Tiểu Sát Tinh

Nguyên Thông lăng tai nghe một hồi không thấy động tĩnh gì hết, bất đắc dĩ chàng phải ngồi xếp bằng tròn trên mặt đất, định nhân lúc hành công đó sẽ nghe được tiếng động gì chăng. Nội công của chàng rất tinh thông, hành công không lâu đã nghe thấy cách đó chừng năm dậm có tiếng mái chèo đang khua động vào mặt nước, chàng cả mừng vội đứng dậy chạy theo phía có tiếng động.

Quả nhiên đi không lâu chàng đã thấy một con sông ngăn cản trước mặt, trên mặt sông có một chiếc thuyền đang lướt như bay tới. Chàng đã nhận ra chiếc thuyền đó chính là chiếc thuyền hồi nãy. Người lái đò phải có công lực rất mạnh mới chèo được chiếc thuyền đi nhanh như vậy. Chàng vội theo ven bờ sông đuổi theo chiếc thuyền, đuổi một hồi đã đến mặt hồ Động Đình rộng mênh mông.

Chiếc thuyền nhỏ vào tới Động Đình liền bơi về phía cái bè lớn rộng chừng hơn trăm trượng. Trên bờ đèn đuốt sáng choang. Chàng nhìn kỹ mới hay ngọn đèn sáng nhất treo ở trên một chiếc thuyền lớn. Chàng lại vận nội công nhìn kỹ rồi thở dài một tiếng lẩm bẩm rằng:

“Thực công uổng công đi chuyến này”

Chàng thấy quanh hồ không có thuyền nào nữa, mà có đi chăng nữa chàng cũng không thể lợi dụng được. Chàng lấy hết chân khí ở đơn điền ra tung mình nhảy xuống mặt nước đạp sóng tiến thẳng về phía chiếc thuyền to kia. Chiếc thuyền đó đậu rất xa bờ, phòng vệ rất nghiêm mật. Trên mũi thuyền có một người canh gác, nhưng y làm sao mà ngờ được Nguyên Thông đi trên mặt nước tới. Nguyên Thông phải dùng thân pháp rất nhanh để tránh tai mắt của người canh gác. Chàng lẹ làng nhảy lên trên thuyền, ẩn núp ở giữa hai cột buồm rồi ngó vào trong khoang. Chàng thấy khoang thuyền rộng chừng hai trượng, bên trong bày biện rất xa hoa, bàn ghế đều bằng gỗ vàng hương và sơn đỏ, chung quanh có treo màn cửa trông rất lộng lẫy huy hòang.

Trong khoang có tất cả bấy người. ngoài Minh Vũ đã được giải huyệt tê ra còn có buốn người áo đen bịt mặt đứng ở bên cạnh cửa sổ. Hai người ngồi ở chính giữa về phía trên, bên phải là người vận áo đen bịt mặt và bên trái là môt ông già ăn vận rất lịch sự. Ông ấy không ai khác hơn Long Hổ Dị Cái Ngụy Tấn.

Lúc ấy người bịt mặt ngồi bên phải với địa vị chủ nhân nói giọng rất hòa nhã, lễ phép với Minh Vũ rằng:

- Minh đại hiệp muốn nói gì ở trước mặt bang chủ của các ngươi cứ việc nói thẳng đi, khỏi e dè gì hết.

Minh Vũ chớp nháy đôi ngươi trắng dã mấy cái, châu mũi lại một chút rồi bỗng cười nhạt một tiếng rồi nói:

-Bang chủ của bổn bang được ưu đãi như vậy, anh em Cái bang đã yên tâm. kẻ mù này không có lời gì đáng nói cả.

Giọng nói và thái độ của y rất châm biếm. Hiển nhiên y đã biết Long Hổ Dị Cái không có vẻ gì bị hành hạ cả, nhưng đã thấy quần áo sang trọng nên y mới phẫn uất như vậy. Ngụy Tấn đôi mắt đẫm lệ, lạnh lùng nói:

- Minh sư đệ, ngu huynh ở đây sung sướng lắm, sư đệ cứ về đi.

