạn biến, khiến họ không thể có cơ hội để thừa, mà thiên hạ chính đạo, thậm chí sự tham lam và dục vọng của đám quyền quý các phương, cũng trở thành ẩn hoạn cực lớn không lúc nào không uy hiếp họ.

Thần binh lợi khí trong kho báu không hề có tác dụng quá lớn, các loại bí tịch lại bởi vì một phen hành động kinh thế của Phó Hán Khanh mà khiến đám quý trọng bí tịch như bảo vật bọn họ, nực cười hệt như mấy thằng hề vậy.

Hết thảy quyền lợi, hết thảy tài phú, đều như một cái tháp trên cát, nháy mắt hóa thành mây khói.

Minh vương mỗi khi giận cực, đập bàn chửi rủa Phó Hán Khanh, kẻ xuất thân cao quý như vậy, mắng người dùng từ thô bỉ khó nghe, còn quá hơn đám man hán trên chợ.

Nhưng mà, đối mặt với hết thảy biến hóa, hết thảy nghịch cảnh, y đều chỉ lạnh lùng chờ đợi.

Thế gian này, vốn chẳng có chuyện thuận buồm xuôi gió, trên đời này, cũng không có người nào, chỉ dựa vào một lần bán đứng, một chút âm mưu, là lập tức dựng nên sự nghiệp vĩnh viễn không lung lay.

Y có thể đâm ra một kiếm vô tình vào lúc Phó Hán Khanh toàn tâm với y, nhưng cũng có thể không ra nửa từ ác ngữ khi Phó Hán Khanh gây cho y rất nhiều áp lực và phiền não.

Cho dù là trong những ngày gian nan nhất kia, mật báo trong Tu La giáo vẫn chưa bao giờ đoạn tuyệt truyền lên tay họ.

Hết thảy hành động của Phó Hán Khanh, y đều rõ như lòng bàn tay.

Minh vương nhìn mật báo, cứ thích mắng ầm lên: “Yêu ngươi, thích ngươi cái gì, đã như thế thì vì sao không chịu trợ ngươi, vì sao không thể thay ngươi trừ đám chư vương khác, vì sao cho ngươi kho báu rồi giữ lại nhiều đường xoay như vậy.”

Y chỉ yên lặng nghe, trong lòng cười lạnh băng.

Thế gian này có quá nhiều kẻ thượng vị điên cuồng, đám độc tài cuồng vọng, cứ cảm thấy mình là chí cao vô thượng, cứ cho rằng mọi người đều phải xem mình là người quan trọng nhất trong thiên địa, vì mình, những người khác phải không hề do dự dâng lên tính mạng, thậm chí đem tất cả thân nhân, tất cả bằng hữu, hết thảy hết thảy, toàn bộ kính dâng hy sinh đều tuyệt không ngượng nghịu. Để họ có cơ hội hy sinh cho mình, để họ có quyền lực đi hy sinh những người khác vì mình, đó là vinh hạnh của họ, phải quỳ xuống tam hô tạ ơn mới đúng.

Tiếc là, Địch Cửu từ trong địa ngục dùng mồ hôi và máu liều mạng đi ra, chưa bao giờ có vọng tưởng buồn cười như thế. Trong mắt y, tất cả trả giá đều phải được hồi báo, tất cả trung thành thiện ý đều phải dùng thứ khác đến trao đổi, sẽ chẳng có ai vì ai mà hoàn toàn không tiếc hết thảy. Thế gian này chẳng có yêu hoặc hận hoàn toàn không giữ lại. Nếu thật có ai có thể vì một người mà không để ý nguyên tắc, không nói đạo nghĩa, không niệm thân bằng, không nghĩ hậu quả, thế loại người này cũng chẳng có bất cứ tư cách gì để người tôn trọng.

Phó Hán Khanh có sự kiên trì của y, có điểm mấu chốt của y, mà mình, trước nay luôn hiểu rất rõ điều này.

Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm vì lựa chọn của mình, mỗi người đều phải vì chuyện mình đã làm mà gánh vác.

Phó Hán Khanh bởi vì đủ loại kiên trì này, cho nên gặp phải sự phản bội của y, có lẽ Phó Hán Khanh sẽ không hối hận.

Thế thì y vì trường phản bội này mà đối mặt với hậu quả như vậy, cũng đồng dạng không mảy may hối ý.

Phó Hán Khanh bị y đâm một kiếm, là Phó Hán Khanh đáng, chưa bao giờ cảm thấy mình mắc nợ Phó Hán Khanh.

Y bởi vì sự thất sách của mình mà sau trường phản bội này, nơi nơi bị Phó Hán Khanh chiếm hết tiên cơ, vây vào quẫn cảnh, như vậy, cũng là bản thân y xứng đáng, y sẽ không đi trách cứ Phó Hán Khanh


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui