***
Khổng lão thái thái trông thấy con rể, chồng người con gái đã chết gầy gò chỉ con da bọc xương và già nua lom khom. Bà ta lại đưa mắt nhìn Thẩm Nguyên Thông người mà suýt tí nữa làm cho con rể mình suốt đời không dám ló mặt ra bên ngoài trông thấy mặt trời. Thấy chàng ta rất khôi ngô anh tuấn, bà mừng rỡ khôn tả.
Tích Tố thấy các người quá cảm động có rất nhiều lời muốn nói nhưng không sao nói lên tiếng được, liền cười nói với Nguyên Thông rằng:
- Nguyên đại ca chỉ vì sơ suất một chút ở trên núi Võ Đang rơi xuống vực thẳmg, mà suýt tí nữa làm cho Dương sư bá bị trầm luân khổ ải suốt đời. Bây giờ đại ca phải tận lực chữa cho lão thái thái để chuộc lại sự lầm lỗi xưa mới được.
Nguyên Thông đáp ngay:
- Ngu huynh không dám làm mất thể diện Tố hiền muội đâu bệnh của lão thái thái, ngu huynh cam đoan chữa khỏi ngay.
Dương Thái vừa được Nguyên Thông đón ra khỏi vườn hoang hai người mới chuyện trò qua loa vài câu sau khi cách biệt như thế nào...chứ ý chưa hề biết rõ chàng bây giờ đã tiến bộ ra sao ? Nay thấy chàng nhận chữa cho nhạc mẫu mình khỏi bị bán thân bất toại một cách cả quyết như vậy, y thắc mắc vô cùng, bụng bảo dạ rằng:
“Việc này rất quan trọng chứ có phải trò chơi đâu mà y lại nhận liều nhận lĩnh như thế ?”.
Vì vậy y tỏ vẻ lo âu và hỏi:
- Nguyên nhi, hiền điệt không nên quả quyết như vậy ? Chẳng hay hiền điệt có chắc chắn chữa khỏi tật đó không, mà dám nhận một cách nhanh nhẩu như thế?
Nguyên Thông chỉ còn lại ba viên Hồi Thiên Tái tạo hồi thôi, chàng lấy liền ra một viên đưa cho Dương Thái và đáp:
- Linh dược đã có rồi đây, chỉ còn dùng ngoại lực trợ giúp nữa thôi. Tiểu điệt tin đủ sức chữa nổi, không đến nỗi làm lỡ công việc đâu.
Công lực của Dương Thái cũng rất thâm hậu nên y định đến lúc đó sẽ trợ giúp Nguyên Thông một tay, như vậy may ra mới không lỡ việc. Nghĩ vậy y không nói năng gì nữa, liền đưa viên thuốc Tái Tạo hoàn cho Khổng thái thái. Rồi Nguyên Thông bắt đầu vận thần công tuyệt thế ra dồn vào trong người của bà cụ để cứu chữa.
Quả nhiên không đầy hai tiếng đồng hồ, Nguyên Thông đã ngừng tay ngồi sang một bên để vận công điều thức.
Khổng lão thái thái mặt đã bóng bẩy, vội vận nội công thử xem, quả thấy chân tay cử động được. Dương Thái thấy vậy mừng đến chảy nước mắt ra nhảy nhót như người điên vậy.
Khổng Kiếm Bình đứng cạnh đó cũng mừng rỡ vô cùng, nhưng vẫn không giấu được vẽ thất vọng, luôn luôn thèm thuồng liếc nhìn Tích Tố với Nguyên Thông thân thiện nhau. Y cũng tự biết từ nay mình chỉ đành ôm mộng chứ lấy sao nổi nàng tiên nữ này ?
Lúc này, trong thạch thất ngoài Nguyên Thông và Khổng lão thái thái đang ngồi chuyên tâm vận công điều thức ra, còn năm người kia ai nấy đều có ý nghĩ riêng.
Nửa tiếng đồng hồ sau, Nguyên Thông đã điều thức xong, liền đứng dậy vừa cười vừa nói với Dương Thái rằng:
- Tiểu điệt đã không làm nhục sứ mạng.
Dương Thái vội nắm chặt lấy hai tay chàng, phấn khởi đáp:
- Mấy chục năm nay ma nạn của nhạc gia ngu bá đã được hiền điệt nhất đán giải thoát cho, ngu bá với cả nhà họ Khổng thực cám ơn hiền điệt vô cùng.
Thấy Dương Thái thành thực như vậy Nguyên Thông đâu dám nhận lời cảm ơn, mặt đỏ bừng, hổ thẹn đáp:
- Sư bá cứ nói quá lời, đó là phận sự của tiểu điệt chứ có nghĩa lý gì đâu sư bá phải nói nặng lời như thế. Còn cây sáo ngọc của Tố tiều muội vốn là cố vật của Cổ lão tiền bối đáng lẽ phải hoàn lại cho Cổ hữu chủ mới hợp lý, nhưng vì cần dùng để trả thù cho cha của tiểu điệt và giải trừ cho tai kiếp giang hồ, tiểu điệt cùng mấy người hợp luyện một pho Tam Tiêu hợp bích nên vẫn phải tạm giữ lại dùng một thời gian. Chờ khi nào hai công việc ấy xong xuôi, tiểu điệt đem lại hoàn trả cho Khổng lão tiền bối ngay.
Lúc ấy Cổ lão thái thái cũng vừa vận nội công xong, nghe thấy Nguyên Thông nói như vậy không để cho Dương Thái trả lời đã vội cướp lời nói trước:
- Sáo ngọc này không phải là vật cũ của nhà họ Cổ này tất cả câu chuyện đã bàn xong từ hồi nãy rồi, huống hồ La tiểu thư đang là một vị nữ hiệp đương thời đáng là chủ nhân của cây sáo. Chỉ tiếc thay không phải do lão thân tặng mà lại do Đường lão ma tặng, lão thân mới hơi ân hận chuyện đó. Dù sau này có gặp Tỷ Diệm Thần Ma lão thân cũng xí xoá mối thù xưa không trách cứ y nữa.
Lời nói của Lão thái thái không những xác nhận Tích Tố là chủ nhân cây sáo, mà còn hoà giải mối thù gần trăm năm của Đường, Khổng hai gia đình. Tích Tố vội nên tiếng cám ơn:
- Đa tạ lão thái thái.
Khổng lão thái thái vuốt ve tóc của Tích Tố và hỏi:
- Còn cây sáo ngọc trắng cũng về tay của các người hay sao? Tích Tố đáp:
- Cây sáo ngọc trắng hiện đang ở trong tai của Đàm Anh thư thư, đồ đệ cưng của Ngọc Tiêu Tiên Tử và cũng là bạn của Nguyên đại ca.
Khổng Lão thái thái ngắm nhìn Tích Tố, lại ngắm nhìn Nguyên Thông rồi vừa cười vừa nói với Dương Thái rằng:
- Hiền tế, sư muội của hiền tế thực là tốt phúc quá.
Nhân lúc Khổng thái thái đang cao hứng. Thái Hồng Tiên Tử Khổng Ngọc Hoàn liền rỉ tai bà cụ nói mấy câu. Bà cụ bỗng đứng dậy, đã mấy chục năm nay hai chân chưa hề cử động qua bao giờ nên khi đứng lên thế nào mà chả ngượng nghịu và không giữ được thăng bằng.
Tích Tố vội đỡ lấy tay phải bà cụ. Ngọc Hoàn thì đỡ tay trái. Đứng một hồi bà mới đi được như thường.
Khổng Lão thái thái định thần dây lát gọi Nguyên Thông lại mà nói rằng:
- Sư bá của cháu là con rể của già, xin thứ lỗi già gọi cháu là cháu như thế nhé. Đã mấy chục năm nay già chưa hề bước ra khỏi thạch thất này nửa bước. Ngày hôm nay cháu ra tay cứu chữa mới đi được, chỗ chí thân với nhau già cũng không dám nói hai chữ cảm tạ, già chỉ mời cháu ra đại sảnh ở phía đằng trước tiếp cháu uống một chén rượu nhạt thôi.
Nguyên Thông hoảng sợ vội đáp:
- Thưa bà, việc này không dám phiền tới bà cứ để cho anh em, chị em chúng cháu ăn uống với nhau được rồi:
Hồi Xuân Thủ vội đỡ lời:
- Hiền diệt không nên làm trái ý bà vì hôm nay là ngày bà cao hứng nhất trong đời.
Nguyên Thông đành nghe lời mà mời Khổng Lão thái thái đi trước, mọi người lần lượt đi theo sau ra ngoài đại sảnh.
Lúc ấy trời đã sáng tỏ, ai nấy đều vui vẻ hết sức, cùng đi vào khách sảnh nho nhỏ rất xinh đẹp, trong đó đã bày sẵn một mâm cơm chỉ còn đợi mọi người thôi. Khổng lão thái thái ngồi giữa, Nguyên Thông ít tuổi nhất nhưng là ân nhân của Lão thái thái nên bà ta mời ngồi ở ghế khách. Trong khi ăn uống mọi người đều xôn xao hỏi Nguyên Thông về mối thù của cha chàng và tai kiếp của giang hồ như thế nào? Chàng không muốn tự nói chuyện của mình liền bảo Tích Tố phát ngôn hộ.
Tích Tố với địa vị người thứ ba kể lại rất tỉ mỉ.
Nguyên Thông được nàng kể như người trời nên chàng ngượng vô cùng cứ trố mắt lên nhìn nàng.
Khổng lão thái thái với anh chị em họ Khổng nghe xong đều kinh ngạc khen ngợi không dứt.
Dương Thái bỗng nghĩ ra một việc vội hỏi:
- Nhạc mẫu, nước bọt hạc nghìn năm của Thu muội để lại có còn không?
Khổng lão thái thái ngẫm nghĩ ra giây lát rồi đáp:
- Con Thu qua đời đã hơn hai mươi năm nay nhưng những thứ của nó mẹ vẫn giữ toàn vẹn.
Thì ra vợ của Dương Thái là Khổng Nguyệt Thu hai mươi năm trước vì giúp chồng đi tìm các thứ thuốc khi lên tới Thiên Sơn bỗng gặp một con hạc nghìn năm, lấy được một bình nước rãi của nó. Sau một bọn ác ôn hay tin vây đánh để cướp nên nàng bị thương nặng chạy về tới nhà đưa nước rãi hạc nghìn năm đó cho Dương Thái rồi tắt thở luôn.
Dương Thái thấy vậy nhớ người không nỡ động dụng tới nước dãi hạc ấy, liền giao cho Khổng thái thái giữ hộ để làm kỷ niệm. Bây giờ Dương Thái đột nhiên hỏi tới bà cụ hơi lấy làm ngạc nhiên.
Dương Thái ngập ngừng nói tiếp:
- Chuyến này Nguyên hiền điệt đi hành hiệp trên giang hồ thể nào cũng có lúc dùng đến nước bọt hạt ngàn năm ấy, tiểu tế định trao lọ rãi hạc cho Nguyên hiền điệt để tế thế cứu người, và cũng để gây thiện phúc …Thu muội. Như vậy Thu muội ở dưới chín suối có linh thiên cũng hài lòng.
Khổng lão thái thái thấy Dương Thái nói tới đó nước mắt đã nhỏ giòng giòng, liền bảo Ngọc Hoàn rằng:
- Hoàn Nhi hãy lật cái thảm bồ đoàn của bà ngồi lên, dưới đó có một lỗ hổng nho nhỏ trong lỗ hổng có một cái lọ ngọc màu lam, đó là rãi hạc ngàn năm đấy, cháu mau đem ra đây cho bà.
