[1] Anh hùng bất vấn xuất xứ : anh hùng không cần hỏi xuất thân TvT
[2] Tân Lãng (sina.com.cn) : một trong những trang tin tức, thông tin hàng đầu của Trung Quốc (thành lập từ năm 98)
[3] Rà mìn (Minesweeper), đánh bài (Heart) : có ai không biết mấy trò này không nhỉ XD
[4] Stone Age, Legend : mấy tựa game kinh điển trên PC ngày xưa, có thể tra google để rõ thêm chi tiết (XD tớ không có chơi nên hông rõ lắm)
[5] Boom : cái này là tớ phiên âm theo tên của game được phát hành ở VN (Boom Online, do Vinagame phát hành), tên bản gốc của nó là Phao Phao Đường (trang chủ : http://bnb.sdo.com/web5/index/index.asp). Game này tựa như game đặt bomb (Bomberman) trên mấy máy NDS ngày xưa ý
[6] Chú tạo sư : kiểu như thợ rèn, thợ đúc ý
[7]顾淳 (tên Cố Thuần, thuần của thuần hậu thuần phác, cố của chiếu cố, chăm sóc). Còn cố thuần mà Vương Mân nghĩ là 固醇 trong 胆固醇 (đảm cố thuần, nghĩa là cholesterol, chất béo gây sơ cứng động mạch)
[8] Cái bô: Trong xã hội phong kiến, dân gian có cách nói “Lão bà tương đương với cái bô”, tức coi nữ nhân là “cái bô”, cái này phản ánh rất rõ ràng tư tưởng miệt thị cùng vũ nhục đối với nữ nhân, bởi vì ý nghĩa này xem nữ nhân cùng với cái bô (bồn cầu) tương tự nhau, cũng giống như công cụ hứng chịu thứ mà dương cụ nam nhân bài xuất… (trích một đoạn ở hudong.com.wiki)
[9] Hành thư 行书 (chữ Hành) là chữ Khải viết nhanh, nhưng không đến mức như chữ Thảo. Hành thư viết tự do, nhanh chóng hơn khải, nhưng không đến mức quá phóng túng như Thảo, nên Hành thư là loại chữ được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình viết tay. [xem thêm]
[10] Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí (Luận ngữ)
Tử Cống vấn vi nhân. Tử viết: Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cư thị bang dã, sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả.
Tử Cống hỏi về đạo nhân: Khổng tử nói: Người thợ muốn làm ra sản phẩm tốt thì tất phải có dụng cụ tốt trước đã. Trong nước phải tôn người hiền tài trong số đại phu làm thầy, kết giao bạn bè với người nhân đức trong số kẻ sĩ.
[11] Ngưu tước mẫu đơn (牛嚼牡丹) : ngưu nhai mẫu đơn, chỉ những người sử dụng thứ gì đó rất quý giá mà lại không hề hay biết, coi nó như thứ bình thường = =+
[12] Hiện tượng lại giống, hay còn gọi là sự lại giống : lại (trở lại) giống (giống loài), thuật ngữ sinh học để chỉ sự trở lại với hình thái của tổ tiên, với Tiếu Lang thì… lòi đuôi…
[13] tinh thần AQ : (trích wiki.com)
A Q là nhân vật trong tác phẩm A Q chính truyện của Lỗ Tấn.
Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định.
A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng.
Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm
[14] vị hôn phu : phu là chồng, vị hôn là chưa cưới, vị hôn phu nghĩa là chồng chưa cưới, mà vị hôn tỷ phu là anh rể chưa cưới = = cũng không rõ 2 đứa này nó tranh cãi cái này làm chi nữa…
[15] Đại Bảo : tên một công ty sản xuất sản phẩm làm đẹp của Bắc Kinh từ… rất nhiều năm về trước
[16] Hùng ưng bác kích trường không, khiếu thanh hưởng triệt vân tiêu; Giao long sướng du tứ hải, cửu châu nhâm ngã ngao du
Dũng giả cạnh kỹ tái tràng, hãn thủy huy sái thanh xuân; Mỹ nhân tần tiếu tại trắc, phất thủ nhất đại thiên thu
(Hùng ưng đọ sức trời cao, cất tiếng vọng đến ngàn mây; Giao long vẫy vung bốn bể, cửu châu mặc ta ngao du
Anh hùng tranh tài trường đua, mồ hôi lướt theo thanh xuân; Mỹ nhân khẽ cười cạnh bên, phất tay một thế thiên thu)
[17] Tên của bạn Lý Siêu Kiện là 李超健 (Li Chāo Jiàn), mà cái bạn nói ngọng kia lại đọc thành 你超贱 (Nǐ Chāo Jiàn) – tức là nhĩ siêu tiện (ngươi siêu tiện). Thực ra mà nói thì cái chữ Kiện với cái chữ Tiện nó cùng đọc là Jiàn thôi, chứ nghĩa thì không giống nhau.