Minh Vũ chỉ dùng mũi kêu hừ một tiếng, bụng bảo dạ:

“Sư huynh thì sung sướng thực, có biết đâu các đệ tử trong bang khổ sở như thế nào”

Y càng nghĩ càng tức giận, bỗng dưng đứng dậy lạnh lùng nói:

- Xin lãnh pháp dụ của bang chủ, tiểu đệ cáo lui đây.

Nói xong y quay mình đi ra ngoài khoang, người áo đen bịt mặt ngồi cạnh Ngụy Tấn vội xua tay và đỡ lời:

- Hãy khoan, có phải Minh đại hiệp định mưu phản bang chủ của các người đấy không ?.

Minh Vũ ngừng chân lại, mắt vẫn hướng ra bên ngoài giận dữ đáp:

- Đó là việc nội bộ của tệ bang không dám phiền đến ngài phải quan tâm

Người bịt mặt nọ cười khì một tiếng, nói tiếp:

- Ngụy bang chủ của quí bang cai trị quí bang gần hai mươi năm, không ngờ Minh đại hiệp thân làm trưởng lão mà không tin tưởng ông ta như vậy.

Giọng nói của y vừa nặng vừa ác độc.

Minh Vũ nghe xong rùng mình và không sao trả lời được.

Người nọ nhìn sau lưng Minh Vũ cười the thé mấy tiếng rồi nói:

- Sơn chủ của anh em mỗ chỉ vì sợ đệ tử Cái Bang các người không hiểu tình hình của Ngụy bang chủ gần đây như thế nào mà sinh lòng phản bội, cho nên mới đặt biệt đưa Ngụy bang chủ ở núi Vạn Dương tới đây để gặp các ngươi.

Minh Vũ cười nhạt nói:

- Mỗ đã trông thấy hết rồi…

- Cái gì Minh đại hiệp cũng trông thấy cả rồi hay sao ?

Minh Vũ đột nhiên quay người lại hỏi:

- Các hạ nói như thế là nghĩa lý gì ?

-Đại hiệp tưởng lúc này Ngụy bang chủ mặc áo gấm ngồi ở đây là ông ta đã được chúng tôi ưu đãi rồi phải không ? Sự thực Ngụy bang chủ không những đã mất hết võ công như người tàm phế vậy, và trước khi tới đây suốt ngày bị giam giữ ở trong ngục tối, an uống khổ sở không khác gì trâu bò….Da của bang chủ trắng bạch như thế này là vì lâu ngày không được phơi nắng mà nên đấy.

Minh Vũ nghe thấy đối phương nói như vậy, rùng mình một cái, mặt lộ vẻ hổ thẹn và hối hận với giọng cảm động gọi:

- Bang chủ…

Nguyên Thông đứng ở bên ngoài nghe thấy cũng tức giận đến hai mắt nổ lửa, máu trong người sôi sùng sục, chàng vội nghĩ đến hai vấn đề như sau: “ Có nên hiện thân cứu bác Dị Cái lúc này hay không ? hay là tạm thời nhẫn nại theo chúng đến núi Vạn Dương ?

Chàng đang suy tính thì Dị Cái đã rầu rĩ thở dài một tiếng rồi nói:

- Sư đệ đi về đi. Từ giờ trở đi các ngưoi đừng nên quan tâm đến sự sống chết của ngu huynh nữa…

Minh Vũ cuối đầu ứa nước mắt, một lát sau mới ngửng lên cương quyết đáp:

- Bang chủ khổ sở quá đi…Nếu tiểu đệ là bang chủ tiểu đệ đành …

Ngụy Tấn bỗng dưng ngửng cổ lên mồm mấp máy hính như muốn nói gì, nhưng lại thở dài rồi cuối đầu xuống.

Người bịt mặt lại cười the thé lạnh lùng xen lời nói:

- Minh đại hiệp. thật đại hiệp không tỉnh táo chút nào. Bang chủ của các người có phải là kẻ tham sống sợ chết đâu. Nếu ông ta có thể tự tử được thì không khi nào còn sống đến ngày hôm nay nữa.

Minh Vũ giận dữ đáp:

- Chắc các ngưoi đã dụng thủ đọan gì kiềm chế bang chủ của chúng ta phải không ?

- Phải, bang chủ các ngưoi nhẫn nhục sống như vậy cũng chỉ vì các ngươi thôi. Sơn chủ chúng ta đã dặn bảo Ngụy bang chủ rồi. Nếu Ngụy bang chủ tự tử thì tất cả đệ tử Cái Bang đừng có hòng sống sót một tên nào.

Minh Vũ nổi giận như điên như khùng, trợn ngược đôi mắt trắng dã lên đáp:

- Trên dưới Cái Bang dù có chết cũng không một ai sợ hãi cả. !

Người bịt mặt lại cười the thé nói tiếp:

- Được lắm, nếu vậy đại hiệp cứ đem bang chủ của các người đi đi, bổn hộ pháp cam đoan không ta tay ngăn cản đâu.

Nói xong, y chỉ dùng giọng mũ kêu hừ một tiếng tỏ vẻ khinh thị rồi quay đầu nhìn sang một bên.

Minh Vũ quay lại hỏi Dị Cái:

- Bang chù, tiểu đệ đem bang chủ xông pha ra khỏi nơi đây nhé ?

Ngụy Tấn rầu rĩ lắc đầu đáp:

- Sư đệ đừng mắc công toi như thế nữa, không thể làm được như thế đâu.

Minh Vũ tỏ vẻ lo âu hỏi tiếp:

- Bang chủ ngày thường chả chủ trương rằng ; “ Đành tan rã chứ không bao giờ chịu tồn tại một cách nhục nhã” là gì. ?

- Nhưng việc này ảnh hưởng đến gốc rễ của bổn bang không thể nào làm bậy được ?.Hơn nữa trước khi ngu huynh đến đây đã ba mươi người bạn lấy tính mạng bảo đám cho ngu huynh rồi. nếu ngu huynh không trở về núi Vạn Dương thì những bạn đó sẽ bị nguy hiểm. Như vậy ngu huynh khi nào lại phụ lòng các vị ấy được ?

Nguyên thông nghe đến đây vừa kinh hãi vừa tức giận, nghỉ thầm rằng:

“Nguy hiểm thực, suýt chút nữa ta làm cho Ngụy bá bá di hận suốt đời”

Vì vậy chàng đã bỏ ý nghĩ cứu Dị Cái thoát nạn mà định tâm ngấm ngầm theo dõi đến tận sào huyệt bọn ma đầu.

Minh Vũ nghe thấy Dị Cái nói như vậy, đứng ngẩn người ra không cử động và không nói được gì hết.

Lúc ấy người bịt mặt lên tiếng hỏi:

- Minh đại hiệp, các người định sẵn một kế họach để cứu bang chủ của quý bang phải không ?

Minh Vũ nghe nói giật mình kinh hãi toát mồ hôi ra như tắm.

Người bịt mặt lại dằn giọng nói tiếp:

- Kế hoạch của người là tập hợp các hảo thủ của quý bang mai phục ở mấy huyện lân cận, nên không cần phải theo dõi cũng điều tra cho ra hành tung của chúng ta, hễ phát hiện được chúng ta là xông ra vây đánh phải không ?. Nhưng sơn chủ chúng ta là người rất thông minh và giàu trí tuệ đã biết ngay hành động của các người. Những đệ tử ẩn núp ở quanh đây đã bị sơn chủ phái người tới kềm chế rồi.