Ngọc Hoàn vội đi ngay, một lát sau đã đem lọ rãi hạc ra đưa cho bà cụ, bà cụ lại đưa cho Dương Thái, Hồi Xuân Thủ tay cầm lọ ngọc vuốt ve một hồi, bỗng như cảm thấy hình bóng của vợ phảng phất hiện lên ông ta liền khấn thầm:
“Nguyệt Thu, em hy sinh tính mạng mới lấy được lọ rãi hạc ngàn năm nay, bây giờ anh đem nó ra để dùng một cách lý tưởng như vậy chắc em cũng vui lòng”.
Trong lúc Dương Thái khấn thầm, Nguyên Thông liền đưa mắt nhìn Tích Tố, Tích Tố cũng liếc mắt nhìn lại, ám chỉ bảo chàng đừng nên từ chối.
Nguyên Thông lại nghĩ đến Đàm Ký Ngu đang bị giam giữ ở trong núi Huyết Thạch, bây giờ đã có nước rãi hạc nghìn năm chỉ còn kiếm ra được Địa Phủ Huyền Tinh là có thể cứu được lão hiệp ra khỏi chỗ nguy hiểm đó. Chàng càng nghĩ càng vui vẻ, cho nên khi Dương Thái đưa lọ rãi hạc cho chàng, chàng nhận ngay và thành thật nói:
- Võ lầm nhất quái Đàm Ký Ngu lão tiền bối hiện đang bị giam giữ ở trên Huyết Thạch sơn trúng phải chất độc tiêu hình, quanh năm cứ phải ngâm mình trong nước đoạn tràng, tiểu điệt đã hứa thể nào cũng kiếm cho ra thuốc giải độc để cứu ông ta ra khỏi nơi đó, mỹ ý của sư bá tiểu điệt xin đạ ta.
Dương Thái ngạc nhiên hỏi:
- Hiền điệt đã biết Huyết Thạch Sơn rồi à ?
Nguyên Thông liền đem chuyện gặp Đàm Ký Ngu như thế nào kể cho Dương Thái nghe.
Dương Thái gật đầu hỏi lại:
- Hiền điệt có biết ở đâu có Địa Phủ Huyền Tinh không ?
Nguyên Thông có biết Địa Phủ Huyền Tinh ở đâu đâu, cho nên chàng lắc đầu đầu đáp:
- Đã có rãi hạc nghìn năm rồi, tiểu điệt thiết tưởng muốn kiếm thêm môn thuốc kia chắc không khó đâu, quý hồ ân cừu của tiểu điệt.....trả xong thì thế nào tiểu điệt đi cũng tìm cho ra để giúp Đàm lão tiền bối.
Dương Thái khen ngợi rằng:
- Hiền điệt có lòng nhân từ như vậy thế nào trời cũng giúp cho toại nguyện.
- Bất chấp việc khó khăn đến đâu tiểu điệt cũng nguyện đem hết nghị lực ra mà khắc phục.
Lão thái thái bỗng xen lời nói:
- Hình như lão thân đã nghe ngoại rằng tổ của các người nói đại khái Địa Phủ Huyền Tinh ở đâu có. Nhưng bây giờ lại nghĩ không ra và không biết có phải đúng là môn thuốc ấy không ?
Dương Thái với Nguyên Thông chan chưa hy vọng đều nhìn cả vào bà cụ. Bà cụ nghĩ ngợi giây lát rồi hớn hở lên tiếng:
- Hoàn nhi, cháu vào chỗ rãi hạc hồi nãy lấy một cuốn sách mỏng ra đây cho bà.
Ngọc Hoàn vâng lời chạy đi luôn. Giây phút sau nàng đã đem một cuốn sách mỏng bọc da vàng to bằng bàn tay ra, Ngọc Hoàn đưa cuốn sách cho Khổng lão thái thái và hỏi:
- Trong sách này có ghi nơi sản xuất Địa Phủ Huyền Tinh phải không bà ?
Bà cụ liền mở cuốn sách ra xem, ai nấy đều chăm chú nhìn vào cuốn sách. Giở tới trang cuối cùng, bà cụ mặt hớn hở, giọng run run nói:
- Các ngươi lại đây xem này.
Mọi người vội chạy lại xem, thấy trên trang giấy đó có viết một hàng chữ như sau:
“Theo sư môn truyền rằng Huyết Thạch Sơn là nơi tiết bách độc của lòng đất, trong núi có nước đoạn tràng, dưới nước có Địa Phủ Huyền Tinh lấy Huyền Tinh đó ra phối hợp với rải bạc nghìn năm có thể giải được độc và sống lâu trăm tuổi.”
Mọi người đọc xong vui mừng như đã trút được một gánh nặng nghìn cân nhất là Nguyên Thông mừng rỡ vô cùng, thốt ra:
- Thưa bà, ân huệ này cũng như cháu đã được hưởng vậy.
Bà cụ vừa cười vừa đáp:
- Đó là ý trời và cũng do lòng nhân từ của cháu mà nên, chớ lão thân có công cán gì đâu.
Dương Thái lại nói tiếp:
- Tuy đã biết nơi sản xuất Địa Phủ Huyền tinh rồi, nhưng lấy được hay không lại còn phải xem có duyên không đã. Dù sao hiền điệt cũng nên kiên nhẫn để khỏi uổng phí tâm cơ.
Cơm nước xong Nguyên Thông và Tích Tố từ biệt Khổng lão thái thái, Dương Thái và chị em nhà họ Khổng. Sau khi thương lượng Nguyên Thông quyết định trở lên Lư Sơn và Tích Tố cũng không định đi sâu vào Hồ Nam nữa. Cả hai cùng quay trở lại Giang Tây để tìm kiếm Từ Hang Ngọc Nữ, mẹ của Nguyên Thông.
Dương Thái thấy Nguyên Thông thoát chết mình đã khỏi ân hận liền từ biệt nhạc mẫu lên Lư Sơn để yết kiến ân sư Bốc Kinh Thành.
Hãy nói Từ Hàng Ngọc Nữ Bốc Tú Lan đi tìm kiếm Đàm Anh vì Đàm Anh đi tới đâu là hay sinh sự tới đó nên dọc đường nữ hiệp chỉ hỏi dò một chút là biết liền.
Tú Lan tuy đứng tuổi, nhưng nhờ có nội công thâm hậu nên trông vẫn còn trẻ đẹp như gái hai mươi bảy hai mươi tám vậy. Nàng vừa xuất hiện không những người trẻ của hắc hạch hai đạo mê man mà cả những người lớn tuổi cũng ngây ngất trước sắc đẹp của nàng nữa. Nên trong khi nàng đi tìm kiếm tung tích của Đàm Anh, thì sau lưng nàng có rất nhiều người theo dõi. Khi tới gần núi Đại Hồng thì manh mối của Đàm Anh bỗng mất hẳn. Nàng suy nghĩ một chút đã đoán ra là Đàm Anh đi sâu vào trong núi rồi, nhưng trong núi cây cối rậm rạp lại vắng bóng người nên khó mà biết rõ cô bé đi hướng nào. Nàng đành phải dùng trí tuệ của mình mà suy đoán để tìm kiếm.
Quả nhiên nàng không uổng công chút nào. Chiều ngày hôm sau nàng tìm thấy căn nhà lá chỗ ẩn cư của Ngọc Tiêu Tiên Tử.
Võ công của nàng bây giờ đã tiến bộ tới mừng ngang hàng với Ngọc Tiêu Tiên Tử, người trên mình một bực. Nhưng nàng vẫn giữ đúng lễ phép làm tiếng báo hiệu xin vào yết kiến. Nàng thấy đã lên tiếng mấy lần mà không có ai trả lời liền đi thẳng vào trong nhà lá. Trong nhà không có một bóng người.
