Về nhà, Uyển Nhi tắm táp xong, định ngủ một lát thì chuông điện thoại reo.
Lê Đăng Khoa gọi đến, Uyển Nhi thầm nghĩ chắc là nói về chuyện làm gia sư: “Dạ em nghe.”“Anh nói chuyện được chứ?” Đăng Khoa lịch sự hỏi.“Dạ được.”“Bé An Nhiên rất thích em, đòi tuần sau bắt đầu luôn.
Giờ giữa tháng tám rồi, vài ngày nữa bé nhập học, đầu tuần em bắt đầu kèm cặp bé là vừa.” Đăng Khoa cất giọng trầm ổn, thời gian khá gấp nên anh nói thẳng không vòng vo.“Dạ, thời gian định thế nào vậy anh?” Uyển Nhi nhỏ nhẹ hỏi.“Em còn đi học, An Nhiên cũng học bán trú, tới bốn giờ mới đón.
Vậy hai cô trò học buổi chiều tối nhé.
Sau năm giờ rưỡi là được.
Năm ngày trong tuần dạy bé vẽ, đàn và giải đáp thắc mắc bài vở nếu có, thêm một buổi sáng thứ bảy, buổi sáng này có thể đi ngoại khoá, hoặc học các kỹ năng sống, hoặc tương tự vậy.
Thời gian cụ thể thì em sắp xếp.” Đăng Khoa đưa ra thời gian chi tiết.Uyển Nhi hơi ngập ngừng một chút, các buổi tối trong tuần thì không sao, sáng thứ bảy cô bận dạy vẽ bên trung tâm Bình Thạnh.
Thôi thì không thể cùng lúc được cả hai, để cô báo với trung tâm chỉ đứng lớp sáng chủ nhật, thứ bảy nhờ tìm người thay.Nghĩ vậy cô trả lời: “Dạ được, em sẽ sắp xếp lại lịch của mình.
Bé còn nhỏ học một tiếng rưỡi là được, giữa giờ giải lao mười phút.
Vậy năm giờ bốn mươi lăm bắt đầu, bảy giờ mười lăm kết thúc.
Như vậy khi về bé có thể vệ sinh cho tỉnh táo và ăn nhẹ rồi học tiếp.” Uyển Nhi sắp xếp như vậy vừa phù hợp với bé, vừa phù hợp với cô.
Bé nhỏ không nên học trễ sẽ buồn ngủ.
Còn cô ở trên trường khoảng bốn giờ rưỡi xong, đến nhà An Nhiên, dạy xong cô vẫn kịp đi đàn lúc tám giờ, bốn mươi lăm phút di chuyển là đủ.“Thứ bảy bé dậy được mấy giờ vậy anh?” Uyển Nhi tiếp tục hỏi.“Bé không ngủ nướng, tầm sáu giờ dậy, trễ lắm bảy giờ rưỡi sẽ ăn sáng.
Như hôm qua đi dã ngoại em thấy đó, bảy giờ rưỡi bé đã hăng hái có mặt.” Đăng Khoa hỏi cô Năm nên nắm rõ lịch sinh hoạt của Lý An Nhiên.“Vậy thứ bảy tám giờ rưỡi đến mười giờ.
Để cho bé ăn sáng và có thời gian tiêu hóa thức ăn hoặc chơi một chút.” Uyển Nhi sắp xếp thời gian với Đăng Khoa.“Những ngày đi ngoại khoá hoặc dã ngoại, có thể sẽ sớm hơn và mất một buổi.
Em sắp xếp được chứ?” Đăng Khoa hỏi lại.“Dạ được.” Uyển Nhi nhanh chóng xác nhận.
“Thời gian tạm sắp xếp như vậy.
Anh xem phía ba của An Nhiên có thay đổi gì thì báo lại em nhé.” Uyển Nhi biết ông bố này rất quan tâm con gái nên để Đăng Khoa xác nhận lại với anh ta. “Được.” Đăng Khoa đáp, làm việc với Uyển Nhi, biết mình biết ta thật dễ chịu.“Còn về nội dung học, em có cần báo với ba của An Nhiên mỗi tuần không?” Uyển Nhi hỏi tiếp. “Em chỉ cần đưa ra thời gian biểu cố định mỗi ngày trong tuần học gì làm gì, đặc biệt sắp xếp thời gian cho hai môn đàn vẽ là được, những thứ khác thì theo lịch học trên trường của An Nhiên.
Ngày thứ bảy linh động, còn tuỳ phía gia đình bé.” Đăng Khoa trả lời.“Dạ, vậy em sẽ làm thời gian biểu gửi anh.” “Còn vấn đề tế nhị, là chi phí của em.” Đăng Khoa hắng giọng nhẹ nhàng hỏi.“Em chưa đi dạy kèm như vầy bao giờ, nên không rõ.
Cái đó anh tự đưa ra con số là được.
Chắc gia đình An Nhiên không để em thiệt.” Uyển Nhi vừa nói vừa cười, nửa đùa nửa thật.“Em đúng là thông minh.” Đăng Khoa khen ngợi.
Đúng là Lý Minh Trí rất chịu chi cho con gái, với gia sư của con, sao có thể không rộng rãi. “Vậy những vấn đề còn lại, mình sẽ nhắn tin và chốt bằng email nhé.”“Dạ, để em tham khảo một chút về những vấn đề cần dạy trẻ lớp một.
Sáng mai gửi email cho anh.” Uyển Nhi thấy thời gian khá gấp, thứ hai bắt đầu, chỉ còn tối nay và ngày mai để chuẩn bị.“Em cứ thoải mái, bé học lớp một, nhẹ nhàng thôi, chủ yếu là cần cô giáo cho gia đình yên tâm và tập trung các môn năng khiếu.
Em cứ lên lịch, trong quá trình dạy và học có thể thay đổi cho phù hợp mà.” Đăng Khoa biết Uyển Nhi căng thẳng nên nhẹ nhàng động viên.“Dạ, cảm ơn anh.” Uyển Nhi cảm kích.
Đúng là Đăng Khoa gỡ rối giúp cô.“Có thay đổi gì anh sẽ gọi lại.
Liên lạc sau.” Đăng Khoa cười tạm biệt Uyển Nhi.Cúp điện thoại, Uyển Nhi không còn buồn ngủ nữa.
Cô tìm các thông tin về giáo dục trẻ lớp một, vào các diễn đàn, trang web, thậm chí là các quảng cáo.
Mãi xem mà trời tối lúc nào không hay, phố đã sáng đèn.
Lúc chiều mưa dầm, trời vừa tạnh, tiếng ễnh ương cóc nhái gọi nhau nghe não nuột.Cô muốn tìm xem có gì mới không, chứ trong đầu đã định ra thời gian biểu rồi: “Năm ngày trong tuần, nửa thời gian để ôn lại bài trên lớp, chuẩn bị cho bài hôm sau.
Nửa thời gian còn lại học năng khiếu.
Thứ hai, tư học đàn.
Thứ ba, năm học vẽ.
Thứ sáu học thơ, truyện.
Thứ bảy học kiến thức khác và kĩ năng sống.” Dạy vẽ, Uyển Nhi có kinh nghiệm dạy ba năm.
Đàn thì cô vẫn nhớ cách cô giáo dạy lúc trước, cộng thêm kinh nghiệm học của bản thân đủ để dạy bé.
Các môn học của lớp một không có gì phức tạp.
Cô nghiên cứu phần thơ truyện sao cho thu hút bé và phần kỹ năng sống cho phù hợp.
Cô say mê đọc tài liệu, đến khi mắt díp lại, không thể chống đỡ nổi mới chịu tắt đèn đi ngủ, không biết là mấy giờ..