Minh Vũ nghe nói đến đó, mồ hôi lạnh càng toát ra thêm. Người bịt mặt lườm y một cái cười nhạt nói tiếp:

- Sơn chủ rất tức giận việc làm này của các người, nhưng sau thấy các người làm như thế vì trung thành với Ngụy bang chủ cho nên chỉ bảo các người từ nay trở đi phải trung thành làm việc thì sơn chủ sẽ tha thứ cho. Từ nay các người chớ có tự ý mà tới đây, bằng không toi mạng thì đừng có óan hận chúng ta ác độc đấy.

Dị Cái lo âu vộ cùng, vội xen lời nói.:

- Sư đệ mau đi về đi.

Minh Vũ rầu rĩ đáp:

- Bang chủ, chẳng nhẽ chúng ta cứ để cho người ta sai bảo như thế này mãi hay sao ?

Dị Cái khích động lạ thường bỗng lớn tiếng đáp:

- Sư đệ nên nhẫn nại nhứt thời đi. Trong võ lâm chỉ có nhà họ Thẩm ở Lư Sơn là chưa bị đánh đổ thôi, quý hồ Thẩm lảo tiền bối với Nguyên nhi của ta còn tồn tại thì dù tai nạn đến đâu cũng có thể kéo dài được.

Nguyên Thông nghe thấy Ngụy bá bá nói như vậy, người càng sôi sùng sục, nước mắt lại càng nhỏ dầm như mưa.

Nguời bịt mặt lớn tiếng cười át giọng Dị Cái, Minh Vũ đứng thừ người ra giây lát rồi cáo từ:

- Xin bang chủ giữ gìn sức khỏe ! Tiểu đệ cáo lui đây.

Nói xong, y đi ra ngoài khoang nhảy lên chiếc thuyền nhỏ hồi nãy, rầu rĩ đi luôn.

Lúc ấy Nguyên Thông đã tìm được chổ ẩn nấp rất tốt. Chàng nấp ở sau khoang thuyền, ở nơi đó có thể trông thấy tất cả chiếc thuyền, ai có hành động gì cũng không sao qua được mắt chàng.

Ngụy Tấn đã mất hết võ công, ngồi nói chuyện bấy lâu đã cảm thấy mệt nhọc vô cùng liền vào khoang ngách nghỉ ngơi. Một lát sau đã nghe tiếng ngáy khò khò vọng ra.

Nguyên Thông nghĩ đến Ngụy bá bá xưa kia là người anh hùng biết bao, bây giờ bị họa thảm khốc như vậy tha hồ để cho người kềm chế muốn sống hay chết cũng không được, nên chàng thương xót vô cùng.

Đơi chờ hồi lâu vẫn chưa thấy chiếc thuyền lớn nhổ neo, chàng đang thắc mắc thì bỗng thấy trên bờ hồ có hai luồng ánh sáng một đỏ một xanh bắn lên trên không. Khi hai luồng ánh sáng đó bay lên trên cao mấy chục trượng liền nổ tan biến thành muôn ngàn điểm sao lửa rớt xuống. Chàng biết ngay đó là một ám hiệu để liên lạc.

Quả nhiên chàng nghe người bịt mặt nói:

- Hạt Cái của Cái Bang đã rời khỏi rồi. Mau buông thuyền nhỏ xuống, chúng ta nên đi ngay bây giờ.

Y vừa nói xong, phía sau khoang đã có bốn người bịt mặt trẻ tuổi khiêng một vật gì đen lù lù thả xuống sông. Vật ấy tự động nổi lên. Thì ra đó là một cái bè làm bằng vải dầu.

Người bịt mặt lớn tuổi đứng đầu bọn chúng nhảy xuống cái bè bằng vải ấy trước, bốn tên bịt mặt kia cũng nhảy xuống theo. Không bao lâu tên phụ trách canh gác đỡ Ngụy Tấn ở trong khoang ra cũng nhảy xuống dưới bè, một cái bè nho nhỏ như vậy mà đến bẩy người ngồi nên chật ních.

Bốn cái dầm khua dậm, chiếc bè vải đi như bay tiến thẳng vào bờ.