Nàng xem xét một lượt và nhận thấy người trong nhà này mới rời khỏi không lâu. Nàng không biết nơi đây có phải là chỗ ẩn cư của Ngọc Tiêu Tiên Tử không, vì xưa nay Đàm Anh không hề nói tới bất cứ việc gì của sư phụ nàng nhưng Tú Lan cũng đoán nơi đây không phải là nhà ở của người thường. Khi nàng tới thảo đường thì phát giác được trên mặt bàn có viết mấy chữ “Coi nhãi họ Trác kia đồ đệ của người đã bị ta đem đi rồi”. Lúc này nàng mới chắc thực nhà này chính là của Ngọc Tiêu Tiên Tử, nhưng sự mất tích của Đàm Anh đã làm cho nữ hiệp nhức óc vô cùng. Lúc ấy trời đã tối, nàng thắp sáng ngọn đèn, kiếm một chút thức ăn đỡ đói rồi ngồi đả toạ.Công lực của nàng rất thâm hậu, nàng chỉ ngồi đả toạ giây lát đầu óc đã sáng suốt ngay. Đang lúc ấy nàng bỗng phát giác có tiếng động vội ngừng hành công ngấm ngầm phòng bị. Công lực của người nọ khá cao siêu nên khi y tới gần trăm trượng Tú Lan mới phát hiện được, nhưng nàng mỉm cười không coi kẻ địch vào đâu hết, sau nàng nghĩ ra một kế liền ẩn núp vào một nơi. Nàng vừa trốn xong đã có ba đại hán xuất hiện ở trước thảo đường.
Ba đại hán đó tuổi trạc ba mươi nhưng xem khinh công của chúng cũng đã biết chúng đều là những tay cừ khôi trong nhóm hậu bối. Một người trong bọn vội giơ tay ngăn cản hai người kia không cho họ vào trong nhà rồi khẽ nói:
- Hãy khoan, chúng ta phải tiên tiểu nhân hậu quân tử, trước hết xét người nào được hưởng lượt đầu và cũng để lúc đó khỏi mất cả hoà khí của anh em mình đi.
Một tên khác tán thành:
- Nhị ca rất có lý, chẳng hay đại ca nghĩ sao ?
Tên đi sau cùng có lẽ là người lớn nhất của bọn chúng ….. đáp:
- Hai vị hiền đệ nghĩ rất phải, nhưng ngày hôm sau ngu huynh.....lòng bỏ quyền ưu tiên, còn hai vị hiền đệ ai muốn trước thì muốn.
Người lên tiếng trước tiên vội đỡ lời:
- Bao giờ cũng vậy trước anh sau em, đệ phải kiếm trước rồi đến tam đệ.
Người thứ ba đáp:
- Nhị ca nói vậy là vô lý lắm, khi đại ca tự động bỏ quyền ưu tiên rồi, tại sao nhị ca lại không đề nghị như thế? Mà huynh lại còn tiên huynh hậu đệ như vậy?
Lúc ấy lão nhị mới biết mắc hỡm của lão đại mặt đỏ bừng cười một tiếng rồi hỏi:
- Lão tam muốn sao ?
Lão tam liền cướp lời:
- Giữa anh em chúng ta vào ngộ hiểm cũng đều do lão tam chịu thiệt hết, nên lần này phải đảo ngược lại, do lão tam tôi được hưởng trước mới công bằng.
Lão nhị liền hỏi lão đại:
- Đại ca, ý của đại ca thì sao ?
Lão đại đáp
- Mỗ không có ý kiến gì.
Lão nhị trừng mắt lên nhìn lão tam nói:
- Không được, chúng ta lấy võ công ra so tài với nhau. Ai thắng thì người ấy được trước.
Lão tam cười ha hả đáp:
- Chẳng lẽ đệ lại sợ huynh hay sao ?
Bỗng có người xen lời cười khì nói:
- Quân không biết xấu hổ ? Ba người tầm thường như thế mà cũng đòi ăn thịt ngỗng trời. Thật là đỉa đói cũng đòi đeo chân hạc !
Ba tên nọ nghe nói đều ngạc nhiên. Cả Bốc Tú Lan cũng kinh hãi nốt không ngờ mình chỉ hơi sơ suất một chút để người này tới gần mà không bay, đủ thấy công lực của người đó cao siêu ghê gớm.
–—