Lần trước có 1 lần đề cập tới cái vụ Tiếu Lang chê bai ba má bạn này đặt tên kỳ lạ, là bởi vì cái tên nó cũng tương đương cái bộ mặt con người, cơ mà ba má bạn này lại đặt tên con là siêu kiện (tức siêu khỏe). Thử nghĩ nếu bên cạnh có 1 người bạn tên Nguyễn Siêu Cao hay Nguyễn Siêu Khỏe, cảm giác sao
[18] từ gốc mà tác giả dùng là 大娃 (đại oa), tớ dịch thành bé lớn luôn, sát nghĩa mờ =v=)v
[19] Này là bài hát trong phim Bến Thượng Hải, ngay khúc mở đầu… thực ra là cái câu ‘ lãng bôn, lãng lưu ‘ (浪奔 浪流 / Sóng xô, sóng vồ) cơ, nhưng mà tớ phiên âm ra thế cho nó giống với trong truyện tác giả dùng thôi.
Ai muốn nghe thì >> bấm đây
=3= có ai muốn xem bánh mà Vương Mân uy Tiếu Lang hông~
[20] Xôi chiên : loại xôi này có đợt từng là kiểu quà vặt hay thường gặp trước một số cổng trường ở trong miền Nam (ít ra là có từ đợt tớ học cấp 3). Bây giờ cũng hiếm thấy lắm. Hình như là món này xuất phát ở miền Trung thì phải (tớ lười gu gồ), tại thấy mấy người bán đa phần là người Trung.
Tớ không biết cách làm, trong siêu thị hay có bán mấy cái cây xôi chiên dài như cái chày ý =3= về cắt thành khoanh tròn chiên là ăn được. Ngày xưa tớ mua trước cổng trường, người ta chiên xôi xong cắt ra ở giữa một cái rảnh, có nhét nhân vào nữa. Thường là nhét xúc xích nè, hoặc chà bông, nấm tai mèo, v.v…
Ăn cũng khá =v=
[21] Bánh cam là một loại bánh hình tròn, bên ngoài phủ một lớp mỏng đường đặc, lớp vỏ được chiên giòn, bên trong là nhân đậu xanh. Bánh này ở miền nam gọi là bánh cam, ở Bắc hay Trung có không tớ không rõ lắm ~
[22] Bánh bột báng : này là mẹ tớ bảo tên của nó ý – tớ cũng nhớ mang máng nó được gọi như vậy.
Bánh này làm rất đơn giản. Dùng bột mì nhào xong rồi vắt ra thành viên nhỏ, luộc sơ bằng nước sôi, dùng chung với nước đường (nước đường nấu với gừng, thêm gia vị gì đó), thêm nước cốt dừa nếu thích.
Bánh này cũng là một loại trôi nước, nếu ai có ăn trôi nước với nước đường sẽ biết, trôi nước là vỏ ngoài bột mì bên trong đậu xanh, sẽ có thêm một vái cái bột mì vắt thành hình tròn nhỏ (không kèm nhân đậu xanh) được nấu chung. Hiện tại người ta bán đa phần là trôi nước lớn, kiểu trôi nước nhỏ rất ít thấy.
[23] Trong kỹ thuật máy tính, một plug-in (hay plugin) là một bộ phần mềm hỗ trợ mà thêm những tính năng cụ thể cho một phần mềm ứng dụng lớn hơn. Nếu được hỗ trợ, plug-in cho phép tùy biến các chức năng của một ứng dụng. Ví dụ, plug-in thường được sử dụng trong các trình duyệt web để chơi video, quét virus, và hiển thị các loại tập tin mới. Ví dụ hai plug-in được biết đến rộng rãi bao gồm Adobe Flash Player và QuickTime. Add-on thường được coi là thuật ngữ chung dùng cho các snap-in, plug-in, các phần mở rộng, và các chủ đề. (theo Wikipedia)
[24] Phức cảm : từ chuyên ngành là complex, thông thường để ám chỉ một loại cảm giác phức tạp rất khó để giải thích lý do.
[25] Lão Xá : [wiki] tác giả của tác phẩm ‘ Tế Nam đông thiên ‘ tức mùa đông ở Tế Nam mà Vương Mân đọc ở đoạn trên ~ Tác phẩm như tên gọi, mô tả mùa đông ở Tế Nam dưới ngòi bút của tác giả =v=) Tớ định dịch ra cho mọi người xem, nhưng lười… Hôm qua kiếm cả tác phẩm này (hình như là đoản văn), kiếm được bản word, vừa mở ra cái treo máy… làm hại mất cả đoạn Vương Mân đọc mấy câu tả mùa đông ấy TAT dịch lại khổ sở…
[26] Môn tự nhiên : các môn như Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ… (hình như là những môn có liên quan tới tính toán thì phải)
Môn xã hội : các môn như Văn học, Lịch sử, Địa Lý, Chính trị… (đa phần là những môn cần viết)
[27] Làm “phây cơ” (văn bản gốc : cảo phi ky) theo như tác giả chú thích thì là một loại phương ngôn của phía nam, hình dung những việc mà người nào đó làm ra khiến kẻ khác nhìn vào không đoán ra được là gì, hoặc là mạc danh kỳ diệu, hoặc giả việc làm đó rất là nhảm nhí vớ vẩn…
[28] Bài hát Thất Lý Hương《 七里香 》của Châu Kiệt Luân
(Thất lý hương nghĩa là Bảy dặm hương, mùi hương lan xa bảy dặm/tên khác của hoa nguyệt quế, thực sự rất thơm =3= nhà tớ có trồng, mỗi khi nở hoa là nức cả vườn)
[29] trích từ bài thơ Bồ Tát Man của Vi Trang, ai muốn tìm hiểu mời gugồ =v= / bởi zì nó đã được dịch rồi, mà tớ còn bày đặt dịch nữa thì hơi bị bệnh)
[30] Ất Tử [yǐ zi] phát âm đồng với y tử [yǐ·zi], nghĩa là ghế dựa =v=)
[31] Ái ốc cập ô : yêu người nào thì cũng yêu tất cả những thứ của người đó, túm lại như kiểu yêu ai yêu cả đường đi lối về ấy~
[32] Câu này nằm trong Tiền Xích Bích Phú do Tô Thức viết, nguyên văn như sau :
蓋將自其變者而觀之, 而天地曾不能一瞬; 自其不變者而觀之, 則物與我皆無盡也. 而又何羨乎
Cái tương tự kỳ biến giả nhi quan chi, nhi thiên địa tằng bất năng nhất thuấn; tự kỳ bất biến giả nhi quan chi, tắc vật dữ ngã giai vô tận dã. Nhi hựu hà tiện hồ?
Cũng tương tự như khi chúng ta ở tại nơi kỳ biến mà xem, kia cũng chỉ là một cái chớp mắt của trời đất; Còn khi ta ở tại nơi bất biến mà nhìn thì vật cùng ta đều là vô tận, vậy thì cơ gì phải ao ước?
Tớ chỉ giải thích nghĩa của đơn thuần câu này thôi, còn ai muốn tìm hiểu thì vào trang này nhé : Thuhoavn(Tớ thấy nó khá hay, nên đọc thử một chút xem sao, mất cũng chỉ vài giây thôi mà (*^___^*) ~ )
[33] Nguyên gốc : Life contains but two tragedies. One is not to get your heart’s desire; the other is to get it
[34] Đạm bạc minh chí, ninh tĩnh trí viễn (淡泊明志, 宁静致远) : đạm bạc tức chỉ không cầu danh lợi hay tài phú, minh chí tức định rõ ràng chí của mình, ninh tĩnh trí viễn tức nếu trầm tĩnh thì sẽ hiểu được càng xa hơn, tổng thể câu này nói làm người đừng nên cầu quá nhiều thứ, cố gắng vạch rõ chí của bản thân, làm việc nên trầm tĩnh sẽ có thể nghĩ tới những vấn đề xa hơn.
Câu này vốn xuất phát từ “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn” trong 《 Giới tử thư 》của Gia Cát Lượng viết cho con trai mình là Gia Cát Chiêm. Đây là tổng kết mà Gia Cát Lượng rút ra từ cả cuộc đời mình, cũng là yêu cầu của ông đối với con trai.
“Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn. Phu học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ nghiễm tài, phi chí vô dĩ thành học…” (tớ chỉ ngắt một đoạn thôi)
“Hành trình của phu quân tử, tĩnh để thu thân, kiệm để dưỡng đức, không biết xem nhẹ ham cầu thì không thể rõ ràng chí hướng, không trầm tĩnh không thể hiểu càng sâu xa. Phu học phải tu tĩnh, mới đến tu học, không học không thể hiểu rộng, không chí không cách nào học xong……”
Nếu dùng cách nói hiện đại, có thể hiểu như “Nếu không biết đặt nhẹ những danh lợi trước mắt liền không cách nào xác định rõ chí hướng của mình, không thể bình tĩnh an tường mà chăm chú học tập, sẽ không thể thực hiện được mục tiêu rộng lớn.”
Tớ ngồi chăm giải nó không phải khoe tài, bởi đây là châm ngôn của Mân ca! Hiểu chứ!?
[35] Cẩu phú quý, vô tương vong (苟富贵, 无相忘) : câu này rất dễ hiểu, chữ cẩu ở đây mang hàm nghĩa giả sử, nếu, cả câu tức là : nếu phú quý, sẽ không quên, nghĩa là muốn nói nếu như (ta) trở nên giàu có, sẽ không quên (tất cả). Câu này nguồn gốc giải thích rất dài, nên tớ lược bỏ. Thực ra nó dễ bị hiểu lầm ở từ cẩu mà thôi