Chờ bè đó đi khỏi, Nguyên Thông mới bước ra khám xét một lượt phát hiện chiếc thuyền lớn như thế mà không còn một bóng người nào nữa. Chàng đứng ỡ giữa khoang đang thắc mắc thì bỗng ngửi thấy một luồng khói xông lên mũi, chàng phản ứng rất nhanh vội chạy về phía trước lật một tấm ván thuyền lên, liền thấy có khói bốc mù mịt và có tiếng kêu “sọet, soẹt” lan về phía trước. Chàng đã biết là gì rồi cười nói:

“ Không ngờ một chiếc thuyền hoa mỹ như thế này mà chúng nỡ dùng thuốc nổ để thiêu hủy”

Chàng định phá kế hoạch của chúng để bảo tồn chiếc thuyền, nhưng sau nghĩ lại làm như thế bọn chúng sẽ nghi ngờ, như vậy có ảnh hưởng đến sự theo dõi của mình. Chàng bèn vội ra ngoài khoang, nhảy xuống mặt hồ đạp sóng đuổi theo chiếc bè kia. Chàng không dám đi đến gần, sợ chúng hay biết. Theo dõi như vậy rất hao tốn chân lực. Chàng đoán sơn chủ của núi Vạn Dương là Vạn Gia Sinh Phật Ứng Thành Luân và có thể y là kẻ thù giết cha mình.

Chàng biết Ứng Thành Luân đã trở nên một thần tượng mới của võ lâm ngày nay, muốn khép tội y hay trả thù thì phải tìm ra chứng cứ xác đáng mới làm cho thiên hạ chịu phục và không gây nên công phẫn trong võ lâm. Tìm kiếm chứng cớ như vậy phải kín đáo lắm, bằng để cho đối phương hay biết, việc làm của mình càng khó khăn thêm.

Tổ chức của bọn ở núi Vạn Dương quả thực chu đáo. Chỉ việc áp giải Dị Cái về núi mà cũng thần bí đến thế. Chúng áp giải Dị Cái không chỉ suốt dọc đường ngày nghỉ đêm đi, và Nguyên Thông còn nhận thấy trừ ông già bịt mặt điều khiển ra, bốn người trẻ tuổi kia thì mỗi đêm đều thay đổi một bọn mới. Hiển nhiên bọn người áp giải đó đều là phần tử ngoài vòng chỉ biết thừa lệnh hành sự chứ không biết người bị áp giải là ai ? và áp giải đi tới đâu ?.

Nguyên Thông thấy tình hình như vậy mới phục người chủ mưu rất khôn ngoan. Chàng lại càng đề phòng cẩn mật.

Nguyên Thông đi theo năm người tiến thẳng về phía Đông Nam, đi được ba đêm thì tới một khu núi. Trong khu núi cảnh giới lại càng nghiêm mật, có thể nói năm bước lại có một chòi canh ngầm, mười bước một đồn canh, như vậy đối phương có khôn ngoan đến đâu cũng khó vào cho lọt. Nhưng khinh công của Nguyên Thông cao tuyệt. Chàng đi nhanh như một luồng khói và nhờ những cây cối che lấp nên vẫn có thể đi thẳng vào mà không bị cản trở chút nào.

Đi trong khu núi vắng vẻ một ngày một đêm, tới sáng hôm sau nữa mới tới một vách núi cao chọc trời. Bọn người áp giải Dị Cái liền ngừng bước ở dưới chân vách.

Nguyên Thông thấy vậy lấy làm ngạc nhiên. Trong lúc chàng đang ngơ ngác thì những người ở phía trước bỗng nhiên biến mất, chàng mới biết ở dưới chân vách thế nào cũng có cơ quan. Chàng không dám đến gần chỉ sợ trúng phải quỉ kế của địch, để lộ hành tung của mình ra như vậy có phải là xôi hỏng bỏng không không ?

Chàng đợi một lâu không thấy trên vách có động tĩnh gì hết mới ra khỏi rừng rậm nhảy tới chân vách. Dưới chân vách có rất nhiều cây thấp, sau lượt cây thấp đó là vách núi bóng nhóang chàng không thấy thấy có một vết tích đặc biệt nào hết.

Chàng hoài nghi vội vận hết thần công ra nhìn vào các khe hở của vách đá thấy có một cái khe hình bán nguyệt nhỏ như sợi tóc. Nếu mắt chàng không sắc bén thì không sao phát hiện ra được. Chàng đoán biết Dị Cái với các người đã bị đưa vào trong cửa ngầm ấy rồi.

Nguyên Thông tủm tỉm cười tiến lên hai bước vận sức vào bàn tay ấn thử vào khe đá. Không ngờ cửa đá ấy cứng rắn không sao lay chuyển. Chàng dùng ngón tay búng thử một cái chỉ nghe thấy kêu bịch một một tiếng mời biết vách đá ấy rất dầy. Chàng lại thử mấy khe hở khả nghi khác cũng vậy, không sao vào được bên trong. Chàng lắc đầu thở dài.

Bất ngờ chàng chóng tay lên trên vách, bỗng thấy dưới bàn tay hơi rung động. Chàng kinh hãi vội rụt tay lại liền thấy cánh cửa đá nọ tự động lún vào bên trong một tất rồi cứ tiếp tục lún vào mãi. Chàng biết có người đang đi ra chàng vội lướt mình nhảy ra xa năm trượng, rồi ẩn núp vào sau một bụi cây, hai mắt lóng lánh nhìn thẳng về phía cửa.

Cánh cửa đó vừa hé mở liền biến mất và nơi đó hiện ra một cái hang. Ở trong hang có 3 người áo đen bịt mặt đi ra. ba người bịt mặt vừa tới ngoài cửa đều ngừng bước lại, đứng xếp thành hàng ngang. Người đứng giữa lớn tiếng nói:

- Võ Lăng Biệt Phủ Tổng quản, cung kính mời thiếu niên hiệp sĩ vào trong động sơi nước. Nguyên Thông nghe nói kinh hãi không hiểu mình bị lộ hình tích từ lúc nào ? Tuy chàng còn ít tuổi, nhưng lúc này mới thấy chàng trầm tĩnh vô cùng, chàng vẫn cứ bình tĩnh nằm yên tại đó cho rằng người được người áo đen mời ra không phải là mình.

Người áo đen đợi chờ một lúc không thấy ai trả lời, kêu “ ủa” một tiếng, tay phải phất một cái. Người bịt mặt đứng ở phía bên phải liền lui ngay vào trong động, nhưng chỉ trong nháy mắt lại hiện ra, ra tới nơi y liền gật đầu chào người đứng giữa rồi chỉ tay vì phía Nguyên Thông ẩn núp.

Có lẻ chỗ gần cửa động có nơi thông tin tức với bên trong nên bất cứ chỗ nào bị vật lạ chạm tới ở trong động liền biết ngay.

Nguyên Thông không ngờ đến phút cuối cùng này mà còn bị bại lộ hành tung, nên chàng không đợi chờ người đứng giữa lên tiếng nói lần thú hai, đã đứng dậy lớn tiếng cười và nói:

-Tiểu sinh lỡ vào bảo sơn, kinh động đến cao nhân rất lấy làm ái náy. Các hạ nói cung thỉnh thì tại hạ không dám, chỉ mong được cho phép vào trong động quan sát giây lát thì thực là cảm ơn vô cùng.

Nói xong, chàng chỉ khẻ lướt một cái đã tới trước mặt ba người nọ.

Ba người bịt mặt kinh hãi vội lui về phía sau một bước.

Thấy Nguyên Thông biểu diễn môn Xúc Địa Thành Thốn ( rút dất thành tấc ) tới một cách chớp nhoáng như vậy, ba người bịt mặt không dám khinh thừong chàng nữa. Cả ba đều cung kính mời chàng vào.

Chàng không hãi sợ chút nào nghênh ngang đi vào trong động.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui